Xem mẫu

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 11(72).2013 BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở MIỀN TRUNG – TÂY NGUYÊN POPULATION CHANGE WITH THE CENTRAL AND HIGHLAND PROVINCES’ ECONOMIC GROWTH AND RESTRUCTURING Bùi Quang Bình Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng Email: binhktpt@gmail.com TÓM TẮT Dân số và biến động của nó luôn là biến số có ảnh hưởng lớn tới kinh tế xã hội của mọi quốc gia. Các nhà hoạch định chính sách phát triển kinh tế xã hội luôn phải tính tới những thay đổi của biến số này khi đưa ra chính sách. Kết quả các đợt Tổng điều tra dân số do Tổng cục Thống kê Việt Nam tiến hành gần đây đều khẳng định ở các tỉnh MT - TN biến động dân số mạnh hơn so với các tỉnh khu vực khác của Việt Nam. Chính sách tăng trưởng (TT) và chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCC) là những bộ phận quan trọng nhất trong chính sách phát triển kinh tế ở MT - TN. Rõ ràng trong bối cảnh biến động dân số rất mạnh đòi hỏi phải có những điều chỉnh chính sách phù hợp với tình hình đó. Nghiên cứu này sẽ hướng tới mục tiêu đó. Từ khóa: biến động dân số; tăng trưởng kinh tế; chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tăng trưởng kinh tế các tỉnh MT-TN; chuyển dịch cơ cấu kinh tế các tỉnh MT-TN. ABSTRACT Population and its variable fluctuations always have major impacts on the economic development of each country. Any policy makers of socio-economic development must always take into account these variable changes in making their policies. The results of the recently conducted population census given by the General Statistics Office of Vietnam confirmed that the population in the Central and Highland provinces changes more than any other areas in Vietnam. The growth policy and economic restructuring is the most important parts of economic development policies in the Central and Highland provinces. Clearly, in the context of strong population change it requires policy adjustments that are suited to the situation. This study is aimed to deal with such policies. Key words: population dynamics; economic growth; economic restructuring; provincial economic growth MT-TN; economic restructuring provinces MT-TN biến số của nó sẽ có cơ sở cho việc đề nghị điều 1. Đặt vấn đề chỉnh chính sách tăng trưởng và chuyển dịch cơ Dân số luôn có mối quan hệ chặt chẽ với cấu kinh tế phù hợp. Nghiên cứu này sẽ hướng sự phát triển của nền kinh tế. Những thay đổi tới mục tiêu đó. của dân số kéo theo những tác động cả tích cực và tiêu cực tới sự phát triển kinh tế. Nên có rất 2. Tác động từ biến động dân số tới TT,và nhiều nghiên cứu về vấn đề này nhằm kiến nghị CDCC kinh tế điều chỉnh chính sách phát triển kinh tế cho phù Biến động dân số được hiểu là những thay hợp với thực tế biến động dân số của các nước đổi quy mô và cấu trúc dân số theo thời gian và các vùng. dưới ảnh hưởng của những yếu tố kinh tế xã hội Miền Trung - Tây Nguyên - khu vực có sự khác nhau (Tống Văn Đường (2001)). Biến động biến động dân số rất mạnh trong những năm qua, dân số thể hiện qua sự biến động những mặt cơ đã và đang tác động tiêu cực và đặt ra rất nhiều bản nhất như tỷ suất tăng dân số, chỉ số giới tính, thách thức cho quá trình tăng trưởng và chuyển già hóa dân số, di cư- tỷ suất di cư thuần và chất dịch cơ cấu của các tỉnh MT-TN. Đánh giá đúng lượng dân số - tỷ lệ lao động có bằng CMNV... các tác động của biến động dân số thông qua các Những mặt này luôn trong quá trình thay đổi và tác động lớn tới tình hình kinh tế xã hội. 1
