Xem mẫu

  1. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẦN HOÀI THANH Trường THPT Bùi Thị Xuân - TP. Hồ Chí Minh Tóm tắt: Nghiên cứu đề cập một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục thường xuyên và trình bày những nghiên cứu về hệ thống năng lực dạy học của giáo viên theo tiếp cận năng lực thực hiện. Qua việc phân tích công việc, toàn bộ cấu trúc, nội dung của năng lực dạy học đã được làm rõ gồm: Năng lực thiết kế dạy học, năng lực tiến hành dạy học, năng lực kiểm tra, đánh giá dạy học và năng lực quản lý dạy học. Từ khóa: giải pháp, phát triển đội ngũ giáo viên, nhu cầu giáo dục. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Coi phát triển con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt coi trọng nhân tố tri thức của con người. Vì vậy, trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta đã khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của nhà nước và của toàn dân. Với mục tiêu giáo dục và đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, có tri thức, sức khoẻ thẩm mỹ nghề nghiệp cần thực hiện đồng thời hai con đường, đó là giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên (GDTX). Việc xây dựng và áp dụng chuẩn nghề nghiệp là một thực tiễn khách quan nhằm hỗ trợ cho việc đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục [3]. Do đó, Chuẩn nghề nghiệp đánh giá giáo viên (GV) THCS và THPT được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 sẽ là thước đo, là đích tới để giáo viên trung học tự đánh giá năng lực phẩm chất cá nhân, đồng thời là cơ sở để đánh giá xếp loại, xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng giáo viên trung học hàng năm. Theo tổng kết của UNESCO, vai trò của người giáo viên đã có sự thay đổi theo các hướng sau đây: đảm nhận nhiều chức năng khác hơn so với trước, có trách nhiệm nặng hơn trong việc lựa chọn nội dung dạy học và giáo dục; chuyển mạnh từ chỗ truyền thụ kiến thức sang tổ chức việc học của học sinh, sử dụng tối đa những nguồn tri thức trong xã hội; coi trọng hơn việc cá biệt hóa học tập, thay đổi tính chất trong quan hệ thầy trò; yêu cầu sử dụng rộng rãi hơn những phương tiện dạy học hiện đại do đó có yêu cầu trang bị thêm các kiến thức, kĩ năng cần thiết; yêu cầu hợp tác rộng rãi và chặt chẽ hơn với các giáo viên cùng trường, thay đổi cấu trúc trong mối quan hệ giữa các giáo viên với nhau; yêu cầu thắt chặt hơn mối quan hệ với cha mẹ học sinh và cộng đồng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống; yêu cầu giáo viên tham gia hoạt động rộng rãi trong và ngoài nhà trường; giảm bớt và thay đổi kiểu uy tín truyền thống trong quan hệ với học sinh nhất là đối với học sinh lớn và với cha mẹ học sinh. 450
  2. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 Nhìn tổng quát có thể thấy chức năng của giáo viên rộng hơn, trong đó năng lực tổ chức dạy học, năng lực phát triển chương trình là cơ bản, mở rộng các quan hệ trong điều kiện phân hóa sâu, phạm vi quan hệ rộng - nhìn chung đó là sự thay đổi. Do vậy, phải đổi mới cách đào tạo giáo viên, cách bồi dưỡng giáo viên và điều chỉnh, phát triển chuẩn đào tạo giáo viên theo các yêu cầu trên. Ở góc độ năng lực sư phạm, cần chú ý đến khuyến cáo 21 điểm của UNESCO “thầy giáo phải được đào tạo để trở thành những nhà giáo dục nhiều hơn là những chuyên gia truyền đạt kiến thức” . Yêu cầu đối với giáo viên trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH- HĐH) trong thời hội nhập kinh tế quốc tế không cho phép ai đó qua loa đại khái với công việc, không hiểu việc, không biết làm việc. Năng lực của mỗi giáo viên khi được phát huy sẽ tạo nên chất lượng giáo dục toàn diện đạt hiệu quả cao. Cần có chiến lược đào tạo chuyên sâu, tạo nên những con người thực sự tâm huyết với nghề. Đồng thời, việc tuyển dụng phải đạt tối đa tiêu chuẩn chất lượng công việc yêu cầu. Mỗi cá nhân khi được phát huy sở trường, nhiều cá nhân hợp thành đội ngũ gắn kết, làm việc có hiệu quả. Chính vì lẽ đó, việc phát triển đội ngũ GV đáp ứng nhu cầu GDTX cần được thực hiện toàn diện về số lượng, chất lượng và cơ cấu. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng Biện pháp quản lý nhằm phát triển đội ngũ giáo viên các trung tâm giáo dục thường xuyên tại Tp. HCM. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng các tài liệu như các văn kiện của Đảng về phát triển đất nước, phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ CNH-HĐH, Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001 - 2010, Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2009 - 2020...; giáo trình, tài liệu, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh... và các tạp chí, tập san giáo dục... Nghiên cứu thực tiễn bao gồm quan sát, điều tra, phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên và tổng kết kinh nghiệm quản lý giáo dục. Ngoài ra, nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp thống kê toán học. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Tình hình phát triển kinh tế -xã hội và giáo dục của TP. Hồ Chí Minh Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, TP. Hồ Chí Minh bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,6 km². Mặc dù TP. Hồ Chí Minh có thu nhập bình quân đầu người cao so với mức bình quân của cả nước, nhưng khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn do những tác động của nền kinh tế thị trường. Về giáo dục, hiện nay mạng lưới trường lớp ở các ngành học, bậc học đã phủ khắp 322/322 phường (xã) của 24 quận huyện trên toàn địa bàn thành phố với quy mô phát triển ngày một tăng, cơ sở vật chất (CSVC), trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy và 451
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 học tập được đầu tư trang bị đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập. Đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL), GV của ngành không ngừng phát triển lớn mạnh từ quy mô đến chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu; trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị, đạo đức lối sống, lương tâm nghề nghiệp được nâng cao. Công tác quản lý của ngành được đổi mới tích cực, hiệu quả; công nghệ thông tin được phát triển mạnh mẽ trong nhà trường; việc đổi mới trong công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên được triển khai thực hiện; công tác chỉ đạo và tổ chức thi cử, tuyển sinh luôn nghiêm túc, khoa học, công bằng ngày càng được sự tín nhiệm của phụ huynh học sinh, sinh viên. Chất lượng giáo dục được nâng cao, khoảng cách giữa giáo dục nội thành và ngoại thành được thu hẹp. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực, được các nhà trường triển khai mạnh mẽ bước đầu có kết quả tốt, phong trào học sinh nghiên cứu khoa học được nhiều thầy cô và học sinh quan tâm; giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được chú trọng. Ngân sách thành phố đầu tư cho GD&ĐT hàng năm đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của ngành [5]. 