Xem mẫu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC” NĂM 2017 - 2018 ỨNG PHÓ VỚI STRESS TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN Thuộc lĩnh vực Tâm lý học
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC” NĂM 2017 - 2018 ỨNG PHÓ VỚI STRESS TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN Thuộc lĩnh vực Tâm lý học Sinh viên thực hiện nhất: Nguyễn Ngọc Quang Nam, Nữ: Nam Dân tộc: Kinh Lớp, khoa: QH-2015-X-TLLS, Tâm lý học Năm thứ: 3/Số năm đào tạo: 4 Ngành học: Tâm lý học Sinh viên thực hiện thứ hai: Nguyễn Linh Chi Nam, Nữ: Nữ Dân tộc: Kinh Lớp, khoa: QH-2015-X-TLLS, Tâm lý học Năm thứ: 3/Số năm đào tạo: 4 Người hướng dẫn chính: PGS. TS. Nguyễn Văn Lượt
  3. TÓM TẮT CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ứng phó với stress học tập ở sinh viên Nguyễn Ngọc Quang*, Nguyễn Linh Chi QH-2015-X, Khoa Tâm lý học, ĐHKHXHNV – ĐHQGHN Tóm tắt: Cách ứng phó với stress học tập quyết định mức độ ảnh hưởng tiêu cực của stress đối với sức khỏe thể chất, tinh thần và hiệu quả học tập của sinh viên. Tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về chủ đề này. Nghiên cứu hiện tại được tiến hành dựa trên Lý Thuyết Tương Tác Về Stress nhằm tìm hiểu nguồn gây stress học tập, các chiến lược ứng phó, hệ quả ứng phó, và mối liên hệ giữa các chiến lược ứng phó với những biến số về nhân khẩu, và động lực học tập của sinh viên. Mẫu nghiên cứu là mẫu thuận tiện bao gồm 157 sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn với độ tuổi trung bình là 20.52, độ lệch chuẩn là 1.29, và nữ chiếm 77.7%. Kết quả nghiên cứu tìm ra 12 nguồn gây stress học tập chủ yếu. Kết quả và hiệu quả học tập, kiểm tra và đánh giá, khối lượng và mức độ khó của bài tập là những nguồn gây stress học tập phổ biến nhất. Giải quyết vấn đề, bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ tích cực, và chấp nhận là những chiến lược ứng phó được sinh viên sử dụng thường xuyên nhất. Những sinh viên ứng phó điều hòa cảm xúc, chấp nhận, suy nghĩ tích cực, và thay đổi nhận thức thì có mức độ stress thấp hơn. Sinh viên ứng phó bằng chiến lược giải quyết vấn đề thì có kết quả học tập cao hơn. Những sinh viên thường né tránh và mong ước thì có mức độ stress cao hơn và kết quả học tập thấp hơn. Những sinh viên có động lực học tập tự chủ thường ứng phó gắn kết trong khi những sinh viên thiếu động lực hoặc có động lực học tập bị kiểm soát thì thường ứng phó tách khỏi. Từ khóa: stress học tập; ứng phó; nguồn gây stress học tập; động lực học tập; lý thuyết trao đổi về stress; lý thuyết tự quyết * ngocquang0329@gmail.com, +84 913 027 911
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN..................................................................................................... 7 1.1. Lý thuyết tương tác về stress ................................................................................................ 7 1.2. Nguồn gây stress trong học tập ............................................................................................ 8 1.2.1. Khái niệm nguồn gây stress trong học tập .................................................................... 8 1.2.2. Tổng quan nghiên cứu về nguồn gây stress trong học tập .......................................... 11 1.2.3. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu về nguồn gây stress trong học tập ......................... 15 1.3. Ứng phó với stress trong học tập ....................................................................................... 16 1.3.1. Khái niệm ứng phó với stress trong học tập ............................................................... 16 1.3.2. Đo lường ứng phó với stress trong học tập ................................................................. 18 1.3.3. Phân loại ứng phó với stress trong học tập ................................................................. 19 1.3.4. Tổng quan nghiên cứu về ứng phó với stress trong học tập ....................................... 21 1.3.5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu về ứng phó với stress trong học tập ...................... 