Xem mẫu

  1. Báo chí và quyền lên tiếng Nhiệm vụ quan trọng trong nghề báo là cởi bỏ mặt nạ của những kẻ làm sai, lừa đảo và xì căng đan..." - ông Stephen Whittle, ĐH Oxford (Anh) nói. Năm 2004, không khí trong BBC căng như dây đàn vì một cuốn phim điều tra gây sốc của phóng viên. Hết Bộ trưởng Nội vụ viết thư lại đến Giám đốc nha cảnh sát London trực tiếp đến trụ sở gặp Giám đốc BBC yêu cầu không công bố.
  2. Sau khi cân nhắc, BBC vẫn quyết định phát sóng cuốn phim được phóng viên kì công đóng vai cảnh sát, lọt vào trường đào tạo cảnh sát, trong suốt 6 tháng để quay được các học viên cảnh sát có các phát ngôn và hành vi phân biệt chủng tộc. Trong đó thậm chí có cảnh học viên bàn với nhau khi thành cảnh sát thì sẽ bắt và đánh người khác chủng tộc. Kèm theo đó, tòa báo đã công khai việc họ đang chịu áp lực can thiệp của các cơ quan công quyền. Cuốn phim đã gây chấn động dư luận Anh. Những người xuất hiện trong cuốn băng đã bị đuổi khỏi ngành. Những người từng tìm cách ngăn cản cuốn phim được phát sóng quyết định thay đổi quy trình tuyển chọn cảnh sát để tránh chọn nhầm những người
  3. phân biệt chủng tộc vào trong đội ngũ. "Việc quan chức cấp cao cố gây tác động này nọ, ngăn cản quyền lên tiếng của báo chí không có gì lạ. Vấn đề là cách phản ứng của Ban biên tập khi nhận được những cuộc gọi như thế, anh lựa chọn cách cảm ơn, tôi đang nghe và rồi tạm biệt, hay anh quyết định tuân theo yêu cầu của họ", ông Stephen Whittle, Viện Nghiên cứu báo chí Reuters, ĐH Oxford, Anh, người từng là giám đốc phụ trách chính sách biên tập của BBC khi câu chuyện cuốn phim xảy ra nói. Cách làm của BBC là công khai việc họ bị can thiệp đã khiến cho cơ quan công quyền e ngại. Bởi việc công chúng biết đến sự can thiệp ấy còn tồi tệ hơn bản thân thông tin được công bố.
  4. Đến Việt Nam dự Hội thảo "Chống xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, đăng tin sai sự thật trên các phương tiện truyền thông" do Học viện Báo chí Tuyên truyền phối hợp với Viện Nghiên cứu báo chí Reuters, ĐH Oxford, Anh tổ chức, nhà nghiên cứu Stephen Whittle nhấn mạnh: "Nhiệm vụ quan trọng trong nghề báo là cởi bỏ mặt nạ của những kẻ làm sai, lừa đảo và xì căng đan. Đó là lợi ích công để làm như vậy và là việc mà các tờ báo đã làm trong suốt lịch sử của mình". Ông Stephen nêu cụ thể, lợi ích công bao gồm các thông tin ảnh hưởng đến sức khỏe, an toàn cộng đồng, thông tin chống tham nhũng, lật tẩy sự kém năng lực của các công chức, cũng như quyền cung cấp thông tin cho công chúng để có quyết định đúng,
  5. nhất là trong các kì bầu cử. Trong trường hợp một bài báo có chi tiết xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, sai sự thật, nhưng nếu bài báo phục vụ lợi ích công và nhà báo đã làm hết trách nhiệm theo đúng quy trình 10 bước của phép thử Reynolds trong việc kiểm tra nguồn tin, đối chứng với đối tượng trong bài viết, thì tờ báo được hưởng quyền miễn trừ. Trường hợp khác, vụ trà xanh không độ Dr. Thanh sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, vì lợi ích công, báo chí phải có quyền lên tiếng. Lợi ích công đã được viện dẫn rất nhiều để bảo vệ nhà báo khi bị
  6. kiện. Đơn cử, tòa án Trung Quốc đã từng viện dẫn lợi ích công để xét xử trường hợp các phóng viên xếp hàng dài nhận tiền của một chủ mỏ để không đưa tin về việc sập hầm lò, trong đó có cả phóng viên Tân Hoa Xã. Việc không lên tiếng khi đó là có tội. "Gác cửa" Ông Stephen Whittle cũng lưu ý, "nhà báo không thể chỉ nghĩ đến quyền mà quên trách nhiệm". Thực tế, với "vụ trà xanh không độ", ông Nguyễn Văn Dững, Phó khoa Báo chí, Học viện Báo chí Tuyên truyền cho hay, các cơ quan báo chí Việt Nam đã phải đợi 3 tuần sau mới thông tin về 3 container nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ.
