Xem mẫu

  1. CHƯƠNG III ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HỈỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ VAI TRÒ CỘNG ĐỒNG TRONG BẢO VỆ, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ I. ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ VAI TRÒ CỘNG ĐồNG 1. Muc tiêu * Mục tiêu chung: Xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa quản lý nhà nước và vai trò cộng đồng trong bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể, đảm bảo nhà nước thực hiện chức năng chỉ đạo, điều hành, phối họp, hỗ trợ và cộng đòng tham gia chủ động, tích cực, phát huy vai trò tự quản trong bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể. * Mục tiêu cụ thế: - Bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể đảm bảo các giá trị văn hóa và con người Việt Nam, tạo môi trường và điều kiện đế phát huy di sản trong giáo dục nhân cách, đạo đức, tâm hồn, nghĩa vụ công dân, ý thức xã hội, đề cao tinh thần đối thoại giữa các cộng đông, tôn trọng sự đa dạng văn hóa, trảch nhiệm của mỗi thành viên cộng đồng đối với di sản văn hóa. 178
  2. - Bảo vệ sức sống của di sản cho hiện tại và cho thế hệ tương lai, phù họp vói bối cảnh phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế. Phát huy vai trò chủ động, ưch cực, tự chủ của cộng đòng nhằm phát huy ý nghĩa, chức năng của di sản văn hóa phi vật thể đối với cộng đồng, làm cho di sản văn hóa phi vật thể trở thành nhân tố thúc đẩy con người hoàn thiện nhân cách. - Hoàn thiện các cơ chế quản lý, chế định pháp lý và chính sách về di sản văn hóa, đảm bảo sự tham gia rộng rãi nhất của các cộng đồng, nhóm người vào xây dựng các kế hoạch, chiến lược, chính sách và chương trình liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể; đảm bảo rằng các cộng đồng là những người được hưởng lợi chính từ những kế hoạch, chiến lược, chính sách và chương trình đó. - Phát huy chức năng chỉ đạo, định hướng của nhà nước nhằm ngăn chặn lợi dụng di sản để làm lợi cho cá nhân, nhóm người và giảm thiểu thương mại hóa. 2.Quan điểm - Di sản văn hóa phi vật thể là nguồn lực văn hóa, là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể phải được lồng ghép vào trong các chương trình phát triển kinh tế, xã hội. - Bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trong sự đa dạng văn hóa Việt Nam của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng của nền văn hóa dân tộc, đảm bảo sự đối thoại và tôn trọng sự đa dạng văn hóa. - Bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể vì cộng đồng, vì đòi sống tinh thần và xã hội của cộng đông, vì sự gắn kết xã 179
  3. hội, tạo ra nội lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa ở địa phương. - Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể cần chú trọng đến trao truyền di sản tại cộng đồng, phát huy vai trò của các nghệ nhân, những người thực hành và các thành viên gia đình trao truyền cho thế hệ trẻ trong gia đình và cộng đồng. - Bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể là sự nghiệp của cả hệ thống chính trị, xã hội do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, cộng đồng là chủ thể sáng tạo, thực hành, trao truyền với sự tham gia của các chuyên gia, các nhà quản lý, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức phi quan phương. 3. Nhiệm ■ vụ• * Nâng cao hiệu quả chức năng quản lý nhà nước: - Nhà nước thực hiện chức năng vai trò chỉ đạo, định hướng và hỗ trợ cộng đồng trong việc thực hiện chính sách, chiến lược, chương trình, dự án bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể. - Phân cấp rõ ràng giữa các Bộ, các ngành, các cơ quan, đơn vị liên quan từ Trung ương đến địa phương, tránh chồng chéo giữa các ban ngành, đơn vị. - Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào công tác thực hành di sản của cộng đông. Nhà nước không làm thay cho cộng đồng mà cần thực hiện chức năng lãnh đạo, định hướng, hỗ trợ, giám sát theo đúng chức năng và nhiệm vụ đã được chế định theo luật pháp. - Nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn của các nhà quản lý, đội ngũ trực tiếp làm công tác quản lý và rèn luyện kỹ năng làm việc, phối hợp vói cộng đồng. 180
  4. * Phát huy vai trò chủ động, tích cực của cộng đồng: - Cộng đồng chủ động, tích cực thực hành và bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của ông cha để lại và trao truyền chúng cho thế hệ trẻ. - Cộng đồng là những người có quyền quyết định, tự chủ về các biện pháp bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể với sự chỉ đạo, định hướng, hỗ.trợ của nhà nước. - Huy động sự tham gia rộng rãi, quyền làm chủ di sản của toàn cộng đồng; và vì vậy, mỗi thành viên đều có trách nhiệm tham gia một cách tự nguyện trong bảo tôn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể, khích lệ những sáng tạo trong bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. - Chú trọng bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trong cộng đồng, vì cộng đồng; coi bảo đây là nhiệm vụ quan trong phát huy giá trị của di sản trong giáo dục nhân cách trong gia đình, nhà trường và xã hội. Đảm bảo giá trị và chức năng của di sản trong việc duy trì bản sắc văn hóa, sự kế tục của cộng đồng. - Khuyến khích cộng đồng tham gia tích cực trong trao truyền các kỹ năng năng thực hành di sản cho thế hệ trẻ tại cộng đồng. * Xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa quản lý nhà nước và vai trò của cộng đồng: - Xây dựng cơ chế để giải quyết hợp lý, hài hòa giữa quản lý nhà nước và vai trò của cộng đòng trong bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể với phát triển kinh tế - xã hội. - Đảm bảo sự phân cấp, phân quyền và ranh giới giữa các cơ quan quản lý nhà nước và vai trò của cộng đồng địa phương. 181
  5. Nhà nước không làm thay công việc của cộng đồng và cộng đồng tham gia rộng rãi, tích cực, chủ động. - Nhà nước thực hiện tốt các chức năng chỉ đạo, định hướng, hỗ trợ, còn cộng đồng phát huy vai trò chủ động, tích cực, tự chủ trong thực hành, bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. - Cộng đồng được hưửng lợi từ di sản văn hóa phi vật thể. Sự chỉ đạo, định hướng, hỗ trợ trong các nội dung quản lý nhà nước theo Luật di sản văn hóa nhằm tạo mọi điều kiện đế cộng đồng được hưởng lợi từ các chiến lược, chính sách, chương trình, dự án bảo vệ và phát huy Di sản văn hóa phi vật thể. II. PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH vực DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ 1. Sự phân cấp và mối quan hệ giữa Trung ương - địa phưong Việc phân cấp, giao quyền và phân quyền giữa Trung ương và địa phương, phát huy nhiệm vụ, vai trò, tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan quản lý các cấp là chủ trương nhất quán và xuyên suốt của Đảng, Nhà nước. Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương hoàn thiện tổ chức bộ máy hành chính nhà nước và theo Hiến pháp. Hiến pháp năm 2013 xác định rõ: Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối họp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; tôn trọng, tận tụy phục vụ nhân dân. Chính quyền địa phương gồm Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân ờ các đơn vị hành chính bảo đảm thi hành Hiến pháp, pháp luật; quyểt định các vấn đề của địa phương do luật định; chịu sự kiểm tra, giám sát của cấp trên; trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa Trung ương và địa 182
  6. phương, chính quyền cấp dưới được thực hiện các quyền của chính quyền cấp trên nếu có đủ đièu kiện bảo đảm thực hiện. Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa VIII) yêu cầu: Phân định trách nhiệm, thẩm quyền giữa các cấp chính quyền theo hướng phân cấp rõ hơn cho địa phương, kết hợp chặt chẽ quản lý ngành và quản lý lãnh thổ, thực hiện đúng nguyên tốc tập trung dân chủ... Văn kiện Đại hội IX của Đảng năm 2001 nêu rõ: Phân công, phân cấp, nâng cao tính chủ động của chính quyên địa phương... Văn kiện Đại hội X năm 2 0 0 6 yêu cầu: Phân cấp mạnh, giao quyền chủ động hơn nữa cho chính quyền địa phương... Văn kiện Đại hội XI năm 2011 cũng yêu cầu: Tiếp tục đổi mới tổ chức hoạt động của chính quyền địa phương... Tác động của chủ trương, đường lối, chính sách đã làm cho hoạt động của chính quyền địa phương có nhiều thay đổi, bộ máy nhà nước ở địa phương đã hoạt động năng động, hiệu quả hơn. Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành công trong ổn định chính trị - xã hội, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế... chính là nhờ có những tác động to lớn của việc phân cấp, phân quyền. Tuy nhiên, chúng ta chưa thấy rõ việc giao quyền và phân quyền trong quản lý đối với cộng đồng địa phương dựa trên những tập tục truyền thống như luật tục, hương ước và các tổ chức phi quan phương. Mối quan hệ giữa Trung ương và địa phương là một vấn đề chính trị - pháp lý, liên quan đến việc xác định hình thức nhà nước và nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước trong mô hình nhà nước tương ứng. Quy chế pháp lý của từng cấp chính quyền được thể hiện ở địa vị hiến định, ở khối lượng thẩm quyền mà cấp đó đảm nhiệm. Khi thực hiện những thẩm quyền của mình, mỗi cấp chính quyền có tính độc lập tương đối, song không biệt 183
  7. lập với các chủ thể quản lý nhà nước khác. Đồng thòi, thực tiễn quản lý nhà nước không loại trừ trường họp có nhiều chủ thể quản lý có cùng chung khách thể và đối tượng quản lý, nhưng phạm vi quản lý lại ở mức độ khác nhau. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần định rõ phạm vi hoạt động của mỗi cấp chính quyền nhà nước. Từ đó, mối quan hệ giữa Trung ương và địa phương, xét về bản chất, thể hiện ở việc phân cấp quản lý nhà nước, có nghĩa là phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước Trung ương với các cơ quan nhà nước ở địa phương mà trước hết là cấp tỉnh. Đối với một số trường họp khác, phân cấp được tiến hành đế giải quyết mối quan hệ trực tiếp giữa trung ương và các cấp chính quyền thấp hơn - cấp huyện hoặc cấp xãM. Theo Hiến pháp, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước đơn nhất Nhà nước là chủ thế duy nhất mang chủ quyền quốc gia và các cơ quan nhà nước được tổ chức theo thứ bậc và hoạt động theo trật tự hiến định, luật định. Từ đây, việc xác định, mối quan hệ giữa Trung ương - địa phương phải bảo đảm tuân thủ nguyên tắc về chủ quyền quốc gia, là noi thể hiện tính tối cao của quyền lực Nhà nước. Đề cập đến mối quan hệ Trung ương - địa phương, cần phải giải quyết một vấn đề mang tính lý luận là kết họp hai khía cạnh: Tập trung hóa quyền lực nhà nước để bảo đảm chủ quyền quốc gia và dân chủ vốn là đặc trưng của chế độ nhà nước xã hội chủ nghĩa. Ngoài mục tiêu bảo đảm tính thống nhất của quyền lực nhà nước, mối quan hệ Trung ương - địa phương phải được xác định sao cho phù họp với nhu cầu, nguyên tắc dân (1) Nguyễn Minh Phương, Thực trạng phân cấp, phân quyên và văn đè tự quản địa phương tại Việt Nam, Văn phòng Quổc hội, Oxfam, Unicef, Hội thảo Tổ chức chính quyền địa phương ở Việt Nam - Những văn đê Ịý luận và thực tiễn, Sđd. 184
  8. chủ, bảo đảm quyền tự chủ, sáng tạo của địa phương và phát huy tối đa năng lực, tiềm năng của địa phương. Để kết họp hai khía cạnh nói trên, vấn đề đặt ra là cần khai thác một cách khoa học và vận dụng thích họp nguyên tắc phối họp trong thực hiện quyền lực nhà nước. Vì vậy, việc phân định thẩm quyền phải được ghi nhận trong các văn bản quy phạm pháp luật và nhiệm vụ cấp bách đặt ra hiện nay là hình thành cơ sở lý luận để xây dựng và tiễp tục hoàn thiện các nguyên tắc pháp lý, các quy định pháp luật về mối quan hệ giữa Trung ương - địa phương. 2. Phân cấp quản lý trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam có hệ thống quản lý di sản văn hóa phi vật thể từ Trung ương đến địa phương, tò Bộ chủ quản đến các cơ quan quản lý cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, cộng đồng chủ nhân. Sự chỉ đạo từ cơ quan Trung ương và địa phương tạo nên một hệ thống quản lý ngành dọc, đồng thời sự kết họp giữa các ban ngành liên quan từ các đơn vị tài chính, giáo dục, ủy ban UNESCO Việt Nam, các cơ quan về luật pháp, an ninh, xây dựng, môi trường liên quan. Sự kết họp các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm về quản lý di sản văn hóa phi vật thể tạo nên một hệ thống khả thi, đảm bảo tính pháp lý cũng như nguòn lực tham gia bảo vệ di sản văn hóa phi vật thế. * Cơ quan tư vấn: Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia được thành lập "để tư vấn giúp Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề quan trọng liên quan đến việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá"W. về di (1) Theo Điều 1, Quyết định sổ 1243/QĐ-TTG ngày 22 tháng 11 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập và tổ chức hoạt động của hội đồng di sản văn hóa quốc gia. 185
