Xem mẫu

  1. VIEN VÄN HOA NGHE THUAT VIET NAM N H IE U TÄC GIÄ Le höi : ' i i I j — NHA XUAT BAN VÄN HOA THONG TIN HÄ NÖI - 2009
  2. LỄ HỘI THÁNH GIỎNG
  3. VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VIỆT NAM Nhiều tác giả Ễ HỘI THÁNH GIÓNG NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA THÔNG TIN Hà Nội - 2009
  4. T ổ c h ứ c b ả n th ả o : PGS.TS. Nguyễn Chí Bền Ths. Võ Hoàng Lan Đỗ Xuân Tâm Pham Thi Dung Hoàng Thị Thu Thủy Nguyễn Thị Hải
  5. HùềniỊ rB ù n q là fô ntiỏe ta Qiướe ỉa í áo (té ế/ỌỈ là rOủn ẨUuuị. r-7/i đêíf ttỉêíi ỉa vấ t v é oan iị f Uriỉ em. rịìiià rĐ ốnq íỉỀnq vtm íị ntiiiìii đời: ^ĩỉiỉìỉ iiễíị e/iễửi đen ớítíit, ễmtởi, rũ a ỉm ị éứa íềiiâe ilie.t io ỉii rpâiỆỉ láíig ■
  6. MỤC LỤC t • - Lời nói d ầ u 11 P h ầ n 1: D i tíc h v à h u y ề n th o ạ i 13 1. X u n g Thiên miếu 15 2. Đền thờ Phù Đ ốn g T hiên Vương 16 3. S ự tích đền Sóc Sơn 17 4. K hu d i tích P hù Đ ổ n g 18 5. K hu di tích Sóc Sơn 23 6. D ư đ ịa ch í (trích) 30 7. Đ ạ i N a m n h ấ t th ố n g ch í (trích) 35 8. Đ ạ i Việt sử ký toàn th ư (trích) 36 9. S ự tích Sóc Thiên Vương 37 10. P h ù Đ ổn g T hần Vương truyện 39 11. Truyện Đ ống Thiên Vương 44 12. Truyện quốc sư x â y đền Sóc Thiên Vương 47 13. Tân đ ín h L ĩn h N a m chích quái (trích) 49 14. Thiên N a m n gữ lục 55 15. Đ ạ i N a m quốc s ử d iễ n ca 72 16. S ự tích T hánh G ión g 74 17. Truyện đền P hù Đ ố n g 75 18. N ó i về s ự tích T h á n h Đ ổng 76 7
  7. 19. Truyện Phù Đ ổng Thiên Vương 78 20. P hù Đ ống thiên uương (Truyện Đức Thánh Gióng) 82 21. C huyện Đ ức Thánh G ióng 92 22. Truyện Đức T hánh G ióng 101 23. T h án h G ióng 103 24. Truyện ô n g Gióng 107 25. Truyện ông tô nghề rèn 110 26. Đ ống Thiên Vương 112 27. Ghi chép về ngôi đền linh thiêng thờ P hù Đ ống 116 28. Văn bia đền P hù Đ ổn g 122 29. T hần tích Đ ổn g Thiên Vương ] 26 30. Như Hạnh - Tỳ Sa môn Thiên Vương 137 (V a i s r a v a n a ), S ó c T h iê n V ư ơ n g và P h ù Đ ổ n g T h iê n V ư ơ n g tr o n g tô n g i á o V iệ t N a m th ờ i t r u n g c ổ 31. Lê T rọn g K h á n h , N g u y ễ n V ă n K hoả - D ó n g , a n h 156 hùng bộ lạc hay anh hùng dân tộc? 32. Cung Khắc Lược, Lương Văn Kế - Phát hiện mới 174 về truyền thuyết Thánh Gióng: Phù Đổng Thiên Vương cứu mẹ 33. C un g V ã n Lược - T h ê m m ộ t t ư liệ u v ề a n h h ù n g 183 Dóng. 34. Bùi Văn N guyên - T ìm hiểu thêm ý n gh ĩa cảnh g iá c 191 chống ngoại xăm trong truyện T hánh G ióng 35. N ic u lin N .I - Các d a n h ngữ Việt: ông Đ ổng và Phù 201 Đ ổng (G ióng) 8