  2. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 11(72).2013 Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng kết quả nhất là xu hướng biến đổi về độ tuổi. Nghiên cứu hoạt động sản xuất của nền kinh tế theo thời của Bùi Quang Bình (2007) đã khái quát và chỉ ra gian. Chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế là sự không thích ứng giữa quy mô và cơ cấu dân số tổng sản phẩm quốc nội – GDP, GDP/ng hay của vùng với nguồn tài nguyên và các nguồn lực tổng sản phẩm quốc dân – GNP, GNP/ng. Cho khác dẫn tới khai thác không hiệu quả, hạn chế sự dù có những hạn chế nhất định nhưng chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở đó tác giả kiến này vẫn được sử dụng khá nhiều trong các nghị chính quyền ở địa phương cần điều chỉnh nghiên cứu kinh tế. Thu nhập bình quân đầu cách thức tăng trưởng và điều chỉnh cơ cấu kinh người hay GDP/ng sẽ chịu tác động của hai nhân tế phù hợp với điều kiện dân số của địa phương. tố là tăng trưởng GDP và biến động quy mô dân Tác động từ biến động dân số tới sự phát số - tăng hay giảm dần số. Khi biến đổi công triển kinh tế được nhiều nghiên cứu bằng cả định thức tính GDP/ng và tính tỷ lệ tăng GDP/ng tính và định lượng, như tác giả Nguyễn Đình Cử chúng ta có tốc độ tăng GDP/ng bằng tốc độ (2007) đã sử dụng mô hình tuyến tích để ước tăng GDP – tốc độ tăng dân số, điều này hàm ý lượng ảnh hưởng của tốc độ tăng dân số và tăng rằng tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người trưởng lao động tới tăng trưởng thu nhập trên tăng khi tốc độ tăng sản lượng tăng và giảm nếu đầu người hay Bùi Quang Bình (2011) đánh giá tốc độ dân số tăng. Tăng trưởng kinh tế phụ ảnh hưởng của những thay đổi của các biến đại thuộc vào xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. diện đặc trưng biến động dân số tới tăng trưởng Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế mang tính GDP/ng. Đây là cơ sở để nghiên cứu này có thể tích cực theo các lý thuyết kinh tế học phát triển hình thành phương pháp ước lượng tác động của thường nhắc tới là tỷ trọng đóng góp vào GDP các biến đại diện biến động dân số tới tỷ lệ tăng của các ngành có trình độ công nghệ cao và năng GDP/ng (tăng trưởng kinh tế) và mức thay đổi tỷ suất cao đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao lệ giá trị gia tăng nông nghiệp trong GDP nền của xã hội là công nghiệp – xây dựng và dịch vụ kinh tế (chuyển dịch cơ cấu kinh tế). Do số liệu và tỷ trọng của ngành sản xuất sản phẩm thiết tỷ suất tăng dân số, chỉ số giới tính, già hóa dân yếu là nông nghiệp giảm dần, tuy nhiên tỷ trọng số, di cư- tỷ suất di cư thuần và chất lượng dân giảm nhưng về quy mô và tốc độ của nông số - tỷ lệ lao động có bằng CMNV... là số liệu nghiệp vẫn tăng hay ổn định. dạng tương đối nên nghiên cứu sử dụng mô hình Tác động của dân số tới kinh tế đã được tuyến tính dạng Y = βiXi + b (với các Xi là biến các nhà kinh tế học cổ điển nói tới từ lâu, trong đó đặc trưng biến động dân số và Y biến phụ tiêu biểu là nghiên cứu của Thomas R. Malthus thuộc). Nhưng trước đó các mối quan hệ giữa (1766-1834) với tác phẩm nổi tiếng bàn về nguồn các biến đại diện biến động dân số với tăng gốc của dân số được viết năm 1798. Ông đã chỉ trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ được ra vấn đề lớn khi dân số tăng nhanh hơn so với xem xét qua các kết quả thống kê mô tả. tăng trưởng sản lượng kéo theo những vấn đề cả 3. Ảnh hưởng từ biến động dân số tới TT và kinh tế và xã hội đặc biệt kìm hãm sự phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế MT-TN kinh tế. Sau này Mankiw (2000) trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu khác nhất là mô hình tăng Nghiên cứu này dựa trên số liệu thống kê trưởng nội sinh đã đưa biến dân số vào mô hình kinh tế xã hội từ 1999 đến 2011 của của Cục nghiên cứu tăng trưởng như một biến độc lập và Thống kê các tỉnh MT-TN và Tổng điều tra dân đưa ra kết luận (i) biến động về lượng dân số lao số 1999 và 