3.2. Tình hình thực hiện nhiệm vụ GDTX tại TP. Hồ Chí Minh Những năm gần đây, TP. Hồ Chí Minh chịu áp lực lớn về “làn sóng” nhập cư với nhiều đối tượng: công nhân, người lao động ở các khu dân cư mới mở, khu công nghiệp; trẻ em trong độ tuổi phổ thông, học sinh các trường trung cấp chuyên nghiệp, các trường đào tạo nghề (từ tỉnh khác chuyển đến). Trong số này, số lượng người chưa hoàn thành xóa mù chữ, trình độ văn hóa thấp so với độ tuổi chiếm tỷ lệ khá cao khiến ngành giáo dục nói chung và GDTX nói riêng gặp nhiều khó khăn. Nguồn chi từ ngân sách cho hoạt động GDTX tuy đã được cải thiện rất nhiều nhưng vẫn chưa đủ sức đáp ứng cho các hoạt động và thu hút đội ngủ giáo viên có chuyên môn tốt. CSVC của một số trung tâm GDTX còn thiếu, điều kiện dạy học chưa thể đáp ứng yêu cầu để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ và liên kết đào tạo, đa dạng hóa hoạt động [1]. Thực hiện Đề án “Xóa mù chữ” cho người lao động trong độ tuổi, trong năm 2014 đạt được kết quả như sau: Tỷ lệ người biết chữ độ tuổi 15 - 35: 99,89%, tỷ lệ người biết chữ độ tuổi 15 - 60: 99,59%. Trong năm, đã có 1.685 học viên ra học các lớp xóa mù chữ, 818 học viên được công nhận biết chữ; 3.468 học viên ra học các lớp giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, 1.066 học viên được công nhận hoàn thành giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ. Với kết quả như trên TP. Hồ Chí Minh tiếp tục duy trì và đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 [5]. GDTX TP. Hồ Chí Minh đã tập trung đa dạng nội dung và chương trình ở nhiều lĩnh vực, hình thức giáo dục phù hợp, thu hút nhiều người học đến học tập tại các cơ sở GDTX nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của mọi người. Các trung tâm GDTX đã được bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên; đa dạng hóa các hoạt động; bổ sung kịp thời các trang thiết bị, cơ sở vật chất; nguồn lực tài chính được cải thiện, đầu tư hơn 452
  4. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 trước nên chất lượng chuyên môn được củng cố và nâng cao. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT được duy trì, ổn định. Công tác xây dựng xã hội học tập đã lan tỏa và phát huy hiệu quả ở các xã, phường, thị trấn, đáp ứng nhu cầu cần gì học nấy của người dân. Số lượng trung tâm học tập cộng đồng 319/322 xã, phường, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng, từng bước khẳng định được vị trí của mình ở cấp xã, phường, thị trấn, hàng năm thu hút trên 1 triệu lượt học viên đến học tập. Thành Ủy TP. Hồ Chí Minh đã ban hành Chương trình hành động số 46/CTrHĐ/TU ngày 21/6/2015 về thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW với một số chỉ tiêu cụ thể đến năm 2020, trong đó GDTX phấn đấu: 90% người trong độ tuổi được học hết lớp 12 và các bằng cấp tương đương; tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi 15 đến 60 là 99,8%, người biết chữ trong độ tuổi 15 đến 35 là 100%; 100% số xã - phường, thị trấn có Trung tâm học tập cộng đồng [5]. 3.3. Số học viên trung học cơ sở, trung học phổ thông hệ GDTX Số lượng học viên THCS, THPT hệ GDTX trong năm học 2014 - 2015 tại các trung tâm GDTX trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh Bảng 1: Thống kê số lượng học viên THCS, THPT hệ GDTX Năm học 2014 - 2015 TSHV TSHV Khối lớp 6 7 8 9 10 11 12 THCS THPT Số lượng 385 493 640 877 2395 5000 4170 6725 15895 (Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh) 3.4. Chất lượng và hiệu quả của GDTX Bảng 2: Thống kê tỷ lệ tốt nghiệp THPT hệ GDTX Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tỷ lệ tốt nghiệp THPT 80,25 % 85,91 % 86,63 % 67,02 % hệ GDTX (Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh) 3.5. Năng lực giảng dạy của giáo viên các trung tâm GDTX Cùng với sự phát triển về số lượng học sinh, đội ngũ giáo viên có sự phát triển nhanh về số lượng. Về trình độ đào tạo, 100% đạt chuẩn. Càng về sau số giáo viên (sinh viên mới ra trường) năng lực chuyên môn càng yếu. Nhưng điều đáng nói là tỉ lệ số giáo viên dạy giỏi và xếp loại chuyên môn loại khá, giỏi tỉ lệ thấp (32,44%). Trong số giáo viên xếp loại giỏi chỉ có 2 giáo viên có thâm niên 2 năm công tác, còn lại là giáo viên công tác từ 5 năm trở lên. Tuy không có xếp loại yếu nhưng số giáo viên xếp loại trung bình khá cao (> 40%). Qua dự giờ thường kỳ, qua các đợt thao giảng, sinh hoạt chuyên môn nhận thấy: Rất nhiều giáo viên nhất là số giáo viên mới vào nghề chất lượng giảng 453