25 1.4. Hệ quả của ứng phó với stress trong học tập ..................................................................... 25 1.4.1. Tổng quan nghiên cứu về hệ quả ứng phó với stress trong học tập ............................ 25 1.4.2. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu về hệ quả của ứng phó với stress trong học tập .... 28 1.5. Mối liên hệ giữa ứng phó với stress trong học tập và những biến số khác ........................ 28 1.5.1. Tổng quan nghiên cứu về mối liên hệ giữa ứng phó với stress trong học tập và những biến số khác .......................................................................................................................... 28 i
  5. 1.5.2. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu về mối liên hệ giữa ứng phó với stress trong học tập và những biến số khác........................................................................................................... 33 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP ..................................................................................................... 35 2.1. Mẫu nghiên cứu và cách tiến hành ..................................................................................... 35 2.2. Công cụ nghiên cứu............................................................................................................ 36 2.3. Phân tích dữ liệu ................................................................................................................. 39 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN ............................................................... 40 3.1. Nguồn gây stress trong học tập ở sinh viên........................................................................ 40 3.2. Ứng phó với stress trong học tập ở sinh viên ..................................................................... 44 3.3. Hệ quả của ứng phó với stress trong học tập ..................................................................... 47 3.4. Mối liên hệ giữa ứng phó với stress trong học tập và các biến số khác ............................. 47 CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN ......................................................................................................... 54 4.1. Nguồn gây stress trong học tập .......................................................................................... 54 4.2. Ứng phó với stress trong học tập ....................................................................................... 56 4.3. Hệ quả của ứng phó với stress trong học tập ..................................................................... 59 4.4. Mối liên hệ giữa ứng phó với stress trong học tập và các biến số khác ............................. 61 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................. 67 PHỤ LỤC A: Thống kê mô tả và kiểm định phân phối chuẩn các chiến lược ứng phó của sinh viên nam và sinh viên nữ ................................................................................................... 82 ii
  6. PHỤ LỤC B: Thống kê mô tả và kiểm định phân phối chuẩn các chiến lược ứng phó của các nhóm sinh viên chia theo năm học ..................................................................................... 83 PHỤ LỤC C: Thống kê mô tả và kiểm định phân phối chuẩn các chiến lược ứng phó của các nhóm sinh viên chia theo khu vực...................................................................................... 85 PHỤ LỤC D: Thống kê mô tả và kiểm định phân phối chuẩn các chiến lược ứng phó của các nhóm sinh viên chia theo nơi ở........................................................................................... 86 PHỤ LỤC E: Thống kê mô tả và kiểm định phân phối chuẩn các chiến lược ứng phó của nhóm sinh viên có làm thêm và không làm thêm ................................................................... 88 PHỤ LỤC F: Thống kê mô tả và kiểm định phân phối chuẩn các chiến lược ứng phó của nhóm sinh viên có tham gia không tham gia tình nguyện ..................................................... 89 PHỤ LỤC G: Bảng hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 90 iii
