Xem mẫu

LỜI NÓI ĐẦU Việt Nam những năm đầu thế kỷ 21 chứng kiến sự tăng trưởng ngoạn mục của ngành Tài chính – Ngân hàng, trong đó ấn tượng nhất là sự phát triển của hệ thống Ngân hàng Thương mại. Theo thời gian, hệ thống này được mở rộng về quy mô, đa dạng về loại hình kinh doanh, phong phú về sản phẩm và chất lượng ngày càng được nâng cao. Nếu như hình thức ngân hàng từ thời sơ khai chỉ đảm nhận vai trò cất giữ tài sản thì ngày nay hoạt động kinh doanh của ngân hàng vô cùng phong phú: cung cấp dịch vụ, tín dụng, đầu tư... Trong đó hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, mang lại nguồn thu nhập lớn nhất. Song theo lẽ thường, lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn, đây cũng chính là hoạt động mang lại rủi ro cao nhất cho ngân hàng mà biểu hiện của nó chính là nợ xấu. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt, một số ngân hàng thương mại đã coi chính sách mở rộng tín dụng là một giải pháp để chiếm lĩnh thị phần, thu hút khách hàng và tìm kiếm lợi nhuận. Do vậy, năm 2009­2010 là giai đoạn tăng trưởng tín dụng quá nóng của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Việc cạnh tranh giữa các ngân hàng trở lên gay gắt, các tiêu chuẩn về cấp tín dụng bị hạ thấp để thúc đẩy tăng trưởng. Hệ lụy của nó là những khoản nợ xấu tiềm ẩn đã lâu nay như tảng băng chìm đã trồi lên mặt nước và trở thành vấn đề nhức nhối của ngành ngân hàng Việt Nam. Những khoản vay không thu hồi được cả gốc và lãi đúng hạn ngày càng lớn, tỷ lệ nợ xấu ngày càng gia tăng đặc biệt là trong lĩnh vực tín dụng bất động sản, đã có lúc đe dọa tới tính thanh khoản của ngân hàng. Việc xử lý và hạn chế nợ xấu là một yêu cầu cấp thiết, có vai trò sống còn của ngành ngân hàng nước ta trong suốt những năm gần đây. Được ví như là “cục máu đông” của nền kinh tế, nợ xấu ngân hàng đã và đang để lại những hậu quả nghiêm trọng cho sự phát triển và tăng trưởng của toàn nền kinh tế. Là một trong các ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam cũng không nằm ngoài vào guồng quay đó. Bị đánh giá là một ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu khá cao so với các ngân hàng có cùng quy mô liệu có phải là một dấu hiệu đi xuống của ngân hàng? Thực tế về tình hình nợ xấu của ngân hàng trong những năm gần đây và biện pháp mà ngân hàng sử dụng để đối phó là gì...? Để làm sáng tỏ những vấn đề này, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp xử lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam” 1 Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, chuyên đề được kết cấu theo 03 chương như sau” Chương 1: Những vấn đề cơ bản về nợ xấu trong hoạt động tín dụng ở các ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng nợ xấu và cá biện pháp xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – Vietcombank Chương 3: Giải pháp khắc phục nợ xấu trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam ­ Vietcombank Bài viết là thành quả của tác giả thông qua tìm hiểu thực tế tại ngân hàng và qua các phương tiện truyền thông..., do vậy trong nội dung trình bày còn nhiều thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý từ phía các thầy cô để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn. Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2013 Người trình bày. Lê Thị Duyên 2 CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NỢ XẤU TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG Ở CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tín dụng ngân hàng và rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. 1.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng. Trên cơ sở tiếp cận theo chức năng hoạt động của ngân hàng thì “Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng hoặc các định chế tài chính) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.” Như vậy, bản chất của tín dụng là quan hệ vay mượn có hoàn trả cả vốn và lãi giữa một bên là ngân hàng và một bên là người đi vay. Đây là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn theo thỏa thuận giữa hai bên. Trong hoạt động của ngân hàng thì đây là hoạt động đem lại nhiều lợi nhuận nhất nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Có thể định nghĩa rủi ro trong hoạt động tín dụng như sau: Theo Khoản 1 Điều 2 Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định 493/2005/QĐ­NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: “ Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”. Rủi ro tín dụng không chỉ giới hạn ở hoạt động cho vay mà còn bao gồm nhiều hoạt động mang tính chất tín dụng khác của NHTM như: hoạt động bảo lãnh, tài trợ ngoại thương, cho thuê tài chính. 