Xem mẫu

  1. Nguyễn Đức Minh XHH K31 – ĐHKH Huế Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá hoạt động sinh kế của người dân miền núi thôn 1 – 5 1 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
  2. Nguyễn Đức Minh XHH K31 – ĐHKH Huế MỤC LỤC MỤC LỤC ........................................................................................................................... 1 B. NỘI DUNG................................ ................................ ................................ .................. 11 CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN........................................................ 11 CHƯƠNG II .................................................................................................................... 22 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG SINH KẾ VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN............................ 22 H.1Biểu đồ thể hiện cơ cấu ngành của thôn 1 – 5 ........................................................... 24 CHƯƠNG III................................................................................................................... 41 CÁC GIẢI PHÁP LỰA CHỌN SINH KẾ BỀN VỮNG ................................................ 41 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................ ................................ .................. 44 1. Các hoạt động sinh kế của người dân thôn 1 – 5 hiện nay nhìn chung bền vững, có cuộc sống no đủ, chất lượng cuộc sống ngày càng đượ nâng cao.................................. 45 Một số khuyến nghị ......................................................................................................... 45 * Về xây dựng chiến lược sinh kế bền vững: .................................................................. 45 * Về xây dựng hệ thống chính sách: ............................................................................... 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 46 2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
  3. Nguyễn Đức Minh XHH K31 – ĐHKH Huế A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấ p thiết của đề tài Sinh kế bền vững đang là một mối quan tâm đặt lên hàng đầu hiện nay của con người. Nó là điều kiện cần thiết cho quá trình phát triển, nâng cao đời sống của con người nhưng vẫn đáp ứng được đòi hỏ i về chất lượng mô i trường tự nhiên. Trên thực tế đã có nhiều chương trình, tổ ch ức dự án h ỗ trợ cho cộng đồng để hướng đến mụ c tiêu phát triển ổn đ ịnh và bền vững. Thực tế cho thấy, việc lựa chọn những ho ạt động sinh kế của người dân ch ịu ảnh hư ởng rất lớn từ nhiều yếu tố : điều kiện tự nhiên, xã hộ i, yếu tố con người, vật chất, cơ sở h ạ tầng... Việc đánh giá hiệu qu ả các hoạt động sinh kế giúp chúng ta hiểu rõ được những phương th ức sinh kế của người dân có phù h ợp với các điều kiện của địa phương hay không. Các hoạt động sinh kế đó có bền vững, phát triển lâu dài và ổ n đ ịnh. Trong những năm qua tại thôn 1 – 5 có nhữ ng hoạt động sinh kế m ới, đ ạt năng suất và hiệu quả khá lớn, rất phù hợp với tình hình và điều kiện tự nhiên củ a đ ịa phương, góp phần làm phong phú những phương thứ c sinh kế của người dân. Vì vậy đây là cơ sở cho việc xây dựng một mô hình phát triển kinh tế, thu nhập cho người dân miền núi thôn 1 – 5 nói riêng cũng như người dân khác trong địa bàn sống ở miền núi khác trong tỉnh nói chung. Xuất phát từ tực tế đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hoạ t động sinh kế của người dân miền núi thôn 1 – 5” ( khảosát tại thôn 1 – 5 – xã Cẩm Sơn – huyện Anh Sơn – tỉnh Ngh ệ An ). 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Từ trước đ ến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, bài viết đi sâu phân tích về hoạt động sinh kế của người dân, đặc biệt chú ý đến đ ời sống củ a cư dân nghèo khổ. Ý tưởng nghiên cứu về sinh kế xuất hiện nhiều trong các công trình nghiên cứu củ a các tác giả như: Doward, F.Eliss, Morrison.... Các tác giả đều cho rằng khái niệm sinh kế b ao hàm nhiều yếu tố ảnh hưởng đến đ ời sống củ a cá nhân cũng như từng hộ gia đình. Hiện nay, các đ ề tài liên quan đến hoạt động sinh kế và 3 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
