Xem mẫu

  1. Lời nói đầu Đất có vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình phát tri ển kinh t ế xã h ội. Đ ất đai là ngu ồn tài nguyên thiên nhiên có vai trò vô cùng to lớn. Nó vừa là sản phẩm của tự nhiên, vừa là sản ph ẩm của lao động. Là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được, không thể thiếu đối với các ngành s ản xu ất xã h ội và đ ời sống con người. Việt Nam chúng ta là một nước có truyền thống sản xuất nông nghi ệp, g ắn li ền với n ền văn minh lúa n ước. Người dân chúng ta vẫn sinh sống chủ yếu bằng hoạt động s ản xu ất nông nghi ệp. Và ngay c ả hi ện t ại, khi đ ất nước đang trên đà phát triển, đang trong quá trình CNH-HĐH thì ngành s ản xu ất nông nghi ệp v ẫn chi ếm m ột t ỷ trọng lớn trong GDP, với một lượng lớn lao động (khoảng 70% lực lượng lao động) hoạt động trong lĩnh v ực này. Vì lý do này mà trong những năm gần đây, việc quản lý của nhà n ước v ới đ ất nông nghi ệp cũng thay đ ổi nhiều để theo kịp, phù hợp với sự thay đổi cơ cấu đất đai thay đổi rất nhanh chóng ở các địa ph ương. Đ ất đai dành cho sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp – thay vào đó là đ ất đai dành cho s ản xu ất phi nông nghi ệp tăng nhanh. Đây là một xu hướng biến động phù hợp với quy luật c ủa s ự phát tri ển kinh t ế xã h ội. Tuy nhiên các vấn đề đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, ổn định đời s ống c ủa ng ười dân và h ạn ch ế nh ững tr ường h ợp vi phạm đất đai (nhất là những vi phạm về việc tự ý chuyển nhượng, chuyển đổi, sử dụng đất sai mục đích…) thì việc quản lý đất nông nghiệp một cách hợp lý, hiệu quả, bền vững đang được đặt ra.
  2. Chính vì vậy nên việc “ Xem xét quản lý nhà nước với đ ất nông nghi ệp hi ện nay” đang là v ấn đ ề r ất c ần quan tâm. 1. Đất nông nghiệp Căn cứ vào Luật Đất đai năm 1993 và luật sửa đổi bổ xung một số điều của Luật Đất đai năm 1998 và 2001 thì đất đai của nước ta được chia ra làm 5 loại cơ bản là đất nông nghi ệp, đ ất lâm nghi ệp, đ ất ở, đ ất chuyên dùng và đất chưa sử dụng. Và từ đó đất nông nghiệp được hiểu là đất sử dụng ch ủ y ếu vào m ục đích s ản xu ất nông nghiệp của các ngành nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thu ỷ s ản hay đ ể nghiên c ứu thí nghiệm về nông nghiệp. Tuy nhiên với cách hiểu và cách chia như thế này đã dẫn đến một s ố khó khăn trong qu ản lý. B ởi vi ệc phân chia đất đai vừa theo mục đích sử dụng vừa theo địa bàn này đã d ẫn đ ến nh ững s ự trùng l ặp, ch ồng chéo t ừ hai cách thức quản lý. Từ những sự mâu thuẫn và bất cập này mà Luật Đất đai năm 2003 đã ra đ ời đ ể đáp ứng cho yêu c ầu qu ản lý vĩ mô của Nhà nước về đất đai. Và theo luật đất đai năm 2003 thì đ ất đai c ủa n ước ta đ ược chia ra làm ba nhóm là: nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đ ất ch ưa s ử d ụng, trong đó nhóm đ ất nông
  3. nghiệp bao gồm đất lâm nghiệp, đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản. Ta nhận thấy cách phân chia này đã thay đổi rất nhiều so với luật cũ, nó tạo điều kiện thuận lợi hơn cho quản lý Nhà nước về đất đai. Như vậy, so với cách chia cũ thì đất nông nghiệp sẽ bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản (theo luật đất đai năm 2003) và không có đất vườn tạp. 2. Đặc điểm và vai trò của đất nông nghiệp 2.1. Đặc điểm của đất nông nghiệp Đất đai nói chung và đất sản xuất nông nghiệp nói riêng có những đặc điểm cơ bản sau: Đất đai vừa là sản phẩm của tự nhiên vừa là sản phẩm của lao động Đất đai đồng thời là tư liệu lao động và đối tượng lao động Đất đai bị giới hạn về mặt không gian và có vị trí cố định Đất đai là tư liệu sản xuất không thể tự sản sinh, có chất lượng không đều, khả năng sản xuất là vô hạn 2.2. Vai trò của đất nông nghiệp Vai trò của đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng là vô cùng to l ớn. Nó không nh ững đóng góp vai trò là điểm tựa trong các ngành sản xuất, là cơ sở cung c ấp dinh d ưỡng nuôi cây tr ồng trong s ản xu ất nông
  4. nghiệp mà còn là một trong những thành phần đảm bảo nguồn thu ngân sách Nhà n ước, t ạo ngu ồn v ốn giúp các cá nhân, tổ chức đầu tư sản xuất. 3. Khái niệm về quản lý và nội dung quản lý Nhà nước đối với đất nông nghiệp 3.1. Khái niệm về quản lý và sự cần thiết phải quản lý Nhà nước đối với đất nông nghi ệp trên địa bàn huyện Hoài Đức Quản lý Nhà nước về đất đai là quá trình tác động bằng các cơ ch ế chính sách c ủa các c ấp chính quy ền, các sở ban ngành ở địa phương vào các hoạt động khai thác sử dụng đất đai nhằm khai thác và sử dụng đất một 3.2. Nội dung quản lý Nhà nước đối với đất nông nghiệp Theo Luật Đất đai năm 2003, có 13 nội dung quản lý Nhà nước v ề đ ất đai đ ược quy đ ịnh c ụ th ể t ại đi ều 6. Tuy nhiên những nội dung quản lý Nhà nước về đất đai nói chung và đ ất nông nghi ệp nói riêng t ại c ấp huyện (cụ thể tại huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây) thì cơ bản như sau: - Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính. - Lập, triển khai và giám sát việc thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất . - Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng dất. - Đăng ký quyền sử dụng đất , lập và quản lý hồ sơ đ ịa chính, c ấp gi ấy ch ứng nh ận quy ền s ử d ụng đất.
  5. - Thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. - Thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp-đơn thư khiếu nại , tố cáo và x ử lý vi ph ạm pháp lu ật v ề đất đai. Phần II Thực trạng quản lý Nhà nước đối với đất nông nghiệphiện nay Đất phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp trên các địa phương đang giảm một cách rõ r ệt. Theo hi ện trạng sử dụng đất năm 2004( của huyện Hoài Đức) thì đất nông nghi ệp ti ếp t ục gi ảm, còn 5846.73ha (gi ảm 52.15ha so với năm 2003); theo kế hoạch sử dụng đất năm 2005 thì đ ất nông nghi ệp ph ải thu h ồi ti ếp 765.31ha (trong đó đất ruộng lúa, lúa màu thu hồi 714.25ha) và tính đến quy hoạch sử dụng đất năm 2010, đất nông nghiệp giảm xuống chỉ còn 4252.4ha (giảm so với năm 2001 là 1720.03ha). Sở dĩ đất nông nghiệp của Hoài Đức giảm nhanh đến như vậy là do đi ều ki ện t ự nhiên , kinh t ế xã h ội thuận lợi của Hoài Đức đã tạo ra một lợi thế rất lớn trong việc phát triển kinh t ế .Đáp ứng cho yêu c ầu CNH- HĐH và phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá của đất nước, cùng với xu th ế phát tri ển h ội nh ập c ủa đ ất nước. Hoài Đức đã dần thay đổi bộ mặt nông thôn, cơ cấu ngành nghề thay đổi, kéo theo cơ cấu sử dụng đất, cơ
  6. cấu lao động thay đổi, đời sống nhân dân được cải thiện. Đất nông nghiệp đang giảm , thay vào đó là sự tăng lên của những đất đai sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp , mà điển hình là ph ục v ụ cho các m ục đích nh ư xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao , đường sá và các trung tâm thương mại dịch vụ . Với những lý do này, nắm bắt được sự thay đổi rõ rệt của qu ỹ đ ất nông nghi ệp , đ ặc thù c ủa lao đ ộng v ẫn chủ yếu là nông nghiệp nên để đảm bảo thu nh ập của ng ười dân, UBND huy ện Hoài Đ ức đã có h ướng chuy ển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi thích hợp nhằm ổn định đời sống nhân dân. Biến động của đất nông nghiệp có một số xu hướng chính sau: Quỹ đất nông nghiệp đang ngày càng giảm cả về số lượng và chất lượng. Đất nông nghiệp đang được tập trung hoá hơn do nhiều người đã có nh ững ngành ngh ề ph ụ đ ảm b ảo thu nhập. Đất nông nghiệp đang có xu hướng chuyển từ đất trồng lúa sang đất trồng cây ăn quả, nuôi trồng thu ỷ sản 3. Thực trạng quản lý đất nông nghiệp ở Hoài Đức hiện nay Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính
  7. Đối với đất nông nghiệp, công tác này không được đầu tư nhiều. Hàng năm quỹ đất nông nghi ệp có luôn giảm xuống nhưng việc chỉnh lý trên bản đồ cũng chưa được làm thường xuyên. Loại bản đồ hiện nay các xã thị trấn trong huyện sử dụng để quản lý đất nông nghiệp là bản đồ địa chính cũ từ những năm 1986, ở một số xã hiện vẫn còn chưa có bản đồ để quản lý loại đất này ở một s ố x ứ đ ồng. Đi ều này đã ảnh h ưởng không nh ỏ t ới công tác quản lý và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất là những công cụ quản lý của Nhà nước về đất đai. Nó là m ột b ộ ph ận của quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Việc phát huy hiệu qu ả c ủa công c ụ này s ẽ góp ph ần tích c ực trong quản lý đất đai và cùng hoàn thành chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đ ịa ph ương. T ại huy ện Hoài Đức, quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đã phát huy được vai trò tích cực của nó. Đã ph ần nào đ ưa đ ất đai vào quỹ đạo của sự ổn định, tác động tích cực tới việc thay đổi c ơ c ấu cây tr ồng v ật nuôi, thay đ ổi c ơ c ấu lao đ ộng nông thôn và dần dần thay đổi cơ cấu ngành, thay đổi diên mạo nông thôn. Tuy nhiên những quy hoạch kế hoạch sử dụng đất của huyện cũng có một số mặt hạn chế của nó. Trước hết việc lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất chưa được điều tra khảo sát k ỹ càng, ch ưa đ ược l ấy ý ki ến c ủa dân, chưa phản ánh nhu cầu sử dụng đất của các thành phần kinh tế cho sự phát tri ển kinh t ế xã h ội. Nh ững thông tin này chủ yếu trên cơ sở giấy tờ, thiếu tính th ực t ế. Do v ậy nh ững quy ho ạch k ế ho ạch s ử d ụng đ ất này phần nhiều mang tính chủ quan của một bộ phận cán bộ chuyên môn, ch ưa ph ản ánh đ ược nhu c ầu s ử d ụng đ ất để đáp ứng cho yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.
  8. Việc thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất thiếu tính trách nhiệm, các cán bộ địa chính c ấp huy ện không thường xuyên đôn đốc, kiểm tra cấp dưới thực hiện, nên kết quả đạt không cao. Việc giao đất, cho thuê đất là việc thực hiện quy ền của ng ười sử dụng đ ất đ ồng th ời đ ảm b ảo quy ền đ ại diện sở hữu toàn dân về đất đai của Nhà nước. Cùng với công tác này là ho ạt đ ộng thu h ồi và chuy ển m ục đích sử dụng đất để nhằm thực hiện khai thác và quản lý sử dụng đất theo h ướng tích c ực , đáp ứng yêu c ầu c ủa s ự phát triển kinh tế xã hội. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hố sơ địa chính, cấp GCN quyền sử dụng đất Chúng ta biết rằng đất nông nghiệp đã được giao toàn bộ cho các hộ gia đình, các nhân và các tổ chức quản lý sử dụng. Do vậy hệ thống thông tin về h ồ s ơ địa chính là t ương đ ối đ ầy đ ủ. Duy ch ỉ có h ệ th ống b ản đ ồ đ ịa chính là còn thiếu và không thường xuyên cập nhật cho nên việc quản lý hồ sơ địa chính cũng gặp m ột s ố nh ững khó khăn. Mặt khác, đất nông nghiệp còn có nhiều biến động, trong đó có những biến động ngầm mà c ơ quan Nhà nước không thể biết được cho nên không đảm bảo sự đ ầy đủ v ề thông tin trong qu ản lý. Do v ậy vi ệc c ấp GCN quyền sử dụng đất nông nghiệp cũng có phần hạn chế Tình hình cấp GCN vẫn còn chậm, chưa thực sự ưu tiên cho công tác này, ch ưa coi đây là bi ện pháp đ ể t ạo thuận lợi trong quản lý sử dụng đất, hạn ch ế nh ững tranh ch ấp và là căn c ứ xác th ực đ ể th ực hi ện quy ền l ợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Đồng thời khuyến khích người dân sử dụng đất có hiệu quả.
