Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Trần Thị Thu Hoài Sù BIÕN §æI CHÝNH TRÞ ë VIÖT NAM tõ 1858 ®Õn 1945 NHµ XUÊT B¶N §¹I HäC QuèC GIA Hµ NéI
  2. 2 SỰ BIẾN ĐỔI CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM TỪ 1858 ĐẾN 1945
  3. Mục lục 3 MỤC LỤC Trang Danh mục các chữ viết tắt ...................................................................... 7 Lời giới thiệu........................................................................................... 10 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 1.1. Một số vấn đề lý luận về chính trị, biến đổi chính trị ....................... 13 1.1.1. Quan niệm về chính trị và một số thuật ngữ liên quan........ 13 1.1.2. Quan niệm về biến đổi chính trị ........................................... 27 1.2. Chính trị Việt Nam trong lịch sử, biến đổi chính trị ở Việt Nam từ 1858 đến 1945 - Một số nhận thức chung .................................. 29 1.2.1. Chính trị Việt Nam trong lịch sử - Những nhân tố tác động và một số đặc điểm chủ yếu ................................................ 29 1.2.2. Biến đổi chính trị ở Việt Nam từ 1858 đến 1945 Một số nhận thức chung ...................................................... 35 Chương 2 SỰ BIẾN ĐỔI TỪ CHÍNH TRỊ PHONG KIẾN SANG CHÍNH TRỊ THỰC DÂN - PHONG KIẾN 2.1. Quá trình và nội dung biến đổi từ chính trị phong kiến sang chính trị thực dân - phong kiến ............................................... 39 2.1.1. Lực lượng nắm giữ, ảnh hưởng tới quyền lực nhà nước ở Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược .................... 39 2.1.2. Quá trình thay đổi lực lượng nắm giữ quyền lực nhà nước ở Việt Nam sau khi thực dân Pháp xâm lược ...................... 45
  4. 4 SỰ BIẾN ĐỔI CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM TỪ 1858 ĐẾN 1945 2.2. Nguyên nhân biến đổi từ chính trị phong kiến sang chính trị thực dân - phong kiến ............................................... 64 2.2.1. Nguyên nhân trực tiếp ......................................................... 64 2.2.2. Nguyên nhân sâu xa ............................................................ 76 2.3. Việc xác lập các cơ sở cho sự tồn tại của chính trị thực dân - phong kiến ....................................................................................... 98 2.3.1. Thiết lập các công cụ bảo vệ chính quyền .......................... 98 2.3.2. Xác lập cơ sở kinh tế cho sự cai trị thuộc địa .................... 104 2.3.3. Xác lập cơ sở tư tưởng, văn hoá cho sự cai trị thuộc địa....... 115 2.3.4. Xác lập cơ sở xã hội cho sự cai trị thuộc địa ..................... 124 2.3.5. Đánh giá chung về các cơ sở thực dân Pháp thiết lập cho sự cai trị chính trị ở Việt Nam .............. 136 Chương 3 SỰ BIẾN ĐỔI TỪ CHÍNH TRỊ THỰC DÂN PHONG KIẾN SANG CHÍNH TRỊ DÂN CHỦ NHÂN DÂN 3.1. Quá trình lựa chọn kiểu nhà nước cho bài toán độc lập ở Việt Nam từ nửa sau thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX ..................................... 141 3.1.1. Khuynh hướng tái lập kiểu nhà nước phong kiến cuối thế kỷ XIX ................................................................... 141 3.1.2. Khuynh hướng xác lập kiểu nhà nước tư sản đầu thế kỷ XX .................................................................... 143 3.1.3. Khuynh hướng lựa chọn kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu thế kỷ XX .................................................................... 156 3.2. Quá trình nhận thức, hoạt động thực tiễn của Đảng Cộng sản và sự chuẩn bị các tổ chức tiền nhà nước cho sự ra đời của một nhà nước mới ở Việt Nam ................................................ 191 3.2.1. Quá trình nhận thức từ nhà nước công nông binh đến nhà nước dân chủ nhân dân và hoạt động thực tiễn của Đảng Cộng sản ........................................................... 191 3.2.2. Chuẩn bị các hình thức tổ chức tiền nhà nước cho sự ra đời của một nhà nước mới ở Việt Nam .............. 195 3.3. Quá trình xác lập chính trị dân chủ thay thế chính trị thực dân - phong kiến ........................................ 196
