Xem mẫu

  1. BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN VĂN TIẾN Khoa Giáo dục Chính trị Tóm tắt: Kĩ năng tự học là một trong những nội dung giáo dục quan trọng trong nhà trường ở bất cứ cấp học nào và trong bất cứ môn khoa học nào. Nó trở thành một trong những nhân tố quan trọng đảm chất lượng và kết quả học tập của học sinh. Đối với môn Giáo dục công dân, bên cạnh những kĩ năng chung, việc tự học môn khoa học này cũng có một số đặc thù và yêu cầu riêng. Bài viết này trên cơ sở chỉ ra một số vấn đề chung về tự học đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động tự học của học sinh trnung học phổ thông trong môn Giáo dục công dân. Từ khóa: tự học, kĩ năng tự học, giáo dục công dân 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo dòng chảy của thời đại, giáo dục hiện đại phải hướng tới đào tạo những con người lao động có kiến thức, sáng tạo và năng lực, tư duy và hoạt động độc lập. Đó cũng chính là mục tiêu đào tạo của nhà trường phổ thông trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ. Trong bối cảnh ấy, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đặc biệt nhấn mạnh đến việc dạy và học môn Giáo dục công dân (GDCD) ở trường Trung học phổ thông (THPT) cần được quan tâm đúng mức và theo tinh thần đổi mới hiện nay. Việc dạy học môn GDCD ở trường THPT không chỉ sử dụng phương pháp truyền thống thuyết giảng một chiều. Bởi vì, điều đó không đáp ứng được nhu cầu đào tạo ra những công dân tương lai với đặc trưng là có suy nghĩ và hành động phù hợp với những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể thực tiễn cuộc sống. Từ đó, vấn đề phát triển năng lực tự học cho HS thông qua môn GDCD ở trường THPT là yêu cầu khách quan tất yếu của nền giáo dục hiện đại. Phát triển năng lực tự học cũng chính là phát triển tư duy, sáng tạo, chủ động, tích cực ở học sinh (HS). 2. KĨ NĂNG TỰ HỌC VÀ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN QUA HỌC TẬP MÔN GDCD Ở TRƯỜNG THPT 2.1. Khái quát về năng lực tự học Tự học là một bộ phận của học, nó cũng được hình thành bởi những thao tác, cử chỉ, ngôn ngữ, hành động của người học trong hệ thống tương tác của hoạt động dạy học. Tự học phản ánh rõ nhất nhu cầu bức xúc về học tập của người học, phản ánh tính tự giác và sự nỗ lực của người học, phản ánh năng lực tổ chức và tự điều khiển của người học nhằm đạt được kết quả trong hoàn cảnh nhất định với cường độ học tập nhất định”. Tự học thể hiện bằng cách tự đọc tài liệu giáo khoa, sách báo các loại, nghe radio, truyền hình, nghe nói chuyện, báo cáo, tham quan bảo tàng, triển lãm, xem phim, kịch, giao Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2016-2017 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, tháng 12/2016: tr. 256-261
  2. BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH... 257 tiếp với những người có học, với các chuyên gia và những người hoạt động thực tiễn trong các lĩnh vực khác nhau. Người tự học phải biết cách lựa chọn tài liệu, tìm ra những điểm chính, điểm quan trọng trong các tài liệu đã đọc, đã nghe, phải biết cách ghi chép những điều cần thiết, biết viết tóm tắt và làm đề cương, biết cách tra cứu từ điển và sách tham khảo, biết cách làm việc trong thư viện,... Tự học đòi hỏi phải có tính độc lập, tự chủ, tự giác và kiên trì cao. Năng lực tự học là năng lực hết sức quan trọng vì tự học là chìa khoá tiến vào thế kỉ XXI, một thế kỉ với quan niệm học suốt đời, xã hội học tập; giải pháp khoa học giúp giải quyết mâu thuẫn giữa khối lượng kiến thức đồ sộ với quỹ thời gian không nhiều khi học ở nhà trường. Tự học giúp tạo ra tri thức bền vững cho mỗi người bởi lẽ nó là kết quả của sự hứng thú, sự tìm tòi, nghiên cứu và lựa chọn. Có phương pháp tự học tốt sẽ đem lại kết quả học tập cao hơn. Ngay từ khi còn học ở trường THPT, nếu HS rèn luyện tốt năng lực tự học, có khả năng và phương pháp tự học, tự nghiên cứu thì khi lên đến các bậc học cao hơn như đại học, cao đẳng,.. HS sẽ dễ dàng thích ứng và mang lại kết quả cao. 2.1. Một số biện