  7. MỞ ĐẦU Stress từ lâu đã là một khái niệm quen thuộc trong đời sống của con người, được sử dụng để chỉ tình trạng căng thẳng tiêu cực về mặt tâm lý và sinh lý khi con người phải đối mặt với những tình huống nguy hiểm hay những tình huống đòi hỏi phải nỗ lực để thích ứng hoặc vượt qua. Theo báo cáo chuyên đề về sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên Việt Nam, một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng stress ở thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 14 đến 25 là áp lực học tập (Nguyễn Hương Thanh, 2010). Nhiều nghiên cứu đã cho thấy bên cạnh những vấn đề liên quan đến tài chính, sức khỏe của bản thân, sức khỏe của các thành viên trong gia đình, rắc rối trong các mối quan hệ liên cá nhân, và điều kiện môi trường sống không thuận lợi, các khó khăn trong học tập cũng là một nguồn gây stress chủ yếu cho sinh viên (Đăng Đức Nhu, 2016; Nguyễn Hữu Thụ, 2009; O’Reilly, McNeill, Mavor, & Anderson, 2014; Vũ Dũng, 2015). Những khó khăn trong học tập này có thể là bài tập quá nhiều, kiểm tra và thi cử liên tục, dồn dập, hay điểm số không như mong muốn. Stress gây ra bởi những tình huống này đôi khi có tác dụng tích cực, giúp sinh viên có thêm động lực học tập và làm việc hiệu quả hơn. Tuy nhiên nếu kéo dài, tình trạng stress này có thể để lại nhiều hệ quả tiêu cực đối với sinh viên. Khi đối mặt với những vấn đề gây stress trong học tập, cách mà sinh viên ứng phó đóng vai trò rất quan trọng bởi nó quyết định mức độ ảnh hưởng tiêu cực của nguồn gây stress đối với sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và hiệu quả học tập của sinh viên. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy những cách ứng phó thiếu thích ứng với stress trong học tập của sinh viên có mối liên hệ với nhiều vấn đề, chẳng hạn như kết quả học tập giảm sút (Struthers, Perry, & Menec, 2000), trầm cảm (Aktekin và c.s., 2001; Bouteyre, Maurel, & Bernaud, 1
  8. 2007; Steinhardt & Dolbier, 2008), lo âu (Renk & Eskola, 2007), rối loạn ăn uống (Wichianson, Bughi, Unger, Spruijt‐Metz, & Nguyen‐Rodriguez, 2009), hay sử dụng đồ uống có cồn (Pritchard, Wilson, & Yamnitz, 2007). Ngược lại, với những chiến lược ứng phó chủ động và tích cực, sinh viên có thể có mức độ stress thấp hơn (Coiro, Bettis, & Compas, 2017), ít lo âu hơn (Renk & Eskola, 2007), có khả năng thích ứng với môi trường cao hơn (Leong, Bonz, & Zachar, 1997), và sức khỏe thể chất tốt hơn (Park & Adler, 2003). Những kết quả này đặt ra yêu cầu cho các nhà quản lý giáo dục, các nhà tâm lý học đường, các nhà tham vấn và trị liệu phải tiến hành các nghiên cứu tìm hiểu về ứng phó với stress trong học tập ở sinh viên, để từ đó xây dựng được các chương trình can thiệp nhằm giúp sinh viên ứng phó hiệu quả hơn trước các tình huống hay vấn đề gây stress trong học tập. Tuy nhiên, số lượng các nghiên cứu về chủ đề này tại Việt Nam vẫn còn hạn chế. Những nghiên cứu trước đây chủ yếu mới dừng lại ở mục tiêu mô tả chứ chưa xác định mối liên hệ giữa các chiến lược ứng phó với những biến số về tâm lý, sinh lý, hay xã hội (Nguyễn Hữu Thụ & Nguyễn Bá Đạt, 2009; Nguyễn Phước Cát Tường & Đinh Thị Hồng Vân, 2012). Bên cạnh đó, các nghiên cứu này cũng gặp phải một số hạn chế về nền tảng lý thuyết và công cụ đo lường. Nghiên cứu hiện tại được tiến hành dựa trên mô hình Lý Thuyết Tương Tác Về Stress của Lazarus và Folkman (1984) nhằm tìm hiểu về ứng phó với stress trong học tập ở sinh viên thông qua việc trả lời các câu hỏi cơ bản sau đây: (1) Những nguồn gây stress trong học tập ở sinh viên là gì? (2) Sinh viên ứng phó như thế nào với những nguồn gây stress trong học tập đó? (3) Ứng phó với stress trong học tập có mối liên hệ như thế nào với 2
