Xem mẫu

  1. BỆNH Ở RẮN RI VOI • Rắn ri voi là một loài động vật sống hoang dã rất phổ bi ến ở ĐBSCL. Nhưng từ khi mọi vùng đất nông nghiệp chuyển sang trồng 2-3 vụ lúa/năm cộng với việc săn bắt quá mức của người dân thì s ố l ượng rắn giảm đi rất nhanh. • Thịt rắn ri voi rất ngon, có thể chế biến nhiều món ăn bổ dưỡng, giá rắn ri voi hiện nay trên thị trường rất hấp dẫn (270-300 ngàn đ/kg). Chính vì vậy mà mấy năm nay nuôi rắn ri voi phát triển khá mạnh trong các hộ gia đình ở các tỉnh Vĩnh Long, Sóc Trăng, Hậu Giang... Rắn ri voi rất dễ nuôi, có thể nuôi trong ao, trong vèo, trong bể hay lu khạp. I. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC • Rắn ri voi (rắn ri tượng) thuộc họ rắn nước không độc nhưng có thân hình lớn, rắn trưởng thành có thể nặng vài ký. • Vùng phân bố của rắn rộng, có thể dễ dàng tìm th ấy ở khắp các t ỉnh Miền Đông và Miền Tây Nam Bộ. • Rắn ri voi chỉ thích hợp với vùng khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới • Rắn con sau khi nuôi 1 năm có thể đạt trọng lượng trên 1 ký (đ ủ tiêu chuẩn xuất khẩu). Hoạt động theo mùa • Rắn ưa nhiệt độ nóng ấm từ 23-320C. Nếu nhiệt độ trên 320C, rắn sẽ trầm mình sâu xuống nước để tránh nắng. Nhưng khi nhiệt độ xuống dưới 230C, rắn bắt đầu bỏ ăn, tìm chỗ trú rét. Còn ở nhiệt độ 17 0C là rắn ri voi có thể chết. • Ở phía Nam rắn ri voi hoạt động mạnh vào mùa hạ và mùa thu. Lúc này chúng ăn rất khỏe, lớn nhanh. Nhưng tới mùa đông và mùa xuân thì chúng ăn ít đi hoặc không ăn. Tuy nhiên chúng vẫn sống bình th ường do lượng mỡ được tích lũy từ mùa hè. • Các thí nghiệm cho thấy, con rắn ri voi có thể nhịn ăn t ới 9 tháng (nhưng phải có nước uống đầy đủ). • Rắn ri voi ưa hoạt động vào ban đêm hoặc lúc mát trời. Tập tính của rắn ri voi: • Rắn ri voi không sống theo bầy đàn. • Khi sinh ra, nó đã tách riêng và sống cuộc đời tự lập. Nó không nhờ vả vào bố mẹ. Tự nó tìm tới những vựa nước có nhiều cây cỏ, giàu thức ăn và kiến lập cuộc sống độc thân. Chỉ tới khi đã trưởng thành, tới mùa sinh sản nó mới tìm đến nhau để cặp đôi, ân ái và sinh sản.
  2. • Rắn bắt đầu động dục khi nuôi được 8 tháng đến một năm. Rắn động dục theo mùa, mùa động dục bắt đầu từ khoảng tháng 7 đ ến tháng 9 âm lịch. • Sau khi mang thai 9 tháng, rắn bắt đầu đẻ vào khoảng tháng 4 đ ến tháng 6 âm lịch. Khác với các loại rắn khác, rắn ri voi đẻ ra con. Mỗi lứa đẻ từ 10 đến 20 con. Thức ăn • Thức ăn chủ yếu là các loại cá da trơn nh ư cá trê, cá tra, cá ch ốt, lươn, lịch, nhái, ếch, v.v • Nó cũng có thể ăn các loại cá có vẩy nhưng không ưa lắm. Rắn ri voi là loài háu ăn. Chúng săn lùng thức ăn ráo riết. Khi phát hiện ra con mồi, dù con mồi lớn hơn nó, nó vẫn tấn công. Thực t ế cho th ấy, nhi ều con ri voi ngoạm cả những con cá trê lớn gấp đôi nó. • Trung bình để rắn tăng trọng được 1 ký cần cung cấp 5 ký thức ăn. Hiện tượng lột xác • Rắn ri voi cũng lột xác. Sự lột xác của chúng phụ thuộc vào thời tiết, môi trường và thức ăn. • Lúc nhỏ, lột xác định kỳ khoảng 28-30 ngày/ lần. Khi được 2 năm, chu kỳ lột xác của chúng dài hơn, từ 35-45 ngày/lần. Vào mùa hè và mùa thu, rắn lột xác đều đặn. Mùa đông và mùa xuân, chúng lột xác thất thường. Trước lúc lột xác, rắn bỏ ăn, lầm lì, hung dữ. Da của chúng chuyển sang màu trắng đục. Mắt rắn mờ dần đi nhìn kém. Nó ít hoạt động hơn và loanh quanh tìm chỗ để lột xác. • Sau khi lột xác xong, rắn mang trên mình một bộ da mới sáng bóng và mềm mại. Nó thích leo lên bờ để sưởi nắng vào đầu giờ sáng (từ 7-9h). Khoảng 7-10 ngày sau da của chúng mới trở lại bình th ường. Chúng bắt đầu ăn mạnh, lớn nhanh. • Nhiệt độ, thời tiết và thức ăn rất ảnh h ưởng tới t ốc độ l ớn c ủa r ắn. Rắn ri voi có thể sống được 10 năm. Nếu nuôi tốt, rắn có thể nặng tới 7- 9kg/con Sự di chuyển của rắn ri voi • Rắn ri voi không có chân. Sự di chuyển dựa vào sự uốn lượn của c ột sống. Hai dải co chắc khỏe ở lưng giúp rắn đẩy phần đầu lên phía trước khi nó uốn cong mình. • Rắn di chuyển trên mặt đất gồ ghề nhanh hơn trên mặt trơn láng. Còn trong nước rắn bơi rất nhanh. Khi leo trèo rắn dựng thân lên và móc vào điểm tựa. Sau đó chúng leo mình lên. Nếu đầu không móc vào đ ược điểm tựa thì nó đành tuột xuống. Sự sinh sản của rắn ri voi Trong tự nhiên, rắn ri voi không sống theo đôi hoặc bầy đàn. Chúng sống riêng lẻ, chỉ tới mùa sinh sản, chúng mới tìm tới nhau để cặp đôi.
  3. Mùa động dục của rắn ri voi kéo dài từ tháng 7 tới tháng 9 âm lịch. Những con rắn khoảng 15 tháng tuổi đã có khả năng giao phối. • Rắn cái thường bò lên bờ và tiết ra một chất dịch màu trắng đ ục. Đối với ta, đó là một mùi tanh rất khó chịu. Nhưng đối với rắn đực, đó là mùi của “tình yêu”, mùi khơi dậy bản năng sinh sản. Hướng theo mùi h ấp dẫn đó, rắn đực tìm đến với rắn cái dù có khi chúng ở cách xa nhau hàng trăm mét. • Sau khi được giao phối, trứng rắn đã được thụ tinh. Trong tu ần đ ầu, rắn mẹ bỏ ăn, ít di chuyển. Da của chúng bóng mượt hơn lên. Phần bụng phía dưới mập dần và đều đặn hơn. Trứng được dồn d ần xuống, d ọc theo hai ống tử cung. Phôi sẽ được phát triển trong vòng 180 ngày. Trứng rắn lớn dần lên. • Sau 9 tháng, rắn bắt đầu đẻ. Khác với nhiều loại rắn, ri voi đ ẻ ra con. Việc đẻ cũng phụ thuộc vào thời tiết. Nếu thời tiết bất lợi: nắng nóng kéo dài, không có mưa, trời khô hạn thì việc đẻ có khi chậm 10-15 ngày. • Trước lúc đẻ, rắn thường tìm tới chỗ kín đáo, rậm rạp, có độ ẩm cao, gần các vựa nước.v.v. • Trong sinh giới, sự đấu tranh giữa các loài rất khốc liệt. • Tỷ lệ con sống trong tự nhiên chỉ đạt 25-40%. • Rắn ri voi đẻ đều, mỗi năm một lứa. tùy thuốc vào cỡ rắn mà chúng có thể đẻ với số lượng khác nhau. Chúng đẻ mỗi lứa khoảng 25-30 con. Những con rắn mẹ lớn trên 2kg có thể đẻ tới 50 con/lứa. R ắn con chỉ n ặng khoảng 20-25g và chiều dài từ 20-22cm. Sau khi đẻ ra, chúng tự lập ngay cuộc sống của mình. • Rắn có thể nuôi trong ao, mương vườn, xây bể.... A. Nuôi ao: • Diện tích 50m2, sâu 0,6- 0,8m, gần nguồn nước sạch, thay nước dễ dàng. có bộng bịt lưới kỹ. Ao được dọn bớt bùn sình, cây cỏ thối mục, bít chặt các hang mội, bón vôi bột diệt tạp. Cặp mé ao có thể dùng Fibroximăng phẳng khép khít vào nhau bao vòng quanh mé ao. • Tấm Fibroximang được cắm sâu dưới đáy ao, phía trên còn lại so v ới mặt bờ mực nước cao nhất tối thiểu 0,5m, tường fibro được cắm th ẳng đứng, phía trên tường có lưới rộng 0,3m, dầy, chắn độ nghiêng 250 về phía trong để rắn không bò ra ngoài