Xem mẫu

  1. BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HOÁ DÂN TỘC GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN V NG (NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP: ĐƯ NGHỆ THUẬT ĐỜN CA TÀI TỬ NAM BỘ ĐẾN GẦN HƠN VỚI KHÁCH DU LỊCH TẠI TỈNH BẠC LIÊU) Huỳnh Minh Cường, Lê Thị Dung, Lý Hồng Giao Khoa Quản trị Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Trịnh Minh Chánh TÓM TẮT Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển đất nước trong tương lai. Sự phát triển của ngành Du lịch đã và đang góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xuất khẩu tại chỗ; bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, tài nguyên thiên nhiên, tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống nhân dân, đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Di sản Đờn ca tài tử - một tinh hoa văn hóa đặc sắc của người dân Nam Bộ - đã và đang trong quá trình hoàn chỉnh sản phẩm du lịch độc đáo đến với khách du lịch trong và ngoài nước. Với ý nghĩa trên, bài viết đã nghiên cứu và gợi ý một số giải pháp đưa Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ đến gần hơn với khách du lịch, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản Đờn ca tài tử gắn với phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Bạc Liêu. Từ khóa: bảo tồn, di sản, du lịch bền vững, Đờn ca tài tử, giá trị văn hoá. 1 LÝ DO NGHIÊN CỨU Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 đã chỉ rõ quan điểm “…phát triển du lịch bền vững gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc… phát huy lợi thế quốc gia về văn hóa dân tộc, thế mạnh các vùng, miền… liên kết, phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng theo vùng du lịch…”. Nghệ thuật Đờn ca tài tử là một loại hình nghệ thuật đặc sắc ở Nam Bộ, đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2013. Để những giá trị nổi bật của Đờn ca tài tử được khai thác hiệu quả cần có sự cố gắng nỗ lực từ phía chính quyền, các tổ chức xã hội và cộng đồng cư dân. Chính vì thế, chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu và đề xuất giải pháp: “Đưa Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ đến gần hơn với khách du lịch tại tỉnh Bạc Liêu” nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống theo hướng phát triển du lịch bền vững. 2081
  2. 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận Giá trị văn hoá: giá trị văn hoá về thực chất là sự khẳng định của con người đối với sự tồn tại vật chất, tinh thần của bản thân mình, quan hệ, trật tự của mình, hành vi, thái độ của mình, khích lệ con người sống và phát triển theo thang giá trị của mình. (Trần Đình Sử, 2017) Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ: đây là một loại hình nghệ thuật của đàn và ca, do những người bình dân, thanh niên nam nữ nông thôn Nam Bộ hát ca sau những giờ lao động. Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật có nguồn gốc từ nhã nhạc cung đình Huế. Trong đó chữ “tài tử” có nghĩa là người chơi nhạc có tài, có năng khiếu, có hiểu biết về nhạc cổ. (Nguyễn Phúc An, 2019) Phát triển du lịch bền vững: “Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển quan tâm đến lợi ích kinh tế, xã hội mang tính lâu dài trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai”. (Sustainable Tourism for Development, World Tourism Organization). Các tiêu chí phát triển du lịch bền vững bao gồm: Khả năng kinh tế, thị trường địa phương, chất lượng việc làm, công bằng xã hội, đáp ứng nhu cầu trọn vẹn cho du khách, kiểm soát địa phương, sự vui vẻ của cộng đồng, sự giàu có văn hoá, tích hợp vật lý, đa dạng sinh học, hiệu quả nguồn lực, khả năng môi trường. 