2009 của TCTK để xem xét tác động động ảnh hưởng tới quy mô sản lượng nhưng tác từ biến động dân số tới tăng trưởng kinh tế và động không tốt tới nâng cao mức sống; (ii) Nâng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trước hết hãy xem cao chất lượng dân số lao động nhờ giáo dục đào xét tác động của biến động dân số tới tăng tạo tốt chính là cơ sở tăng trưởng bền vững. Ở trưởng kinh tế. Việt Nam có các nghiên cứu của Nguyễn Đình Tăng trưởng GDP của MT-TN và biến Cử (2007 đã chỉ ra xu hướng biến động dân số động quy mô dân số trong giai đoạn 1999-2011 cũng như tác động của quá trình này tới kinh tế như hình 3.1 dưới đây. Xu thế biến động của 2
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 11(72).2013 GDP/ng thay đổi tùy theo trạng thái của tốc độ tích cực tăng trưởng GDP/ng. Trên hình 2 thể tăng trưởng kinh tế và tốc độ tăng dân số. Biến hiện mối quan hệ giữa tốc độ tăng GDP/ng của động quy mô dân số càng mạnh thì tăng trưởng các tỉnh MT-TN và tốc độ tăng dân số trong đó GDP/ng cũng sẽ chịu tác động mạnh từ xu hướng trục hoành thể hiện tốc độ tăng dân số và trục này nhưng thay đổi theo chiều hướng ngược lại. tung thể hiện tốc độ tăng GDP/ng. Đường xu Theo lý thuyết, chúng ta kỳ vọng ở đây là tỷ suất hướng dốc xuống (hệ số góc âm) hay tỷ lệ tăng tăng dân số, tỷ suất giới tính khi sinh, chỉ số già dân số càng cao thì tốc độ tăng GDP/ng giảm. hóa tác động nghịch biến, còn tỷ lệ lao động có Hàm ý rằng các tỉnh MT-TN phải kiểm soát tốc bằng cấp CMNV và tỷ suất di cư thuần tác động độ tăng dân số mới bảo đảm tăng trưởng kinh tế. Hình 1 Hình 2 Nguồn: Xử lý từ Niên giám thống kê các tỉnh MT-TN 2000-2011 và Số liệu tổng điều tra dân số 1999 - 2009 Quá trình dân số đang chuyển dần từ dân là gánh nặng lớn. Do nguồn lực hạn chế lại bị số trẻ sang già. Kinh nghiệm thực tế ở các nước phân tán nên đã khó khăn tập trung nguồn lực đang trải qua quá trình già hóa dân số khiến chi cho mục tiêu phát triển kinh tế và do đó già hóa phí xã hội cho người già khá đắt, thường gấp 3 càng mạnh sẽ tác động tiêu cực tới sự phát triển. lần so với chăm sóc, nuôi dạy trẻ em. Những Ở các tỉnh MT – TN, già hóa đã tác động tiêu quốc gia có trình độ phát triển kinh tế chưa cao cực tới quá trinh phát triển kinh tế như hình 3. Hình 4 Hình 3 Nguồn: Xử lý từ Niên giám thống kê các tỉnh MT-TN 2000-2011 và Số liệu tổng điều tra dân số 1999 - 2009 3
  4. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 11(72).2013 Tình hình mất cân bằng giới tính của khu với lý thuyết kinh tế phát triển. Di dân có tác vực này tác động mạnh tới tăng trưởng kinh tế. Số động cả tích cực và tiêu cực tới sự phát triển liệu thống kê cho thấy tỷ suất giới tính khi sinh kinh tế xã hội (Bùi Quang Bình 2011), tuy nhiên của trẻ em ở các tỉnh MT-TN cao nhất Việt Nam. tùy theo từng giai đoạn và điều kiện mà tác động Hình 5 cho thấy đường xu hướng dốc lên, chứng tiêu cực mạnh hơn tích cực. Khi tỷ suất di cư âm tỏ hiện tượng này chưa tác động tiêu cực tới tăng thì di cư đi nhiều hơn nhập cư. Trên hình 6 trưởng kinh tế. Kết quả này hàm ý rằng chính đường xu hướng dốc lên và cho hệ số góc dương quyền các tỉnh MT-TN cũng cần phải chú ý giải và hàm ý rằng các địa phương và những năm có quyết vấn đề này cho dù nó chưa đưa tới hậu quả tỷ suất di cư thuần tăng dần sẽ có tăng trưởng vì độ trễ nhưng trước sau cũng sẽ dẫn tới hậu quả cao hơn hay nếu giảm tình trạng di dân khỏi các tiêu cực như nhiều kết quả nghiên cứu chỉ ra. tỉnh MT-TN nhất là những lao động có chất Chất lượng dân số tác động tích cực tới lượng sẽ thúc đẩy kinh tế ở đây phát triển như tăng trưởng kinh tế như hình 4, điều này phù hợp các kết quả nghiên cứu khác đã kết luận. Hình 5 Hình 6 Nguồn: Xử lý từ Niên giám thống kê các tỉnh MT-TN 2000-2011 