  9. Hiện tại, công tác này đang được đẩy nhanh để phấn đấu th ực hi ện t ốt ngh ị quy ết c ủa HĐND huy ện khoá 17, kỳ họp thứ 3 về việc tăng cường cấp GCN quy ền s ử d ụng đ ất năm 2005, quán tri ệt tinh th ần c ủa Thông t ư số 28/2004/TT-BTNMT, Luật Đất đai năm 2003. Thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Công tác thống kê, kiểm kê được thực hiện thường xuyên theo luật định. Công tác này đã đ ạt đ ược nh ững kết quả nhất định và góp phần vào sự nắm bắt những thay đổi quỹ đất và hiện trạng sử dụng đ ất. T ừ đó làm căn cứ để lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất và phân bổ quỹ đất cho những nhu cầu nh ất định của s ự phát triển kinh tế xã hội. Đảng uỷ, UBND huyện, thường trực Huyện uỷ Hoài Đức luôn coi nh ững nhi ệm v ụ này là tr ọng tâm c ủa việc đảm bảo ổn định về mặt đất đai và về chính trị xã hội. Do v ậy UBND huy ện luôn ch ỉ đ ạo th ực hi ện tri ệt để những quyết định của cấp trên trong lĩnh vực này. Đồng th ời khi nh ận th ấy có nh ững bi ến c ố trong vi ph ạm pháp luật đất đai , UBND trực tiếp chỉ đạo kịp thời, nhanh chóng, gi ải quy ết tri ệt đ ể , đáp ứng yêu c ầu, nguy ện vọng của nhân dân.
  10. Phần lớn những trường hợp vi phạm đều đã được xử lý. Các tr ường hợp trường hợp chuyển nhượng trái phép được xem xét và giải quyết bằng hình thức hợp pháp hoá. Còn những đối tượng lấn chiếm có tranh chấp được giải quyết tại Toà án nhân dân huyện. Tuy nhiên, việc thực hiện những công tác, nhiệmvụ này vẫn còn m ột số hạn chế như: Việc thanh tra, kiểm tra vẫn còn để sót một số đối tượng vi phạm; một số đơn thư còn chưa được giải quyết thoả đáng, không đảm bảo đúng thời hạn đã để mất lòng tin ở một b ộ ph ận nh ỏ dân c ư đ ối v ới chính quyền; vẫn còn tình trạng giải quyết không hết đơn th ư, để tồn đọng; xử lý chưa nghiêm những đối tựơng vi phạm, còn để hiện tượng tái phạm. 4. Nguyên nhân của những hạn chế Những hạn chế trong quản lý đất đai trên địa bàn chủ y ếu b ắt nguốn từ những nguyên nhân sau: Hệ thống pháp luật về đất đai của chúng ta còn nhiều bất cập, chồng chéo, một vấn đề nhiều khi được quy định rất khác nhau tại nh ững văn bản pháp quy khác nhau Việc phân cấp thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai trong huyện còn chưa hợp lý, chồng chéo về th ẩm quy ền và ch ức năng giữa phòng Tài nguyên và môi trường và phòng Nông nghi ệp và phát triển nông thôn trong việc quản lý, khai thác, sử dụng đất nông nghiệp Như vậy đây là sự chồng chéo trong thẩm quyền và chức năng qu ản lý đã ảnh hưởng không nhỏ đến những hạn chế trong quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp.
  11. Mặt khác việc quản lý đất đai từ cấp huyện đến cấp xã cũng không được chặt chẽ. Cấp huyện chỉ nắm được thông tin từ các xã, thị trấn thông qua việc báo cáo của cán bộ địa chính cấp xã. Trong khi đó cán b ộ địa chính cấp xã lại chỉ thực hiện nhiệm vụ hay báo cáo khi có sự yêu c ầu và giao nhiệm vụ của cấp trên. -Đội ngũ cán bộ địa chính huyện, xã thị trấn vừa thi ếu l ại v ừa có trình độ chuyên môn hạn chế. Trình độ dân trí, khả năng tiếp cận và hiểu biết về luật đất đai c ủa người dân còn có nhiều hạn chế. Nhiều trường hợp hộ gia đình, cá nhân có vi phạm pháp luật về đất đai nhưng lại không biết là vi ph ạm và vi phạm ở chỗ nào. Nhiều trường hợp còn đi kiện tụng không đúng nơi, đúng chỗ và sai luật. Ngoài ra hệ thống bản đồ gốc mà các xã , thị trấn trong huyện hiện vẫn sử dụng là những bản đồ cũ. Nguồn kinh phí cho lập quy hoạch kế hoạch, thống kê kiểm kê đất đai , cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn hạn chế và chậm nên đã ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng thực hiện công việc. 5.Đánh giá chung tình hình quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp Việc khảo sát, đo đạc lập bản đồ địa chính kết hợp với công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính đẫ xây dựng một hệ thống thông tin về đất đai tương đối đầy đủ.Công tác quy hoạch k ế hoạch sử dụng đất đang tính toán và phân bổ quỹ đất cho từng mục đích sử dụng ổn định, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.Từ đó giúp đất đai được khai thác sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả hơn và bền vững hơn.