  5. Mục lục 5 3.3.1. Sự thay thế lực lượng cầm quyền ...................................... 196 3.3.2. Xác lập các yếu tố của một nền chính trị mới ................... 206 3.3.3. Ý nghĩa và hệ quả của sự biến đổi từ chính trị thực dân - phong kiến sang chính trị dân chủ nhân dân .................... 214 KẾT LUẬN ............................................................................................. 223 TcI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 233
  6. 6 SỰ BIẾN ĐỔI CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM TỪ 1858 ĐẾN 1945
  7. Mục lục 7 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chủ nghĩa tư bản CNTB Tư bản chủ nghĩa TBCN Chủ nghĩa thực dân CNTD Chủ nghĩa đế quốc CNĐQ Chủ nghĩa xã hội CNXH Xã hội chủ nghĩa XHCN Chủ nghĩa cộng sản CNCS Cộng sản chủ nghĩa CSCN Giai cấp công nhân GCCN Giai cấp tư sản GCTS
  8. 8 SỰ BIẾN ĐỔI CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM TỪ 1858 ĐẾN 1945
  9. Lời giới thiệu Chính trị là một lĩnh vực hoạt động đặc biệt của con người. “Chính trị đụng chạm đến các mối quan hệ đặc biệt phức tạp và nhạy cảm trong xã hội, nên việc đổi mới trong hệ thống chính trị nhất thiết phải trên cơ sở nghiên cứu và chuẩn bị rất nghiêm túc,... bởi đó là điều kiện để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và thực hiện dân chủ” Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII. Nói đến chính trị là nói đến “vận mệnh thực tế của hàng triệu con người” [Lênin]. Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, ngày nay, chính trị đang trở thành lĩnh vực hoạt động ngày càng có vai trò quan trọng trong việc tác động trực tiếp đến sự phát triển của các quốc gia dân tộc. Lịch sử Việt Nam cũng như lịch sử thế giới đã cho thấy: “Ở mỗi bước ngoặt lịch sử của mỗi quốc gia dân tộc, trước những cơ may và những thử thách của lịch sử, sự hưng thịnh và suy vong của quốc gia dân tộc phụ thuộc vào các giải pháp chính trị, chiến lược phát triển mà giai cấp lãnh đạo thông qua nhà nước hay chính phủ của nó lựa chọn” [51,tr.103]. Hơn 1/4 thế kỷ thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng XHCN, diện mạo Việt Nam đã có nhiều khởi sắc. Đường lối đổi mới đất nước mà Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng giữa thập niên 80 của thế kỷ XX, được coi như một trong những cuộc cải cách lớn trong lịch sử tồn tại và phát triển hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam, đã đem đến cho chúng ta nhiều thành tựu trên các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội. Đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được khẳng định... Tuy nhiên, trên hành trình ấy, con đường phát triển của đất nước vẫn luôn được đặt ra như niềm trăn trở của Đảng Cộng sản Việt Nam -
  10. 10 SỰ BIẾN ĐỔI CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM TỪ 1858 ĐẾN 1945 lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội - của các “con dân nước Việt”, đặc biệt là tầng lớp tri thức. Cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ XX, trong cuộc khủng hoảng dẫn tới sụp đổ của chế độ XHCN hiện thực ở Liên Xô, Đông Âu cùng với sự điều chỉnh, thích nghi của các nước TBCN để CNTB tiếp tục tồn tại và phát triển trong hình thái hiện đại của nó, câu hỏi về tính đúng đắn, khoa học của con đường phát triển của Việt Nam - con đường độc lập dân tộc gắn