  9. sản văn hóa phi vật thể, Hội đồng có nhiệm vụ “Đề nghị UNESCO đưa di tích tiêu biểu của Việt Nam vào Danh mục di sản thế giới; và các vấn đề khoa học về di sản văn hóa liên quan đến các dự án lớn về kinh tế - xã hội”W. .Trong những năm qua, Hội đồng di sản văn hóa quốc gia đã thực hiện tốt nhiệm vụ tư vấn Chính phủ phê duyệt các di sản văn hóa phi vật thể trong danh sách đề nghị làm hồ sơ quốc gia đệ trình UNESCO vinh danh. Hội đòng cũng đóng vai trò quan trọng trong tư vấn, góp ý để các hồ sơ quốc gia đạt chất lượng tốt, đáp ứng các tiêu chí của Công ước 2003. * Cơ quan quản lý, chỉ đạo và điều hành: Cơ quan quản lý và điều hành trực tiếp về lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Dưới Bộ, có các cục, các vụ, các viện và trường liên quan. Cụ thể: - Cục Di sản văn hóa: Tại quyết định số 3878/QĐ-BVHTTDL ngày 01-11-2013 của . Bộ trưửng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Di sản văn hóa là tổ chức thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về di sản văn hóa, được Bộ trưởng giao trách nhiệm chỉ đạo và hướng dẫn hoạt động phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trong phạm vi cả nước theo đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nưác. Cục Di sản văn hóa với sự họp tác và tư vấn của các chuyên gia về văn hóa, di sản văn hóa cùng với một số cơ quan của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tư vấn và xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Đây là công tác (!) Theo Điều 2, Quyết định số 1243/QĐ-TTG ngày 22 tháng 11 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập và tổ chức hoạt động của hội đồng di sản văn hóa quốc gia. 186
  10. luôn được quan tâm, triển khai nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý và tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực di sản văn hóa. Trong những năm gần đây, Cục Di sản văn hóa đã tham mưu lãnh đạo Bộ trình Chính phủ ban hành Nghị định số 62/2014/NĐ-CP ngày 2 5 -6 -2 0 1 4 quy định về xét tặng danh hiệu 'Nghệ nhân nhân dân”, "Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Năm 2015, Cục Di sản văn hóa đã tham mưu trình Chính phủ ban hành Nghị định số 109/2015/N Đ -CP ngày 28-10-2015 về việc hỗ trợ đối với Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn. - Cục Văn hóa cơ sở và Thanh tra Bộ: Tham gia vào công tác quản lý di sản văn hóa phi vật thế còn là nhiệm vụ và chức năng của một số đơn vị trong Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Quyết định số 3765/QĐ-BVHTTDL ngày30 tháng 10 năm 2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Văn hóa cơ sả: tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa cơ sở, trong đó một số lĩnh vực của di sản văn hóa phi vật thể quản lý hoạt động lễ hội như cưới xin, lễ tang. 7hanh tra Bộ có vai trò quan trọng trong giám sát, kiểm tra các h)ạt động liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể. Theo Nghị định số 71/2009/NĐ-CP ngày 28 tháng 08 năm 2009 về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thanh tra Bộ có trách nhiệm giúp Bộ trường quản lý nhà nước về côngtác thanh tra; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chínt và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước của Eộ, trong đó có lĩnh vực di sản văn hóa (theo Điều 16). tên cạnh đó, việc hoàn thiện và thực thi chính sách về di 187