2.2 Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Thứ nhất, phương pháp Nghiên cứu và tổng hợp tài liệu: chúng tôi tìm hiểu, khai thác và phát triển những điểm mới chưa được nghiên cứu hoặc những vấn đề chưa được nghiên cứu triệt để, tổng hợp nguồn cơ sở lý luận. Thứ hai, phương pháp Nghiên cứu thực địa: chúng tôi đã trực tiếp đến tỉnh Bạc Liêu để nghiên cứu thực địa nhằm thu thập tài liệu thực tế liên quan và các thông tin đáng tin cậy. Tìm hiểu về thực trạng phát triển du lịch tại tỉnh Bạc Liêu để có những đánh giá khách quan và xác thực nhất. Thứ ba, phương pháp Khảo sát qua bảng hỏi: chúng tôi đã thực hiện khảo sát 150 đối tượng để tổng hợp thực trạng về sự quan tâm của khách du lịch với Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ và phát triển du lịch tại tỉnh Bạc Liêu. Thứ tư, phương pháp phỏng vấn sâu những đối tượng có liên quan, các nghệ nhân biểu diễn Đờn ca tài tử và người dân địa phương. Qua các phương pháp nghiên cứu trên, chúng tôi đã đề xuất các giải pháp nhằm đưa Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ đến gần hơn với khách du lịch, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc theo định hướng phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Bạc Liêu. 2082
  3. 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN V NG TẠI TỈNH BẠC LIÊU 3.1 Tiềm năng phát triển du lịch Qua hơn một thế kỷ với bao thăng trầm lịch sử, Đờn ca tài tử đã khẳng định vai trò đặc biệt trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Nam Bộ nói chung và Bạc Liêu nói riêng. Trên địa bàn tỉnh, phong trào Đờn ca tài tử đang phát triển khá mạnh từ nông thôn đến thành thị. Toàn tỉnh có hơn 200 Câu lạc bộ Đờn ca tài tử, trong đó hơn 50 Câu lạc bộ được Nhà nước hỗ trợ trang thiết bị, dụng cụ sinh hoạt, với tổng số hơn 2.100 thành viên (gần 500 nghệ nhân đờn và hơn 1.600 nghệ nhân ca). Ngoài ra, Bạc liêu còn sở hữu một số địa điểm du lịch nổi tiếng như: Chùa Xiêm Cán, Điện gió Bạc Liêu, Nhà công tử Bạc Liêu, Nhà hát Cao Văn Lầu, Khu lưu niệm cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, Quảng trường Hùng Vương, … 3.2 Nh ng hạn chế của Đờn ca tài tử gắn với hoạt động du lịch Mặc dù các xã, phường trên địa bàn tỉnh đều có câu lạc bộ Đờn ca tài tử, song trên thực tế phần lớn những Câu lạc bộ này chủ yếu xuất phát từ đam mê, chưa có tính chuyên nghiệp cao. Ngoài ra, nguồn kinh phí hạn hẹp cũng là chướng ngại cản trở sự phát triển lớn mạnh của phong trào Đờn ca tài tử. Biểu đồ 1. Kết quả khảo sát mức độ từng thưởng thức Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ Về lực lượng, những thế hệ trẻ kế thừa, thực hành các kỹ năng nghệ thuật Đờn ca tài tử đang thiếu hụt. Mặt khác, xét về những trường lớp đào tạo chính quy loại hình nghệ thuật đất phương Nam, ngành đào tạo này chưa thu hút được nhiều thí sinh tham gia. Theo ông Nguyễn Hùng Khu, Trưởng phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp Cục công tác phía Nam (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch): “Sau khi Đờn ca tài tử được công nhận, việc dạy và học Đờn ca tài tử trở nên tràn lan và không thống nhất, thậm chí loại hình nghệ thuật này còn bị lợi dụng trong các tệ nạn xã hội. Nhiều người theo học Đờn ca tài tử không phải yêu thích mà vì đây là môn có thể trình diễn để sinh kế”. Tại các điểm du lịch, khu du lịch sinh thái như: Cồn Thới Sơn (tỉnh Tiền Giang), Cồn Phụng (tỉnh Bến Tre) hay các điểm du lịch nổi tiếng khác tại miền Tây Nam Bộ đã có trình diễn nghệ thuật “Đờn ca tài tử” để tăng trải nghiệm cho khách du lịch. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế: chi phí cho các nghệ nhân không cao dẫn đến họ không thể duy trì theo nghề mà đã 2083