với CNXH - ngày càng được đặt ra như một yêu cầu cấp thiết. Đại hội toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam họp vào thời điểm đó đã khẳng định dứt khoát Việt Nam kiên định đi lên theo con đường XHCN và xác định những đặc trưng của một xã hội mà Đảng lãnh đạo nhân dân ta hướng tới xây dựng. Sự khẳng định kịp thời, có căn cứ khoa học, thấu tình đạt lý của Đảng vào thời điểm đó đã giúp dân tộc ta, nhân dân ta trụ vững trong cơn sóng gió. Hơn hai thập niên đã trôi qua kể từ thời điểm đó, cuộc sinh hoạt chính trị rộng lớn, thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các tầng lớp nhân dân Việt Nam được khởi xướng vào mùa xuân năm 2013: “Góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992” là dịp để các quan điểm chính trị khác nhau được đưa ra thảo luận một cách nghiêm túc và cởi mở. Câu hỏi về con đường phát triển của đất nước lại được tranh luận sôi nổi hơn bao giờ hết trên khắp các diễn đàn. Những ý kiến về giữ lại điều 4 hay xóa bỏ điều 4 Hiến pháp 1992 - điều khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam; về tên nước gắn với con đường phát triển độc lập dân tộc đi lên CNXH là những nội dung được nhân dân và công luận đặc biệt quan tâm. Các nhà nghiên cứu trên mọi lĩnh vực đã từng bước vào cuộc để bằng những kết quả nghiên cứu của mình chia sẻ những quan điểm, ý kiến với công luận trong cuộc sinh hoạt chính trị có ý nghĩa to lớn với vận mệnh và sự phát triển của dân tộc. Nhìn về cội nguồn là để hướng tới tương lai. Tìm câu trả lời cho hiện tại từ lịch sử, từ quá khứ của dân tộc là một trong những điều mà tác giả đặt ra trong cuốn sách của mình. Bằng lý luận
  11. Mở đầu 11 chính trị học, cuốn sách chỉ ra sự vận động có tính quy luật của chính trị ở Việt Nam từ 1858 đến 1945. Đó là sự vận động từ chính trị phong kiến sang chính trị thực dân - phong kiến và từ chính trị thực dân - phong kiến sang chính trị dân chủ nhân dân. Trên cơ sở đó, hiểu rõ con đường phát triển từ độc lập dân tộc đến CNXH của Việt Nam hiện nay. Với cuốn sách này, tác giả mong muốn góp thêm một tiếng nói cho sự luận giải để trả lời câu hỏi về con đường phát triển của dân tộc Việt Nam, từ đó giúp chúng ta vững tin tiến bước trên con đường đã chọn. Nghiên cứu lịch sử từ góc nhìn chính trị học còn là một cách làm phong phú con đường nghiên cứu lịch sử ở Việt Nam. Lịch sử là những gì đã qua. Song, chính những gì đã qua đó có ý nghĩa không thể phủ nhận với những gì đã, đang và sẽ xảy ra. Lịch sử như một chiếc gương chiếu hậu mà nhìn vào đó, chúng ta có thể tự tin để tiến lên phía trước. Song, để có thể khai thác nhiều hơn từ những sự kiện, những vấn đề lịch sử thì việc tiếp cận lịch sử từ nhiều góc nhìn khác nhau đang là một vấn đề đặt ra với các nhà nghiên cứu. Có lẽ trên thế giới, hiếm có một dân tộc nào có lịch sử hào hùng và bi tráng như dân tộc Việt Nam. Việc làm cho những trang sử bi hùng của dân tộc ngấm vào máu mỗi người Việt Nam, trở thành sức mạnh trong suy nghĩ và hành động của các thế hệ người Việt Nam nhằm đưa nước ta thành một nước giàu mạnh sánh vai các cường quốc năm châu là một nhiệm vụ thiêng liêng đặt ra với các thế hệ người Việt Nam, đặc biệt với tầng lớp trí thức. Thêm một cách tiếp cận cho nghiên cứu các vấn đề lịch sử - tiếp cận chính trị học - sẽ là hữu ích trong việc biến quá khứ, biến lịch sử thành sức mạnh cải biến hiện thực và thực hiện các mục tiêu, khát vọng của mỗi người Việt Nam chúng ta cũng như của cả dân tộc Việt Nam. Nhìn nhận lại những vấn đề lịch sử quen thuộc với cách tiếp cận mới - cách tiếp cận chính trị học, bằng những công cụ tư duy mới để tiếp tục có những kiến giải thoả đáng, khoa học, có những