  12. Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp khiếu nại tố cáo những vi phạm đất đai đang góp phần thay đổi cách thức suy nghĩ c ủa người nông dân vì ý nghĩ của việc khai thác sử dụng đất đai theo pháp luật. Đồng thời nó cũng đang nâng cao hiệu quả của quản lý, tránh nh ững sai phạm trong quản lý và sử dụng để đất đai phát huy được vai trò là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt. Từ những điều này nó đã làm thay đổi cơ cấu lao động nông thôn và tiếp tục thay đổi cơ cấu ngành theo hướng tích cực, tác động tới cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp . Mặc dù cách thức quản lý đất nông nghiệp của của nhà nước vẫn còn một s ố h ạn ch ế nhất định. Phần III Các giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước đối với đất nông nghiệp a. Tiếp tục thực hiện và tăng cường hiệu quả của các công cụ (nội dung) quản lý. Các văn bản pháp luật về đất đai được Nhà nước ban hành đều là một sự nghiêm túc để nhằm quản lý đất đai một cách chặt ch ẽ, khai thác hiệu quả, bền vững. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc tổ ch ức thực hiện những văn bản pháp luật này và việc sử dụng các công cụ quản lý ra ngoài thực tế lại mang tính hình th ức, làm sai l ệch đi ý nghĩa pháp lý của những văn bản pháp quy. Vì vậy để thực hiện tốt các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai thì trước tiên ta phải thay đổi lại nh ận th ức của cả một bộ phận cán bộ và người dân về những văn bản pháp luật. Pháp luật về đất đai là những chế tài cụ thể quy định về các quản lý, khai thác sử dụng đất đai nhằm đưa đất đai vào quỹ đạo của sự vận động có t ổ chức chứ không phải là để hạn chế quyền sử dụng của người dân hay để
  13. làm thiệt hại lợi ích của một cá nhân tổ chức nào. Đồng thời ta ph ải xác định ngay từ đầu việc không thể buông lỏng quản lý, không th ể để đất đai được sử dụng một cách tuỳ tiện, tự phát bằng cách nâng cao hiệu qu ả của các công cụ quản lý. Đối với công tác lập, triển khai và giám sát việc thực hi ện quy hoạch, kế hoạch sử dụng sử dụng đất. - Hoàn chỉnh toàn bộ hệ thống lập quy hoạch từ việc điều tra, khảo sát lấy ý kiến của người dân tới việc công bố, điều ch ỉnh và t ổ ch ức th ực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng. - Cần thay đổi lại lối tư duy, suy nghĩ của người dân và một số bộ phận cán bộ (nhất là cấp xã) về vai trò và tầm quan trọng c ủa quy hoạch, kế hoạch sử dụng sử dụng đất. Chính từ điều này mà dẫn đến những bản quy hoạch, kế hoạch sử dụng sử dụng đất đai của cấp xã thường thiếu thực tế, không đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế xã hội. Còn đ ối v ới người dân, thường không quan tâm tới quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, nhất là công việc sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp. Họ nghĩ rằng việc họ sử dụng đất nông nghiệp vào việc trồng lúa hay một lo ại cây nào khác là lẽ đương nhiên mà họ không nghĩ tới rằng đất đó có th ể bị thu h ồi hay có được quy hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng hay không. Cho nên những trường hợp vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng sử dụng đất đai là rất nhiều trong sản xuất nông nghiệp. - Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai là một bộ phận của quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cho nên việc đảm bảo sự phù hợp của quy hoạch, kế hoạch sử dụng sử dụng đất đai với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội là một sự cần thiết. Nhằm tránh tình trạng phải thay đổi quy hoạch, kế hoạch chỉ vì lý do không đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, đồng thời quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai
  14. của huyện, xã phải phù hợp với quy hoạch kế hoạch đất đai của tỉnh cũng nhằm để tránh việc phải điều chỉnh bổ sung hay điều chỉnh lại làm mất ổn định về đất đai cũng như đời sống của người dân. - Quy hoạch, kế hoạch sử dụng sử dụng đất phải phản ánh được nhu cầu, nguyện vọng của người dân thông qua việc lấy ý kiến. Đây là việc cần làm vì từ trước tới nay hầu như không thông qua ý ki ến c ủa người dân và điều này cũng được quy định cụ thể trong Luật Đất đai 2003 tại khoản 5 điều 25 và trong Nghị định 181 tại điều 18. - Quy hoạch, kế hoạch sử dụng sử dụng đất phải được công bố công khai không những chỉ tại những trụ sở cơ quan, UBND các xã, thị trấn mà còn phải trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương để tránh tình trạng người dân không nắm được quy hoạch, kế hoạch rồi khi vi phạm lại thoái thác trách nhiệm. - Quy hoạch, kế hoạch sử dụng sử dụng đất đai phải được cụ thể hoá thành bản đồ, khoanh định rõ ràng, cụ thể từng khu đất quy hoạch cho các mục đích nhất định. Khi có sự điều chỉnh về quy hoạch, kế hoạch cần phải được công bố công khai và giải trình cụ thể - Đồng thời gắn quyền lợi và trách nhiệm của người lập, tổ chức thực hiện với chính bản quy hoạch, kế hoạch để quy hoạch, kế ho ạch s ử dụng đất đạt hiệu quả cao. Và phải hiểu được quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là văn bản pháp lý và yêu cầu mọi đối tượng phải tuân theo. Đối với công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý h ồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Cần được thực hiện một cách thường xuyên liên tục để đảm bảo cập nhật thông tin, hình thành hệ thống thông tin đ ầy đủ ph ục v ụ c ấp giấy chứng nhận một cách nhanh chóng. Sau mỗi quyết định giao đất, cho
  15. thuê đất, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng cần ph ải đ ược ch ỉnh lý biến động ngay vào hồ sơ địa chính. - Cán bộ cấp huyện phải thường xuyên kiểm tra việc chỉnh lý, qu ản lý hồ sơ địa chính của cấp xã để kịp thời phát hiện những sai sót và ch ỉnh lý, đồng thời tăng cường chuyên môn cho cấp dưới. - Việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính cần ph ải đ ược g ắn li ền với việc xây dựng bản đồ địa chính. Đối với công tác thống kê, kiểm kê và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất Thống kê kiểm kê đất đai là công cụ để Nhà nước nắm một cách đầy đủ quỹ đất và sự biến động của nó. Để tăng cường công tác này, đ ối với cấp huyện cần làm: - Nâng cao năng lực trình độ cho cán bộ cấp xã để có thể thống kê, kiểm kê diện tích đất đai một cách chính xác về diện tích và loại đất. - Thường xuyên tổ chức tập huấn và kiểm tra công tác của cán bộ cấp xã nhằm kịp thời phát hiện những sai sót và xử lý. Đối với công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp - đ ơn thư khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai - Xác định đối tượng thanh tra, kiểm tra tại cấp huy ện, xã là công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, sử dụng đất có đúng mục đích, đúng loại đất và có đúng thẩm quyền hay không. - Quyết tâm giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo một cách dứt điểm, tránh để dây dưa, theo một trình tự nhất định của trình t ự khi ếu n ại t ố cáo, đảm bảo về thời gian và tránh để tồn đọng hay giải quy ết không thoả đáng để vượt cấp. Đồng thời các vụ tranh chấp cần khuyến khích chính quyền địa phương bằng phương pháp hoà giải ngay tại cấp xã. Trường hợp nào không thể giải quyết được thì mới chuy ển lên c ấp
  16. huyện. Đối với huyện, những vụ việc phức tạp, vượt thẩm quyền ph ải báo cáo xin ý kiến giải quyết. - Chỉ đạo và quyết tâm thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý sử dụng đất và xử lý triệt để những vi phạm theo Quy ết định 273/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm tra công tác quản lý sử dụng đất và theo Quyết định 1966-QĐ/UB của UBND Tỉnh Hà Tây trong việc kiểm tra thống kê và lập hồ sơ x ử lý vi phạm. - Thực hiện công khai, dân chủ trong giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người giải quyết khiếu nại, tố cáo phải trực tiếp đối thoại v ới ng ười khiếu nại, người bị khiếu nại và những người có quyền lợi, lợi