  9. mức độ stress và kết quả học tập của sinh viên? (4) Ứng phó với stress trong học tập có mối liên hệ như thế nào với các biến số khác? Đối tượng của nghiên cứu bao gồm: (1) Các nguồn gây stress trong học tập ở sinh viên; (2) Các chiến lược ứng phó với stress trong học tập của sinh viên; (3) Mối liên hệ giữa các chiến lược ứng phó với stress trong học tập và mức độ stress, và kết quả học tập; (4) Mối liên hệ giữa các chiến lược ứng phó với stress trong học tập và các biến số nhân khẩu (bao gồm giới tính, năm học, khu vực, tình trạng kinh tế, nơi ở, việc làm thêm, việc tham gia tình nguyện, tôn giáo) và động lực học tập của sinh viên. Khách thể nghiên cứu là sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Mẫu nghiên cứu là mẫu thuận tiện với 157 sinh viên. Trong đó, nam chiếm 22.3%, nữ chiếm 77.7% và độ tuổi trung bình của các khách thể là 20.52 với độ lệch chuẩn là 1.29. Nghiên cứu có mục đích tìm hiểu thực trạng ứng phó với các nguồn gây stress trong học tập ở sinh viên và thông qua đó bước đầu áp dụng một mô hình lý thuyết cho việc nghiên cứu stress nói chung và ứng phó với stress nói riêng ở Việt Nam, cũng như cung cấp các thông tin ban đầu để làm cơ sở cho việc xây dựng các chương trình can thiệp nhằm làm giảm tình trạng stress trong học tập, và tăng cường khả năng ứng phó ở sinh viên. Nghiên cứu có các nhiệm vụ cụ thể đó là: (1) Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài (bao gồm trình bày mô hình lý thuyết nền tảng; giới thiệu các khái niệm nguồn gây stress, ứng phó với stress trong học tập, và động lực học tập; và tổng quan nghiên cứu); (2) Khảo sát các nguồn gây stress trong học tập ở sinh viên; (3) Đo lường các chiến lược ứng phó với 3
  10. stress trong học tập ở sinh viên, mức độ stress, kết quả học tập, động lực học tập, và các biến số khác; (4) Phân tích quan hệ giữa các biến số nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu. Đối với câu hỏi về nguồn gây stress trong học tập ở sinh viên, giả thuyết mà chúng tôi đặt ra đó là: (1) Các nguồn gây stress trong học tập cho sinh viên bao gồm chương trình học nặng/nhàm chán, phương pháp giảng dạy không hiệu quả, bài tập quá nhiều/quá khó/có thời hạn hoàn thành ngắn, áp lực kiểm tra hay thi cử, kết quả và hiệu quả học tập không như mong muốn, áp lực từ gia đình/bạn bè/bản thân, khó khăn trong quản lý thời gian, khó khăn trong thích ứng với môi trường đại học, mâu thuẫn trong làm việc nhóm, và thiếu tài liệu học tập/nghiên cứu; (2) Trong đó, bài tập quá nhiều/quá khó/có thời hạn hoàn thành ngắn, áp lực kiểm tra hay thi cử, và kết quả và hiệu quả học tập không như mong muốn là những nguồn gây stress trong học tập phổ biến nhất; (3) Nguồn gây stress trong học tập đặc thù của sinh viên năm thứ nhất và năm thứ hai là khó khăn trong thích ứng với môi trường đại học; nguồn gây stress trong học tập đặc thù của sinh viên năm thứ ba và năm thứ tư là thiếu tài liệu học tập/nghiên cứu. Đối với câu hỏi về ứng phó với stress trong học tập ở sinh viên, nghiên cứu có những giả thuyết sau: (1) Giải quyết vấn đề, điều hòa cảm xúc, bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ tích cực, và sao nhãng là những chiến lược ứng phó được sinh viên sử dụng nhiều nhất; (2) Những chiến lược ứng phó bao gồm chối bỏ, né tránh, và mong ước ít được sinh viên sử dụng; (3) Sinh viên thường sử dụng kết hợp các chiến lược ứng phó thuộc cùng một nhóm chiến lược ứng phó với nhau; (4) Sinh viên thường sử dụng kết hợp các chiến lược ứng phó gắn kết kiểm soát sơ cấp và thứ cấp với nhau; (5) Sinh viên đã sử dụng các chiến lược ứng phó gắn kết thì ít sử dụng các chiến lược ứng phó tách khỏi. 4
  11. Đối với câu hỏi về mối liên hệ giữa ứng phó với stress trong học tập và mức độ stress, động lực học tập, các giả thuyết được đặt ra đó là: (1) Những sinh viên sử dụng chiến lược ứng phó giải quyết vấn đề, điều hòa cảm xúc, bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ tích cực và thay đổi nhận thức sẽ có mức độ stress thấp hơn và kết quả học tập cao hơn; (2) Trong khi đó, những sinh viên tìm cách né tránh, chối bỏ và mong ước sẽ có mức độ stress cao hơn và kết quả học tập thấp hơn. Đối với câu hỏi về mối liên hệ giữa ứng phó với stress trong học tập và các biến số nhân khẩu, và động lực học tập, nghiên cứu có những giả thuyết sau đây: (1) Sinh