  12. 12 SỰ BIẾN ĐỔI CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM TỪ 1858 ĐẾN 1945 kết luận chuẩn xác hơn về một thời kỳ đầy biến động trong lịch sử dân tộc, từ đó có thể rút ra những bài học và kinh nghiệm quý báu cho hiện tại và tương lai luôn luôn là một điều có ý nghĩa. Cuốn sách tập trung nghiên cứu sự biến đổi chính trị ở Việt Nam trong giai đoạn từ 1858 đến 1945, tập trung chủ yếu ở sự thay đổi giai cấp cầm quyền gắn với sự thay đổi kiểu nhà nước, hình thức nhà nước, chế độ chính trị, thể chế nhà nước qua hai bước biến đổi: biến đổi chính trị từ chính trị phong kiến sang chính trị thực dân - phong kiến và biến đổi chính trị từ chính trị thực dân - phong kiến sang chính trị dân chủ nhân dân. Nghiên cứu tiếp cận vấn đề từ giác độ của khoa học chính trị, trong không gian ở Việt Nam gắn với những điều kiện lịch sử, địa lý, văn hoá, truyền thống... mang đậm sắc thái Việt Nam, trong giai đoạn từ 1858 đến 1945, từ khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam đến khi Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tuy nhiên, cuốn sách không chỉ dừng lại ở sự kiện ngày 02-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nhà nước mới mà còn nghiên cứu những tháng ngày đầu tiên sau khi nhà nước mới ra đời và có những hoạt động nhất định thể hiện bản chất của một nhà nước kiểu mới, phân biệt với nhà nước kiểu cũ ở Việt Nam trước thời điểm đó. Do năng lực, thời gian,... những yếu tố khách quan, chủ quan chi phối, cuốn sách không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả rất mong nhận được những thông tin phản hồi từ bạn đọc để hoàn thiện trong lần tái bản tới. Tác giả
  13. Chương 1 MéT Sè VÊN §Ò Lý LUËN CHUNG 1.1. Một số vấn đề lý luận về chính trị, biến đổi chính trị 1.1.1. Quan niệm về chính trị và một số thuật ngữ liên quan a. Chính trị Chúng ta đang sống trong một xã hội chính trị, tức là xã hội trong đó còn tồn tại giai cấp, còn nhà nước. Chính trị là một vấn đề được đề cập hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chính trị ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống chung của cả cộng đồng cũng như số phận mỗi cá nhân. Cùng với sự phát triển về mọi mặt của đời sống xã hội, sự quan tâm của con người đến chính trị ngày một gia tăng. Tuy nhiên, không phải đến bây giờ con người mới quan tâm đến chính trị, mà chính trị là một vấn đề được quan tâm từ rất sớm trong lịch sử phát triển nhân loại. Các trường phái nghiên cứu khác nhau có nhiều quan niệm khác nhau về chính trị. Cuốn sách tiếp cận chính trị trên quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin. Về sự ra đời của chính trị, có thể thấy, chính trị là một hiện tượng lịch sử, xuất hiện trong một giai đoạn phát triển nhất định của xã hội loài người trên những tiền đề về kinh tế, xã hội... xác định. Khi loài người vừa xuất hiện trên trái đất, chưa có chính trị. Xã hội cộng sản nguyên thuỷ là xã hội tiền chính trị, con người sống với nhau bình đẳng trong thị tộc, bộ lạc. Những thành viên của thị tộc, bộ lạc không chịu sự ép buộc, áp đặt của người chỉ huy. Mọi người tham gia vào thị tộc, bộ lạc một cách hoàn toàn tự nhiên, theo bản năng vì nếu tách khỏi cộng đồng đó, con người
  14. 14 SỰ BIẾN ĐỔI CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM TỪ 1858 ĐẾN 1945 khó lòng tồn tại. Họ chưa ý thức được lợi ích cũng như tính tất yếu của việc tham gia. Thị tộc lập ra Hội đồng thị tộc để tổ chức và quản lý thị tộc. Hội đồng thị tộc là cơ quan quyền lực cao nhất của thị tộc, quyết định của Hội đồng thể hiện ý chí chung của tất cả các thành viên trong thị tộc đó. Hội đồng này bầu ra những người đứng đầu để quản lý các công việc chung. Tuy nhiên, quyền lực của Hội đồng và người đứng đầu hoàn toàn không dựa trên một bộ máy cưỡng chế đặc biệt nào và người đứng đầu không có