1.1.2. Các rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng. 3 Rủi ro tín dụng Rủi ro giao dịch Rủi ro danh mục Rủi ro lựa chọn Rủi ro đảm bảo Rủi ro nghiệp vụ Rủi ro nội tại Rủi ro tập trung Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh, rủi ro tín dụng được phân loại như sau: ­ Rủi ro giao dịch: Rủi ro giao dịch là rủi ro mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay. Rủi ro giao dịch được chia là ba loại là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảm bảo và rủi ro nghiệp vụ. + Rủi ro lựa chọn: Là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng khi ngân hàng lựa chọn những phương án hiệu quả thấp để cho vay + Rủi ro đảm bảo: Là rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều kiện trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể bảo đảm, các hình thức bảo đảm và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo. + Rủi ro nghiệp vụ: Là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc xử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề. ­ Rủi ro danh mục: Rủi ro danh mục là loại rủi ro mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong việc quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, bao gồm hai loại là rủi ro nội tại và rủi ro tập trung. + Rủi ro nội tại: Là rủi ro xuất phát từ các đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. + Rủi ro tập trung: Là loại rủi ro tín dụng do ngân hàng tập trung cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế hoặc cùng một địa lý nhất định hoặc cùng một loại hình cho vay có độ rủi ro cao 1.2. Nợ xấu tại các Ngân hàng Thương mại 4 1.2.1. Khái niệm nợ xấu Tín dụng là hoạt động luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, hoạt động tín dụng còn được xem như một nghiệp vụ quản trị rủi ro để sinh lợi trong kinh doanh ngân hàng. Điều này có thể hiểu là để kiếm được lợi nhuận từ hoạt động tín dụng các ngân hàng buộc phải chấp nhận những tổn thất có thể gặp phải trong tương lai. Những tổn thất này có thể là việc ngân hàng bị thất thoát vốn do không thu hồi được hoặc không thu hồi hết những khoản tín dụng đã cấp ra . Và khi một khoản vay không thể thu hồi hay có nguy cơ không thể thu hồi toàn bộ nợ gốc và lãi thì sẽ hình thành nên nợ xấu của ngân hàng. Hiện nay,có nhiều quan điểm khác nhau về nợ xấu, sau đây là một số quan điểm về nợ xấu đang được áp dụng trên thế giới và Việt Nam. 1.2.1.1. Theo quan điểm của quốc tế Theo một số tiêu chí của NHTW Liên minh Châu Âu: Nợ xấu trong hoạt động kinh doanh của NHTM không chỉ có những khoản vay quá hạn thông thường không có khả năng thu hồi theo hợp đồng mà còn có các khoản nợ chưa quá hạn nhưng tiền ẩn các rủi ro dẫn đến việc có thể không thanh toán đầy đủ gốc và lãi cho ngân hàng. Theo quan điểm của Phòng thống kê – Liên hiệp quốc: Về cơ bản một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc trả gốc trên 90 ngày, hoặc các khoản trả lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc trả chậm theo thỏa thuận hoặc các khoản thanh toán đã quá hạn 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn đến nghi ngờ vể khả năng sẽ được thanh toán đầy đủ. Theo chuẩn mực quốc tế ­ IAS: Nợ xấu là những khoản nợ quá hạn trên 90 ngày và/hoặc khả năng trả nợ nghi ngờ Ngoài ra hiện nay còn có định nghĩa mới về nợ xấu theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) và IAS 39 vừa được chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) công bố vào tháng 12 năm 1999 và sau 2 lần chỉnh sửa vào năm 2000 và năm 2003 và được khuyến cáo áp dụng vào đầu năm 2005. Về cơ bản IAS 39 chỉ chú trong tới khả năng hoàn trả của khoản vay bất luận thời gian quá hạn chưa tới 90 ngày hoặc chưa quá hạn. Phương pháp để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng thường là phương pháp phân tích dòng tiền tương lai hoặc xếp hạng khoản vay (xếp hạng khách hàng). Hệ thống này được coi là chính xác về mặt lý thuyết nhưng việc áp dụng vào thực tế gặp nhiều khó khăn. Vì vậy nó đang được ủy ban kế toán quốc tế tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh. 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn