Xem mẫu

  1. Báo chí cách mạng là nguồn mạch của văn hóa đương đại Việt Nam "Trên thực tế trước và sau năm 1975, toàn bộ báo chí hiện nay ở miền Nam đều “chui từ ống tay áo” của báo chí miền Bắc. Chắc không ai giận khi tôi nói điều này cả. Nếu đi sâu vào nghiên cứu, ngay cả những tờ báo hiện nay được coi là thành công như Thanh Niên, Tuổi Trẻ thì những người làm báo ấy vẫn từ báo chí cách mạng mà ra, chứ đâu phải “từ trên trời rơi xuống”..."
  2. Giáo sư Đỗ Quang Hưng, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu tôn giáo (Viện KHXH Việt Nam). Phóng viên (PV): Chiến tranh đã chấm dứt hơn ba mươi năm qua, Cách mạng Việt Nam cũng đã chiến đấu ngót nghét một thế kỷ và làm xong phận sự của mình. Nhưng thuật ngữ “báo chí cách mạng” vẫn được sử dụng nhiều trong học thuật cũng như trong dân chúng. Phải chăng vì tình cảm quá sâu nặng với một thời kỳ tang thương nhưng quá đỗi hào hùng đã khiến người làm báo lẫn người đọc không thể quên được dòng báo chí đó. Thưa
  3. giáo sư, ông có suy nghĩ gì về ý nghĩa sâu xa và lâu dài của khái niệm ấy không? GS Đỗ Quang Hưng (ĐQH): Nói cho cùng, báo chí cách mạng là hoá thân của báo chí đương đại ngày hôm nay. Tuy vậy, tôi có một suy ngẫm khá thú vị: Từ “cách mạng” được sử dụng như một dòng báo thoát thai từ chế độ thuộc địa, hoạt động khó khăn, có khi xuất hiện từ bên ngoài nước, nhen nhóm từ những tờ báo đơn sơ đến mức không thể đơn sơ được nữa (in sáp, in litô…). Nó có những giá trị không nhỏ trong cuộc Cách mạng của chúng ta. Nói như những nhà cách mạng quốc tế, thì đứng về tuyên truyền và cổ động tập thể, thì đúng là báo chí Việt Nam thuộc loại điển hình. Hơn nữa, hiếm có người cách mạng nào lại thích làm báo như người Việt Nam, kể cả trong tù. Các nhà cách mạng các nước có điều kiện hơn ở ta thì họ viết sách.
  4. Ở đây nó có hai căn nguyên: Thứ nhất, thông tin ở Việt Nam quá ư ngặt nghèo trong môi trường thuộc địa. Mặc dù người Pháp rất muốn khai hoá văn minh cho người Việt nhưng họ vẫn thít chặt thông tin với bên ngoài. Thứ hai, hiệu quả của việc làm báo rất tốt, nhất là trong việc tuyên truyền cách mạng để truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin và quan điểm của Đảng. Đấy là những điều mà ai cũng thấy khi nói về báo chí cách mạng. Nhưng hiểu sâu xa, và trả lời cho đúng câu hỏi của bạn, thì tôi có suy nghĩ rằng: Nếu tính đến trước năm 1945, khi nói đến báo chí chỉ đơn thuần là chuyện của báo chí. Nhưng báo chí cách mạng, theo nhận định của cá nhân tôi, tự nó đã tạo nên một giá trị văn hoá cách mạng. Vì thực tế, trước năm 1945 như điều kiện ở nước mình, cái vốn văn hoá mới chỉ có báo chí (là nổi nhất). Ngoài ra là một số loại hình nghệ thuật khác thì đang thoi thóp
  5. như sân khấu, cải lương, tuồng, chèo.. Và, nếu có một bộ phận nữa, không nhiều nhưng cũng quan trọng là lý thuyết về văn hoá. Nhưng trở lại trong ba cái đó, bộ phận báo chí là di sản nổi bật nhất. Chính vì thế, khi suy ngẫm về báo chí cách mạng của mình, rõ ràng nó có một thực tế nguồn mạch đã nối chung với văn hoá Việt Nam đương đại sau này. Nó là một sự chuyển biến ngoạn mục, vì rất hiếm nước nào trải qua quá trình lịch sử như Việt Nam. Trên thực tế, trước và sau năm 1975, toàn bộ báo chí hiện nay ở miền Nam đều “chui từ ống tay áo” của báo chí miền Bắc. Chắc không ai giận khi tôi nói điều này cả. Nếu đi sâu vào nghiên cứu, ngay cả những tờ báo hiện nay được coi là thành công như Thanh Niên, Tuổi Trẻ thì những người làm báo ấy vẫn từ báo chí cách mạng mà ra, chứ đâu phải “từ trên trời rơi xuống”.