bất cứ một đặc quyền đặc lợi nào. Sản xuất ngày càng phát triển, phân công lao động xã hội ngày càng cao (qua 3 lần phân công lao động xã hội: sự tách biệt của ngành chăn nuôi khỏi trồng trọt, sự tách biệt của thủ công nghiệp khỏi ngành nông nghiệp, sự ra đời của thương nghiệp), sự xuất hiện của cải thừa và sự chiếm đoạt của thừa, vốn là của chung của cộng đồng, thành của riêng của một nhóm người dẫn tới sự ra đời của chế độ tư hữu. Giai cấp xuất hiện. Tập đoàn người chiếm đoạt tư liệu sản xuất trở thành giai cấp thống trị, số đông còn lại trong xã hội trở thành giai cấp bị thống trị. Giai cấp thống trị tổ chức ra bộ máy bạo lực và sử dụng nó như công cụ nhằm tổ chức xã hội theo một trật tự có lợi nhất cho giai cấp mình. Nhà nước ra đời, chính trị xuất hiện. Như vậy, từ chế độ chiếm hữu nô lệ, loài người bước vào trạng thái xã hội chính trị. Trạng thái này tiếp tục kéo dài tới chế độ phong kiến, tư bản chủ nghĩa. Xã hội chính trị phát triển ngày càng phong phú với các biểu hiện đa dạng của nó. Xã hội chính trị là xã hội có giai cấp, có nhà nước. Gắn với sự phát triển của xã hội loài người từ hình thái kinh tế xã hội chiếm hữu nô lệ tới hình thái kinh tế xã hội phong kiến, TBCN rồi tới XHCN là sự biến đổi từ chính trị chiếm hữu nô lệ sang chính trị phong kiến, tới chính trị tư sản rồi sang chính trị quá độ lên CNXH. Đây là bước phát triển tất yếu tiến tới văn minh trong sự phát triển của xã hội loài người do sự tiến hoá không ngừng của lực lượng sản xuất. Đến xã hội XHCN, dù không còn cơ sở kinh tế cho đối kháng giai cấp, nhưng các giai cấp với các lợi ích khác biệt nhau vẫn tồn
  15. Chương I. Một số vấn đề lý luận chung 15 tại, Nhà nước vẫn còn, đó vẫn là một xã hội chính trị. Chỉ tới xã hội cộng sản văn minh, khi lực lượng sản xuất phát triển ở trình độ cao, chế độ tư hữu tư liệu sản xuất không còn nữa, giai cấp biến mất, nhà nước tiêu vong, lúc đó sẽ không còn chính trị. Loài người sẽ sống trong trạng thái xã hội phi chính trị. Thay cho xã hội cũ “với những giai cấp và đối kháng giai cấp của nó, sẽ xuất hiện một liên hợp, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người sẽ là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”[93, tr.628]. Như vậy, chính trị là một hiện tượng lịch sử xuất hiện trong quá trình tồn tại, phát triển của xã hội loài người. Chính trị có quá trình ra đời trên những tiền đề nhất định về kinh tế, xã hội. Nó tồn tại, phát triển và sẽ tiêu vong khi những tiền đề cho sự tồn tại của nó không còn nữa. Trả lời câu hỏi chính trị là gì? theo V.I. Lênin: “Chính trị là sự tham gia vào những công việc của nhà nước, là việc vạch hướng đi cho nhà nước, việc xác định những hình thức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nhà nước” [81, tr.404]. Cùng với việc đưa ra quan niệm như trên về chính trị, V.I. Lênin cũng khẳng định: “Vấn đề chính quyền là vấn đề chủ yếu nhất của mọi cuộc cách mạng. Giai cấp nào giữ chính quyền, điều đó quyết định tất cả” [82, tr.268]. Chính trị gắn liền với chính quyền. Giai cấp nào nắm chính quyền (hay giai cấp cầm quyền) thì chính quyền đó sẽ chịu sự chi phối của hệ tư tưởng chính trị của giai cấp đó với những con người chính trị cụ thể đại diện cho lợi ích của giai cấp cầm quyền. Giai cấp cầm quyền sẽ tổ chức bộ máy nhà nước, tìm phương thức thực thi quyền lực nhà nước một cách phù hợp nhất với những điều kiện khách quan, chủ quan hiện có và theo hướng có lợi nhất cho lợi ích của giai cấp cầm quyền. Mọi hoạt động chính trị, phong trào chính trị, quyết sách chính trị ngắn hạn cũng như dài hạn do giai cấp cầm quyền khởi xướng suy cho cùng dù phải tính tới lợi ích của các giai cấp khác thì cũng hướng tới mục tiêu tối đa hoá lợi ích cho giai cấp cầm quyền.