  4. chuyển sang nghề khác, hay về các bản nhạc cổ của “Đờn ca tài tử” chưa đa dạng, chỉ quay quanh một số bản nhạc vốn có và chưa có nhiều tác giả sáng tác mới để phù hợp hơn với cuộc sống xã hội hiện đại ngày nay. Qua kết quả khảo sát 150 khách, ta thấy 80% khách du lịch đã từng thưởng thức “Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ”. Tuy nhiên, 20% khách du lịch vẫn chưa biết đến, cần có những biện pháp tập trung quảng bá nhiều hơn. Cuối cùng, chưa dung hòa được chất bình dân và tính bác học trong Đờn ca tài tử nên không thu hút được công chúng ham thích rộng rãi. Nguồn gốc nhạc Tài tử vốn xuất phát từ nhạc Lễ, Nhã nhạc cung đình có tính bác học; nhưng trong quá trình Nam tiến, loại nhạc này đã được bình dân hóa, nhằm phục vụ cho người bình dân, cho người dân Nam Bộ hát ca khuây khỏa, sau những giờ lao động. Biểu đồ 2. Kết quả khảo sát những hạn chế trong việc phát triển “Nghệ thuật Đờn ca tài tử” Qua kết quả khảo sát, 100/150 khách du lịch đã đồng ý cần nâng cao chính sách tuyên truyền và quản bá Đờn ca tài tử. Bên cạnh đó cũng cần áp dụng một số chính sách khác như: chính sách đãi ngộ cho các nghệ nhân, công tác quản lý. 4 GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT ĐỜN CA TÀI TỬ NAM BỘ 4.1 Đối với cộng đồng điểm đến Trên cơ sở phân tích những giá trị hấp dẫn du lịch của Đờn ca tài tử, chúng tôi đề xuất một số ý tưởng hành động để thu hút và mang lại những trải nghiệm cho du khách như: - Tổ chức chuỗi hoạt động kết hợp quảng bá cho du lịch Bạc Liêu. Trong quy hoạch tổ chức không gian du lịch, cần quản lý được sức chứa phù hợp khả năng chịu tải của tài nguyên, môi trường du lịch. - Tuyên truyền, xúc tiến và quảng bá, nhất là các địa phương trọng điểm du lịch tăng cường việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, vận động nhân dân tự giác và tích cực tham gia giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trường; tăng cường thực hiện nếp sống 2084
  5. văn minh, lịch sự, tôn trọng pháp luật; xây dựng phong trào ứng xử văn minh, có thái độ cởi mở, chân thành đối với khách du lịch. - Thiết kế, in ấn các vật dụng, sản vật địa phương, biểu tượng, tài liệu, nhạc cụ, sách ảnh giới thiệu… trở thành hàng lưu niệm mang dấu ấn địa danh, danh nhân đi liền với nghệ thuật Đờn ca tài tử. 4.2 Đối với quản lý Nhà nước và địa phương Tuyên truyền thông qua internet, sách báo, tạp chí du lịch, các kênh chính thống của Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu… để thông tin tới khách du lịch trong và ngoài nước. Chú trọng nguyên tắc “bảo tồn sống” của di sản. Để bảo tồn, phát triển Đờn ca tài tử - di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại do UNESCO công nhận, bên cạnh đào tạo đội ngũ kế thừa, cần khoác những “chiếc áo mới” cho Đờn ca tài tử trong những hoạt động nghệ thuật nơi công cộng. Đánh thức tình yêu âm nhạc dân tộc đến với người Việt. Sưu tầm, phục hồi, tạo dựng tư liệu, biên tập nội dung, làm sáng tỏ giá trị, tái hiện lịch sử hình thành phát triển của loại hình nghệ thuật này; nhấn mạnh tính độc đáo, khác biệt nhằm thông tin, quảng bá để bảo tồn kho tàng giá trị di sản Đờn ca