được. Cần lưu ý không để bờ đất còn lại nhiều, rắn sẽ vào trú trong hang không ra ăn, rắn chậm lớn. • Trong ao được thả lục bình, rau muống, rau ngổ chiếm 2/3 di ện tích mặt nước ao. Thả lá chuối khô thành đống cao khỏi mặt nước 0,3-0,5m, lá chuối thả mé bờ. Nếu mé bờ bị nước ngập, đóng bè chuối bè tre, th ả t ừng đống tàu lá chuối khô vào để rắn trú sau khi ăn, ít đánh nhau gây th ương tích, khoảng trống còn lại là nơi làm bãi cho rắn ăn, cho vào ao 0,5-0,8m. Thả rắn vào ao nuôi. • Nếu mé bờ bị nước ngập, đóng bè chuối bè tre, thả t ừng đống tàu lá chuối khô vào để rắn trú sau khi ăn, ít đánh nhau gây thương tích, khoảng trống còn lại là nơi làm bãi cho rắn ăn, cho vào ao 0,5-0,8m
  4. B. Nuôi ở bể xi măng: Đáy bể và thành bể được trát láng xi măng. Trong bể cho vào 0,1-0,2m là đất thịt, đất bùn. Diện tích ½ bể được thả lục bình, diện tích còn l ại đ ể trống là bãi để mồi cho rắn ăn, trong bể tùy nơi rộng hẹp mà cho một s ố đống lá chuối khô, lá chuối có thể thả lên bè tre hoặc can nh ựa đ ể lá chu ối không bị ngập sâu vào nước. Cho nước vào bể 0,2-0,3m. thả rắn vào nuôi • Nếu nuôi trong bế xi măng thật ra không tốt bằng nuôi trong ao, mương vuờn. Thành bể sâu 07- 0,8m. Phần cạn của bể đặt lá chuối khô hoặc bèo lục bình cho rắn trú, phần sâu thông với hệ thống cấp thoát nước. C. Nuôi rắn ở bể lu, khạp: Nuôi trong khạp da bò, mỗi khạp nuôi 10 con rắn nhỏ. Khi rắn lớn, sang bớt ra còn mỗi khạp 7 con. II. BỆNH DO VI KHUẨN 1. Bệnh lở miệng, da bị tổn thương do xây xát. - Tác nhân gây bệnh: do vi khuẩn gram – - Nguyên nhân: Do cắn lẫn nhau hoặc do bị tổn th ương do xây xát. Nguồn nước, thức ăn bị nhiễm trùng - Dấu hiệu bệnh lý: Bệnh này xuất hiện nhiều vết loét nhỏ nổi trong miệng, loét niêm mạc,mép miệng, vòm họng viêm đỏ, ăn ít hoặc không ăn. - Phòng bệnh: Tránh bắt mạnh bạo, hay rắn cắn nhau tranh mồi, thức ăn được làm vừa cỡ cho rắn ăn, rải đều nơi có rắn. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Rắn bệnh hay bị thương tích được nuôi chăm sóc riêng, khi khoẻ nuôi chung. - Trị bệnh: Dùng streptomycin pha nước cất bôi vào vết thương ngày 3 - 4 lần. Tách riêng những con bị ghẻ ra bôi thuốc kháng sinh và ngâm t ắm thuốc sát trùng sau vài ngày sẽ lành vết thương. Xử lý nguồn nước bằng nước muối hoặc Iotdine. - Bổ sung vitamine C Hoặc dùng bột của một viên Amoxycilline 500 hay Tetracyeline 500mg và một viên Dexamethasone pha với 2 muỗng canh nước ấm và dùng bông chấm vào các vết lở ngày 3 - 4 lần.
  5. II. BỆNH DO NẤM Tác nhân gây bệnh: Nấm Candida albicans Dấu hiệu bệnh lý: có đốm lang trắng ngày một rộng ra, có nhiều đẹn trắng. Gây ngứa ngáy khó chịu. Nguyên nhân: Nguồn nước bị nhiễm trùng thức ăn dơ bẩn, thối rửa, nấm mốc. Phòng bệnh: Sử dụng nguồn nước sạch. Vệ sinh sạch sẽ vùng nuôi, cung cấp thức ăn tươi sống, không thối rữa. Dùng vôi sát trùng ao. Cách ly con bệnh. Trị bệnh: Dùng nystatin tán nhỏ ra rồi hoà với nước, xong rồi l ấy r ơ phần miệng, cứ chỗ nào có đẹn trắng thì cọ vào chỗ ấy. Tên thương mại: Nystatin Eftiphar Phân nhóm: Kháng sinh - Thuốc Kháng Nấm Thành Phần: Nystatin. Trị nấm Candida albicans ở niêm mạc miệng & hầu: viêm miệng. III. BỆNH DO TIÊU HÓA Rắn bị sình bụng, bỏ ăn.