ích liên quan. Đồng thời khi có kết qủa, cần phải được công bố công khai. - Gắn việc chỉ đạo giải quyết khiếu nại tố cáo về đất đai với việc tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra trong quản lý và sử dụng đất đai, kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm để góp phần ngăn ngừa những phát sinh từ các vụ việc tranh chấp, khiếu nại, tố cáo. b. Tiến hành cải cách hành chính theo hướng tinh giảm b ộ máy, hiệu quả và giảm bớt các thủ tục. Cải cách hành chính là sự cần thiết đối với mọi xã hội, mọi lĩnh v ực trong đời sống xã hội để đảm bảo phù hợp với yêu c ầu phát tri ển c ủa xã hội. Trong lĩnh vực đất đai, đối với cấp huyện việc cải cách hành chính cũng là một sự cần thiết để đảm bảo đất đai được quản lý và khai thác sử dụng hợp lý, hiệu quả từ cấp cơ sở. Trước hết cần: - Sắp xếp lại và phân công phân nhiệm rõ ràng đối với từng cán bộ quản lý đất đai ở cấp huyện và cấp xã. Điều chỉnh lại bộ máy quản lý thống nhất từ trên xuống dưới và phù hợp với cấp tỉnh, trung ương. Tạo
  17. một sự thuận lợi cho việc ra quyết định, tiếp nhận thông tin trong qu ản lý đất đai từ cấp trên xuống và ngược lại. - Đối với cấp huyện, các công việc như giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng và thu hồi đất là những công việc chủ yếu và với các thủ tục hành chính như hiện nay thì mất rất nhi ều th ời gian đ ể t ừ khi có nguyện vọng sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đến khi có quyết định tới người sử dụng đất. Đối với đất sản xuất nông nghiệp thì tính phức tạp so với đất phi nông nghiệp trong quy hoạch đất đai là ít hơn. Cho nên các thủ tục này ta có thể giảm gọn nhẹ bớt cho hiệu quả hơn đối với đất nông nghiệp. - Tăng cường vai trò, quyền hạn và trách nhiệm đối với chính quy ền cấp xã trong việc quản lý đất đai để giảm bớt những thủ tục không cần thiết trong quản lý, chia sẻ gánh nặng với cơ quan quản lý địa chính cấp huyện đồng thời giảm đi sự phiền hà đối với người dân mỗi khi có vấn đề gì liên quan đến đất đai không nhất thiết phải đến cơ quan cấp huyện. - Thường xuyên phối hợp với thanh tra liên ngành, thanh tra tỉnh t ổ chức thanh tra kiểm tra trong lĩnh vực quản lý đất đai đ ể k ịp th ời phát hiện những sai sót, điều chỉnh và sửa chữa đảm bảo đúng những nguyên tắc trong quản lý đất đai. c. Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đất nông nghiệp của chính quyền cấp xã - Tạo điều kiện để cán bộ địa chính cấp xã có điều kiện t ự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân để có th ể đáp ứng yêu cầu cần thiết trong quản lý hiện tại và lâu dài. - Xây dựng một hệ thống thông tin về đất đai đầy đủ, chính xác và luôn được cập nhật ngay tại cấp xã như các cơ sở dữ liệu địa chính, các
  18. tài liệu, bản đồ, hồ sơ về đất đai…. phục vụ kịp thời, đầy đủ và chính xác cho yêu cầu quản lý của địa phương và cấp trên. - Phòng Tài nguyên và Môi trường cùng các cơ quan có liên quan thường xuyên kiểm tra đôn đốc chính quyền cơ sở trong vi ệc quản lý đ ất đai, kịp thời phát hiện, sửa chữa rút kinh nghiệm cho cán bộ cấp xã đ ể tăng cường hiệu quả trong quản lý đất đai. - Cần có những chính sách cụ thể để đảm bảo quy ền l ợi c ủa nh ững người trực tiếp sản xuất nông nghiệp đồng th ời khuy ến khích h ọ chuy ển đổi, thực hiện chủ trương "dồn điền, đổi thửa", chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đầu tư sản xuất lớn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo công ăn việc làm cho nông dân và thay đổi cơ cấu lao động, mức sống của người dân. Thông qua việc hình thành những trang trại, khu vực chuyên canh, nông nghiệp sinh thái… - Để đảm bảo ổn định đời sống thu nhập cho nông dân, các xã, thị trấn cần tổ chức rà soát lại các hộ sử dụng đất nông nghiệp để kịp thời phát hiện những hộ có sai phạm và xử lý. Đồng thời với những hộ thiếu đất hoặc không có đất để sản xuất nông nghiệp (ở Hoài Đức nh ững trường hợp này không có nhiều) cũng sẽ có những biện pháp giải quyết phù hợp. - Với những hộ thiếu đất có thể thuê thêm đất của nh ững hộ không có nhu cầu sản xuất hoặc thực hiện chuyển đổi ngh ề nghiệp dựa vào s ự giúp đỡ của các cơ quan chức năng. Còn với những hộ không có đất sản xuất sẽ được Nhà nước hỗ trợ mua lại đất nếu có nhu cầu s ản xu ất hoặc giúp chuyển đổi nghề nghiệp nếu không biết sản xuất nông nghi ệp. Đồng thời có thể hỗ trợ về vốn ban đầu cho sản xuất. - Cần xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc việc kiểm kê đất đai và thống kê đất đai hàng năm. Đồng th ời