  4. Nguyễn Đức Minh XHH K31 – ĐHKH Huế bàn về cách thứ c đ ể xây dựng mô hình sinh kế bền vững cũng vô cùng phong phú. Nh ững câu h ỏi tại sao, ph ải làm như thế nào vẫn đang tìm câu trả lời. Làm thế nào để lựa chọn một sinh kế bền vững, hay nguyên nhân d ẫn đến nghèo đói là gì?...vv. Trong giới hạn đề tài cho phép, tôi xin tổng quan mộ t số công trình nghiên cứu thu thập được liên quan đến đề tài: 2.1. Nghiên cứu đặc điểm văn hóa kiến thức bản đ ịa và chiến lược sinh kế của đồng bào dân tộ c thiểu số tại Đakrong – Quảng Trị của Hoàng Mạnh Quân (Đại học Nông Lâm Huế) Đề tài này nghiên cứu về kiến th ức bản địa và mối liên h ệ của nó với chiến lược sinh kế của vùng đồng bào dân tộ c thiểu số . Đề tài cũng đưa ra những điểm được và chưa được trong việc vận dụng kiến thức b ản địa vào các hoạt động sinh kế, đề cập đến việc xây d ựng mộ t chiến lược sinh kế b ền vững đ ể n gười dân tự xây dựng và phát triển chiến lược sinh kế cho bản thân và gia đình vừ a đảm b ảo điều kiện sống hiện tại vừa bảo đảm cho sự phát triển vững chắc cho tương lai. 2.2. Nghiên cứu Phát triển nông thôn b ền vững ở Việt Nam(VS/RDE/01)( Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế) Đề tài này nghiên cứu trong lĩnh vự c phát triển nông thôn bằng cách xây dựng mạng lưới hợp tác giữa các viện/trường để cùng chia sẻ thông tin và kinh nghiệm. Sự liên kết trong nước, khu vực và th ế giới sẽ làm cơ sở phát triển cho phương pháp tiếp cận hệ thống đa ngành đa lĩnh vực trong phát triển, nhằm nâng cao năng lực cá nhân về nghiên cứu và đào tạo PTNT ở các trường đại học và viện nghiên cứu ở Việt Nam. Đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra những kinh nghiệm nghiên cứu đa ngành và liên kết giữa khoa học tự nhiên và xã hội trong quá trình tìm hiểu h ệ thống nông thôn bền vững. Đồng thời, phát huy kinh nghiệm tiếp cận chính diện trong nghiên cứu như phân tích sinh kế và tư duy hệ thống và phát huy tính liên tục trong nghiên cứu đối với chính sách và thực thi chính sách về PTNT và tình hình sinh kế ở nông thôn. 4 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
  5. Nguyễn Đức Minh XHH K31 – ĐHKH Huế 2.3 Nghiên cứu phát triển nông thôn bền vững tại xã Phong Mỹ miền Trung Việt Nam của trường Đại học khoa họ c và đời sống Praha – Czech Nghiên cứu này được thực hiện ở xã Phong Mĩ huyện Phon g Điền – tỉnh Thừa Thiên Huế, đề tài này nghiên cứu về lĩnh vự c nông nghiệp phát triển nông thôn, bảo tồn đa dạng sinh họ c. Đặc biệt đi sâu vào nghiên cứu tìm hiểu phương thức sinh kế của người dân, phân tích các nguồn vốn về con ngư ời, và nguồn vốn tự nhiên, các khả năng sử dụng nguồn đ ất sẵn có và những nguồn tài nguyên khác như: tài nguyên nước, tài nguyên rừng,...tác động đến hoạt động sinh kế của người dân. Ngoài ra, đề tài cũng vẽ nên mộ t bứ c tranh về cuộc sống củ a người dân qua các chỉ b áo về thu nh ập, cơ cấu chi tiêu, tình hình giáo dụ c y tế, tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu chung Tìm hiểu, phân tích các hoạt động sinh kế của ngư ời dân miền núi. Qua đó xem xét và rút ra những phương thức, tập quán trong lao động sản xu ất của người dân nh ằm tìm ra một số giải pháp khả thi cho chiến lược sinh kế bền vững phù hợp với điều kiện củ a cư dân tại địa phương. 3.2. Mục tiêu cụ thể + Phân tích các nguồn lực như: tự nhiên, xã hộ i, con người, tài chính, cơ sở h ạ tầng…tác động đến hoạt động sinh kế của người dân. + Tìm hiểu các nguồn lực mà người dân ở đây có th ể tận dụng được đ ể tiếp cận và sử dụng nó vào hoạt động sinh kế của mình. 5 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