  8. 36Vũ N gọc P h a n - P h u Đ ổ n g m ộ t h ìn h tư ợ n g vă n 213 học vô c ù n g đ ẹ p đ ẽ ưà h ù n g m ạ n h củ a n h ã n d à n V iệt N a m x ư a n a y 37Vũ Tuấn Sán - Truyền thuyết vè Thánh Giong 217 38Tạ C hí Đ ạ i Trường - L ích s ử m ộ t th ầ n tích: 227 P h ù Đ ổ n g T h iê n V ư ơ n g 39H oàn g T iến T ựu - S ự p h á t triể n c ủ a tr u y ề n 254 t h u y ế t c h ố n g n g o ạ i x â m t ừ T h á n h G ió n g đ ế n A n Dương Vương 40Tầm V u - T ư tư ở n g c h ủ y ế u củ a n g ư ờ i V iệ t th ờ i 267 c ổ q u a n h ữ n g tr u y ệ n đ ứ n g đ ầ u tr o n g t h ầ n th o ạ i va tr u y ề n th u yế t. 41Trần Quốc Vượng - Truyền thuyết về ông Gióng - 283 trong sách vở và ở ngoài đời 42Keith Taylor - v ề truyền th u yết ông Gióng 326 43Những ý kiến ngắn 328 PỂn 2: L e h ộ i 343 44Dân tục thần tích xã P hù Đ ổng huyện Tiên Du 345 phủ T ừ Sơn, tính B ắc N inh AiHội P h ù Đ ổng 362 4 ị Hội đ ền P h ù Đ ổng Thiên Vương núi Vệ Linh 364 4'G . D um outier - M ột lễ hội tôn g iá o nước N a m (tại 365 leng P h ù Đ ổng - B ắc Kỳ) •4frNguvễn Văn Huvên - H ội Phù Đổng (Một trận 375 đ ín h thần kỳ trong truyền thuyết Việt N am - 1938) 4‘ Nguyễn Văn Huyên - H át và múa A i Lao ở hội 397 Phù Đ ổng Bắc Ninh 9
  9. 50. Trần Quốc Vượng - Căn ban triết lý người anh hùng 435 Phù Đ ông và hội D óng 51. T rần Bá C hí - H ộ i D ó n g đ ề n S ó c 449 52. N g u y ễ n K h ắc Đ ạ m - M ộ t s ô 'v ấ n đ ề h ộ i G ió n g 478 53. Cao Huy Đỉnh - N gười anh h ù n g làn g D óng 485 54. Cao H u y Đ ỉn h - N g ư ờ i a n h h ù n g l à n g D o n g 633 tr o n g lò n g n h ả n d â n 55. Toan Ánh - H ội G ióng và tục diễn lại sự tích Phu 649 Đ ống Thiên Vương p h á g iặ c Ân 56. Nguyễn Thị Hương Liên - K h ả o s á t thực trạn g 671 văn hóa lễ hội đền th ờ T h án h G ióng (lễ hội đền P hù Đổng) 57. Lê Trung Vũ: H ội T h án h G ióng (trích) 712 58. Sô hội lệ của nhân d â n là n g P hù Đ ổng (trích) 715 59. Hồ Sĩ Tá - Tục xin lộc tượng lợn trung hội G ióng 728 60. Lê Thị Hoài Phương - N g h i lễ ở lễ hội đền Sóc và 731 sự lý giải... 61. Đặng Việt Bích - Hội D ón g Sóc Sơn hiện nay 738 62. Vũ Ngọc Khánh - Ngô Đức Thịnh - Tứ bất tử (trích) 744 63. V ũ T u ấ n S á n - V ă n t h ơ đ ề v ịn h T h á n h G ió n g . 758 64. Trần Thị Liên - Truyền thuyết d i tích và lể hội 776 T hán h G ióng trên đ ấ t T hanh 65. Nguyễn Chí Bền - N h ìn lại việc nghiên cứu T hánh 780 Dóng: lễ hội, th ần tích và d i tích h a y là ... P h ầ n 3: T h ư m ụ c n g h iê n cứ u v ể T h á n h G ió n g 789 - P h ụ lụ c ả n h 807 10
  10. LÒI NÓI ĐẨU Trong tâm thức người Việt vùng châu thổ Bắc Bộ,Thánh Gióng’ là một vị thánh trong Tứ bất tử. Nếu theo mục 23 trong Dưđia chí của Nguyễn Trãi (1380-1442) mà lời chú giải của Nguyễn Thư Hiên (tức Nguyễn Tông Quải sinh năm 1692 mất năm 1766) thỉ Tứ bất tử làTản Viên Sơn Thánh, Phù Đổng Thiên Vương, Chử Đồng Tử và Từ Đạo Hạnh. Nhưng nếu theo lời lưu truyền lâu nay thi Tứ Bất Tử là Tản Viên Sơn Thánh, Phù Đổng Thiên Vương, Chử Đồng Tử và Thánh Mầu Liễu