  6. PV: Có câu “Văn Bắc, Báo Nam” với ý nghĩa báo chí ở Việt Nam đầu tiên xuất hiện ở miền Nam, phục vụ cho chế độ thực dân. Liệu dòng báo chí thực dân ấy có phải là cái gốc – dù sần sùi và không hoàn chỉnh của phong cách làm báo ở miền Nam nói riêng và Việt Nam nói chung sau này? ĐQH: Nhận xét đấy có được trải nghiệm và có cái đúng nhất định. Câu này người ta nhận xét từ trước năm 1945: báo miền Nam, thơ miền Trung, văn miền Bắc. Đúng là chữ quốc ngữ và báo chí sau mấy chục năm mới đi được từ Nam ra Bắc. Nhưng ngược trở lại, cũng không nên tuyệt đối hoá nhận xét đấy. Báo chí Hà Nội tuy có ra đời muộn hơn 40 năm so với Sài Gòn nhưng nó cũng phát triển rất nhanh. Và chúng bổ sung cho nhau. Báo Nam có cái mạnh về mặt thông tin, nhưng báo Bắc về xã hội, văn hoá, văn học nghệ thuật. Nó vẫn rất xứng đáng là cái nôi của văn
  7. hoá dân tộc. PV: Báo chí Liên Bang Xô Viết năm 1942 có nhiều trang ca ngợi về một người anh hùng trong trận tử chiến Stalingrad. Đó là tay súng bắn tỉa nổi tiếng Vasily Grigoryevich Zaytsev. Zaytsev có lẽ sẽ như những tay bắn tỉa cừ khôi khác nếu không có sự tham gia của báo chí. Việc phát hiện ra Zaytsev và biến anh thành một hình tượng người anh hùng trong cuộc chiến đã thổi bùng lên ngọn lửa chiến đấu của rất nhiều binh lính, sĩ quan Hồng quân. Nhờ có anh, họ đã lấy lại được thứ họ mất đi trong cuộc chiến: niềm tin chiến thắng. Hình tượng của Zaytsev lan nhanh và lớn mạnh đến mức trở thành nỗi ám ảnh của quân đội Đức. Trước tình hình đó, Sở chỉ huy Đức phái một xạ thủ nổi tiếng nhất của Đức tới trận địa để đối phó với Zaytsev và cổ vũ tinh thần lính Đức. Cuộc đối đầu giữa hai xạ thủ sau này không
  8. chỉ trở thành huyền thoại, mà còn là một đề tài rất ăn khách trong điện ảnh và games. Quay trở lại với báo chí cách mạng Việt Nam. Thưa giáo sư, có người anh hùng nào được dựng lên như vậy trong thời chiến không? ĐQH: Đây là câu hỏi khá thú vị. Nêu gương “người tốt việc tốt” thì đúng là báo chí đi đầu. Đây là những kinh nghiệm rất phổ biến của báo chí xã hội chủ nghĩa trước đây. Nhưng có một điểm này là khác nhau: Nếu nhìn kỹ trong lịch sử báo chí cách mạng, có lẽ vì ở Việt Nam những sự kiện, nhân vật mà ta gọi là anh hùng khá nhiều. Nó khiến cho báo chí lúng túng không biết lựa chọn người nào để tuyệt đối hoá họ thành một khuôn mẫu lớn. Đã có thời gian báo chí của chúng ta đăng chuyện này chuyện kia về những anh hùng, như chị út Tịch, anh Nguyễn Văn Trỗi… Nhưng tất cả
  9. các cái đó không đủ sức để tạo nên một khuôn mẫu, một người anh hùng đặc biệt quá như thế. Cũng có lẽ do đặc điểm nhận thức và cảm thụ của người Việt Nam thường muốn tìm thấy trên báo chí cuộc sống bình thường của họ. Họ không đến mức chăm chăm đi tìm một nhân vật quá lý tưởng. Họ không thích những “superman”, mà chỉ thích những người anh hùng bình thường. Kể cả những năm tháng gần đây, khi chúng ta đăng lại truyện của bác sĩ Đặng Thùy Trâm qua ngôn ngữ của báo chí, thì bác sĩ Trâm vẫn rất gần gũi với mọi người đọc. Có lẽ đó là đặc tính của người Việt Nam. PV: Vậy theo ông, đâu là đặc điểm độc nhất vô nhị của báo chí cách mạng Việt Nam?