pháp rèn luyện năng lực tự học cho HS qua môn GDCD ở trường THPT Ngoài những nội dung và phương pháp chung được trình bày ở trênmỗi môn học, mỗi đối tượng đều có những đặc thù riêng. Và với GV cũng vậy, cũng với những phương pháp giống nhau nhưng cách sử dụng của mỗi người ở những thời điểm cũng có sự khác nhau. Do vậy, việc tìm ra những cách thức dạy tự học cụ thể cho từng lĩnh vực là công việc rất có ý nghĩa. Thực hiện định hướng trên, GV cả nước nói chung, GV giảng dạy GDCD ở các trường THPT nói riêng trong những năm qua đã tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, tìm tòi các biện pháp để phát huy tích cực học tập, tư duy sáng tạo của HS. Tuy nhiên trong thực tế vẫn còn một bộ phận GV chưa “nhập cuộc”, vẫn lên lớp giảng dạy với những phương pháp rất đỗi quen thuộc: chỉ thuyết trình hoặc thuyết trình kết hợp một số rất ít các câu hỏi đàm thoại. Tại Hội thảo “Đánh giá hiệu quả dạy học môn GDCD” tháng 4 năm 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhận định: GV dạy GDCD đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới PPDH. Tuy nhiên, hiện tượng dạy học lệ thuộc vào sách giáo khoa và sách GV còn phổ biến. Việc rèn luyện kĩ năng và giáo dục thái độ và hành vi của HS trong dạy học môn GDCD thực hiện chưa đạt được yêu cầu đề ra của chương trình. Thực trạng trên đòi hỏi người GV GDCD trong nhà trường phổ thông cần phải phát tăng cường đổi mới phương pháp pháp giảng dạy, không ngừng phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS trong học tập. Để làm được điều này, người GV dạy học GDCD cần tập trung vào những biện pháp chủ yếu sau: Một là, vận dụng một cách linh hoạt cả PPDH hiện đại và PPDH truyền thống trong giảng dạy môn GDCD Để phát huy được tích tích cực học tập của HS phụ thuộc rất nhiều vào cách sử dụng phương pháp của GV chứ không phải là phụ thuộc vào bản thân phương pháp đó. Việc
  3. 258 NGUYỄN VĂN TIẾN lựa chọn và phối hợp các PPDH phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như nội dung bài học, đối tượng HS, cơ sở vật chất của nhà trường, sở trường của GV… GV lựa chọn và vận dụng PPDH như thế nào để người học được hoạt động tích cực về mặt nhận thức cũng như về mặt thực hành để họ tự khám phá ra tri thức mới. Theo lý luận dạy học, về mặt nhận thức thì các phương pháp hoạt động thực hành là “tích cực” hơn các phương pháp trực quan, các phương pháp trực quan thì “tích cực” hơn phương pháp dùng lời. Nhưng đối với môn GDCD, do đặc thù của môn học nên việc vận dụng một số phương pháp rất khó thực hiện, chẳng hạn như phương pháp thực hành. Mặt khác, chúng ta cũng không nên quan niệm một cách cứng nhắc rằng phương pháp này tích cực hơn hay phương pháp kia tốt hơn mà vấn đề là ở chỗ trên cơ sở nắm vững điểm mạnh, điểm yếu của chúng để vận dụng sao cho hiệu quả theo mục đích , khả năng của GV và HS. Có thể lấy ví dụ về phương pháp dùng lời hay chúng ta thường gọi là phương pháp thuyết trình - đây là phương pháp có thể làm cho HS thụ động nhưng cũng có thể dùng lời tạo nên mâu thuẫn giữa điều đã biết và điều chưa biết thì người học sẽ tích cực suy nghĩ để giải quyết mâu thuẫn đó. Như vậy, mặt bên ngoài của phương pháp mà ai cũng nhận ra đó là phương pháp dùng lời nhưng mặt bên trong của phương pháp đã thể hiện mức độ tính tích cực nhận thức của HS, đòi hỏi tư duy tìm tòi, sáng tạo của các em. Như vậy, GV phải nhận thức sâu sắc rằng để phát huy tính tích cực của HS không có nghĩa là gạt bỏ, loại trừ hoặc thay thế hoàn toàn các PPDH truyền thống. Đối với môn GDCD, do đặc thù tri thức của bộ môn, nên các phương pháp truyền thống nếu biết vận dụng hợp lý thì vẫn rất hiệu quả. Vấn đề là ở chỗ: cần kế thừa và phát triển những mặt tích cực của PPDH truyền thống như phương pháp thuyết trình, vấn đáp… Đồng thời vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt các phương pháp hiện đại nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong học tập phù hợp với hoàn cảnh dạy học bộ môn hiện nay như phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp tình huống, đóng vai hoặc tấn công não… Thực tiễn giảng dạy môn GDCD chứng minh rằng vận dụng hợp lý các PPDH truyền thống và PPDH hiện đại sẽ mang lại hiệu quả dạy học rất cao. Hai là, dạy học GDCD phải gắn với thực tiễn cuộc sống của HS Về bản chất, GDCD là môn học giáo dục HS cách sống và ứng xử phù hợp với các giá trị xã hội, với quyền và nghĩa vụ của người công dân. Chính vì vậy, để dạy học môn GDCD có hiệu quả cần gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống của HS. Cụ thể là GV cần tăng cường sử dụng các tình huống, các trường hợp điển hình, các hiện tượng thực tế, các vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội để phân tích, đối chiếu, minh hoạ cho bài giảng. Đồng thời cũng cần khuyến khích HS liên hệ, tự liên hệ; tiến hành điều tra, tìm hiểu, phân tích, đánh giá các sự kiện trong đời sống thực tiễn của lớp học, nhà trường, địa phương, đất nước trong quá trình học tập. Đặc biệt, cần tạo cơ hội và hướng dẫn HS xây dựng và thực hiện các dự án nhỏ để góp phần vào việc cải thiện môi trường tự nhiên và xã hội của lớp học, trường học và địa phương. Việc đưa thực tế đời sống vào bài giảng GDCD thực sự là vấn đề sống còn của phương pháp giảng dạy bộ môn này. Tuy nhiên, khi gắn nội dung môn học với thực tiễn cuộc sống của HS GV cần chú ý khắc phục những lỗi sau:
  4. BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH... 259 Thứ nhất, những kiến thức liên hệ còn bị gò ép, khiên cưỡng thiếu phù hợp, có khi thiếu cả tính chân thực lịch sử. Thứ hai, những dẫn chứng liên hệ nhiều nhưng không tinh, không có tính điển hình phổ biến. GV ham kể, ham trưng những mẩu chuyện, những hình ảnh xa xôi lạ lẫm, xem thường bỏ qua những dẫn chứng gần gũi, thân quen giàu tính thực tế khiến tính thuyết phục bị mất đi nhiều. Thứ ba, các dẫn chứng liên hệ không được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, mang nặng tính minh họa chứ không phải tồn tại đúng theo nghĩa là một phương pháp giảng dạy. Đúng ra những dẫn chứng phải được sử dụng như một phương tiện trọng yếu để hướng HS tự mình đi đến nhận thức khái niệm một cách tự nhiên, sâu sắc thì ngược lại nhiều GV chủ yếu lại dựa vào sách giáo khoa cho các em phát biểu nội dung khái niệm trong sách, sau đó mới giảng giải rồi cùng các em dẫn chứng liên hệ một cục. Thứ tư, các dẫn chứng liên hệ được các GV thông báo một cách khô khan đơn điệu, ít được sinh động hóa bằng hình ảnh cụ thể giàu tính thực tiễn và giáo dục; bằng những mẩu chuyện hấp dẫn với cách kể đầy sức lôi cuốn kèm theo những lời phân tích giảng giải ngắn gọn xúc động, khiến chúng có xác mà không có hồn. HS ngồi nghe rồi lại quên ngay. Thứ năm, các dẫn chứng liên hệ thực tế chưa được chú ý khêu gợi, phát huy từ phía HS. Nhu cầu tự bộc lộ những chính kiến, suy nghĩ, băn khoăn, thắc mắc của các em hầu như mới được thực hiện một cách hạn chế. Các dẫn chứng liên hệ do vậy chưa tạo được sự bất ngờ sinh động, sự rung cảm trong nhận thức về mối tương giao giữa lý thuyết và thực tế từ thẳm sâu tâm can học trò. Nói cách khác, trong trường hợp này vai trò chủ thể của việc liên hệ thức tế vẫn thuộc về các GV chứ chưa phải các em. Thứ sáu, các dẫn chứng chưa được liên hệ trình bày với một tâm thế nồng cháy mà còn dừng ở mức thông báo lạnh lùng nên đã không tạo được chất men kích thích thuyết phục hưng phấn trong lòng HS. Những dẫn chứng đó có khi quá tải có khi lại quá hữu khuynh khiến HS phần nào bối rối, lũng đoạn niềm tin trước thực tế cuộc sống đầy phức tạp đang hiện hình trong thế giới nhận thức còn chơi vơi của các em. Ba là, tăng cường sử dụng một số PPDH có ưu thế trong việc bồi dưỡng năng lực tự học của HS Xuất phát từ đặc thù tri thức cũng như đặc điểm riêng biệt mà có một số PPDH cần thường xuyên sử dụng để góp phần bồi dưỡng và tăng cường năng lực tự học của HS. Ở những phương pháp ấy có thể thấy được điểm chung đó là luôn tăng cường hoạt động tự khám phá tri thức, rèn luyện kĩ năng và bồi dưỡng thái độ cụ thể gắn liền với bài học dưới sự hướng dẫn của GV. Theo đó, một số PPDH tích cực có thể kể ra như sau: - Nêu vấn đề. Đây là PPDH, trong đó GV giúp HS xem xét, phân tích những tình huống có vấn đề và xác định những cách thức giải quyết tình huống đó nhằm giúp HS tiếp thu tri thức, rèn luyện kỹ năng và hình thành tư tưởng, thái độ. Ở đây, đặc trưng nổi bật nhất của phương pháp này là sự xuất hiện và giải quyết tình huống có vấn đề. Đây là một
