Xem mẫu

  1. TU TƯỞNG HỒ CHÍ MINH I. GIỚI THIỆU VỀ BẾN NHÀ RỒNG Nhà Rồng nguyên là trụ sở của đại diện hãng chuyên chở hàng hải Pháp (thuộc Công ty vận tải đường biển Pháp Messageries Pharitimes) xây cất năm 1862 làm nơi ở cho viên tổng quản lý và là nơi bán vé tàu. Toà nhà có hình 2 con rồng trên nóc. Con tầu đầu tiên rời bến Nhà Rồng vào tháng 11 năm 1862. Ngày 3 tháng 9 năm 1979, Uỷ ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh quyết định lấy Nhà rồng là "Khu lưu niệm chủ tịch Hồ Chí Minh" (tức Bảo tàng Hồ Chí Minh - Bến Nhà Rồng). Bên trong khu nhà lưu niệm có trưng bày nhiều hình ảnh và hiện vật về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch. Từ đó đến nay, Bảo tàng Hồ Chí Minh - Bến Nhà Rồng đã đón tiếp hàng chục triệu lượt khách trong và ngoài nước vào tham quan. II. NHỮNG SỰ KIỆN LỊCH SỬ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA THỜI KỲ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC (1911-1920) Đây là một trong những giai đoạn quan trọng trong vô cùng quan trọng trong đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc và trong lịch sử cách mạng nước ta. - Ngày 3-6-1911, Nguyễn Tất Thành lấy tên là Văn Ba xin làm phụ bếp trên tàu Đô đốc Latútsơ Tơrêvin (Amiral Latouche Tréville), từ Sài Gòn đi Mácxây (Marseille), Pháp. - Ngày 5-6-1911, trên con tàu Đô đốc Latútsơ Tơrêvin, từ bến cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước. - Đầu tiên Nguyễn Tất Thành đã dừng chân ở cảng Mácxây, cảng Lơ Havơrơ (Le Havre) của Pháp. Được chứng kiến ở Pháp cũng có những người nghèo LÊ THỊ KIM NGÂN – 130701058 trang 1
  2. TU TƯỞNG HỒ CHÍ MINH như ở Việt Nam, Bác nhận thấy có những người Pháp trên đất Pháp tốt và lịch sự hơn những tên thực dân Pháp ở Đông Dương. - Không dừng lại ở Pháp, năm 1912, Nguyễn Tất Thành làm thuê cho một chiếc tàu của hãng Sácgiơ Rêuyni đi vòng quanh châu Phi,sau đó tiếp tục đi qua Máctiních (Martinique) (Trung Mỹ), Urugoay và Áchentina (Nam Mỹ) và dừng lại ở nước Mỹ cuối năm 1912, khoảng đầu năm 1913, Nguyễn Tất Thành theo tàu rời Mỹ trở về Lơ Havơrơ, sau đó sang Anh. Cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành từ Anh trở lại Pháp để có điều kiện trực tiếp hoạt động trong phong trào Việt kiều và phong trào công nhân Pháp. - Khoảng đầu năm 1919, Nguyễn Tất Thành gia nhập Đảng Xã hội Pháp - 18-6-1919, đại biểu các nước đế quốc tham gia chiến tranh họp Hội nghị ở Vécxây (Versailles) (Pháp), thay mặt Hội những người yêu nước Việt Nam tại Pháp, Nguyễn Tất Thành gửi tới hôi nghị bản Yêu sách của nhân dân An Nam. Bắt đầu từ đây Người lấy tên là Nguyễn Ái Quốc. - Trong giai đoạn này Nguyễn Ái Quốc đã tham gia viết bài cho nhiều tời báo: Nhân đạo, dân chúng…Qua đó nêu rõ về mặt tư tưởng, Nguyễn Ái Quốc là một người yêu nước tiến bộ, căm thù chủ nghĩa thực dân Pháp. Khát vọng của Người là đấu tranh giải phóng dân tộc, nhưng làm thế nào và đi theo hướng nào để đạt được mục đích đó, Nguyễn Ái Quốc vẫn còn đang tìm kiếm. - Ngày 16 và 17-7-1920 Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin được đăng trên báo Nhân đạo, lập tức thu hút sự chú ý của Nguyễn Ái Quốc, Luận cương của Lênin đã chỉ cho LÊ THỊ KIM NGÂN – 130701058 trang 2
  3. TU TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Nguyễn Ái Quốc tìm thấy phương hướng và đường lối cơ bản của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc, trong đó có cách mạng Việt Nam. - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp họp từ ngày 25 đến ngày 30-12-1920, tại thành phố Tua (Pháp), Nguyễn Ái Quốc đã tham dự với tư cách là đại biểu chính thức và duy nhất của các nước thuộc địa Đông Dương. Tại đây Người đã lên án chủ nghĩa đế quốc Pháp, tố cáo những sự tàn bạo mà bọn thực dân Pháp đã gây ra ở Đông Dương , bỏ phiếu tán thành tham gia Quốc tế III Quốc tế Cộng sản, trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, và Người cũng trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên. Như vậy, từ năm 1911 đến năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã nghiên cứu để lựa chọn và tìm ra con đường giải phóng dân tộc Việt Nam khỏi ách nô lệ của bọn thực dân, phong kiến. Người đã đi đến nhiều vùng đất, trải qua những tháng năm lao động kiếm sống, thâm nhập đời sống thực tế của những người lao động nhiều nước trên thế giới, thấy rõ cảnh bất công, tàn bạo của xã hội tư bản, vô cùng xúc động trước đời sống khổ cực của giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước. Người thấy rõ ở đâu người dân mất nước cũng khổ cực như nhau và rút ra kết luận quan trọng là: ở đâu chủ nghĩa tư bản cũng tàn ác và vô nhân đạo, ở đâu nhân dân lao động cũng bị áp bức, bóc lột rất dã man; các dân tộc thuộc địa đều có một kẻ thù chung là bọn đế quốc thực dân, giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước đều là bạn, chủ nghĩa đế quốc ở đâu cũng là kẻ thù. III. NHỮNG THU HOẠCH SAU BUỔI THAM QUAN Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ tự hào là thành phố mang tên Bác, là nơi phát triển nhất của đất nước nơi đây còn là nơi có nhiều khu di tích nổi tiếng, Bến Nhà Rồng – Bảo tàng Hồ Chí Minh là một trong những khu di tích nổi LÊ THỊ KIM NGÂN – 130701058 trang 3