  6. Nguyễn Đức Minh XHH K31 – ĐHKH Huế + Tìm hiểu hiệu quả của các hoạt động sinh kế đó mang lại lợi ích gì cho người dân. + Tìm hiểu xem những khó khăn trở ngại trong ho ạt đông sinh kế củ a người dân. + Đề xuất giải pháp, khuyến nghị đ ể duy trì phát triển các mô hình ở đ ịa phương. 4. Đố i tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu + Ho ạt động sinh kế của người dân thôn 1 -5 Cẩm Sơn 4.2. Khách thể nghiên cứu + Cộng đồ ng người dân thôn 1 – 5 4.3. Phạ m vi và giới hạn nghiên cứu + Không gian: Thôn 1 – 5 Xã Cẩm Sơn – Anh Sơn – Ngh ệ An + Thời gian: Từ n gày 14 / 2 đến 10/3/ 2011 5. Giả thuyết nghiên cứu 5.1. Các hoạt động sinh kế của người dân thôn 1 – 5 h iện nay nhìn chung bền vữ ng, ổn định. Cho nên, đời sống củ a người dân được cải thiện đáng kể. 5.2. Việc lự a chọn các ho ạt động của người dân miền núi thôn 1 – 5 phải ch ịu tác đ ộng lớn của các yếu tố khách quan và chủ q uan như: nguồn vốn tự nhiên, nguồn vốn con người, nguồn vốn tài chính, nguồn vốn xã hội... Trong đó đáng kể là sự tác động m ạnh m ẽ từ nguồn vốn con người và nguồn vốn tài chính. 5.3. Người dân thôn 1 – 5 h iện nay để xây dự ng một chiến lư ợc sinh kế bền vững cần có sự giúp đ ỡ của các tổ chức xã hội và Nhà nước. 6 . Câu hỏ i nghiên cứ u + Các ho ạt động sinh kế của người dân bao gồm những ho ạt động gì? 6 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
  7. Nguyễn Đức Minh XHH K31 – ĐHKH Huế + Những nguồn vốn sinh kế m à người dân có được trong hoạt động sinh kế? + Những yếu tố nào tác động đ ến hoạt động sinh kế của người dân? Mức độ ảnh hưởng? + Hiệu qu ả của các ho ạt động sinh kế mang lại cho người dân? + Người dân chủ yếu hoạt động sinh kế nào? Tại sao? + Thu nh ập củ a người dân từ các ho ạt động sinh kế như th ế nào? + Khả năng chống chọi với những biến động bên ngoài tác đ ộng đến sinh kế của người dân? + Những khó khăn người dân gặp ph ải trong hoạt động sinh kế? 7 . Phương pháp luậ n và phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận Cơ sở phương pháp lu ận cho đ ề tài nghiên cứu là việc vận dụng các lý thuyết xã h ội họ c vào giải thích các vấn đề gặp phải trong quá trình nghiên cứu. Từ đó phân tích mối liên h ệ giữa lí luận và thự c tiễn nhằm làm sáng tỏ mụ c tiêu và n ội dung nghiên cứu đã đề ra. Để làm sáng tỏ th ực trạng của các hoạt động sinh kế và các nguồn vốn mà n gười dân có, các lý thuyết được đưa vào áp dụng như thuyết lựa chọn hợp lý đ ể tìm hiểu nguyên nhân củ a hành động xã hộ i mà người dân lựa chọn để đưa ra các phương án sinh kế. Ngoài ra, trong đề tài còn sử dụng thuyết cấu trúc chức năng nhằm tiếp cận đố i tượng theo lát cắt củ a cơ cấu xã hội. Thôn 1 – 5 là là mộ t cụ m d ân cư tồn tại với tư cách là một h ệ thống xã hội, nằm trong sự qu ản lí và kiểm soát của bộ phận quản lí xã hội. Do đó, hộ gia đình cũng tồn tại như một thành phần của h ệ thống và chịu tác động của môi trường xung quanh. Việc lựa chọn các phương thứ c sinh kế phù hợp với nguồn vốn sinh kế m à họ có, bố i cảnh củ a họ đang sống và lựa chọn có mang lại hiệu qu ả kinh tế cao, thu nhập có ổn định và cuộc sống có ổn định hay không. Để qua đó, xây dựng mố i liên hệ tác động qua lại giữa các biến số phục vụ cho đ ề tài nghiên cứu. 7 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