  11. sản văn hóa phi vật thể còn có sự đóng góp quan trọng của Vụ Pháp chế. Các Viện nghiên cứu liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể như Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam, Viện Âm nhạc Việt Nam và các chuyên gia trong lĩnh vực di sản đóng vai trò không nhỏ trong việc xây dựng và đóng góp ý kiến vào các văn bản pháp luật, vào việc triển khai các dự án và làm việc với cộng đông. Trong Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong m ột số công việc, công tác quản lý và bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể bị chồng chéo và có sự tham gia của nhiều đơn vị, gây nên tình trạng khó quy trách nhiệm về một đầu mốK1). - Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch các tỉnh thành: ở cấp độ địa phương, di sản văn hóa phi vật thế được điều hành, quản lý trực tiếp bởi các Sử Văn hóa, Thể thao và Du lịch (nay có một số nơi là Sở Văn hóa, Thể thao). Các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Sở Văn hóa, Thể thao) chịu sự điều hành, quản lý trực tiếp của ủy ban nhân dân tỉnh. Tại Thông tư liên tích so 07/2015/TTLT-BVHTTDL-BNV ngày 14 tháng 9 năm 2015 quy định vị trí, chức năng của các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn, Khoản 4. về di sản văn hóa: a) Tổ chức thực hiện quy chế, giải pháp huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa ở địa phương sau khi được phê duyệt; b) Tổ chức nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê và lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thế ở địa phương; cấp giấy phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài; c) Quản lý, hướng dẫn tổ chức các hoạt động bảo tòn, phát huy giá trị di sản văn hóa, lễ hội (1) Nguyễn Văn Huy, Biến tướng ìễ hội: Tín ngưỡng hay cuỗng tín?, Tlđd. 188
  12. truyền thống, tín ngưỡng gắn với di tích, nhân vật lịch sử ở địa phương; d) Tổ chức kiểm kê, lập danh mục, lập hồ sơ xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh ở địa phương. - Phòng Văn hóa và Thông tin: Tại Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT-BVHTTDL-BNV ngày 14 tháng 9 năm 2015, Khoản 4, Điều 5 (Nhiệm vụ và quyền hạn) quy định: phòng văn hóa - thông tin huyện có nhiệm vụ hướng dẫn các tố chức, đơn vị và nhân dân trên địa bàn huyện thực hiện bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa. - Trung tâm văn hóa tình, thành phố trực thuộc Trung ương: Thông tư số 03/2009/TT-BVH TTDL, ngày 28 tháng 8 năm 2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm văn hóa tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tại Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn, Khoản 5: Khai thác, sưu tầm, phát huy các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; tổ chức các cuộc thi sáng tác, liên hoan, hội diễn nghệ thuật quần chúng, hội thi tuyên truyền lưu động, triển lãm, lễ hội truyền thống và hiện đại. - Trung tâm Ban Quản lý di tích trực thuộc tình, huyện, xã: Đối với một số di sản văn hóa phi vật thể, quản lý trực tiếp còn có Trung tâm /Ban Quản lý di tích trực thuộc cấp tỉnh, huyện hoặc xã. Ví dụ trường họp Khu Di tích lịch sử Đền Hùng; ủy ban nhân dân tỉnh, Trung tâm dịch vụ và du lịch văn hóa huyện Sóc Sơn; Ban Quản lý đền Phù Đổng thuộc xã Phù Đổng. Hình thứe quản lý trực tiếp tại cấp cơ sử không thống nhất, nơi thì có trung tâm trực tiếp quản lý trực thuộc chính quyền cấp tinh 189
  13. hoặc huyện, nơi thì do Ban Quản lý của xã đã tòn tại từ nhiều năm nay. Việc thành lập các đơn vị quản lý này càng thể hiện hệ thống quản lý phức tạp, với sự tham gia của các ban ngành chồng chéo, dẫn tói cùng một di sản văn hóa phi vật thể mà có nhiều đon vị cùng quản lý, không có ai chịu trách nhiệm làm đầu mối và giải quyết thấu đáo các vấn đề phát sinh cũng như các kế hoạch thực hiện một cách bài bản, có tầm nhìn để hạn chế những bất cậpW. - Cán bộ văn hóa thông tin cơ sở: Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã ra Nghị quyết về "Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thòi kỳ 2 0 01-2010" và Nghị quyết về "Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn", trong đó nêu rõ chủ trương của Đảng trong việc xây dựng đời sống văn hóa xã hội trong thời kỳ này là: "Đẩy mạnh phong trào xây dựng làng, xã văn hóa, phục hồi và phát triến văn hóa truyền thống...". Nghị quyết đã nhấn mạnh: "Các cơ sở xã, phường, thị trấn là nơi có tuyệt đại bộ phận nhân dân cư trú và sinh sống. Hệ thống chính trị cợ sở có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội, tố chức cuộc sống của cộng đồng dân cư". Địa bàn cấp xã cũng là nơi trực tiếp triển khai thực hiện các nhiệm vụ í1) Nguyễn Văn Huy, Biến tướng lễ hội: Tín ngưỡng hay cuồng tín ?Tlđd. - Nguyễn Văn Huy, Cần sự đột phá để thiết lập trật tự lễ hội http://m.kinhtedothi.vn/bien-tuong-Ie-hoi-tin-nguong-hay-cuong-tirỉ- 280724.html, 2017, Tải ngày 10 tháng 02 năm 2017. 190