và Số liệu tổng điều tra dân số 1999 - 2009 Nghiên cứu sẽ trình bày kết quả ước lượng thống kê trong mô hình. mối quan hệ giữa các biến đại diện biến động Những kết quả định tính và định lượng dân số như tỷ suất tăng dân số, tỷ suất di cư này đều hàm ý rằng biến động dân số thông qua thuần, tỷ suất giới tính khi sinh và chỉ số già hóa các mặt của nó đang tác động tiêu cực tới sự với biến đại diện tăng trưởng kinh tế là tỷ lệ tăng tăng trưởng kinh tế của các tỉnh ở khu vực này. trưởng GDP/ng theo mô hình đã nói trên. Kết Các tỉnh cần có các giải pháp đồng bộ để giải quả cụ thể cho thấy hệ số góc của tỷ lệ tăng dân quyết vấn đề này nhằm thúc đẩy sự phát triển số là -1.52 hàm ý rằng nếu tỷ suất giới tính tăng kinh tế. Hãy xem xét tác động của biến động dân 1% thì kéo tỷ lệ tăng trưởng giảm 1.52%. Hệ số số tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Số liệu thồng góc của tỷ suất giới tính là 0,31 nghĩa là nếu tỷ kê cho thấy tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP suất giới tính khi sinh tăng 1 bé trai/100 bé gái đã giảm dần từ 43.3% năm 1999 xuống 23.2% thì tăng trưởng GDP/ng tăng 0.31%. Hệ số góc năm 2011. Các ngành phi nông nghiệp theo xu của chỉ số già hóa là -0,185 hàm ý rằng chỉ số hướng ngược lại. Cùng xu hướng trên nhưng cơ này giảm 1% thì tăng trưởng GDP/ng tăng cấu lao động ở đây dịch chuyển chậm hơn so với 0.185% và hệ số góc của tỷ lệ lao động có cơ cấu ngành. Hay CCKT vẫn khá lạc hậu vì CMNV là 0.511 hàm ý rằng nếu tăng 1% tỷ lệ nông nghiệp vẫn là nơi làm việc của trên 58% lao động có bằng cấp CMNV của các tỉnh MT- lao động năm 2011. Tuy nhiên biến động dân số TN sẽ kéo theo tăng GDP/ng của các tỉnh MT- vẫn là nhân tố quan trọng tác động vào quá trình TN là 0.511%. Biến di dân không có ý nghĩa thay đổi cơ cấu này. 4
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 11(72).2013 Hình 7 Hình 8 Nguồn: Xử lý từ Niên giám thống kê các tỉnh MT-TN 2000-2011 và Số liệu tổng điều tra dân số 1999 - 2009, Xem xét sự gia tăng quy mô dân số - tỷ suất suất di cư thuần tăng thì tỷ trọng của nông nghiệp tăng dân số có tác động thế nào. Hình 7 mô tả tác trong GDP giảm hay khi các tỉnh MT-TN giảm động từ gia tăng quy mô dân số - tỷ suất tăng dân bớt tình trạng di dân đi nhờ đó có đủ lao động nhất số và tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP các tỉnh là lao động có trình độ để phát triển kinh tế nhất là MT-TN. Đường xu hướng dốc lên và hàm ý rằng khu vực phi nông nghiệp nhờ đó tỷ trọng của nông những nơi và năm có dân số tăng nhanh thì tỷ nghiệp sẽ giảm. Nếu mất cân bằng giới tính tác trọng của nông nghiệp cao hay dân số tăng nhanh động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế thì nó lại tác nhu cầu lương thực thực phẩm tăng cao đòi hỏi động tích cực hơn tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế. phát triển nông nghiệp đáp ứng nhu cầu này. Hình 9 cho thấy đường xu hướng dốc xuống hàm Đường xu hướng trên hình 8 phản ánh mối quan ý rằng tình hình mất cân bằng giới tính trầm trọng hệ nghịch biến giữa tình hình di dân tới chuyển hơn thì tỷ trọng nông nghiệp giảm hay tình trạng CDCCKT và hàm ý rằng ở những nơi khi có tỷ này thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Hình 9 Hình 10 Nguồn: Xử lý từ Niên giám thống kê các tỉnh MT-TN 2000-2011 và Số liệu tổng điều tra dân số 1999 - 2009 Chất lượng lao động tác động tới CDCC nhanh hơn (tỷ trọng của nông nghiệp CDCCKT. Hình 10 thể hiện mối quan hệ nghịch trong GDP giảm dần) biến giữa tỷ lệ lao động có bằng cấp chuyên môn Khi ước lượng tác động của các biến đại nghiệp vụ và tỷ trọng của nông nghiệp trong diện cho biến động dân số tới chuyển dịch cơ GDP các tỉnh MT-TN và hàm ý rằng nếu tỷ lệ cấu kinh tế - tỷ trọng của nông nghiệp trong lao động có bằng cấp chuyên môn tăng lên hay GDP. Các giá trị cụ thể như sau: hệ số góc của tỷ lao động được đào tạo tốt hơn thì quá trình lệ lao động có bằng cấp CMNV là -1.77 và hàm 5
  6. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 11(72).2013 ý rằng nếu tỷ lệ lao động có bằng CMNV tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm và chuyển dịch 1% thì tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP cơ cấu kinh tế chậm hơn hay làm giảm phát triển giảm 1.77%. Tương tự hệ số góc của tỷ suất di kinh tế; cư thuần là -0.23 và hàm ý rằng nếu số người di (iii) Nếu tỷ lệ lao động có trình độ CMNV cư đi khỏi các tỉnh MT-TN giảm 1% thì tăng lên sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và CDCCKT từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp chuyển dịch cơ cấu kinh tế; là 0.23%. Nếu tỷ suất giới tính khi sinh thay đổi (iv) Tình trạng di dân đi càng giảm sẽ giúp tăng 1 bé trai/100 bé gái thì tỷ trọng của nông cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nghiệp trong GDP giảm 1,4%. nhanh hơn; Động thái cơ cấu kinh tế ngoài cơ cấu (v) Tình trạng già hóa càng cao càng hạn ngành còn thể hiện qua cơ cấu lao động. Dưới chế tăng trưởng kinh tế; đây là kết quả hồi quy nhờ sử dụng mô hình như đã trình bày ở các phần trên cụ thể: Hệ số góc (iv) Nếu tỷ số giới tính tăng (số bé trai của biến tỷ suất tăng dân số là -3.11, hàm ý rằng /100 bé gái) tăng thì thúc đẩy tăng trưởng và nếu tỷ suất tăng dân số giảm 1% trong khi các chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhân tố khác không đổi thì tỷ lệ lao động trong Một vài kiến nghị cho hoạch định chính phi nông nghiệp tăng 3.11%. Biến tỷ lệ lao động sách PTKT trong bối cảnh biến động dân số: có bằng CMNV có hệ số góc là 1.01 hàm ý rằng (i) Phải lồng ghép chính sách dân số trong nếu các nhân tố khác không đổi tỷ lệ lao động có đó giữ ổn định quy mô để tăng chất lượng dân bằng cấp CMNV tăng 1% thì tỷ lệ lao động phi số; nông nghiệp tăng 1.01%. Hệ số góc của biến tỷ (ii) Chú trọng nâng cao chất lượng giáo suất di cư thuần là 0.32, hàm ý rằng nếu tỷ suất dục ở khu vực nông thôn và vùng sâu vùng xa; di cư thuần tăng 1% trong khi các nhân tố khác (iii) Khai thác hiệu quả chương trình đào không đổi thì tỷ lệ lao động trong phi nông tạo nghề cho lao động nông thôn; nghiệp tăng 0.32%. Tình hình già hóa tác động dương với hệ số góc là 0.452. Như vậy khi dân (iv) Phát triển kinh tế ở nông thôn để tạo số càng già hơn thì kéo theo tỷ lệ lao động phi việc làm giúp cho lao động “ly nông không ly nông nghiệp tăng lên. hương” giảm bớt tình trạng di dân; (v) Giải quyết tốt tình trạng mất cân bằng 4. Những kết luận rút ra giới tính; Từ kết quả trên có thể kết luận như sau: (vi) Bổ sung chính sách và điều kiện vật (i) Tăng trưởng và CDCC trong điều kiện chất giải quyết vấn đề già hóa hiệu quả; biến động dân số phải quan tâm tới những tác (vii) Phối hợp và liên kết để kiểm soát di động từ thay đổi xu hướng biến động dân số; dân. (ii) Nếu tốc độ tăng dân số càng cao thì TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Tống Văn Đường (2001), Dân số và Phát triển, Dự án VIE/97/P12, Trường ĐH KTQD Hà Nội 2001. [2] Nguyễn Đình Cử (2007), Những xu hướng biến đổi dân số Việt Nam, NXB Nông nghiệp 2007. [3] Mankiw, N, G, (2000), Macroeconomics, Second edition, Harvard Universiti, Worth Publishers. [4] Bùi Quang Bình (2011), Phát triển kinh tế và thay đổi dân số Miền Trung – Tây Nguyên sau 10 năm 1999-2009 và những vấn đề đặt ra, Tạp chí Phát triển Kinh tế, số 244 tháng 2/2011. [5] Cục Thống kê các tỉnh MT-TN, Niên giám thống kê các tỉnh MT-TN 2000-2011. [6] TCTK, Số liệu tổng điều tra dân số 1999 – 2009. (BBT nhận bài: 22/01/2013, phản biện xong: 01/04/2013) 6
nguon tai.lieu . vn