  16. 16 SỰ BIẾN ĐỔI CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM TỪ 1858 ĐẾN 1945 Khái niệm chính trị có nội hàm rộng lớn. Bất kì hoạt động nào trong xã hội, dù là hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội... cũng có thể có tính chất chính trị nếu như việc giải quyết nó trực tiếp hay gián tiếp liên quan tới lợi ích của giai cấp cầm quyền, gắn với chính quyền nhà nước, gắn với lợi ích dân tộc. Hồ Chí Minh, trong tác phẩm “Thường thức chính trị” [102, tr.201] đã đưa ra 49 nội dung nghiên cứu khác nhau về chính trị, trong đó nội hàm của chính trị đã được thể hiện khá cụ thể và sinh động. Xoay quanh 49 nội dung được phân tích luận giải trong tác phẩm này, có thể thấy vấn đề giành chính quyền về tay nhân dân, vấn đề tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước cũng như của các tổ chức chính trị, đặc biệt là đảng chính trị, để đem lại lợi ích cao nhất cho nhân dân Việt Nam là vấn đề chính trị được Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Một cách chung nhất, trên nền tảng của chủ nghĩa Mác Lênin, các tác giả biên soạn tập bài giảng Chính trị học của Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh đưa ra khái niệm“ chính trị là phạm vi hoạt động gắn với quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc và các nhóm lợi ích xã hội khác nhau, mà hạt nhân của nó là vấn đề giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước” [52, tr.15] Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa: Chính trị: Toàn bộ những hoạt động có liên quan đến các mối quan hệ giữa các giai cấp, giữa các dân tộc, các tầng lớp xã hội mà cốt lõi của nó là vấn đề giành chính quyền, duy trì và sử dụng quyền lực nhà nước, sự tham gia vào công việc của nhà nước, sự xác định hình thức tổ chức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nhà nước. Bất kỳ vấn đề chính trị nào cũng đều có liên quan đến quyền lợi của các giai cấp và nhà nước… Chính trị còn là sự biểu hiện tập trung của nền văn minh, của hoạt động sáng tạo, của sự giải phóng [174, tr.478-479].
  17. Chương I. Một số vấn đề lý luận chung 17 Từ điển Triết học định nghĩa: Lĩnh vực chính trị bao hàm các vấn đề chế độ nhà nước, quản lý đất nước, lãnh đạo các giai cấp, vấn đề đấu tranh đảng phái, v.v. Những lợi ích căn bản của các giai cấp và những quan hệ qua lại của các giai cấp biểu hiện ra trong chính trị. Chính trị cũng biểu hiện những quan hệ giữa các dân tộc và giữa các quốc gia (Chính sách đối ngoại). Các quan hệ giữa các giai cấp và, do đó, cả chính trị của họ nữa bắt nguồn từ địa vị kinh tế của họ. Những tư tưởng chính trị và những thể chế tương ứng với chúng là kiến trúc thượng tầng bên trên cơ sở hạ tầng kinh tế [167, tr.161]. Các cuốn từ điển khi đưa ra định nghĩa chính trị đều rất quan tâm tới mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị. Vì đây là mối quan hệ cốt lõi, cho chúng ta nhìn thấy bản chất của chính trị xuyên qua muôn vàn những biểu hiện muôn hình vạn trạng của chính trị. Từ điển Bách khoa Việt Nam khẳng định: “Chính trị thuộc cấu trúc thượng tầng bao gồm (hệ tư tưởng chính trị, nhà nước, các đảng phái) xuất hiện khi xã hội phân chia thành các giai cấp dựa trên cơ sở hạ tầng kinh tế. Chính trị “là sự biểu hiện tập trung của kinh tế”, đồng thời chính trị có vị trí độc lập và có tác dụng to lớn đối với kinh tế. Việc hình thành một quan điểm chính trị đúng về lĩnh vực kinh tế là điều kiện để giải quyết có hiệu quả những nhiệm vụ kinh tế. “Không có một lập trường chính trị đúng thì một giai cấp nhất định nào đó, không thể giữ vững được sự thống trị của mình, và do đó, cũng không thể hoàn thành nhiệm vụ của mình trong lĩnh vực sản xuất” (Lênin).”