  7. "Nhà báo và tòa báo phải có trách nhiệm kiểm tra, đối chứng thông tin với công ty này, để họ lên tiếng. Luôn phải có sự kiểm chứng chặt chẽ nguồn tin trước khi đưa tin, để không vướng vào việc xâm phạm uy tín, danh dự của cá nhân, tổ chức", ông Stephen nói. Như trường hợp trà xanh không độ, Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin & Truyền thông Hoàng Hữu Lượng nêu, vấn đề đặt ra là nhà báo phải chứng minh DN có đưa nguyên liệu đó vào sản xuất, và sản phẩm có ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng hay không, từ đó mới kiến nghị việc cho phép lưu thông hay không lưu thông sản phẩm.
  8. "Nhà báo không nhất thiết phải luôn đúng nhưng chắc chắn phải làm việc một cách chí công vô tư, điều tra đầy đủ về việc viết gì và viết như thế nào", ông Stephen nói. Ở Thụy Điển, Nam Phi, phóng viên khi nộp bài phải đính kèm tờ cam kết về tài liệu, nguồn tin và việc kiểm chứng thông tin. Ông Lượng đặt vấn đề, phải đặt lại vai trò của người biên tập, trách nhiệm thẩm định, gác cửa trước khi trình Tổng biên tập duyệt bài viết. Giới nghiên cứu và các nhà báo đều chia sẻ quan điểm cho rằng cần hết sức tránh trường hợp dựa vào nguồn tin duy nhất.
  9. "Khi nào báo chí chủ động điều tra được thì thắng lợi, như vụ than thổ phỉ Quảng Ninh, vụ đất ở Đồ Sơn, Hải Phòng... Còn nếu dựa vào thông tin khác thì phải kiểm chứng kĩ", ông Lượng nói. Tổng thư kí Tòa soạn báo Tuổi trẻ, ông Lê Xuân Trung cho rằng: "nếu chỉ dựa vào nguồn tin duy nhất thì nên ưu tiên nguồn tin có thẩm quyền phát ngôn, nguồn tin có chức năng phát ngôn rồi mới đến nguồn tin có tư cách phát ngôn". Đơn cử, vụ việc một chiếc cầu sập, trong khi cơ quan chức năng đang im lặng, người có thẩm quyền và chức năng phát ngôn chưa lên tiếng, thì tạm thời, có thể sử dụng chuyên gia phân tích. Họ không kết luận thay cơ quan chức năng, nhưng cũng có giá trị
  10. tham khảo, giải thích. Sự thật là trên hết! Trên thực tế, dù phục vụ lợi ích công, nhưng không ít trường hợp nhà báo phải đứng trước câu hỏi về việc có đăng tải thông tin hay không. Trường hợp con gái một trung tá công an đã nhảy lầu tự tử sau khi cha mình bị báo viết là ăn chơi sa đoạ trong khi được giao nhiệm vụ chống tệ nạn xã hội, "dù thông tin hoàn toàn đúng sự thật, nhưng nhiều người, nhất là cảnh sát vẫn nghĩ báo chí phải chịu trách nhiệm cho cái chết của cô gái. Họ nghĩ nếu báo chí không nêu tên vị trung tá, cô con gái sẽ không tự tử", Tổng thư kí
  11. Tòa soạn báo Tuổi trẻ, ông Lê Xuân Trung chia sẻ. "Từ đó, báo chí e ngại khi đưa tên đích danh quan chức phạm tội. Dù nhân danh tinh thần nhân văn, nhưng đó thực sự là bước lùi của báo chí", ông Trung nói. Tuy nhiên, theo ông Stephen, "trách nhiệm không thuộc về nhà báo và tờ báo nêu tên vị quan chức này". "Cái chết đó là đáng buồn nhưng đó là vì cô gái xẩu hổ vì người cha của mình. Là người chịu trách nhiệm bảo vệ công lý, anh lại vi phạm công lý, nghĩa là anh không chỉ dối trá mà còn là tội ác. Việc đưa tin là để bảo vệ lợi ích công".
  12. "Nhà báo phải nắm được lợi ích công là gì để bảo vệ chính mình", ông Stephen nói. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc lạm dụng lí do vì lợi ích công mà thông tin không chính xác. Và ranh giới giữa đảm bảo lợi ích công với việc thỏa mãn sự tò mò của công chúng, đưa thông tin giật gân để bán được báo cũng phải phân định rõ ràng. Điều tối thượng của báo chí là tính chính xác, là tôn trọng sự thật. Viết mà không tôn trọng sự thật, tờ báo, người làm báo sẽ mất độc giả. "Đó là điều sống còn của một tòa báo", nhà báo Hữu Ước nói. "Thông tin chính xác quan trọng hơn là thông tin đi trước... Mọi
  13. phóng viên đều muốn đưa được thông tin đầu tiên, nhưng điều quan trọng hơn là phải đưa được thông tin chính xác, đúng bản chất vụ việc nhất, dù có thể chậm hơn", ông Stephen nói. Ông cho hay, ngay cả ở Anh, người ta cũng không chấp nhận lí do phải cạnh tranh với các báo đối thủ để lí giải cho việc thiếu sót trong kiểm chứng thông tin của nhà báo và tờ báo. "Mỗi người làm báo nếu không ý thức được điều này thì cũng không thể tồn tại", nhà báo Hữu Ước nói.
nguon tai.lieu . vn