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 dạy quá thấp, như: lúng túng về phương pháp giảng dạy và giáo dục, kỹ năng thiết kế giờ dạy yếu, thậm chí có giáo viên kiến thức chưa vững vàng. Về phương pháp giảng dạy còn nặng về truyền thụ, chưa đổi mới phương pháp nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Những tồn tại trên một phần cũng do đội ngũ quản lý chưa có biện pháp để tạo nên một môi trường, phương pháp để giáo viên nâng cao trình độ. Năng lực sư phạm là yếu tố quan trọng vì năng lực sư phạm quyết định sự thành bại của công tác giảng dạy và giáo dục của giáo viên. Vậy mà đa số giáo viên các trung tâm GDTX năng lực sư phạm còn ở mức độ thấp. Có nhiều giáo viên kiến thức khoa học tương đối vững nhưng thiếu năng lực sư phạm, như việc thiết kế giáo án môn học, tổ chức giờ học thiếu khoa học, nghệ thuật truyền thụ, khả năng giao tiếp với học sinh, ứng xử các tình huống trong giảng dạy và giáo dục còn hạn chế. Có nhiều giáo viên thiếu kinh nghiệm trong phương pháp giáo dục học sinh, chưa gắn việc giáo dục học sinh vào trong nội dung môn học, bài dạy. Thậm chí có giáo viên còn thờ ơ trong việc giáo dục đạo đức học sinh, xem đó là nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm, của ban giám hiệu, của đoàn thanh niên. 4. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢNG DẠY CHO GIÁO VIÊN CÁC TRUNG TÂM GDTX TẠI TP. HỒ CHÍ MINH 4.1. Phát triển giáo dục dựa trên năng lực kiến tạo môi trường học tập Nền giáo dục tiên tiến, hiệu quả chỉ có thể bắt nguồn và được xây dựng trên nền tảng đội ngũ giáo viên chất lượng cao. Xác định rõ vai trò của giáo dục, xây dựng hệ thống trung tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên mang tầm cỡ quốc tế. Việc đào tạo đội ngũ giáo viên đạt chuẩn là: (1). Đào tạo đội ngũ GV có khả năng liên tục sáng tạo kiến thức chứ không chỉ hấp thu kiến thức. (2). Xây dựng đội ngũ GV có khả năng đề xuất phương pháp học tập hiệu quả chứ không chỉ truyền đạt những điều đã học. (3). Xây dựng đội ngũ GV có khả năng kiến tạo môi trường học tập cho HS chứ không chỉ thực thi yêu cầu từ người khác. (4). Xây dựng đội ngũ GV có khả năng kiến tạo nên các thế hệ học sinh phát triển cá tính riêng biệt chứ không chỉ là thành viên đơn thuần trong lớp. (5). Xây dựng đội ngũ GV là những người dẫn đầu sự thay đổi trong giáo dục chứ không chỉ chạy theo sự đổi mới. Do vậy, mỗi giáo viên trở thành minh chứng đầy thuyết phục về sự thay đổi tích cực trong các hoạt động giáo dục. Giáo viên hoàn toàn chủ động thiết kế các hoạt động giáo dục học sinh định hướng mục tiêu giáo dục công dân năng động toàn cầu. Nếu học sinh không đạt được mục tiêu đó, GV phải chủ động điều chỉnh phương pháp giảng dạy phù hợp. Giáo viên còn phải thường xuyên nghiên cứu, cập nhật, đánh giá thông tin và liên tục đổi mới phương pháp dạy học đáp ứng đòi hỏi thực tiễn. 454