  8. Nguyễn Đức Minh XHH K31 – ĐHKH Huế 7.2. Phương pháp hệ * Phương pháp phân tích tài liệu: Trong quá trình thực tập tôi sẽ đọc, nghiên cứu tài liệu liên quan đ ến các số liệu về vấn đề mứ c thu nhập, số liệu liên quan đ ến năng suất từ các hoạt động sản xu ất. Đồng thời, thu th ập thông tin thứ cấp từ các nguồn tài liệu, các công trình nghiên cứu liên quan đ ến nội dung đ ề tài, các dữ liệu từ báo cáo củ a đ ịa phương, nguồn thông tin khai thác từ sách báo, internet, phối kết h ợp tổng quan các tài liệu sẵn có với các kết qu ả khảo sát, các số liệu thống kê từ UBND xã, các sơ quan chứ c năng. * Phương pháp ph ỏng vấn cá nhân: Trong quá trình thực tập tôi sẽ tiến hành phỏng vấn các đ ồng chí bên lãnh đ ạo thôn, xã, một số người dân làm ăn giỏi tiêu biểu đ ể tìm hiểu về vấn đề sinh kế của người dân. * Phương pháp quan sát: Tôi sẽ tiến hành quan sát mộ t số mô hình đ ịa hình về các hoạt động sinh kế ở thôn 1/5 nhằm thu th ập thông tin bổ sung phân tích hoạt động sinh kế của người d ân miền núi. 8 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
  9. Nguyễn Đức Minh XHH K31 – ĐHKH Huế 8. K hung lý thuyết Biến can thiệp Bối cảnh tổn thương -xu hướng kinh tế, xã hộ i và môi trường -dao động theo thời vụ -sốc, kh ủng ho ảng Kết quả sinh kế Vốn con người - Mức thu nhập Vốn xã hộ i Vốn tự nhiên cao hơn Hoạt động sinh kế Biến - An ninh lương thực độ c lập Biến phụ thuộc - Ch ất lượng Vốn vật chất Vốn tài chính cuộc sống nâng cao -Lu ật tục,9thể chế cộng đồng Báo cáo thực tập tốt nghiệp chính sách của -Các nhà nước và pháp lu ật
  10. Nguyễn Đức Minh XHH K31 – ĐHKH Huế Sơ đồ1: Khung phân tích sinh kế (S ử dụng phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững) 9. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài 9.1. Ý nghĩa lí luận + Đây là mộ t đề tài m ới nghiên cứu về vấn đ ề sinh kế củ a người dân miền núi tại địa phương vì vậy đây sẽ là cơ sở để xây dự ng nền móng cho các cuộ c n ghiên cứu sau này khi nghiên cứ u đ ến các hoạt động sinh kế + Đề tài góp phần làm rõ m ột số vấn đ ề trong hoạt động sinh kế củ a người dân m iền núi, hiệu qu ả của các ho ạt động sinh kế ấy mang lại. + Bổ sung mộ t số lý thuyết về ho ạt động sinh kế, đóng góp mộ t mẫu nghiên cứu xã h ội học làm sáng tỏ thự c trạng sinh kế, đồng thời tìm hiểu đời sống hiện n ay củ a người dân nơi đây. 9.2. Ý nghĩa thực tiễn + Đáp ứng mục đích ứng dụng, nhân rộng mô hình xóa đói giảm nghèo, phát triển nông thôn củ a người dân miền núi + Đóng góp kiến nghị những giải pháp kh ả thi cho chiến lược sinh kế bền vững của ngư ời dân miền núi thôn 1 – 5 h iện nay. 10 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
  11. Nguyễn Đức Minh XHH K31 – ĐHKH Huế + Đóng góp mộ t mô hình sinh kế bền vững cho chiến lược sinh kế bền vững khu vực miền núi đang chuyển biến về tỉ trọng cơ cấu ngành trong nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay. B. NỘ I DUNG CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1 . Cơ sở lí luận khi tiếp cận vấn đề nghiên cứu 1.1. Các khái niệm liên quan Theo DIFID sinh kế bao gồm 3 thành tố chính: nguồn lực và khả năng con n gười có được, chiến lược sinh kế và kết qu ả sinh kế. có quan n iệm cho rằng sinh kế không đơn thuần chỉ là vấn đề kiếm sống, kiếm miếng ăn và nơi ở. Mà nó còn đ ề cập đến vấn đề tiếp cận các quyền sở hữu, thông tin, kĩ năng, các mố i quan h ệ…(Wallmann, 1984). Sinh kế cũng được xem như là “sự tập h ợp các nguồn lự c và khả n ăng mà con người có được kết hợp với nh ững quyết đ ịnh và hoạt động m à họ thực thi nh ằm để sống cũng như để đạt đư ợc các mục tiêu và ước nguyện của họ”(DFID). Về cơ b ản các ho ạt động sinh kế là do mỗ i cá nhân hay hộ gia 11 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
  12. Nguyễn Đức Minh XHH K31 – ĐHKH Huế đ ình tự quyết đ ịnh d ựa vào năng lực và khả năng của h ọ và đồng thời ch ịu tác động của các th ể chế chính sách và các mố i quan hệ xã hội và mỗi cá nhân và hộ gia đình tự thiết lập trong cộng đồng. * K hái niệm sinh kế bến vững Khái niệm sinh kế lần đầu tiên được đ ề cập trong báo cáo Brundland(1987) tại hộ i ngh ị thế giới vì môi trường và phát triển. Một sinh kế được cho là bền vững khi con người có th ể đố phó và khắc phục được những áp lực và cú sốc. Đồng th ời có th ể duy trì hoặc nâng cao khả năng và tài sản ở cả hiện tại và trong tương lai mà không gây tổn hại đến cơ sở các nguồn tài nguyên thiên nhiên. * K hái niệm chiến lược sinh kế Chiến lược sinh kế dùng để ch ỉ phạm vi và sự kết hợp những lựa chọn và quyết đ ịnh mà người dân đưa ra trong việc sử dụng, quản lí các nguồn vốn và tài sản sinh kế nhằm tăng thu nh ập và nâng cao đời sống cũng như đ ể đ ạt được mụ c tiêu nguyện vọng của họ. * Khái niệm các nguồn vố n sinh kế Nguồn vốn sinh kế được hiểu như là các điều kiện khách quan và chủ quan tác động vào một sự vật hiện tượng làm cho nó thay đổi về ch ất hoặc lượng. Trong phạm vi đ ề tài này, các yếu tố về con ngư ời, tự nhiên, vật chất, tài chính, xã hội, các th ể chế chính sách mà xã hội quy định. Các nguồn vốn đó được hiểu như sau: - Vốn con người: Con người là cơ sở n gu ồn vốn này. Vốn con người bao gồm các yếu tố như cơ cấu nhân khẩu của hộ gia đình, kiến th ức và giáo dục của các thành viên trong gia đình (bao gồm trình độ học vấn, kiến thức truyền được hoặc được kế thừa trong gia đình ), những kĩ năng và năng khiếu củ a từng cá nhân, kh ả 12 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
  13. Nguyễn Đức Minh XHH K31 – ĐHKH Huế n ăng lãnh đ ạo, sức khỏ e , tam sinh lí của các thành viên trong gia đình, qu ỹ th ời gian, hình thức phân công lao động. Đây là mộ t yếu tố được xem như là quan trọng nhất vì nó quyết đ ịnh khả năng một cá nhân, một hộ gia đình sử dụng và quản lí các nguồn vốn khác. - Vốn xã hộ i: Bao gồm các mạng lưới xã hội, các mối quan hệ với họ h àng, n gười xung quanh, bao gồm ngôn ngữ, các giá trị về niềm tin tín ngưỡng, văn hóa, các tổ chứ c xã hộ i, các nhóm chính thức cũng như phi chính thứ c mà con n gười tham gia đ ể có đư ợc những lợi ích và cơ hội khác nhau… Việc con người tham gia vào xã hội và sử dụng nguồn vốn nàynhuw thế nào cũng tác động không nhỏ đến quá trình tạo dựng sinh kế của họ. Vốn xã hội được duy trì, phát triển và tạo ra những lợi ích mà người sở hữu nó mong muốn như kh ả n ăng tiếp cận và huy động nguồn lực có từ các mối quan hệ, chia sẻ thông tin, kiến thức hay các giá trị chu ẩn mực. Vốn xã hội củ a mỗi cá nhân được tích lũy trong quá trình xã hội hóa củ a họ thông qua sự tương tác giữ a cá các cá nhân. 1.2. Các lí thuyết áp dụng * Quan điểm phát triển bền vững Đây là một quan điểm thuộc xã hội hiện đại khi quan niệm về phát triển không đ ơn thuần chỉ la sự tăng trưởng về mặt kinh tế. lý thuyết này ra đời sau một thời gian dài, sự phát triển được hiểu thiên lệch là sự tăng trưởng về m ạt kinh tế đã gây n ên những h ậu quả nặng n ề: sự phân hóa giàu nghèo một cách sâu sắc, biến đổi khí h ậu, môi trường bị tàn phá nặng nề, sự nóng dần lên của trái đ ất…nh ững hậu quả ấy do bởi những hoạt đ ộng phát triển củ a con người. Khái niệm phát triển b ền vững xu ất hiện trong phong trào bảo vệ môi trường những năm 70 củ a th ế kỉ XX và được định ngh ĩa theo nhiều cách khác nhau. Phát triển bền vững được hiểu như là “ sự đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm tổn h ại đ ến khả n ăng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng nhu cầu của bản 13 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
  14. Nguyễn Đức Minh XHH K31 – ĐHKH Huế thân họ” ( Báo cáo Bruland, 1987). Hoặc là “ sự cải thiện ch ất lượng cuộ c sống của con người trong khuôn khổ ph ạm vi sức chứa của hệ sinh thái trợ giúp” ( chăm lo trái đất )… Phát triển bền vững cũng có thể đ ược hiểu là một sự phát triển lâu dài, phát triển đi đôi với việc làm phong phú các nguồn vốn sinh kế để từ đó d ẫn đến các tác động tích cực tới đời sống củ a con người. sự phát triển đó làm tăng kh ả n ăng chống chọ i với những cú số c, tổn thương do con người và tự nhiên gây ra. Nói tóm lại quan niệm về sinh kế bền vững đều hướng đến một thế đứng kiềng 3 chân : “ kinh tế - môi trường – xã hộ i”. Đây cũng được xem là mụ c tiêu mà con n gười hướng tới trong