  4. TU TƯỞNG HỒ CHÍ MINH tiếng mà ta không thể không nói đến - là khu lưu niệm Bác Hồ nằm trên ngã ba sông Sài Gòn, đầu đường Nguyễn Tất Thành. Cũng chính nơi đây ngày 5/6/1911 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xuống tàu "Đô đốc Latouche Tréville" ra đi tìm đường cứu nước. Bên ngoài là tượng đài Nguyễn Ái Quốc hiên ngang, đầy quyết tâm trên con đường đầy chông gai để tìm ra con đường cứu nước của dân tộc. Bên trong khu nhà lưu niệm có trưng bày nhiều hình ảnh và hiện vật về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch. Qua chuyến tham quan chúng ta càng thấy rõ hơn những sự khó khăn và hi sinh mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã trải qua trong cả quá trình hoạt động cách mạng của Người, càng trân trọng hơn những công lao trời bể mà Người đã làm cho nhân dân, cho đất nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình trí thức yêu nước, nguồn gốc nông dân ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị nặng nề của thực dân phong kiến. Hoàn cảnh xã hội và giáo dục gia đình đã ảnh hưởn sâu sắc đến Hồ Chủ tịch ngay từ thời niên thiếu. Với tinh thần yêu nước nồng nàn, với sự sáng suốt về chính trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước hồi bấy giờ và quyết tâm đi tìm con đường đúng đắn để cứu dân, cứu nước. Là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta ngay từ những ngày đầu, Bác Hồ đã giáo dục và rèn luyện Đảng ta thành một Đảng mác xít Lênin chân chính, tiêu biểu cho trí tuệ và phẩm chất đạo đức của giai cấp công nhân và dân tộc ta. Người không chỉ chăm lo đến sự đoàn kết nhất trí, phát huy dân chủ LÊ THỊ KIM NGÂN – 130701058 trang 4
  5. TU TƯỞNG HỒ CHÍ MINH trong Đảng, đồng thời chăm lo giữ gìn kỷ luật của Đảng và bản thân Người luôn là tấm gương sáng để toàn Đảng, toàn dân noi theo.Tạo dựng một đội ngũ cách mạng - Đảng Cộng sản Việt Nam đủ đức, đủ tài lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, cùng toàn Đảng, toàn dân đưa hai cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ chống Pháp và chống Mỹ vượt qua mọi khó khăn thử thách đưa đến thắng lợi hoàn toàn. Không chỉ là nhà lãnh đạo cách mạng tài ba chủ tịch Hồ Chí Minh còn là một nhà văn hóa lớn một nhà thơ lớn, một nhà văn giàu tính chiến đấu. Người đã đem lại cho văn chương cách mạng nước ta những yếu tố mới mẻ và hiện đại. Chúng ta có thể tìm thấy trong tấm gương sáng tạo của Người những kinh nghiệm, bài học về nội dung và hình thức, tư tưởng và nghệ thuật, phương pháp và phong cách, ngôn ngữ và thể loại của một tài năng lớn. Bên cạnh đó Bác Hồ còn có nhiều cống hiến trên mặt trận giáo dục. Bác hết lòng chăm lo phát triển ngành giáo dục, chăm lo sự nghiệp mở mang dân trí. Ngay từ sau khi giành được độc lập, mặc dù đất nước gặp bao khó khăn chồng chất, thù trong, giặc ngoài, nhưng Bác vẫn động viên mọi người diệt giặc dốt. Bác Hồ là ngọn cờ đoàn kết mọi lực lượng, là người lãnh tụ sáng suốt, là linh hồn của hai cuộc kháng chiến, là niềm tin sắt đá của nhân dân, là tấm gương tiêu biểu cho phẩm chất của người cộng sản Bác luôn coi trọng việc xây dựng tình đoàn kết hữu nghị với các nước bè bạn khắp năm châu với ước mong tất cả các dân tộc trên thế giới đều bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Bác kiên quyết lên án tệ phân biệt chủng tộc, lên án những hành động dã man chà đạp quyền con người, ủng hộ cuộc đấu tranh của các dân tộc trên thế giới vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh - nhà văn hóa kiệt xuất của thế giới. Ở Người, kết tinh văn hóa Việt Nam và tinh hoa văn hóa của nhân loại. Là chiến sĩ tiên phong của nền văn hóa nghệ thuật báo chí cách mạng đấu tranh cho độc lập tự do, cho LÊ THỊ KIM NGÂN – 130701058 trang 5
  6. TU TƯỞNG HỒ CHÍ MINH công bằng xã hội, Người đã hiến dâng toàn bộ cuộc đời cho cách mạng, cho nhân dân. Giá trị văn hóa của Người vừa mang bản sắc dân tộc, vừa hiện đại, vừa nhân văn. Văn hóa Hồ Chí Minh là tài sản vô giá để lại cho chúng ta hôm nay và cho các thế hệ mai sau. LÊ THỊ KIM NGÂN – 130701058 trang 6
nguon tai.lieu . vn