Hạnh. Dù hiểu theo cách nào thi Phù Đổng Thiên Vương (Thánh Gióng) vẫn là một vị thánh trong bốn vị thánh bất tử của người Việt. Chính vì vậy, người dân ở các làng thờ Thánh Gióng hàng năm đều mở lễ hội để tưởng nhớ vị thánh mà họ kính trọng và tín tưởng. Bắt đầu từ tháng giêng âm lịch, người dân các làng Vệ Linh (xã Phù Ninh), Đan Tảo, Xuân Dục (xã Tân Minh), Dược Thượng (xã Viên Dược), Đức Hậu (xã Đức Hòa), Yên Sào (xã Xuân Giang), Yên Tàng (xã Bắc Phú) thuộc huyện Sóc Sơn; các làng Phù Dực I, II, Phù Đổng I, II, III, Đổng Viên (xã Phù Đổng), Đổng Xuyên (xã Đặng Xả), Sen Hồ (xã Lệ Chi) thuộc huyện Gia Lâm; làng Hội Xá (phường Phúc Lợi) thuộc quận Long Biên; làng Xuân Tảo (xã Xuân Đỉnh) thuộc huyện Từ Liêm; làng Bộ Đầu (xã Thống Nhất) thuộc huyện Thường Tín v.v... của thành phố Hà Nội đêu tổ chức lễ hội Thánh Gióng rất trang nghiêm, hoành tráng và đầy tín tưởng. Có thể nói, lễ hội Thánh Gióng là một bản anh hùng ca, một di sản văn hóa phi vật thể vô giá của người Viêt châu thổ Bắc Bộ để lại cho thế hệ hôm nay. Với vị thế ấy, di sản văn hóa liên quan đến Thánh Gióng, từ nhân vật phụng thờ đến di tích, từ huyền thoại đến lễ hội, trong tiến trinh lịch sử luôn ’ Hiện tại vẫn tồn tại hai cách ghi: Dóng và Gióng của các nhà khoa học về tên vị thánh. Do vậy, trong toàn bộ tập sách này, chúng tôi tôn trọng quan điểm khoa học của các học giả giữ cả hai cách ghi Dóng và Gióng. 11
  11. được các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa quan tâm. Con đường nghiên cứu di sản văn hóa Thánh Gióng, đã có nhiều cột mốc chắc chắn được cắm bởi các học giả uy tín. Nhằm phục vụ cho công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, cả vật thể lẫn phi vật thể hiện nay và mai sau, trên cơ sở ấy góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển nén văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tiến hành sưu tập, tuyển chọn những công trình sưu tầm nghiên cứu vế di sản văn hóa vô giá này trong thời gian qua thành một cuốn sách với nhan đề Lễ hội Thánh Gióng. Chúng tôi xin được bố cục cuốn sách thành ba phần chính: - Phần 1: Di tích và huyền thoại - Phẩn 2: Lễ hội - Phần 3: Thư mục nghiên cứu về Thánh Gióng Quá trình làm sách, chúng tôi được sự quan tâm, tạo điều kiện, động viên của Văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, lãnh đạo Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), ủỳ ban UNESCO Việt Nam, lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, lãnh đạo ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Nhân cuốn sách ra mắt bạn đọc, chúng tôi xin tỏ lòng cám ơn chung. Lễ hội Thánh Gióng là một di sản văn hóa độc đáo, có giá trị đặc biệt. Quá trình sưu tập, tuyển chọn, làm bản thảo và xuất bản, có thể còn những thiếu sót, chúng tôi mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý chân thành của các bậc trí giả cũng như đông đảo bạn đọc gắn xa, để những lần tái bản sau, cuốn sách sẽ tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn trước. Hướng tới kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội Tháng 7 - 2009 PGS.TS. Nguyễn Chí Bển Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam ủ y viên Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia 12
  12. Phần 1: DI TÍCH VÀ HUYỀN THOẠI ■
  13. XUNG THIÊN MIẾU X u n g Thiên miếu: Tại làng Phù Đổng hồi xưa trong nưốc rối loại chợt thây một người có uy đức. dân đều vê' theo, người ấy bèn cầnquân dẹp loạn, rồi bay lên tròi đi mất, hiệu là Xung Thiên Vưcg, dân lập đền miếu để thò Lê Tắc (An Nam chí lược, bản dịch của ủy ban phiên dịch sử liệu Việt Nam, Viện Đại học Huế, GS. Trần Kinh Hòa cố vấn, 1960, Nxb. Thuận Hóa, Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, tái bản năm 2002, tr. 67) 15
  14. ĐỀN THÒ PHÙ ĐỔNG THIÊN VƯƠNG Thiên vương nguyên là người xã Phù Đổng, lên ba tuổi mà chưa biết nói. Khi ấy là đòi vua H ùng Vương thứ sáu, nhân có giặc Ân xâm lược, vua sai sứ giả đi tìm người có tài đuổi giặc. Từ đó ngài bỗng nói được. N gài xin vua đúc cho một con^ngựa sắt, một thanh kiếm sắt; rồi ngài vươn mình lớn vụt lên, phóng ngựa, vung gươm phá tan quân giặc ở núi Vũ N inh (nay là huyện Quế Dương). N gài chém được tên tướng đầu sỏ và hai mươi sáu viên tỳ tướng của giặc. Quân giặc van lạy, và gọi ngài là “tướng nhà tròi”. N gài đên núi N inh Sóc (thuộc huyện Kim Anh) th ì phóng ngựa lên tròi đi mất. Vua H ùng Vương sai người tới nguyên quán, lập m iếu thồ ngài. (Bắc Ninh phong thổ tạp ký, Ký hiệu Thư viện Khoa học xã hội: A425) 16
  15. sự TÍCH ĐỂN SÓC SƠN ■ ... Đền ở ngọn cao nhất trên núi Vệ Linh, gọi là Sóc Sơn, cảih rất thanh vắng. Theo sử chép thì đây là nơi Thiên Vương plóng ngựa lên trời. Lại xét đến truyện C hích q u á i . thì xưa Tỳ Sa tiớng quân hiển linh đánh phá quân Tông. Vua Lê Đại Hành plong là Sóc Thiên Thần Vương, cũng dựng đền thò ớ núi này. Niy. một đền ớ đinh núi, một đền ỏ chân núi, tra thần hiệu cùng klông được rõ ràng. Đền trên, tôn hiệu là "Đổng Thiên Vương, Scc Thiên Đ ại Thánh". Đền dưới tôn hiệu là "Vệ Linh sóc thần, Plù Thánh đại vương". (Bắc Ninh toàn tỉnh địa chí, quyển hạ - Ký hiệu TVHN A2889. Bản dịch của Hoàng Hồng cẩm). 17