  14. chính trị - văn hóa - xã hội nói chung của đất nước. Cán bộ chuyên trách về văn hóa thông tin cơ sở là người trực tiếp tổ chức quản lý và hướng dẫn hoạt động văn hóa thông tin trên địa bàn cấp xã theo sự phân công chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và của ngành dọc cấp trên là Văn hóa - Thông tin. Như vậy, hệ thống quản lý từ Trung ương đến địa phương được thiết lập một cách chặt chẽ với chức năng, nhiệm vụ rõ ràng, và đon vị dưới cùng ở địa phương là cán bộ thông tin cơ sờ. Qua nhiệm vụ được phân công, cho thấy cấp cơ sở là đon vị trực tiếp quản lý và phối hợp với cộng đồng để thực hiện công tác bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể, nhưng chỉ có một cán bộ phụ trách rất nhiều việc thông tin cơ sở, văn hóa, xã hội, mà không có cán bộ phụ trách về di sản văn hóa. Hơn nữa, công tác trực tiếp điều hành quản lý di sản tại các bản, thôn, xã với sự tham gia của cộng đồng, của các tổ chức phi quan phương, và sự phối họp giữa nhà nước và cộng đồng chưa được đưa ra trong Luật di sản văn hóa cũng như trong các văn bản pháp luật liên quan khác. * Các Bộ, ban ngành, viện nghiên cứu, bảo tàng, các nhà khoa học Trung ương và địa phương phối họp với các đon vị chủ quản: Đối với các di sản văn hóa phi vật thể trình UNESCO vinh danh, vai trò của ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam ngày càng được nâng cao. ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam được thành lập từ rất sớm, trước khi Việt Nam phê chuẩn Công ước 2003. Theo Quyểt định sổ 251-TTg ngày 15 tháng 06 năm 1977 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập ủy ban Quốc gia UNESCO của Việt Nam đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Ngoại giao để đảm nhiệm công việc của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 191
  15. trong tổ chức chuyên môn về UNESCO, ủy ban có trách nhiệm phối họp và điều hòa hoạt động của ngành văn hóa trong công tác quan hệ vói UNESCO, nhằm thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn của Việt Nam với tư cách là một thành viên của UNESCO. Hiện nay, ủy ban đang tích cực các hoạt động nhằm đẩy mạnh vai trò của Việt Nam trong diễn đàn của UNESCO, cũng như quảng bá hình ảnh Việt Nam qua các di sản văn hóa phi vật thể như là một hình thức ngoại giao văn hóa. Đối với các di sản ở Việt Nam, cơ chế phối họp giữa ngành dọc từ Trung ương đến địa phương với các Bộ, ban ngành, viện nghiên cứu, bảo tàng, các nhà khoa học Trung ương và địa phương tạo nên một hệ thống cùng tham gia vào quản lý, bảo vệ di sản văn hóa phi vật thế. Các cơ chế phối họp này được đưa vào phần "Tổ chức thực hiện” các Thông tư, Nghị định. Chẳng hạn, trong Thông tư số 15/2015/TT-BVHTTDL, ngày 22 tháng 12 năm 2015 quy định về tổ chức lễ hội. Điều 13, 14, 15 quy định rõ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ủy ban nhân dân các tình và các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Sử Văn hóa, Thế thao). Một ví dụ khác về Chương trình phối họp số 93/BVHTTDL-CVHCS ngày 13 tháng 01 năm 2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo công tác quản lý và tổ chức lễ hội quy định rõ về công tác chỉ đạo thực hiện của các Bộ, ban ngành Trung ương; Ban Tuyên giáo Trung ương; ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Bộ, cơ quan ngang Bộ, cớ quan thuộc Chính phủ; Bộ Công an; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Tài Nguyên và Môi trường; Bộ Công thương; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Đài Truyền hình Việt Nam; Đài Tiếng nói Việt Nam; các tổ chính chính trị - xã hội. Trong hệ thống quản lý, bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi 192