tài tử. Xây dựng bảo tàng, triển lãm, tượng đài, khu trưng bày, nhà lưu niệm… để trưng bày các nhạc cụ, tư liệu về bản nhạc cổ, tranh, ảnh các nghệ sĩ nổi tiếng để làm sáng tỏ giá trị, tôn vinh hình ảnh nghệ thuật, nghệ nhân gắn với Di sản Đờn ca tài tử để phục vụ nhu cầu tìm hiểu, học tập, nghiên cứu thưởng ngoạn của khách du lịch trong và ngoài nước; tạo cơ hội cho các gia đình, dòng họ tham gia trưng bày, cống hiến vật trưng bày cho bảo tàng, triển lãm. 4.3 Đối với Doanh nghiệp l hành Thiết kế chương trình du lịch vừa tôn vinh giá trị văn hóa của bản Dạ cổ hoài lang, vừa bảo tồn và lan tỏa giá trị của nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ. Hình thành các tour đến các nhà hát, câu lạc bộ Đờn ca tài tử, các điểm sinh hoạt cộng đồng và tổ chức cho khách giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, tăng cường kết nối tour, tuyến du lịch, học tập kinh nghiệm. Tăng cường sự liên kết giữa các địa phương, doanh nghiệp trên cơ sở xây dựng các chương trình, kế hoạch của các địa phương phải phù hợp với chiến lược quảng bá xúc tiến du lịch của tỉnh và của quốc gia. Trong đó, cần chú trọng đến công tác nghiên cứu thị trường khách du lịch, từ đó xây dựng thông tin thị trường trọng điểm và tiềm năng của du lịch Bạc Liêu. Truyền tải những thông tin chính xác và thú vị đến với khách du lịch, giúp khách du lịch trải nghiệm cuộc sống tại cộng đồng địa phương và cảm nhận những giá trị văn hoá đặc trưng của nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ. 2085
  6. 4.4 Về phía liên kết và phát triển vùng Tạo điều kiện cho các địa phương kết nối, hợp tác xúc tiến đầu tư, tăng cường kết nối tour, tuyến và điểm đến để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Tập trung phát triển nguồn nhân lực lấy kỹ năng chuyên nghiệp làm trọng trong tương tác với du khách, quản trị liên kết kỹ năng nghề làm nền tảng. Tập trung phát triển hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật kết hợp các yếu tố truyền thống với các yếu tố hiện đại lồng ghép hài hòa với các yếu tố vùng, địa phương trong tỉnh nhằm nâng cao tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm trong điều kiện kinh doanh cạnh tranh ngày càng quyết liệt trong cùng một sản phẩm. 5 KẾT LUẬN Du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, sở hữu vị trí địa lý thuận lợi, các tài nguyên tự nhiên, văn hoá phong phú và đa dạng đã thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng và tìm hiểu. Các cơ quan chuyên môn, ban quản lý về du lịch không chỉ tập trung các điểm du lịch mà cần sự quan tâm đến các di sản cũng là một phần để có thể phát triển du lịch theo hướng bền vững trong tương lai. Nhà nước cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, ở đó lấy bảo tồn làm trọng và đi trước một bước; đồng thời lấy phát triển làm động lực bảo tồn; lấy du lịch có trách nhiệm với di sản là phương thức hữu hiệu để phát huy giá trị di sản bền vững, trong đó có Đờn ca tài tử. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đặng Văn Bài (2007), “Bảo tồn di sản văn hoá phi vật thể Việt Nam từ góc nhìn toàn cầu hoá”, Tạp chí Di sản văn hoá. [2] Nguyễn Phúc An (2019), “Đờn ca tài tử Nam Bộ Khảo & Luận”, NXB. Tổng hợp TP.HCM. [3] Quyết định số 1 /QĐ-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030. [4] UNWTO (2018), “Tourism and the Sustainable Development Goals – Journey to 20 0”. [5] Trần Ngọc Thêm (2013), “Văn hoá người Việt vùng Tây Nam Bộ”, NXB. Văn hoá Văn nghệ. 2086
nguon tai.lieu . vn