[174, tr.478-479]. Về mối quan hệ chính trị - kinh tế, Từ điển Triết học cũng khẳng định: Các quan hệ giữa các giai cấp và, do đó, cả chính trị của họ nữa bắt nguồn từ địa vị kinh tế của họ. Những tư tưởng chính trị và những thể chế tương ứng với chúng là kiến trúc thượng tầng bên trên cơ sở hạ tầng kinh tế. Tuy nhiên, điều đó hoàn toàn không có nghĩa rằng chính trị là hệ quả thụ động của kinh tế (kinh
  18. 18 SỰ BIẾN ĐỔI CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM TỪ 1858 ĐẾN 1945 tế và chính trị). Muốn cho chính trị có thể trở thành lực lượng cải tạo thì nó phải phản ánh một cách đúng đắn những nhu cầu phát triển của đời sống vật chất của xã hội”[167, tr.161]. Để hiểu rõ hơn về chính trị, chúng ta có thể nhận diện chính trị với mấy biểu hiện chủ yếu. Các biểu hiện đó có thể coi là các yếu tố cấu thành chính trị. Nói đến chính trị, chúng ta có thể hiểu đó có thể là: - Con người chính trị gắn với lý luận chính trị, hệ tư tưởng chính trị, tư tưởng chính trị, văn hoá chính trị, nghĩa vụ chính trị và lợi ích chính trị mà họ theo đuổi. Con người chính trị có thể là thủ lĩnh chính trị, lãnh tụ chính trị, các chính khách hay nhân dân nói chung. - Thể chế chính trị, hệ thống bộ máy quyền lực: Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội và quan hệ giữa chúng, các cơ chế, nguyên tắc vận hành hệ thống bộ máy quyền lực. - Các hoạt động chính trị, các phong trào chính trị. - Các quyết sách chính trị như quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách chính trị. - Lý luận quan hệ quốc tế như: hệ thống các quan hệ quốc tế, bản chất các cuộc chiến tranh, các vấn đề dân tộc và chính trị thế giới, con đường củng cố hoà bình, cùng tồn tại hoà bình của các quốc gia [52, tr.32]... Dù tiếp cận chính trị từ biểu hiện nào của nó thì một nguyên tắc phương pháp luận là các biểu hiện trên của chính trị không tồn tại biệt lập mà có quan hệ cấu trúc với nhau. Do đó, dù nghiên cứu chính trị gắn với con người chính trị, lý luận chính trị, hệ tư tưởng chính trị hay nghiên cứu chính trị dưới góc độ thể chế, bộ máy quyền lực; hoạt động chính trị, phong trào chính trị, quyết sách chính trị ít nhiều cũng liên quan đến các phương diện còn lại. Có thể tiếp cận chính trị từ một góc nhìn khác, đó là từ “hai phương diện chủ yếu” của chính trị:
  19. Chương I. Một số vấn đề lý luận chung 19 Bất kỳ một nền chính trị nào cũng bao gồm hai phương diện chủ yếu: phương diện bạo lực và phương diện xây dựng, tương quan giữa hai phương diện đó thể hiện tính chất và trình độ dân chủ của một chế độ xã hội. Phương diện bạo lực bao giờ cũng cần tới những khoa học giúp cho chính trị tăng cường sức mạnh bạo lực, còn phương diện xây dựng lại cần tới những khoa học mang tính nhân văn. Chính vì lẽ đó mà trong biết bao thế kỷ, các chế độ chuyên chế xưa kia chỉ coi trọng những nhà chế tạo vũ khí [168, tr.9]. Nói đến chính trị, người ta thường đề cập tới khái niệm đời sống chính trị. Theo tác giả, các yếu tố cấu thành chính trị trong mối quan hệ tổng hoà với nhau trong một không gian, thời gian nhất định tạo thành đời sống chính trị của một quốc gia, dân tộc