  16. vật thể Việt Nam còn có sự phối họp, tham gia nghiên cứu và thực hiện các biện pháp bảo vệ cùng cộng đồng của các nhà nghiên cứu, các đon vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch như Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, Viện Âm nhạc Việt Nam, Nhạc viện Hà Nội, Nhạc viện Huế, Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Các bên tham gia vào quản lý và bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể Trong công tác quản lý, bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, UNESCO khuyến khích sự tham gia tư vấn của các tổ chức phi chính phủ và sự tham gia trực tiếp của họ trong các dự án bảo vệ. Hiện nay, có 164 tổ chức phi chính phủ có uy tín đáp ứng quy định của UNESCO đã đăng ký tham gia vào các hoạt động của UNESCO. Theo Điều 9 của Công ước, ủy ban Liên chính phủ của Công ước đề xuất lên Đại hội đồng việc ủy nhiệm các tổ chức phi chính phủ có uy tín trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể làm công tác tư vấn cho ủy ban. Vì vậy, trong tất cả các hoạt động, các chương trình nghị sự, các Hội đồng thẩm định đều có sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ. Chẳng hạn, Hội đồng thẩm định (Evaluation Body) của UNESCO được thành lập tại Kỳ họp lần thứ 9 của ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 cũng có 6 đại diện của các nước thành viên và 6 tố chức phi chính phủ. Việt Nam đã có một số tổ chức phi chính phủ tham gia vào công tác bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Đó là Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị di sản văn hóa (thuộc Hội Di sản văn hóa Việt Nam], Trung tâm Nghiên cứu, Hồ trợ và Phát triến văn hóa (A&c, thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam - VUSTA), Trung tâm Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam (thuộc VUSTA). Và gần đây tháng 11 năm 2016, Trung tâm xúc tiến và quảng bá di sản văn 193
  17. hóa phi vật thể ra đời (thuộc VUSTA) và một số tổ chức khác. Một số trung tâm này đã đăng ký là các tổ chức phi chính phủ có uy tín được UNESCO công nhận để đăng ký tham gia các hoạt động của Công ước 2003. Trung tâm Nghiên cứu, Hỗ trợ và Phát triển văn hóa (A&C) có chức năng tư vấn, nghiên cứu, hỗ trợ, phát triến, thẩm định dự án và phối họp đào tạo, chuyển giao kiến thức trong nghiên cứu và thực hành, điều phối họp tác theo nhu cầu, nhằm đưa lại những nhận thức mới, phương pháp tiếp cận mói, cách làm mới trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật Trung tâm đã được UNESCO chọn làm thành viên của Ban thẩm định hồ sơ trong Danh sách khẩn cấp (Consultative Body) nhiệm kỳ 2012-2014, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam là một tổ chức đã thực hiện được một số hoạt động đóng góp vào công cuộc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Hằng năm, Hội đã xét duyệt hồ sơ công nhận, trao bằng Nghệ nhân dân gian cho các đối tượng khác nhau. Ngoài ra, theo Quyết định số 1598/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án công bố, phổ biến tài sản văn hóa văn nghệ dân gian các dân tộc Việt Nam giai đoạn II (2013 -2017], Hội công bố 1.500 tác phẩm/công trình thuộc tài sản văn hóa, văn nghệ dân gian các dân tộc Việt Nam. Việc công bố các công trình cũng là một hình thức tư liệu hóa, nhằm giúp cho việc nghiên cứu, lưu trữ các nghiên cứu về Di sản văn hóa phi vật thể, phổ biến các công trình về văn hóa truyền thống các dân tộc. Tuy nhiên, việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể cần có sự hỗ trợ ở nhiều mặt, không chỉ sưu tầm nghiên cứu mà bao gồm nhiều lĩnh vực khác như UNESCO đề ra như khuyến khích nghệ nhân, quảng bá, truyền dạy, kiểm kê. Từ khi thành lập [năm 2007) Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị di sản văn hóa (thuộc Hội Di sản văn hóa Việt Nam] thực hiện các hoạt động về tư vấn, tổ chức các hoạt động nghiên 194
