Xem mẫu

  1. Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc khó triển khai: Phí cao và thủ tục nhiều, các cơ sở tìm cách trốn tránh Nguồn: webbaohiem.net Sau hơn 2 năm thực hiện chế độ bảo hiểm bắt buộc (BHCNBB), kết quả đạt được không như kỳ vọng. Doanh thu phí bảo hiểm cháy nổ tuy tăng so với trước nhưng số lượng cơ sở tham gia BHCNBB còn rất hạn chế. Nhiều cơ sở thuộc diện phải mua loại bảo hiểm này vẫn chưa tự giác tham gia, thậm chí còn né tránh. Theo thống kê từ Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy (PCCC), trong tổng số 30.256 cơ sở có nguy cơ cháy nổ thuộc diện phải mua BHCNBB, mới chỉ có 15,7% cơ sở thực hiện, số còn lại nếu mua bảo hiểm cháy nổ thì chủ yếu tham gia dưới hình thưc bảo hiểm cháy và rủi ro đặc biệt (bảo hiểm tự nguyện). Giá trị tài sản được tính cho phần mua BHCNBB chỉ chiếm 5,16% trong tổng giá trị tài sản được tính cho cả phần mua BHCNBB chỉ chiếm 6,83% trong tổng số phí mua bảo hiểm tài sản nói chung có BHCNBB. Vì sao có tính trạng vậy? Thích mua tự nguyện hơn bắt buộc Theo quy định, các cơ sở có nguy hiểm cháy nổ đều phải mua BHCNBB với mức phí bảo hiểm cao hơn bình thường. Tuy nhiên, trên thực tế, các cơ sở này đều tìm cách lách luật để "chạy" mua bảo hiểm với mức phí thấp hơn và hình thức tự nguyện đã trở thành đích ngắm tới. Một tòa nhà có giá trị tính phí bảo hiểm là 100 tỷ đồng, mức phí bảo hiểm cháy nổ tự nguyện xấp xỉ 200 triệu đồng (0,17%) nhưng có thể được doanh nghiệp bảo hiểm hạ xuống chỉ còn 150 triệu đồng. Trong khi đó, mức phí BHCNBB sẽ lên tới 300 triệu đồng. Nhiều cơ sở đã sẵn sàng chịu phạt (chỉ 5-7 triệu đồng) để không phải mua BHCNBB. Bên cạnh sự chênh lệch về phí thì còn một nguyên nhân nữa khiến nhiều cơ sở không muốn tham gia BHCNBB là yêu cầu phải có giấy chứng nhận an toàn PCCC.Giấy chứng nhận này nhiều khi là một trong những điều kiện để cấp giấy phép kinh doanh đối với các cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ. Thực tế điều kiện hiện nay của các cơ sở có nguy hiểm cháy nổ, để đạt được tiêu chuẩn cấp giấy phép chứng nhận an toàn PCCC là cả một vấn đề khó khăn. Nhiều khi họ lựa chọn con đường chịu phạt hơn là bỏ ra một số tiền lớn đầu tư lại cơ sở hạ tầng, trang thiết bị PCCC.Đây cũng là cơ sở pháp lý để họ không phải mua
  2. BHCNBB. Phí 5% quá cao Theo quy định, các công ty kinh doanh bảo hiểm phải có trách nhiệm chuyển 5% tổng số kinh phí bán BHCNBB để phục vụ cho các họat động PCCC.Trên thực tế mức này là quá cao và họ thường trốn tránh để không phải trích nộp.Theo quy định của Bộ Tài chính các doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được phép giữ lại tối đa tương đương với 10% vốn chủ sở hữu (khoảng 30 tỷ đồng) còn lại phần vượt quá phải tái bảo hiểm. Thực tế doanh nghiệp bảo hiểm có tiềm năng lớn nhất chỉ dám giữ lại 1 triệu USD (khoảng 18 tỷ đồng), một số doanh nghiệp bảo hiểm mới hoạt động chỉ dám giữ lại 200.000 USD, còn lại phải tái bảo hiểm. Như vậy phần giữ lại để bảo hiểm tương đương với mức phí giữ lại có khi chỉ là 1%- 5%, không đủ để đóng góp kinh phí PCCC 5%. Khi Việt Nam gia nhập WTO, chúng ta không thể giải thích cho doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm nước ngoài là phải trừ 5% phí bảo hiểm nộp kinh phí PCCC rồi mới tái bảo hiểm bởi đối với hầu hết các nước trên thế giới kinh phí PCCC được đài thọ 100% từ ngân sách nhà nước. Về lý thuyết thì 5% phí bảo hiểm cho kinh phí PCCC sẽ góp phần tăng cường cơ sở vật chất cho Cảnh sát PCCC. Trong khi đó, vì mục đích sử dụng nên 5% phí bảo hiểm thuộc kinh phí PCCC lại được tập trung về Trung ương nên lợi ích của lực lượng cảnh sát PCCC địa phương cũng như cán bộ cảnh sát PCCC trên địa bàn còn chưa rõ.Vì vậy việc ủng hộ của lực lượng này để tuyên truyền vận động đối tượng có nguy hiểm cháy nổ tham gia bảo hiểm chưa tích cực. Những vướng mắc khác Việc chưa công khai đầy đủ danh sách các cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ tại từng địa phương để các danh nghiệp bảo hiểm buộc phải thực hiện bán BHCNBB, cũng là một trong những nguyên nhân khiên BHCNBB chưa đặt được kỳ vọng. Bên cạnh đó, việc quy định các cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ được kế thừa phụ lục số 2 Nghị định 35/2003/NĐ-CP ngày 04/04/2003, trong đó xác định theo định lượng là khối tính dẫn tới các cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ chưa tâm phục khẩu phục. Điều này lại có khác biệt lớn vơí kỹ thuật nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ. Ngoài ra, Luật PCCC mới đề cập đến tài sản, chưa đề cập đến tính mạng con người bị nguy cơ cháy nỏ đe dọa cần được bảo về. Đây là vấn đề an ninh kinh tế, an sinh xã hội cần được coi trọng và đưa vào Luật PCCC.
  3. Luật PCC sau gần 10 năm thi hành đã bộc lộ một số vấn đề mới phát sinh chưa phù hợp với sự phát triển của nề kinh tế xã hội, hội nhập quốc tế hiện nay, do vậy cần được bổ sung. Bộ Tài chính- Bộ Công an nên xem xét lại mức thu kinh phí PCCC trên phí BHCNBB. Thiết nghĩ, không nên dùng kinh phí này đêtrang bị thêm cơ sở vật chất cho lực lượng cảnh sát PCCC, đó là nhu cầu vô cùng lớn, khó có thể đáp ứng được.Có chăng nên dùng kinh phí này cho hoạt động PCCC như tuyên truyền, giáo dục, đào tạo, tập huấn, hội thảo, diễn tập, khảo sát kiến nghị xây dựng hệ thống ống nước, bể nước, hồ nước sẵn sàng chữa cháy, bố trí trạm cứu hỏa hợp lý...
nguon tai.lieu . vn