tương lai khi tác động ngược của các quan điểm phát triển sai lệch trước đây đ ã và đang ngày càng ảnh hưởng tiêu cực đến con người. Lý thuyết này được áp dụng trong đề tài đ ể phân tích hoạt động sinh kế của người d ân và xây dựng một mô hình phát triển tiến bộ hơn so với mô hình sinh kế hiện tại – mô hình sinh kế b ấp bênh và thiếu tính bền vững. * Q uan điểm lý thuy ết cấu trúc chức năng Cơ cấu chức năng được các nhà xã hội học như A. Comte và H. Spencer, E.Durkheim khởi xướng, sau được các nhà xã hội họ c hiện đ ại phát triển thành một trong những chủ thuyết củ a xã hộ i họ c hiện đ ại. Chủ thuyết ch ức năng hay còn gọ i là cấu trúc chức năng được nhắc đ ến với tính liên kết ch ặt chẽ của các bộ phận cấu thành nên một chỉnh thể. Trong hệ thống đó mỗi bộ phận đ ều có chứ c n ăng nh ất đ ịnh góp ph ần làm nên sự tồn tại với 2 mặt tĩnh và động, tồn tại trong sự vận động biến đổ i nhưng lại là m ột thực thể thống nhất trong đa d ạng. H.Spencer đưa thuyết sinh vật học vào để giải thích sự tồn tại củ a xã h ội và cho rằng xã hội tồn tại như một cơ th ể sống, nó có đầy đủ các bộ phận và thực hiện các chức năng khác nhau trong một cơ th ể thống nhất, tiến hóa từ đơn giản đến phức tạp. 14 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
  15. Nguyễn Đức Minh XHH K31 – ĐHKH Huế Lý thuyết này sẽ đư ợc vận dụ ng đ ể giải thích các mố i quan hệ kinh tế - xã hội trong đ ời sống củ a người dân thôn 1 – 5. Từ đó đưa ra giải thích hợp lí cho lự a chọn hợp lí các hoạt động sinh kế củ a họ . Việc vận dụng lý thuyết sẽ được đưa vào trong từng ph ần của bài nghiên cứu. Thôn 1 – 5 đư ợc xem như là một chỉnh thể xã hội thống nhất trong hệ thống quản lí chức năng đoàn thể. Thôn 1 – 5 nằm trong sự kiểm soát và qu ản lí củ a một h ệ thống xã hộ i lớn hơn là UBND xã Cẩm Sơn. Xét về phạm vi tổ chức, cư dân trong thôn được quản lí trực tiếp bởi ban đ iều hành như thôn trưởng, thôn phó, đội trưởng đơn vị, ban công an, ban mặt trận, ban dân sự …Là một chỉnh th ể thống nh ất, các hộ gia đình trong thôn đều tồn tại với vai trò và chức năng riêng song đều nằm trong mỗi liên kết chặt chẽ với những mố i quan hệ hàng xóm láng giềng thân thích và môi trường sống xung quanh. * Q uan điểm lý thuyết lựa chọ n hợp lý Lý thuyết lựa chọn hợp lý có nguồn gốc từ triết họ c, kinh tế học, nhân họ c th ế k ỷ XVIII – XIX đại diện là các nhà xã hội học như : G.Simmel, Hormans, J.Elster. Thuyết lựa chọn hợp lý dựa vào việc cho rằng con người luôn hành động có chủ đích với những hành động xã hội. Khi làm việc gì, người ta cũng suy nghĩ đ ể lự a chọn phương án nhằm sử dụng các nguồn lực có được để đạt được kết qu ả tố i đa với chi phi thấp nhất. Thuật ngữ “lựa chọn” được dùng để nh ấn mạnh sự cân nh ắc, tính toán để quyết định sử dụng phương tiện tố i ưu nào mà đ ạt được kết quả cao trong mộ t điều kiện nguồn lực khan hiếm. Bắt nguồn từ việc vận dụng quy luật này đ ể giải thích các hiện tượng kinh tế, các nhà xã hộ i họ c áp dụng vào nhằm giải thích các hành động xã hội. Vận dụng lý thuyết này vào trong đề tài n ghiên cứu để giải thích cho việc tại sao người dân ở địa bàn nghiên cứu lại lự a chọn phương thứ c sinh kế hiện tại mà không phải lựa chọn phương thức sinh kế khác, với lự a chọn phương thức đó liệu họ có đạt được hiệu qu ả tố i đa trong cuộ c sống hay không. Ngoài ra quan điểm về lụa chọn hợp lý sẽ được lồng ghép phân 15 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