  6. Tác nhân gây bệnh: rắn ăn thức ăn ôi thiu hay do cho ăn quá nhiều rắn không tiêu hóa được., nguồn nước nuôi dơ do ít thay nước. Dấu hiệu bệnh lý: Bụng rắn trương phồng lên, nằm yên một chổ. Phòng bệnh: Thường xuyên bổ sung men tiêu hóa vào thức ăn. Nên chọn mua giống từ trại giống có môi trường nước giống với môi trường nước mình nuôi để tránh hiện tượng bị sốc do thay đổi môi trường. Định kỳ trộn các men (enzymes) tiêu hóa vào thức ăn(2 – 3gr men Lactobacillus trong 1 kg thức ăn). Trị bệnh: Ngưng cho ăn 1 - 2 ngày. Dùng sulfaguanidin tán vào n ồi th ức ăn. Làm vệ sinh thật kỹ môi trường nuôi. SULFAGUANIDIN500mg Trình bày: Chai 250 viên nén, hộp 10 vỉ x 10 viên nén. Công thức: Sulfaguanidin.....................................................500mg Tinh bột sắn, Eragel, Magnesi stearat..... vừa đủ 1 viên Tác dụng: Là một sulfamid kháng khuẩn, khi uống hầu như không h ấp thu qua đ ường tiêu hoá vào máu nên chỉ dùng điều trị các nhiễm khuẩn đường ruột. Chỉ định: - Các nhiễm khuẩn đường ruột như lỵ trực khuẩn, viêm ruột, ỉa chảy. - Phòng nhiễm khuẩn trước và sau phẫu thuật đường ruột. Cách dùng: Uống với nhiều nước. - Người lớn: uống 4 - 6 viên/ lần x 2 - 3 lần/ ngày - Trẻ em tuỳ theo tuổi: uống 1 - 2 viên/lần x 2 - 3 lần/ ngày.
  7. • rắn bị tiêu chảy, phân lỏng màu trắng hoặc lẫn máu, có th ể cho ăn thức ăn trộn với thuốc trừ bệnh tiêu chảy (loại thuốc dùng cho gia cầm). THÀNH PHẦN: Amoxycillin (trihydrate)......................... 15.000 mg
  8. Gentamycin (sulfate)............................... 4.000 mg Exp. Qs.....................................................100 ml CÔNG DỤNG: - Đặc trị viêm ruột, ỉa chảy phân trắng, nhiễm E.coli huyết, sưng phù đầu ở lợn, bệnh phổi, phế quản, màng phổi. - Chữa tụ huyết trùng, đóng dấu, phó thương hàn, nhiệt thán, nhi ễm khu ẩn máu, - Viêm dạ con, âm đạo, viêm vú, M.M.A, viêm da, vết thương, móng CÁCH DÙNG: Lắc kỹ trước khi sử dụng. Mỗi ngày tiêm 1 lần, dùng 3-5 ngày. Tiêm bắp thịt, dưới da hoặc phúc xoang, liều trung bình 1ml/10kg th ể trọng/ ngày Gia súc lớn: 1ml/10kg thể trọng Gia súc nhỏ: 1ml/7kg thể trọng. Bệnh do dinh dưỡng Rắn biếng ăn, cần thay đổi thức ăn và bổ sung kích thích tăng trưởng như B complex, vitamin C để kích thích rắn ăn. IV. THIẾU VITAMIN: Thiếu Vitamin A sẽ gây bệnh về mắt làm cho mắt dễ bi sưng húp dẫn đến chết do không nhìn thấy thức ăn để ăn. Bổ sung Vitamin vào trong thức ăn gồm các loại như: Vitamin B complex, Nicotinic axit và nhất là Vitamin C
  9. Chú ý: Bổ sung thêm để cho đủ các nhóm bệnh ở mỗi đối tượng 1. Bệnh truyền nhiễm: 1.1. Bệnh do vi khuẩn 1.2. Bệnh do nấm 1.3. Bệnh do vi rút 1.4. Bệnh do ký sinh trùng ( nội, ngoại ký sinh ) 2. Bệnh không truyền nhiễm: 2.1. Bệnh do dinh dưỡng 2.2. Bệnh do môi trường 2.3. Bệnh do độc tố
nguon tai.lieu . vn