  6. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 Ngoài ra, mỗi giáo viên không chỉ chịu trách nhiệm về kết quả học tập của học sinh mà còn chịu trách nhiệm về sự phát triển của đồng nghiệp. Họ cùng nhau hợp tác thiết kế, cải tiến các hoạt động giáo dục với phương pháp dạy học hiệu quả hơn. Họ cũng thường xuyên đánh giá kết quả lao động sư phạm, xem xét cách thức cải tiến của bản thân có thật sự phát huy hiệu quả chưa. Bên cạnh đó, lãnh đạo các trung tâm phải xây dựng được đội ngũ GV ưu tú, giàu kinh nghiệm làm nhiệm vụ hỗ trợ những giáo viên khác nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Những GV cốt cán sẽ trực tiếp bồi dưỡng GV ít kinh nghiệm hơn, và những GV này tiếp tục giúp đỡ giáo viên mới hơn phát triển năng lực. 4.2. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về chất lượng nguồn nhân lực cho giáo dục Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo không chỉ nhằm đạt hiệu quả cao nhất đối với các nhiệm vụ hiện tại, mà còn chuẩn bị nguồn lực cho các yêu cầu trong tương lai. Để đạt được mục tiêu đó đòi hỏi sự đồng lòng, chung sức góp tay xây dựng của các cấp các ngành và toàn thể xã hội. Tuyên truyền để người dân nhận thấy rằng: con đường nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kỹ thuật chính là cơ sở giúp người lao động tìm hoặc tạo việc làm phù hợp có năng suất và thu nhập cao. Để làm tốt được vấn đề này, trước hết cần thực hiện tuyên truyền qua nhiều kênh: thông tin đại chúng; nêu gương học tốt gắn với việc làm tốt (gương những nhà khoa học, chủ doanh nghiệp, giám đốc, người lao động có những đóng góp lớn đối với địa phương, đất nước). Cải tiến và tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các phòng ban, đơn vị trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho giáo dục và đào tạo trên địa bàn quận: Trên cơ sở Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực cho giáo dục và đào tạo, cần tăng cường sự phối hợp liên ngành, xác định rõ vai trò chủ trì và vai trò tham gia của các ngành từ tất cả các khâu: Xây dựng cơ sở vật chất nhà trường, kế hoạch tuyển sinh, tuyển dụng, dự toán chi sự nghiệp... Tăng cường mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý giáo dục, đào tạo, dạy nghề với các cơ sở giáo dục, đào tạo, dạy nghề. Tập trung phát triển trường Bồi dưỡng Giáo dục quận nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ CBQL, giáo viên trong cơ sở giáo dục qua đó đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng: Kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trường Bồi dưỡng Giáo dục. Đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên theo nhu cầu của ngành giáo dục quận; tăng cường sự phối hợp giữa trường Bồi dưỡng Giáo dục với các cơ sở đào tạo để làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của các cấp học và nhu cầu phát triển năng lực theo chuẩn nghề nghiệp. 4.3. Xây dựng cơ chế và kế hoạch cử giáo viên đào tạo bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ Khảo sát, tổng hợp tình hình và phân loại nhu cầu bồi dưỡng giáo viên; tham mưu xây dựng kế hoạch, chương trình và định hướng công tác phát triển đội ngũ giáo viên, trong đó có công tác đào tạo bồi dưỡng; tham gia đánh giá một cách khoa học và khách quan hoạt động của ĐNGV làm cơ sở trong việc phân loại, quy hoạch và sử dụng, bổ 455
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 nhiệm giáo viên. Cần tiến hành xem xét lựa chọn các đối tượng giáo viên tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo đúng mục tiêu đã xác định; phối hợp tổ chức thực hiện tốt hoạt động bồi dưỡng ĐNGV theo chức năng nhiệm vụ của đơn vị; công khai và phân tích rõ cho ĐNGV về chương trình, kế hoạch và những định hướng phát triển ĐNGV, làm cho mọi người đều nhận thức đầy đủ nhiệm vụ học tập, bồi dưỡng để không ngừng nâng cao trình độ, coi đó là nghĩa vụ và quyền lợi để mỗi giáo viên xác định động cơ và mục tiêu phấn đấu một cách đúng đắn [2]. Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo của trung tâm. Cũng như các ngành nghề khác, trình độ đào tạo ban đầu của nhà giáo chỉ là điểm xuất phát, là vốn kiến thức và kỹ năng khởi nghiệp. Còn trong suốt quá trình giảng dạy và công tác, người GV phải luôn tự học, tự rèn luyện và tham gia các chương trình bồi dưỡng để không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Một người giáo viên có năng lực tốt nhưng không được bồi dưỡng, không tự trau dồi một cách thường xuyên thì sớm muộn cũng trở thành một giáo viên với kiến thức lạc hậu, đi sau thời đại. Vì vậy, hoạt động sinh hoạt chuyên môn rất cần được quan tâm. Để làm tốt công tác này, chúng ta cần đầu tư thích đáng, đặt hàng những nhà quản lý giáo dục, những nhà giáo có kinh nghiệm đến trao đổi, thảo luận, giải đáp, mang những thông tin mới thực sự ích dụng đến với thầy cô. Tổ chức cho giáo viên tham quan, dự giờ học tập các đơn vị tổ, trường có phong trào và chất lượng dạy học tốt ở trong và ngoài địa phương, đó cũng là những biện pháp kích thích nâng cao chuyên môn cho giáo viên. Suy cho cùng, để có được chất lượng và sự đổi mới trong mỗi giờ lên lớp, đòi hỏi ý thức trách nhiệm, lòng nhiệt tình và sự say mê tâm huyết của mỗi giáo viên. 4.4. Xác định các năng lực giảng dạy phù hợp Hiện nay phần “năng lực chuyên môn” được giáo viên chú trọng nhiều nhất; phần “năng lực giảng dạy” mới bắt đầu và cần được tiếp tục phát triển thông qua việc học tập và phát triển của bản thân: thực hành, và tìm tòi trong việc ứng dụng vào giảng dạy; phần “nghiên cứu” đang là năng lực thiếu hụt nhất của đội ngũ. Nếu một người được đào tạo tốt trong các chuyên ngành đào tạo và có bằng thì họ sẽ được đào tạo sâu về chuyên môn và năng lực nghiên cứu, khi đó họ là nhà nghiên cứu (Học giả - Scholar). Là một học giả mới có thể tiến hành các nghiên cứu, tham gia vào quá trình sáng tạo ra tri thức và qua đó làm cho tri thức và năng lực của bản thân giảng viên không ngừng phát triển. Thực hiện tốt chức năng sáng tạo ra tri thức - một tiêu chí quan trọng trong đánh giá và xếp hạng. Nếu một người có chuyên môn giỏi và có năng lực giảng dạy tốt thì họ là một nhà giáo dục (Educator). Để phát triển năng lực giảng dạy, giảng viên cần xác định (1) những đặc điểm chuyên môn do mình phụ trách; (2) các phương pháp phù hợp với chuyên môn đó; (3) các đặc tính, sở thích và khả năng của cá nhân với những phương pháp giảng dạy khác nhau; (4) những xu thế của thời đại trong học tập và phát triển; (5) công nghệ học tập, giáo dục, và đào tạo... Trong việc phát triển các năng lực giảng dạy, cần chú trọng đến các năng lực sau: 456
  8. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 Xây dựng chương trình giảng dạy ở cấp độ môn học (viết một chương trình môn học): (1) Xác định mục tiêu học tập của môn học và từng đơn vị học tập của sinh viên; (2) Xác định những nội dung phù hợp để đạt tới các mục tiêu đã đề ra; (3) Xác định các phương pháp học tập và giảng dạy phù hợp nhằm chuyển tải được nội dung và đạt tới mục tiêu; và (4) Xác định các phương pháp đánh giá phù hợp để động viên người học, đánh giá đúng trình độ của người học. Các năng lực sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực phù hợp với chuyên môn của mình (giảng dạy bằng tình huống, thảo luận nhóm, khám phá, mô phỏng, dự án...). Năng lực truyền đạt (viết bài giảng và tài liệu học tập, trình bày, đặt câu hỏi, lắng nghe, và phản hồi). Năng lực giải quyết vấn đề và ra quyết định. Năng lực quản lý xung đột và đàm phán. Năng lực sử dụng công nghệ trong giảng dạy (PowerPoint, máy tính, web, các phần mềm sử dụng trong chuyên môn,...). Năng lực không ngừng học tập và phát triển bản thân. 