  16. Nguyễn Đức Minh XHH K31 – ĐHKH Huế tích và vận dụng trong việc đưa ra các giải pháp cho một chiến lư ợc sinh kế bền vững. 2 . Cơ sở thực tiễn khi tiếp cận về vấ n đề nghiên cứu 2.1.Đặc điểm địa bàn xã Cẩ m Sơn – huyện Anh Sơn * Điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lý: Cẩm Sơn là một xã miền núi n ằm ở phía Tây huyện Anh Sơn cách trung tâm của huyện khoảng 18km. Hiện tại qu ản lí hành chính củ a xã thành 15 đội. với các xã giáp ranh: Phía bắc giáp xã Đỉnh Sơn Phía đông giáp xã Hùng Sơn Phía nam giáp xã Tường Sơn Phía tây giáp huyện Con Cuông Xã nằm trên trụ c đường quốc lộ 7A và nằm sát với dòng sông Lam, bên bờ kia là xã Hùng Sơn. - Địa hình: Xã Cẩm Sơn là một trong những đơn vị hành chính của huyện Anh Sơn nên những đặc điểm thổ nhưỡng của xã đ ều có những điểm tương đồng củ a huyện. Địa hình của xã chủ yếu là đồi núi thấp xen kẽ với một ít đồng bằng ven sông, địa h ình tho ải d ần về phía Đông Nam với độ dốc từ 80 - 15 0 vùng đồng bằng ven sông chủ yếu là những bãi bồi ven phù sa ch ạy dọc theo dòng sông Lam. Xã còn có vùng núi đá không có rừng cây xen kẽ với đồi núi nằm phía Bắc đây là vùng đ ất chưa được khai sử dụng đ ến củ a xã. - Khí h ậu: 16 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
  17. Nguyễn Đức Minh XHH K31 – ĐHKH Huế Xã Cẩm Sơn cũng như các địa phương khác của huyện đều chịu ảnh hưởng chung củ a tiểu vùng khí h ậu trong vùng đó là khí h ậu mang tính đặc trưng củ a các tỉnh trung du miền núi. Nhiệt độ trung bình của các tháng trong năm thường vào khoảng 220 - 280 với độ ẩm trung bình dao động 84% trong nhiều năm. Với điều kiện khí hậu thuận lợi như vậy cho phép phát triển sản xuất nông nghiệp đ ặc biệt là cây chè. Khí hậu củ a xã chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa hạ từ tháng 4 đ ến tháng 11 trong năm, mùa này có những d ịp nhiệt độ rất cao, có những th ời điểm n ắng gắt và những luồng gió phơn Tây Nam ( gió Lào) nóng bứ c làm ảnh hưởng đ ến phát triển hoạt động sinh kế của n gười dân,đ ặc biệt là người dân thu ần nông chuyên về sản xu ất nông nghiệp. Nhưng bù lại từ tháng 6 đến tháng 8 là những tháng mưa nhiều với lượng mưa từ kho ảng 1415 – 1436 mm tạo điều kiện cho các hoạt động tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp. Nhưng nói chung với nhiệt độ này là điều kiện thuận lợi cho phát triển của cây chè, nhất là một số giống chè đặc sản củ a vùng. * Điều kiện kinh tế xã hội - Tình hình nhân khẩu của xã: Trong những năm qua dân số và lao động của xã tương đối ổn định, có tăng trưởng nhưng tố c độ không nhanh đây là dấu hiệu đáng mừng đối với với đ ịa phương miền núi. Số lao động dành cho nông nghiệp giảm với m ức độ trung bình trên 3%, lao động khu vực phi nông nghiệp tăng lên với tốc độ trung bình đạt trên 18% nhưng mức độ tuyệt đố i không cao. Cụ th ể năm 2008 tổng dân số 5468 n gười tăng lên so với năm 2007 là 0,83%. Vào năm 2009 tỷ lệ tăng lên 0,89%. Dân số của địa phương chủ yếu hoạt động trong nông nghiệp chiếm 80% tổng dân số, năm 2009 lượng khẩu trong nông nghiệp giảm còn 76,4% vào năm 2010 là 75,21%. 17 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
  18. Nguyễn Đức Minh XHH K31 – ĐHKH Huế - Cơ sở vật ch ất kĩ thuật: Giao thông: Hệ thống giao thông của địa phương còn gặp nhiều khó khăn, nh ất là vấn đ ề đi lại của người dân, mộ t số thôn bản còn nằm cách trở bởi dòng sông Lam nên n gười dân còn ph ải sử dụng thuyền ghe để phục vụ việc đi lại, ngoài ra còn có một số thôn nằm trong núi, ph ải trải qua nhiều dố c, vượt nhiều núi mới đến chỗ n gười dân sinh sống. Điểm thuận lợi nhất của địa phương là có đư ờng quố c lộ 7A chạy qua và ph ần lớn người dân của xã nằm trên trục đường quốc lộ này n ên việc giao lưu, đi lại giữa các địa phương khác khá thu ận tiện. 2.2. Đặc điểm tình hình chung thôn 1 - 5 Thôn 1- 5 là mộ t thôn nằm giữ a trung tâm Xã Cẩm Sơn, có đường quốc lộ 7 A ch ạy qua đ ịa bàn. Thôn có ranh giới hành chính được xác đ ịnh như sau: Phía Bắc giáp thôn Hội Lâm Phía Nam giáp thôn Cẩm Lợi Phía Đông giáp thôn Cẩm Hòa Phía Tây giáp thôn Hòa Tiến Với vị trí địa lý như vậy tạo điều kiện thuận lợi việc giao lưu và thực hiện các hoạt động thông thương giữa các vùng khác trong thôn. Tổng diện tích của thôn là chiếm 10,08% diện tích đất tự nhiên của xã Cẩm Sơn. - Địa hình: Thôn có địa hình chủ yếu là đồi núi xen kẽ đồng bằng, hai bên là dốc cao và giữa là sông Lam. Địa bàn của thôn trải dài theo quốc lộ 7A. 18 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
