Xem mẫu

  1. Biên tập viên không được cả tin Cách đây không lâu, khi đọc bài trên Vnexpress viết "Ở Mỹ, không phải ai cũng dám kêu một tô phở 'xe lửa' (tô lớn bằng cái bánh xe lửa)," tôi bật cười vì cái mở ngoặc chú thích quá đơn giản của người viết. Không cần qua Mỹ, chỉ cần kiểm tra trên Internet thì biết ngay đó là cách mà bà con bên Mỹ gọi một bát phở quá to (chắc sinh ra thêm kích cỡ này ngoài các loại bát nhỏ, nhỡ, lớn để phục vụ các ông Tây bụng phệ??). Phở Xe lửa cũng là tên riêng của một số cửa hàng phở, bên cạnh các loại phở
  2. Hòa, phở Tàu bay... Giả sử anh phóng viên nọ nghe loáng thoáng thấy nói đến món "phở Tàu bay", "phở Tàu thủy" hày "phở tàu ngầm" (có thật 100% đấy) thì không biết sẽ suy diễn kiểu gì nhỉ? Mà biên tập viên khi cầm những bài viết như vậy sao dễ dàng đóng triện "OK" quá vậy. Nhưng cái lỗi này (to bằng bánh xe lửa) nhìn vào đã thấy ngay. Những cái lỗi mang tính chuyên môn thì để phát hiện quả không phải đơn giản. Biên tập viên kinh tế thì phải rành vấn đề kinh tế, biên tập các vấn đề âm nhạc thì phải hiểu âm nhạc. "Ai mà chẳng biết!" Chắc chắn
  3. hỏi 10 người thì cả 10 người đều thốt lên một câu như thế, song thực tế cho thấy không hoàn toàn như vậy. Ở Việt Nam, chuyện biên tập viên phải kiêm nhiều lĩnh vực không có gì lạ. Khá khẩm ra thì một người phụ trách mấy môn thể thao hoặc toàn bộ mảng thể thao (nghe có vẻ cũng không dẫm chân nhau cho lắm), nguy hơn thì một biên tập viên "chơi" luôn cả văn học, âm nhạc, điện ảnh, mỹ thuật (gọi chung là mảng văn hóa) - một mình khoắng cả một nồi lẩu. Tệ hơn nữa là có những phóng viên-biên tập viên chuyên về mảng công nghệ, kinh tế hoặc môi trường mà chẳng có tí vốn kiến thức nào về lĩnh vực mà mình phụ trách. Hậu quả là những phóng viên này thường xuyên chỉ làm cái việc copy thông cáo báo chí, hay tệ hơn là nói vuốt đuôi, chứ làm sao nhìn thấu đáo ngành đó được. Thấy người ta nói "dư nợ" thì
  4. mình cũng "dư nợ", người ta viết "IXP, ISP" thì mình cũng viết "IXP, ISP". Tôi biết có người không viết nổi đơn vị tính cước điện thoại là block hay blok hay blốc. Rồi cái vụ H5N1 nữa chứ: lúc thì tuýp A, lúc thì type A, lại có lúc là týp A. Hic. Các vị làm trong ngành còn không viết được một từ cho chuẩn, dân thường như tụi tôi biết đằng nào mà theo? Hãy thử đặt câu hỏi: "Đồng tiền mất giá thì có hại gì, lợi gì?" hay "chương trình thu hoạch sớm là gì" với các phóng viên-biên tập viên kinh tế. Tôi dám chắc không ít người chào thua. Tôi mới đọc một cái tin, viết rằng "Các nhạc cụ chính được chuyển từ Nhật Bản sang tặng Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam trị giá 45 triệu Yên Nhật... đặc biệt là những loại đàn mà cho đến nay dàn nhạc vẫn chưa có như đàn half." (Nhật Bản tặng nhạc