  16. KHU DI TÍCH PHÙ Đ ổ N G N g u y ễ n T h ị Hoà* Khu di tích Phù Đổng là nơi thờ một vị anh hùng khai sáng mà tên tuổi từ lâu đã nổi trội trên hàng đầu của kho huyền thoại và lịch sử văn hoá V iệt Nam. Di tích này thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Trước kia, di tích Phù Đong nằm trên khu vực làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, bên tả ngạn sông Đuông. Từ trung tâm thủ đô, qua cầu Chương Dương hoặc cầu Long Biên ngược Quốc lộ 1A, vượt cầu Đuống, đi khoảng nửa cây sô", rẽ trái, đi thêm 7 cây sô' nữa là tới. Tổng cộng chừng 17 cây sô". Xã Phù Đổng là một trong những khu vực còn giữ được nhiều di tích lâu đời của thủ đô Hà Nội. Đây quê hương của Thánh Gióng - vị anh hùng nhỏ tuổi thần kỳ trong kho truyền thuyết ở thời Hùng Vương. Đ ây cũng là khu vực có ngôi chùa đánh dấu giai đoạn đầu của lịch sử Phật giáo nước ta. Những di tích ở xã Phù Đổng rải rác trong các thôn xóm, nhưng khá quy tụ, vì di tích nọ cách di tích kia không quá một cây sô". Đền, chùa, đình, m iếu với các chứng tích huyền kỳ... đều hoà trong thiên nhiên, để thành một khu vực tham quan rộng và phong phú, có giá trị tu dưỡng tinh thần, có nhiều tác dụng giáo dục truyền thống cho th ế hệ trẻ. Đến Phù Đổng trước hết là đến với các di tích liên hoàn cùng truyền thuyết Phù Đổng, vị thánh mới chỉ 3 tuổi mà đã vươn mình lớn dậy, đánh đuổi giặc Ân, bảo vệ quê hương. Truyền thuyết này xuất phát từ chủ đề huyền thoại nào? Dưới nhận thức đã được cố * Ban Quản lý di tích và danh thắng Hà Nội. 18
  17. địnl từ rất lâu, có lẽ từ những triều dại độc lập dầu tiên của thời phoag kiến tự chủ và cơ bản được báo lưu cho đên ngày nay, thì Tháih Gióng là biếu hiện của truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc, đặc điểm sáng giá của lịch sử nước ta. Từ diều đó nhà thơ tài canh ở th ế kỷ XIX Cao Bá Quát đã vừa tóm tắt thần tình sự nghệp và giá trị của Thánh Gióng, vừa sáng tạo nên hình tượng vàn học và tứ thơ xuất sắc độc đáo, có tầm khái quát lớn về bản lĩnh người anh hùng: Phá g iặ c đản hiềm ta m tuè vãn, Đ ằ n g vân do hận cứu trùng đê Nghla: Đ ánh g iặ c , lên ba hiềm vản muộn, Lẻn m ây, tầng chín vẫn chưa cao. Hãy điểm qua những di tích ở Phù Đông có liên quan đen truyền thuyết T hánh Gióng. Đ ề n T hư ợng: Đền thò Thánh Gióng. Theo truyền thuyết, đền đã có từ thời Hùng Vương và được dựng trên nền nhà cũ của mẹ Gióng. Đên thê kỷ XI, Lý Thái Tổ cho tu bổ thêm và ra lệnh tổ chức hội Gióng. Đền sát đê, được bôTcục theo hình chữ "công", quy mô rộng rãi. Trước sân, ngay sát chân đê có ao rộng, tên Ao RỐI, nơi hàng năm có tổ chức múa rối nưóc vào ngày hội. Trong ao, dưới bóng cây đa cổ thụ cành lá sum xuê, là ngôi thuỷ đình xinh xắn dùng làm nhà múa rối nước. Thuỷ đình được dựng theo kiểu "mái chồng" từ thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVII) với nhiều bức chạm tinh vi, trên gỗ từ thời đó, mà đề tài là những cảnh sinh hoạt dân gian: người chăn dê, người thổi ông xì đồng... Qua sân gạch đến nghi môn khá cao, mới đượcxây vào cuôi thê iỷ XIX. Phía trước có đôi rồng đá nét chạm hơi thô nhưng rất khoe, bên dưới có dòng chữ khắc cho biết niên đại tạo tác của rồng vào nàm Ât Dậu, niên hiệu Vĩnh Thịnh, tức năm 1705. dưới triều vua Lê Dụ Tông. Phía sau có đôi sư tử đá cũng làm vào năm đó. 19