  19. Nguyễn Đức Minh XHH K31 – ĐHKH Huế  Dạng đồng bằng ven sông: chủ yếu nằm dọc bên bờ sông Lam chiếm 5,4% d iện tích đất tự nhiên. Có khoảng 30% lo ại đất này bị ngập lụt hằng năm là các b ãi bồ i ven sông chủ yếu được trồng các loại rau màu, cây công nghiệp ngắn n gày.  Dạng đ ịa hình đồi núi thấp: chủ yếu là dạng đồ i lượn sóng độ dố c không lớn 8 – 15. Đây là d ạng địa hình có diện tích lớn chiếm 56% tổng diện tích đất tự nhiên. Đây là vùng diện tích có tiềm năng lớn về phát triển cây công nghiệp dài ngày, cây ăn qu ả, cây lâm nghiệp.  Dạng địa hình núi đồng bằng: chủ yếu là đất thổ cư và đất trồng vườn củ a bà con, chiếm kho ảng 26% tổng diện tích đất tự nhiên, d ạng địa hình này chủ yếu sử dụng vào mục đích ở và trồng rau màu. Khí hậu: - Thôn 1 – 5 n ằm vào vùng khí h ậu nhiệt đới gió mùa và mang những đ ặc điểm riêng của khí h ậu miền Trung. Khí hậu được chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa khí hậu nóng từ tháng 5 đến tháng 10 hằng năm, mùa lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 hằng năm. Yếu tố khí h ậu thôn 1 - 5 nhìn chung thuận lợi cho phát triển các lo ại cây trồng vật nuôi, song biên độ nhiệt giữa các mùa trong năm lớn, mưa tập trung, nắng nóng khô hanh là nguyên nhân gây hạn hán, lũ lụt, xói mòn bồ i lấp và hủ y hoại đất. Nhiệt độ trung bình củ a các tháng trong năm thường vào kho ảng 22 0 - 280 với độ ẩm trung bình dao động 84% trong nhiều năm. Với điều kiện khí hậu thu ận lợi như vậy cho phép phát triển sản xuất nông nghiệp đặc biệt là cây chè. - Các loại tài nguyên  Tài nguyên đất Tài nguyên đ ất của thôn khá phong phú và đa dạng nhưng chủ yếu là đ ất phù sa và đ ất đồi núi. 19 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
  20. Nguyễn Đức Minh XHH K31 – ĐHKH Huế Đất phù sa: bao gồm các bãi bồ i ven sông, đất phù sa được bồi tụ hằng n ăm. Loại đ ất này có diện tích lớn chiếm khoảng 18,2% tổng diện tích đất tự nhiên, tập trung chủ yếu hai bên các con sông và dư ới các chân núi thấp. Đây là n guồn tài nguyên phát triển ngành nông nghiệp củ a thôn thích hợp với trồng hoa m àu, cây công nghiệp ngắn ngày. Tuy nhiên hiện nay cần có những biện pháp bảo vệ tránh lũ lụt, tránh xói mòn như trồng rừng đầu nguồn, trồng rừng ven sông. Đất đồ i núi: chủ yếu là đất Feralit chiếm 78,2% tổng diện tích đất tự nhiên, tập trung chủ yếu ở các vùng đồi núi th ấp. Đất Feralit bao gồm nhiều lo ại phong phú đa dạng phân bố theo đ ịa hình đồi núi và độ cao khác nhau: feralit nâu vàng, feralit nâu đỏ , feralit đỏ vàng… Đây là nguồn tài nguyên tập trung để phát triển cây ăn qu ả, cây công nghiệp và cây lâm nghiệp. Bên cạnh đó hiện tượng chặt phá rừng nghiêm trọng đ ã làm cho nguồn tài nguyên này ngày càng bị thoái hóa n ghiêm trọ ng, vì vậy chính quyền và nhân dân phải có những biện pháp khắc phục và b ảo vệ.  Tài nguyên rừng Diện tích đất lâm nghiệp của thôn có khoảng 175,4ha chiếm 58,55% diện tích đ ất tự nhiên củ a thôn và chiếm 3,89% diện tích đ ất lâm nghiệp củ a cả xã. Trong đó, 78,41ha là diện tích rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ chiếm 41,57ha, d iện tích đặc dụng chiếm 22,9ha. Tiềm năng về lâm nghiệp củ a huyện tập trung khá lớn, đ ất lâm nghiệp chủ yếu tập trung ở đồi núi thấp, độ dốc nhỏ ,thổ dưỡng tố t. Vì vậy cần phải bảo vệ chăm sóc tốt d ể rừng tái sinh nhanh. Nhận xét: Với vị trí địa lý, điều kiện tự n hiên thuận lợi, các nguồn tài nguyên và cảnh quan môi trường cho thấy thôn có nhiều tiềm năng phát triển các ngành kinh tế - xã hội theo hướng tăng dần tỉ trọng các ngành công nghiệp và d ịch vụ. 20 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
nguon tai.lieu . vn