Xem mẫu

  1. BÁO ĐỘNG VỀ CÁCH LÀM BÁO QUÁ CẨU THẢ Phóng viên ngày nay được trang bị phương tiện làm việc ngày càng hiện đại, ai cũng máy ghi âm, máy ảnh, thậm chí máy quay phim lăm lăm trên tay, vậy mà khi đọc những lời phát biểu được họ trích dẫn trên mặt báo thì thôi rồi… mỗi nơi một kiểu. Trong hàng trăm tờ báo, để có được sự trích dẫn thống nhất với nhau 100% (điều đương nhiên phải là vậy), buồn thay - không nhiều! Trước đây, tôi đã từng viết bài phê phán hiện tượng một số phóng viên báo chí đã trích dẫn không thật chuẩn xác lời người chất vấn cũng như lời người trả lời chất vấn tại một số kỳ họp Quốc hội. Theo nhận xét của tôi: Mặc d ù các phóng viên được trang bị phương tiện làm việc ngày càng hiện đại, ai cũng máy ghi âm, máy ảnh, thậm chí máy quay phim lăm lăm trên tay, vậy mà khi đọc những lời phát biểu được họ trích dẫn trên mặt báo thì thôi rồi… mỗi nơi một kiểu. Trong hàng trăm tờ báo, để có được sự trích dẫn thống nhất với nhau 100% (điều đương nhiên phải là vậy), buồn thay - không nhiều! Bảo là các phóng viên phải ghi lại bằng hình thức chép tay nên dẫn tới việc "tam sao thất bản" đã đành. Hay bảo là do ghi âm từ xa, bập bõm câu được câu chăng, có chỗ phóng viên phải "luận" thêm thì đi một nhẽ. Đằng này, hiện trên một số trang web, ngay lập tức cuộc chất vấn được ghi lại qua các clip cung cấp rộng rãi cho các độc giả. Một số phóng viên chỉ việc mở ra chép lại, vậy mà vẫn sai, thậm chí sai nghiêm trọng thì thiết nghĩ, phải báo động về một cách làm việc quá ư ẩu thả. Báo điện tử Giáo dục Việt Nam lại ghi: "Để đánh giá thì cần so sánh mức lương trên cả nước, so sánh cùng loại hình kinh doanh. So sánh với doanh nghiệp nhà nước và nước ngoài trong lĩnh vực". Trong khi Báo điện tử Vietnamnet dẫn lại: "Căn cứ vào đâu nói lương thấp hay cao? Cần xem xét 3 yếu tố: mức thu nhập
  2. bình quân của người lao động cả nước, cùng loại hình sản xuất kinh doanh, cùng khu vực danh nghiệp. Khi đó mới đủ cơ sở nói cao hay thấp". "Xin Bộ trưởng nói rõ bao nhiêu năm thì giảm được tai nạn giao thông?", báo Vnxpress dẫn lời Bộ trưởng Thăng như sau: "Tai nạn giao thông sẽ phải giải quyết, còn bao giờ giảm hết thì tôi chưa khẳng định được. Mỗi năm sẽ phấn đấu giảm 5-10%, giảm dần ùn tắc ở các thành phố lớn". Báo Lao động thì cho hay: "Bây giờ bảo tôi khẳng định bao giờ hết tai nạn giao thông, bao giờ hết ùn tắc giao thông thì xin phép đại biểu là chưa khẳng định được, mà chúng tôi chỉ mong rằng sẽ kiềm chế và giảm dần, mỗi năm giảm từ 5 - 10%. Đấy là mục tiêu phấn đấu. Còn ùn tắc thì chúng tôi đưa ra mục tiêu cải thiện giao thông trong cả nước cũng như ở các thành phố lớn". Và đây là trích đoạn lời phát biểu của Bộ trưởng Thăng trên Báo Dân trí: "Chúng ta phải quyết tâm làm còn bao giờ hết ùn tắc thì tôi không trả lời được. Nhưng mục tiêu là giảm tai nạn giao thông 5 - 10% mỗi năm, giảm dần ùn tắc ở các thành phố lớn". Ở đây, tôi không nói báo nào trích dẫn đúng, báo nào trích dẫn sai, mà muốn chỉ ra cho bạn đọc thấy chúng khác nhau như thế nào. Có thể có người sẽ cho rằng: Lời lẽ có thể không chuẩn 100%, song nó vẫn đúng tinh thần, đúng nội dung. Không, hãy ngẫm lại những câu trên mà xem, ta sẽ thấy chúng có nội dung khác nhau đấy. Với các vị quyền cao chức trọng như Bộ trưởng mà họ còn trích dẫn vậy, không biết với "thường dân" thì họ còn làm ẩu đến thế nào. Trước đây, khi nêu vấn đề này, tôi từng ngạc nhiên đặt câu hỏi: Tại sao có những phát biểu bị trích dẫn sai, các vị Bộ trưởng bị "gán" những lời họ không nói, vậy mà không thấy vị nào phản ứng? Hay họ không đọc, hoặc giả, không muốn mất thì giờ đôi co việc này? Nếu vậy, tình hình khó mà được cải thiện. Gần đây, đọc báo, thấy có tin Bộ trưởng Đinh La Thăng rất bức xúc trước thông tin không đúng từ
  3. một tờ báo (tờ báo cho rằng nhân viên Bộ Giao thông - Vận tải không chấp hành lệnh của Bộ trưởng về việc đi xe buýt mỗi tuần một lần).
nguon tai.lieu . vn