4.5. Xây dựng văn hóa tổ chức tại các Trung tâm Xây dựng văn hóa tổ chức tại trung tâm với mục đích xây dựng các hạt nhân văn hóa như triết lý niềm tin, các chuẩn mực làm việc, hệ giá trị, đồng thời đưa ra được các tiêu chuẩn để xây dựng tổ chức đó có bản sắc riêng. Lý luận chỉ ra rằng một môi trường sư phạm thân thiện, dân chủ, đoàn kết tạo động lực làm việc cho giáo viên. Để giáo viên yên tâm công tác và cống hiến cho sự nghiệp giáo dục cần có một môi trường làm việc thuận lợi [4]. Xây dựng tập thể sư phạm nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể nhằm thực hiện tốt mục tiêu của tập thể. Đó là việc liên kết các giáo viên, nhân viên trong trung tâm thành một tập thể đoàn kết thống nhất, ở đó mỗi người đều nhận thức rõ nhiệm vụ của mình, đều cảm thấy mình có điều kiện tốt nhất để hoạt động sáng tạo, cảm thấy hài lòng và gắn bó với trung tâm, từ dó phát huy tính năng động, sáng tạo, hiệu quả trong giảng dạy và giáo dục. Một tập thể sư phạm như vậy sẽ là môi trường xã hội tốt đẹp của việc phát triển nguồn nhân lực tại các trung tâm giáo dục thường xuyên. 5. KẾT LUẬN Ngành học GDTX ngày càng khẳng định tầm quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân; thực hiện mục tiêu xây dựng xã hội học tập, học suốt đời nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ cộng nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Phát triển đội ngủ giáo viên là một hoạt động có tính khoa học, bị chi phối bởi nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài của chính hoạt động đó. Trên đây là các giải pháp 457
  9. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 được đề xuất để phát triển đội ngũ giáo viên tại các trung tâm GDTX. Mỗi biện pháp có vị trí, tầm quan trọng và phạm vi tác động nhất định đến công tác phát triển đội ngũ giáo viên những các biện pháp này có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ, tương tác lẫn nhau. Để công tác này được tiến hành đạt hiệu quả cao cần có sự kết hợp đồng bộ giữa các nhóm biện pháp và sự phối hợp của nhiều cơ quan chức năng chuyên ngành. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ninh Văn Bình (2013), Những bài học kinh nghiệm quản lý hoạt động dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên để nâng cao chất lượng giáo dục, Nxb Lao Động, TP.HCM [2] Bộ GD&ĐT (2007), Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên (Quyết định 01/2007/ QĐ-BGDĐT) [3] Bộ GD&ĐT (2009), Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông (ban hành kèm theo thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT) [4] Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), Quản lý văn hóa trung tâm giáo dục thường xuyên như một thiết chế nhà trường, Nxb ĐHQG Hà Nội [5] UBND thành phố Hồ Chí Minh (2010), Đề án “Nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm GDTX giai đoạn 2010 - 2020” [6] Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011. Title: SOME SOLUTIONS TO DEVELOPMENT OF TEACHERS STAFF MEET CONTINUING EDUCATION IN HCM CITY Abstract: The article refers some solutions to development from teachers staff meet continuing education. The paper presents the study of the system's capacity of teachers to teach according to the carrying capacity approach. Through the analysis of the work, the entire structure and contents of the teaching capacity has to be clarified include: teaching design capability and capacity to conduct teaching, ability test, evaluation of teaching and performance teaching management. Keywords: solutions, development of teachers staff, education needs. TRẦN HOÀI THANH Trường THPT Bùi Thị Xuân, TP. Hồ Chí Minh 458
nguon tai.lieu . vn