  10. ĐQH: Đúng là báo chí Việt Nam cũng như nhiều nước Châu á trước đây thoát thai từ chế độ thuộc địa quả là ra đời muộn, như Trung Quốc, Nhật Bản đến năm khoảng 1885 mới có tờ báo đầu tiên. Nhưng qua nghiên cứu lịch sử báo chí Việt Nam, tôi thấy có một đặc điểm rất rõ: Báo chí tuy ra đời muộn, lại phải dùng chữ quốc ngữ. Mà khi đó chữ quốc ngữ đang trên đường hình thành và phổ biến, chứ không phải như những nước phương Tây là báo chí phát triển trên cái nền ngôn ngữ đã ổn định. Đặc biệt hơn nữa, chữ quốc ngữ đi vào đời sống và hoàn thiện nó song song với sự hình thành của báo chí Việt Nam. Đây có lẽ là đặc điểm độc nhất vô nhị mà tôi được biết. PV: Điều gì khiến báo chí Việt Nam phát triển nhanh trong điều kiện khó khăn về mọi mặt. Chưa kể đến điều kiện ngôn ngữ, thậm chí còn chưa được thống nhất và phổ cập hóa?
  11. ĐQH: Quay trở lại, trong một điều kiện như thế, tại sao nó lại phát triển nhanh đến vậy? Đã phát triển khó khăn, rồi lại khó khăn từ vấn đề ngôn ngữ? Có thể giải thích được như thế này chăng: Người Việt Nam khao khát muốn hiểu biết, muốn vươn lên, muốn đạt đến tính hiện đại và họ cũng ý thức được rằng chỉ có báo chí mới đem đến cho họ con đường nhanh nhất. Đúng như trong thời kỳ cách mạng có nói: báo chí là một trong sáu đường canh tân đất nước. Hay nói xa hơn, có hiện đại hoá thì mới “đánh Tây” được. Từ một ngành nghề, một kinh doanh, một hiện tượng tâm lý đã trở thành một khao khát xã hội và được hiện thực hoá rất mạnh và nhanh. Chính vì điều đó, tạm so sánh với tình hình báo chí của một số nước Đông Nam á, thì có điều chắc chắn rằng, trước năm 1945 báo chí miền Nam (bao gồm cả báo chí cách mạng và báo
  12. chí tư nhân) thuộc loại phát triển nhanh nhất. PV: Hẳn khó có thể phủ nhận được những “phế thải báo chí” mà thực dân Pháp để lại? ĐQH: Không hiểu có phải xuất phát từ thói quen và truyền thống làm báo của người Pháp hay không vì dù sao mình từng là thuộc địa của họ. Pháp là một trong những nước đi đầu trong ngành in ấn thời đấy. Pháp cũng là một trong những cái nôi của báo chí và nghệ thuật thế giới. Quân đội và Giáo hội Pháp nhập những máy in tiên tiến nhất vào Sài Gòn từ năm 1862. Nó phát triển nhanh mạnh như thế, cho nên đến khi cách mạng thành công, dù có những điều kiện khác với những nước trong khu vực, nhưng có thể nói báo chí Việt Nam “lột xác” rất nhanh. Tất cả những yếu tố về văn hóa, xã hội, tâm lý, kỹ thuật được tích tụ lại, đến đúng thời khắc của cánh cửa đổi mới là được bung ra.