  19. nghiêm túc thực hiện những sự chỉ đạo, kế hoạch trong công tác quản lý của cấp trên. 3. Các giải pháp hỗ trợ Để đáp ứng được yêu cầu của quản lý nhà nước về đất đai nhằm thực hiện tốt những phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới, ngoài những biện pháp mang tính trực tiếp, mạnh mẽ, tăng cường hiệu qu ả c ủa các công cụ quản lý thì còn có một số các giải pháp khác mang tính hỗ trợ, cũng góp phần quản lý chặt chẽ hơn đất đai và khai thác một cách hiệu quả hơn. Những giải pháp hỗ trợ đó là: - Chính sách thuế - Chính sách về đầu tư vốn sản xuất - Chính sách về giao đất ổn định lâu dài, khuy ến khích tích t ụ t ập trung đất đai kết hợp với chuyển đổi cơ cấu cây trồng. - Tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ cấp xã.  Chính sách thuế Chúng ta biết rằng thuế là một công cụ quản lý rất quan trọng và hữu hiệu của nhà nước khi trong hầu hết các lĩnh vực phải quản lý đều cần đánh thuế. Trong lĩnh vực đất đai cũng vậy, có thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất… Như vậy, các đối tượng sử dụng đất được hưởng lợi từ đất đai thì đều ph ải nộp thu ế (thu ế sử dụng đất) (trừ những trường hợp được Nhà nước quy định khác). Vi ệc đánh thuế vừa để tạo thu nhập cho Nhà nước, vừa để thực hiện quyền bình đẳng giữa các đối tượng sử dụng đất. Đồng thời việc đánh thuế này làm ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của cá nhân, tổ ch ức s ử dụng đ ất. Do v ậy nhận thức được điều này thì người sử dụng đất sẽ sử dụng hiệu quả hơn đối với đất đai. Trong sản xuất nông nghiệp việc tính thuế được chia ra
  20. thành các loại cây trồng, ứng với từng hạng đất và từng nơi. Tuy nhiên hiện nay không chỉ riêng gì Hoài Đức mà cả nước ta vẫn đang tính thuế sử dụng đất nông nghiêp theo giá thóc của từng địa phương qui định. Đây là một quy định hiện không còn phù hợp bởi chúng ta đang sống trong một nền kinh tế thị trường, sản xuất hàng hoá. Không thể cứ “quy ra thóc” mà tính được. Đất đai dùng sản xuất nông nghiệp đang có xu hướng tập trung hoá, sản xuất theo qui mô lớn, ta cần phải có cách th ức tính thu ế khác đ ể đảm bảo nâng cao hiệu quả của công cụ này (ta có th ể tính theo m ức thu nhập bình quân trên mỗi ha đất nông nghiệp từng hạng, từng loại cây). Từ đó ta mới có thể phản ánh được hiệu quả của các mô hình s ản xu ất nông nghiệp lớn. Những nguồn thu từ thuế trong nông nghiệp có được tái phân bổ để đầu tư vào cải tạo khai hoang đất hay đầu tư vào thuỷ lợi … nh ằm m ở rộng quỹ đất hay nâng cao độ phì nhiêu của đất. ở Hoài Đức hiện nay, dù tỉ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn còn cao nhưng cơ cấu lao động đang thay đổi rất nhanh. Không ph ải đây là sự thay đổi không tích cực mà sự thay đổi này đang làm m ột b ộ phận dân cư không có việc làm, họ không thiết tha với ngh ề nông d ẫu rằng họ không hề có một ngành nghề vào khác. Như vậy để lôi kéo những người này về với nghề nông thì có một giải pháp là ta có th ể gi ảm thuế hay miễn thuế đối với từng đối tượng để khuyến khích họ sản xu ất nông nghiệp với mục tiêu trước mắt là tạo thu nhập cho họ, ổn định đời sống nhân dân và sau đó là việc góp phần đảm bảo an ninh lương th ực quốc gia. Chính sách về đầu tư vốn sản xuất. Hiện nay Đảng ta đang có chủ trương khuyến khích “ai giỏi ngh ề gì làm nghề đấy”. Tuy nhiên, đối với nông dân nhiều người có kinh nghi ệm
nguon tai.lieu . vn