  18. Tiếp đến là nhà thiêu hương (đốt hương), cấu tạo giông' Lluiý đìn h n h ư n g n h ỏ hơn, lợp b ằ n g ngói kích tấc k h á lớn (20cm X 30cm). Liền nhà thiêu hương là hai nhà tiền tê khá rộng. Nhà ngoài do Điền quận công Nguyễn Huy (1610 - 1675), người làng Phù Dực, cạnh xã Phù Đổng đứng ra xây dựng. Nhà bên trong do Đặng Công Chất, người chính làng Phù Đống, đỗ trạng nguyên năm 1661. đứng ra hưng công. Đáng chú ý ở đây là 39 viên gạch VỚI k í c h tấ c 30 X 20 X 10 (cm), mỗi v i ê n đều c h ạ m k h ắ c h ì n h rồng. Những viên gạch này được lát ở bậc thềm vào cung. Hai ngôi nhà 3 gian phía đông do Đặng Thị Huệ, chính cung của chúa Trịnh Sâm (th ế kỷ XVIII) cung tiến. Trong hậu cung 12 gian, có tượng Thánh Gióng cao 3m. hai bên có 6 tượng quan văn, quan võ, hai phỗng quỳ và bôn viên hầu cận "tứ trấn". Kiến trúc đền không có gì đặc biệt, nhưng đáng chú ý là những đầu bấy còn lưu lại được những mảng chạm vào thời hậu Lê. Đền còn lưu dược cả thảy 21 dạo sác phong, dời Lô 12 dạo. đòi Tây Sơn 3 đạo, đòi Nguyễn 6 đạo. Cũ nhất là sắc phong năm Đức Long thứ 5 (1634). Trong đền, còn nhiều hiện vật có giá trị: Chiếc ngai thờ từ thời Lê Trung Hưng (th ế kỷ XVII) chạm trổ tinh vi; đôi chim mang nghệ thuật Trung Hoa do Đ ặng Thị Huệ cung tiến; bình hương, nghê đồng, hai thanh kiếm , câu đối do anh em thi hào N guyễn Du cung tiến nảm 1818. Bên đền có một bia đá rất đẹp, cũng là một hiện vật hiếm thấy tại các ngôi đền khác ở nước ta. Đ ể n Hạ: Đền nằm ngoài đê, ở phía đông đền Thượng. Đền là nơi thò mẹ Thánh Gióng, cũng gọi là Mẫu. hay Thánh Mẫu. Từ ngoài vào qua nghi môn là một sân nhỏ, tâVcả đều nằm trên một nền cao 7 bậc. Trong nữa. đền cũng nhô lên trên nền cao, xung' quanh cây cối um tùm. Trước kia Thánh Mẩu được thờ chung với Thánh Gióng ở đền Thượng. Đến năm Chính Hoà thứ 4 (1683). Thánh Mẫu 'mới thù ỏ 20
  19. đền nông tại thôn Ngô Xá. Mười năm sau dền lại được thiên vể gần chùa Giêng (chùa Tập Phúc), tại chỗ hiện nay. Đền Hạ được sửa chữa nhiều lần. Di vật dáng chú ý ở dây là đôi phỗng đủ. một bộ đài bạc. hai bình hương đá. M iếu Ban: Miếu ỏ phía tây đền Thượng, trong xóm Ban, tên chữ là "Dục Linh từ". Miếu cũng thò Thánh Mẫu, hơn nữa tương truyền đây là noi Gióng ra đòi. do đó còn có tên tục là "Trài Nòn". Miêu lợp ngói cô hình mũi hài. Sau miếu là giếng Bát Nhũ trì (ao tám vú), giữa giếng nối lon một gò đất con xinh xán. Truyền rằng, Thánh Gióng ra đòi trên sập hiện đặt ớ đảo này, sau đó được tắm trong chậu đá cũng đặt ở đây. Ngoài ra, còn có một liềm đả mà người ta đã xem là dao cắt rốn cho Thánh Gióng, nhưng liềm hiện nay không còn nữa. Cô viên: v ẫ n theo truyền