  13. Báo chí của chúng ta chưa thể nói là hiện đại, tiên tiến nhất, nhưng có lẽ nó có những hội nhập nhanh chóng hơn so với những hoạt động khác. PV: Giáo sư có nói báo chí Việt Nam trước năm 1945 thuộc loại phát triển nhất trong khu vực Đông Nam á. ý của ông là những bộ phận nào của báo chí? Báo chí cách mạng Việt Nam đang nhen nhóm hay báo tư nhân của các chủ bút người Việt được xuất bản công khai? Theo tôi, nếu tính đến cả hai bộ phân trên thì chưa chính xác. Bởi chúng ta không thể có những máy in tiên tiến, trừ khi nó được đầu tư bởi chính quyền thực dân Pháp? ĐQH: Sao lại không? Hãy xem những con số sau: Vào năm 1938, tức là trước chiến tranh thế giới lần thứ 2, trong cuốn sách “Lịch sử báo chí Việt Nam 1865 -1945”, tôi đã tổng kết số liệu chính thức của toàn quyền Đông Dương, ở Việt Nam đã có 400 đầu
  14. báo. Trong 400 đầu báo ấy, tất nhiên báo của chính quyền thực dân thuộc địa chiếm vị trí quan trọng, nhưng số quan trọng hơn chính là báo chí của các nhóm báo và báo tư nhân. Có đủ các khuynh hướng, trong đó có cả những khuynh hướng khuynh – tả yêu nước. PV: Vậy là không có dòng báo chí cách mạng – khi ấy đang hoạt động bí mật và chưa được công khai? ĐQH: Ở đây tôi không nói đến báo chí cách mạng, mà nói đến báo chí Việt Nam nói chung (công khai và hợp pháp) vào thời điểm trước năm 1945. Nhưng nên nhớ rằng kể cả khi ấy báo chí của ta nằm trong cái khung của nền thuộc địa Pháp, thì tỷ lệ những tờ báo được coi là “tay sai” thực dân rất ít. Còn những tờ báo trung lập chiếm đa số. Trung lập là vì người ta không thể có
  15. điều kiện chường mặt ra chống tây được thôi. Họ phải chọn cách trung lập để qua đó tồn tại, tự dân tộc, văn hóa phát triển. Thêm nữa, ban đầu tỷ lệ báo tiếng Pháp rất lớn và không thể phủ nhận rằng báo chí thuộc địa Pháp đã để lại một di căn rất lớn, rất phong phú, dày dặn mà cho đến tận ngày nay, ta chưa khai thác được hết. Nhưng, theo đúng quy luật cung – cầu, báo tiếng Pháp dần dần được thay thế bằng chữ quốc ngữ. Đến năm 1938, báo quốc ngữ đã vượt lên, chiếm trên 2/3 trong tổng số 400 tờ báo tại Việt Nam. PV: Chúng ta đang nhìn theo chiều dọc về lịch sử báo chí. Nếu quay nhanh hơn về thời gian gần đây, hình như xu hướng báo chí ở Việt Nam cũng như nhiều nước châu á khác đang chạy theo mốt (gu) của báo chí phương Tây, cụ thể là sự phát triển ồ ạt của những tờ báo với hình ảnh bắt mắt, nội dung đa dạng và
  16. kiệm chữ. Theo giáo sư, phải chăng những bài báo có văn phong tinh tế, tư duy sâu sắc, chặt chẽ và minh triết - từng là đặc trưng nổi trội của báo chí Việt Nam giờ sắp là lỗi thời? ĐQH: Trên thực tế, ngay ở những nước có truyền thống báo chí có rất nhiều tờ báo thành đạt thuộc nhiều lực lượng xã hội, thậm chí có cả những tờ chuyên biệt cho tôn giáo, như tờ Témoins Chrétiens vượt xa phạm vi một tờ báo tôn giáo. Cho nên ở đây ta thấy yếu tố đa nguyên chi phối. Không thể phủ nhận ở Tây âu và Bắc Mỹ có truyền thống làm báo thành công có thể là thành công về phương diện nội dung, tính hấp dẫn. Mà một trong những bí quyết là người ta đã xây dựng được 1 hệ thống báo chí vô cùng đa dạng. Có thể tờ báo ấy chỉ cần bán cho vài trăm người cho đến tờ báo bán cho hàng chục triệu người hay hơn nữa, nhưng nó vẫn song song tồn tại. Có nghĩa, ai cũng
  17. tìm được “khoái khẩu” của mình. Điều này thể hiện báo chí phương Tây đang đi vào xu hướng cá thể hóa ngày càng cao. Một điều hiển hiện nữa là sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật. Nhưng nó cao trào hơn nữa là thành tựu lớn về Max – Media đã đưa truyền thông lan rộng tới công chúng. PV: Đó có phải là những khuôn mẫu thành công chung của báo chí toàn cầu? ĐQH: Đúng là những giải báo chí quốc tế có uy tín như giải Pulitzer cũng nằm ở đấy hết. Chính vì thế xu hướng học tập những kinh nghiệm của họ là tất yếu. Nó cũng là một trong những chỉ số toàn cầu về văn hóa và báo chí. Nhưng, không bao giờ lẽ đời chỉ có lôgíc một kiểu như thế. Thực tế cuộc sống đa dạng và báo chí cũng khác nhau. Báo chí của
  18. Nhật Bản chắc chắn phải khác báo của Tây âu và Bắc Mỹ. Báo chí của khu vực Đông Bắc á, rồi báo chí của Đông âu, Bắc âu, Châu Phi, Nam Mỹ cũng rất khác nhau. Và họ đều có độc giả của riêng mình. Vấn đề là ta tìm thấy như thế nào, ta học được như thế nào ở những nguồn lực khác nhau đó. Không nên tuyệt đối hóa nó. Nếu như bây giờ ta hiện đại hóa báo chí mà tuyệt đối theo cách của họ chưa chắc đã hẳn là hay.
nguon tai.lieu . vn