  18. cứu và phát huy giá trị di sản văn hóa; hội nghị, hội thảo khoa học, các hoạt động giao lưu trao đổi kinh nghiệm về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Trung tâm thực hiện các công tác tư vấn, tổ chức các hoạt động thăm quan, học tập, nghiên cứu các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh ở trong và ngoài nước. Trung tâm cũng đã liên kết với các cơ sở giáo dục để tổ chức các lóp bồi dưỡng, đào tạo nghề nghiệp, chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực di sản văn hóa, như mở các lóp tập huấn tại cộng đồng về kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể. Đặc biệt, Trung tâm tổ chức các hoạt động giao lưu quốc tế về lĩnh vực di sản văn hóa theo quy định của nhà nước như thực hiện các mối quan hệ họp tác với các tổ chức NGO, hỗ trợ các đoàn nghệ nhân đi biểu diễn ở nước ngoài, tổ chức các vvorkshops tập huấn về di sản văn hóa phi vật thể với sự tài trợ của Văn phòng UNESCO tại Hà Nội. Một số công tác xúc tiến quảng bá di sản văn hóa phi vật thế đã được Quỹ Văn hóa của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội thực hiện trong việc đưa các đoàn biểu diễn di sản văn hóa của Việt Nam ra nước ngoài. Quỹ Văn hóa đã phối hợp với Trung tâm Xúc tiến quảng bá di sản văn hóa phi vật thể và các tổ chức, cá nhân khác để tiến hành quảng bá di sản, trong đó có Thực hành tín ngưỡng thờ Mẩu Tam phủ của người Việt mới được UNESCO vinh danh năm 2016. Ngày 25 tháng 12 năm 2016, Trung tâm đã tổ chức tọa đàm về nhận diện giá trị thực hành tín ngưỡng thờ Mau được UNESCO vinh danh và tổ chức liên hoan hầu đồng ở Phủ Tây Hồ và đã đạt được thành công nhất định. Một điều đáng mừng là các tổ chức, các trung tâm, các hội ở Việt Nam, mặc dù là phi chính phủ, nhưng trong đa số các trường họp, đều họp tác vói các Bộ, ban ngành, cơ quan, viện liên quan để tổ chức các hoạt động về quản lý, quảng bá Di sản văn hóa phi vật thể. 195
  19. Các tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam cần tham gia tích cực hơn nữa trong ĩĩnh vực di sản văn hóa và phối họp chặt chẽ với Bộ, ban ngành từ Trung ương đến địa phương và các cơ quan, tổ chức nhà nước trong việc nhận diện, nghiên cứu, thực hiện các biện pháp bảo vệ. Do đó, chính sách văn hóa của Việt Nam cũng cần ghi nhận và khuyến khích sự tham gia tích cực của họ trong lĩnh vực di sản. Hệ thống phân căp quàn lý nhà nư&c với sự tham gia của cộng đòng và các bên trong bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thế 196
  20. III. PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ Ở VIỆT NAM Bàn về các phương thức quản lý, trong cuốn sách này chúng tôi phân loại theo vai trò chủ đạo của nhà nước, cộng đồng và các bên tham gia, bởi lẽ bất kể một thực hành di sản nào cũng có sự tham gia quản lý của không chỉ cơ quan nhà nước theo Hiến pháp và pháp luật quy định, mà còn có nhiều cơ quan liên quan với mức độ và thẩm quyền không như nhau. Phân biệt rạch ròi các mô hình quản lý quả là khiên cưỡng. Một đơn vị, một cá nhân quản lý, hay một nhóm người quản lý là hình thức truyền thống, không còn phù hợp trong bối cảnh đương đại. Ngày nay, phương thức quản lý phải được nhìn nhận trong cả một hệ thống vói sự tham gia của chính quyền, đoàn thể, cộng đồng. Qua phân tích thực trạng của việc quản lý và sự tham gia của cộng đồng địa phương, chúng tôi đưa ra 03 phương thức quản lý nhấn mạnh sự tham gia của quản lý nhà nước hoặc vai trò của cộng đồng. 1. Phương thức quản lý nhà nước vói việc chỉ đạo và trực tiếp tham gia vào thực hành di sản Mô hình Nhà nước Việt Nam là quyền lực nhà nước được tập trung, thống nhất, trong đó nhà nước là chủ thể duy nhất mang chủ quyền quốc gia và các cơ quan nhà nước được tổ chức theo thứ bậc và hoạt động theo trật tự hiến định, luật định. Do vậy, dù vai trò chủ động, tích cực của cộng đồng trong quản lý, thực hành di sản văn hóa phi vật thể, thì vai trò quản lý nhà nước vẫn đặt lên hàng đàu. Công tác quản lý, tham gia của nhà nước theo các cấp độ, hình thức khác nhau. Đối với một số di sản văn hóa phi vật thể, nhà nước không chỉ chỉ đạo, mà còn trực tiếp tham gia vào việc tổ chức, thực hiện. 197
nguon tai.lieu . vn