thuyết, Cố Viên (vườn xưa), cũng gọi là "vườn rau", là nơ 1 mẹ Gióng đến hái rau rồi ướm chân mình vào chan người khổng lồ. do dó mà mang thai sinh ra Giỏng, ơ dây có một nhà nho gọi là "cây hương", bên cạnh là hòn đá lớn, hình thù đặc biệt với nhiều nét lồi lõm được xem là dấu chân của người Khổng Lồ. Còn một tấm bia mang dòng chữ "Đống Viên Thánh Mầu cố trạch" (nhà xưa của Thánh Mẫu trong vưòn Đổng). G iá ngự: ở đây có hai cột trụ và một bệ xây vào đầu thê kỷ XX. Vào ngày hội đền, dân làng kéo ngựa thờ, gọi là ông giá, từ đền Thượng đến đây, trông ra khu Soi Bia cạnh đền Hạ, nơi điệu múa cò được biểu diễn. Mộ T rần Đ ô T h ô n g : Mộ ớ xóm Vận Hang, trước đền Thượng. Tục truyền Đô Thông là một tướng của Thánh Gióng, người Phù Dực cầm đạo tiên phong trong đoàn quân chông giặc Ân. Mộ được xây bằng gạch giữa một khu rộng ngoài bài sông. 21
  20. C h ù a K iến Sơ: Chùa ở sát đền Thượng, có thể gộp vào đền Thượng thành một khu di tích. Chùa đã có mặt từ th ế kỷ VIII. Đến năm 820 dưới thời nhà Đường, su' Vô Ngôn Thông, từ Trung Hoa sang, tu tại dãy. Lý Công U ẩn, hồi còn hàn VI, từng đến ỏ chùa này. Sau khi lêr ngôi, Lý Thái Tổ đến thảm chùa, theo huyền thoại, dược Thánh Gióng chúc mừng bằng bài thơ mà Thánh cho hiện lên thân cây Chùa còn nhiều tượng có giá trị nghệ thuật, trong số đó có các phc tượng tương truyền là của Vô Ngôn Thông, Lý Công uẩn. Dọc hành lang là tượng 18 vị La Hán. Sau chùa có đắp hang động rất kỳ thú. Hàng năm, từ mồng 6 đến 12 tháng 4 âm lịch, dân địa phương lại tổ chức hội Gióng, ngày lễ chính là ngày mồng 9. Trước ngày này, dân làng đã tổ chức nhiều trò chơi: vật, chọi gà, đánh cờ hát, đặc biệt là hát Ải Lao - một tập tục rất cổ. Trong ngày lễ lốn vui nhất là trò diễn trận, rước kiệu, múa cờ, chia phe diễn lại sụ tích Thánh Gióng đánh giặc Ân. Nhân vật anh hùng Gióng đã trở thành biểu tượng của sức mạnh và lòng yêu nước Việt Nam. Hội Gióng là một đỉnh cao của sinh hoạt văn hoá cổ truyền Việt Nam. Vì thê, người Việt N a m xưa và nav vẫn nhắc nhau lời răn: A i ơi m ồng chín th á n g tư, K h ôn g đ i hội G ióng củng h ư m ấ t đời. Không chỉ ở làng Phù Đổng mới thồ Thánh Gióng. Trong khu vực đền Hùng ỏ Vĩnh Phú, có đền Thượng, tức "cửu trùng tiềr điện" được dành để thờ Thánh Gióng. Làng Vệ Linh ở huyện Sóc Sơn phía bắc thủ đô Hà Nội, nơi tương truyền Gióng đã trút giáp để cùng ngựa về tròi, cũng có đền thò. Gióng được nhà nước quâr chủ tặng danh hiệu lớn: "Xung Thiên Thần vương". Còn theo quan niệm dân gian, thì Thánh Gióng lại giữ dịa v: của một trong "tứ bất tử", cùng với Tản Viên, Liễu Hạnh và Chi: Đồng Tử, đó là một hình mẫu đẹp trong tâm thức Việt Nam. N.T.H {Di tích hch sử- vẫn hoá Hà Nội, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000’ 22
nguon tai.lieu . vn