  5. cụ cho Gàn nhạc Giao hưởng, Tin Tức, 31/1/2005). Nếu phóng viên nghe họp báo loáng thoáng dẫn đến lỗi này (đàn harp) thì biên tập viên cũng phải kiểm tra lại chứ. Nghe qua đã biết là có vấn đề. Mà thôi, những vấn đề mang tính chuyên ngành thì cũng khó mà biết được ngày một ngày hai. Chẳng có cách nào khác ngoài việc tự nghiên cứu. Nhưng còn những lỗi đơn giản hơn thì sao? Không ít người phụ trách ngành tài chính-ngân hàng mà tên mấy cái ngân hàng nước ngoài còn không nhớ, người phụ trách viễn thông mà lúc thì Viettel, lúc thì Vietel. Chúng ta hãy cùng "ngâm cứu" 2 ví dụ sau: - "Chỉ huy vẫn là một nhạc sĩ Nhật rất quen thuộc Jetjuji Honna" (Trao tặng dự án cung cấp nhạc cụ cho Dàn nhạc Giao hưởng
  6. Việt Nam, Lao Động, 28/1/2005), - "Công ty cổ phần chế biến lâm sản Tuyên Quang ký hợp đồng với Tập đoàn Ikia" (Tuyên Quang lần đầu tiên XK hàng gỗ sang châu Âu, Lao động, 28/1/2005) - Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực Lạng Sơn sẽ chính thức đi vào hoạt động, thực hiện cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu E (C/O Fome) cho các doanh nghiệp và thương nhân trong và ngoài tỉnh có nhu cầu xuất khẩu hàng hóa sang các nước ASEAN và Trung Quốc qua cửa khẩu Lạng Sơn. (Cấp C/O Fome cho hàng nông sản Việt Nam sang ASEAN và Trung Quốc, Tin Tức, 31/1/2005) - Các mỏ quặng titan tại hai huyện Cẩm Xuyên và Kỳ Anh có trữ lượng trên 5 triệu tấn, có hàm lượng imenite cao. Vài năm gần đây, Tổng công ty khoáng sản Hà Tĩnh đã khai thác, chế biến và
  7. xuất khẩu mỗi năm khoảng 10 vạn tấn. Tỉnh đang lập dự án kêu gọi đầu tư chế biến pigment. (Hà Tĩnh mời gọi đầu tư, VNANet, 1/2/2005) Không cần phải là biên tập viên âm nhạc cũng biết chỉ huy thì phải là "nhạc trưởng", còn cái ông Honna nổi tiếng ơi là nổi tiếng kia thì tên là "Tetsuji" cơ. Với tin thứ 2, kiểm tra qua Internet và một số nguồn tin trong ngành sẽ không thể thấy tên Ikia. Thực ra đây là tập đoàn Ikea, có nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Còn cái chữ Fome lạ lẫm kia thì cũng chẳng khó gì khi tìm ra nguyên bản là "Mẫu C/O form E (xuất xứ hàng hóa)" trong website của Bộ Tài chính và nhiều tin tức khác. Riêng câu về các loại quặng ở Hà Tĩnh thì việc sử dụng hai thuật ngữ xa lạ "imenite" (thực ra phải là "ilmenite") và "pigment" rõ ràng không mang lại hiệu quả gì vì
  8. chẳng mấy ai biết giá trị của chúng. Ít ra cũng phải có một cụm từ giải thích "... đầu tư chế biến pigment, loại hóa chất quan trọng cho ngành công nghiệp sản xuất sơn, nhựa..." chẳng hạn. Rất nhiều biên tập viên chỉ nghĩ biên tập là chỉnh câu chữ chứ không hề quan tâm đến tính báo chí, sai đúng cũng mặc. Gay thật là gay! Phóng viên có một ngàn lý do để viết sai: vội vàng cho kịp hạn chót, nghe loáng thoáng không rõ, tốc ký nhầm, hiểu sai vấn đề, nhầm thuật ngữ, và tệ nhất là... trình độ non. Nhưng biên tập viên là bộ lọc - lọc về ngôn ngữ và lọc về vấn đề. Nếu không làm được thì còn gọi gì là biên tập.
  9. Vì thế, đừng nên quá tin tưởng vào những gì phóng viên viết. Phóng viên càng giỏi thì biên tập viên càng dễ cho qua, nhưng đó lại có thể là một sai lầm chết người. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, biên tập viên cũng không được vội vàng. Hãy dừng lại một chút, đọc bài cho kỹ và đừng bỏ qua cái việc chính yếu của họ: Kiểm tra, kiểm tra và kiểm tra./.
nguon tai.lieu . vn