trong một giai đoạn lịch sử cụ thể. Khi xem xét đời sống chính trị của một quốc gia thì yếu tố trung tâm không thể bỏ qua là sự tồn tại và hoạt động của chính quyền nhà nước và ảnh hưởng của nó đến các vấn đề chính trị khác, đặc biệt ảnh hưởng tới cuộc sống của nhân dân nói chung. Do đó, nói tới đời sống chính trị, người ta thường đề cập tới mức độ cởi mở, dân chủ trong đời sống xã hội hay sự ngột ngạt, độc đoán, chuyên chế, mất dân chủ. Nhìn vào đời sống chính trị của một cộng đồng, chúng ta có thể thấy trình độ dân chủ trong xã hội. Đời sống chính trị biểu hiện rõ nét mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân, thể hiện mức độ người dân có thể bộc lộ quan điểm, tiếng nói của mình trước chính quyền. Những nội dung chủ yếu của đời sống chính trị về cơ bản có nhiều điểm trùng hợp với các yếu tố cấu thành chính trị ở trên. Thật không đơn giản để đưa ra một câu trả lời đầy đủ cho câu hỏi “chính trị là gì”?. Cần nhìn chính trị từ các góc nhìn khác nhau, trên những lát cắt khác nhau mới có thể có một câu trả lời thoả đáng. Chẳng hạn như, nếu nhìn chính trị từ phương diện con người thì cần nghiên cứu: ý thức chính trị, niềm tin chính trị, tư tưởng chính trị, văn hoá chính trị, hành vi chính trị, con người chính trị. Nếu nhìn
  20. 20 SỰ BIẾN ĐỔI CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM TỪ 1858 ĐẾN 1945 chính trị từ phương diện kĩ thuật thì cần nghiên cứu: các mô hình thể chế, thiết chế chính trị, hệ thống chính trị, các công nghệ chính trị,… Chúng ta cần căn cứ theo từng trường hợp cụ thể để có những cách tiếp cận phù hợp. b. Một số thuật ngữ liên quan Nói đến chính trị, không thể không bàn đến quyền lực chính trị. Đây là khái niệm trung tâm của khoa học chính trị. C. Mác và Ph.Ăngghen trong “Tuyên ngôn đảng cộng sản” khẳng định rằng: “Quyền lực chính trị, theo đúng nghĩa của nó, là bạo lực có tổ chức của một giai cấp để trấn áp một giai cấp khác” [93, tr.628]. Tuy nhiên, trong khoa học chính trị còn có khái niệm quyền lực nhà nước. Vậy mối quan hệ giữa quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước được thể hiện như thế nào? Vấn đề cơ bản của một cuộc cách mạng là vấn đề chính quyền. Mục tiêu chính trị cao nhất của một giai cấp trong cuộc đấu tranh giai cấp là giành được quyền lực nhà nước, nghĩa là quyền được tổ chức xã hội như một chỉnh thể thành nhà nước (nhà nước - xã hội), bằng bộ máy nhà nước (nhà nước - bộ máy) hay chính là bộ máy chính quyền. Và, quyền lực nhà nước được hiểu là quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền [129]. Quyền lực nhà nước là quyền lực chính trị nhưng không phải mọi quyền lực chính trị đều là quyền lực nhà nước. Trong xã hội chính trị, có quyền lực chính trị của giai cấp thống trị thì cũng có quyền lực chính trị của giai cấp bị thống trị. Quyền lực chính trị của giai cấp bị thống trị không phải là quyền lực nhà nước. Là bộ phận quan trọng nhất của quyền lực chính trị, sự thay đổi căn bản của quyền lực nhà nước bằng việc chuyển chính quyền nhà nước từ tay giai cấp này sang tay giai cấp khác sẽ trực tiếp dẫn tới thay đổi căn bản tính chất của chế độ chính trị. Quyền lực nhà nước nằm trong tay giai cấp nào, nó sẽ được sử dụng trước hết để phục vụ lợi ích của giai cấp đó. Tuy nhiên khi phục vụ cho lợi ích của giai cấp cầm quyền, nó không thể không phục vụ lợi ích của bộ phận còn lại trong xã hội ở chừng
nguon tai.lieu . vn