  5. 260 NGUYỄN VĂN TIẾN trong những phương pháp có nhiều ưu thế trong việc phát triển tư duy sáng tạo, bồi dưỡng lòng ham học, khả năng tự học của HS, rèn luyện năng lực thích ứng với cuộc sống hiện đại thông qua kỹ năng biết đặt ra và giải quyết hợp lý các vấn đề nảy sinh. Tùy thuộc vào mức độ gây khó khăn của tình huống, khả năng bao chứa kiến thức của vấn đề mà phân chia thành các hình thức nêu vấn đề khác nhau. - Tình huống. Đây là một PPDH mà ở đó HS tự lực nghiên cứu một tình huống thực tiễn và giải quyết các vấn đề do tình huống đặt ra dưới sự hướng dẫn của GV. Tình huống là một hoàn cảnh thực tế, câu chuyện có thật hoặc được mô phỏng theo tình huống thường xảy ra trong thực tiễn có chứa đựng những mâu thuẫn, xung đột. Người học sau khi tiếp nhận phải đưa ra một quyết định trên cơ sở cân nhắc các phương pháp giải quyết khác nhau. Đây là PPDH, trong đó GV tổ chức cho người học thực hành, “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là PPDH nhằm giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự kiện cụ thể mà người học vừa thực hiện hoặc quan sát. - Đóng vai. Đây là PPDH, trong đó GV tổ chức cho người học thực hành, “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là PPDH nhằm giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự kiện cụ thể mà người học vừa thực hiện hoặc quan sát. Trong quá trình sử dụng các PPDH trên, GV vừa phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề, biết ứng xử tinh tế, biết sử dụng các công nghệ thông tin vào dạy học, biết định hướng phát triển của HS theo mục tiêu giáo dục nhưng cũng đảm bảo được sự tự do của HS trong hoạt động nhận thức. Bên cạnh đó, HS phải dần dần có được những phẩm chất và năng lực thích ứng với PPDH tích cực như: giác ngộ mục đích học tập, tự giác trong học tập, có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập của mình và kết quả chung của lớp, biết tự học và tranh thủ học ở mọi nơi, mọi lúc, bằng mọi cách, phát triển các loại hình tư duy biện chứng, lôgíc, hình tượng, tư duy kĩ thuật, tư duy kinh tế... 3. KẾT LUẬN Hiện nay, trong các trường phổ thông, một bộ phận khá lớn HS còn thụ động trong việc tiếp nhận tri thức. Phương pháp học tập, nhất là phương pháp tự học luôn là bài toán khó cho không ít HS kể cả HS cuối khóa. Thế nhưng vấn đề này vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Mặt khác, do áp lực của khối lượng công việc mà một bộ phận lớn GV chưa thực sự quan tâm đến rèn luyện kĩ năng toàn diện cho HS trong đó có kĩ năng tự học. Những biện pháp trên tuy ứng dụng trong một môn học cụ thể, đó là môn GDCD nhưng một mặt nó có thể góp phần phát huy tiềm năng và bồi dưỡng năng lực tự học, mặt khác, những biện pháp được nghiên cứu trên đây có thể tiếp tục được nghiên cứu để áp dụng một cách đồng bộ ở nhiều môn học khác nhau.
  6. BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH... 261 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Văn Cường (2006). Đổi mới PPDH trung học phổ thông, Tài liệu dành cho dự án phát triển giáo dục THPT, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội. [2] Vũ Đình Bảy (chủ biên), Đặng Xuân Điều, Nguyễn Thành Minh, Vũ Văn Thục (2012). Lý luận dạy học môn GDCD ở trường phổ thông, NXB Đại học Quốc qia Hà Nội. [3] Nguyễn Kỳ (1996). Mô hình dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm, Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo, Hà Nội. [4] Luật Giáo dục (2005). NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. NGUYỄN VĂN TIẾN SV lớp GDCT 4, khoa Giáo dục Chính trị, trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
nguon tai.lieu . vn