viên nữ sử dụng chiến lược ứng phó điều hòa cảm xúc và bộc lộ cảm xúc nhiều hơn sinh viên nam; (2) Sinh viên năm thứ ba và năm thứ tư sử dụng chiến lược ứng phó giải quyết vấn đề, điều hòa cảm xúc, bộc lộ cảm xúc nhiều hơn so với sinh viên năm thứ hai và năm thứ nhất; (3) Sinh viên năm thứ ba và năm thứ tư sử dụng chiến lược ứng phó né tránh, chối bỏ, và mong ước ít hơn sinh viên năm thứ nhất và năm thứ hai; (4) Sinh viên có tình trạng kinh tế tốt hơn thì sử dụng chiến lược ứng phó giải quyết vấn đề nhiều hơn; (5) Trong khi đó, sinh viên có tình trạng kinh tế kém hơn thì sử dụng chiến lược ứng phó né tránh, chối bỏ, và mong ước nhiều hơn; (6) Sinh viên ở khu vực thành thị thì sử dụng chiến lược ứng phó giải quyết vấn đề, điều hòa cảm xúc và bộc lộ cảm xúc nhiều hơn so với sinh viên ở khu vực nông thôn; (7) trong khi đó, sinh viên ở khu vực nông thôn sử dụng chiến lược ứng phó chấp nhận, sao nhãng, né tránh, chối bỏ và mong ước nhiều hơn sinh viên ở khu vực thành thị; (8) Sinh viên ở với gia đình thì sử dụng chiến lược ứng phó giải quyết vấn đề, điều hòa cảm xúc và bộc lộ cảm xúc nhiều hơn so với sinh viên ở ký túc xá hoặc ở phòng trọ/nhà trọ; sinh viên ở ký túc xá thì ứng phó né tránh, chối bỏ, và mong ước nhiều hơn so với sinh 5
  12. viên ở với gia đình hoặc sinh viên ở phòng trọ/nhà trọ; (9) Sinh viên đi làm thêm sử dụng chiến lược ứng phó sao nhãng, nhé tránh, thay đổi nhận thức nhiều hơn sinh viên không đi làm thêm; (10) Sinh viên tham gia tình nguyện sử dụng chiến lược ứng phó giải quyết vấn đề, điều hòa cảm xúc, bộc lộc cảm xúc, suy nghĩ tích cực, và thay đổi nhận thức nhiều hơn sinh viên không tham gia tình nguyện; (11) Sinh viên có tôn giáo sử dụng chiến lược chấp nhận và mong ước nhiều hơn sinh viên không có tôn giáo; (12) Sinh viên có động lực học tập tự chủ thì thường sử dụng chiến lược ứng phó giải quyết vấn đề, điều hòa cảm xúc, bộc lộ cảm xúc, thay đổi nhận thức và suy nghĩ tích cực, và ít ứng phó bằng né tránh, chối bỏ hay mong ước; (13) Sinh viên thiếu động lực hoặc có động lực học tập bị kiểm soát thì thường sử dụng chiến lược ứng phó sao nhãng, né tránh, chối bỏ, và mong ước, và ít ứng phó bằng giải quyết vấn đề, điều hòa cảm xúc, bộc lộ cảm xúc, thay đổi nhận thức, và suy nghĩ tích cực. 6
  13. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Lý thuyết tương tác về stress Lý Thuyết Tương Tác Về Stress của Lazarus & Folkman (1984) là một trong những lý thuyết đươc sử dụng phổ biến nhất trong các nghiên cứu về stress. Trong khi hai lý thuyết của Cannon (1932) và Selye (1956) coi stress chỉ thuần là những phản ứng về mặt sinh lý, và lý thuyết của Holmes và Rahe (1967) xem xét stress như là những kích thích có bản chất là sự thay đổi trong cuộc sống, thì Lý Thuyết Tương Tác Về Stress lại cho rằng stress là một quá trình trong đó cá nhân và môi trường liên tục tác động qua lại lẫn nhau mà ứng phó là một phần quan trọng của sự tương tác ấy. Khi cá nhân thẩm định nhận thức sơ cấp một sự kiện hay một tình huống là nguy hiểm (tổn hại/mất mát, đe dọa, hay thách thức) và thẩm định nhận thức thứ cấp rằng bản thân không có đủ nguồn lực để có thể đối phó với những tình huống đó thì ở cá nhân sẽ xuất hiện những phản ứng stress về mặt sinh lý, tâm lý và hành vi. Những phản ứng sinh lý có thể bao gồm đổ mồ hôi, tăng nhịp tim, tăng huyết áp, và căng cứng cơ thể - Cannon (1932) gọi chung là phản ứng chiến-đấu-hay-bỏ-chạy (fight-or-flight response). Khi phải liên tục đối mặt với những tình huống hay sự kiện gây trở ngại trong thời gian dài, cá nhân có thể sẽ phải trải qua Hội Chứng Thích Ứng Chung (General Adaptation Syndrome; Selye, 1956), bao gồm ba giai đoạn là báo động, kháng cự và kiệt quệ. Bên cạnh đó, cá nhân cũng sẽ phải đối mặt với những phản ứng về tâm lý như lo lắng, sợ hãi, và tức giận kèm theo những vấn đề về hành vi như rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống, hay hành vi gây hấn (Abraham, Conner, Jones, & O’Connor, 2016; Sarafino & Smith, 2011). 7
  14. Trong trạng thái đó, ứng phó chính là nỗ lực liên tục thay đổi về mặt nhận thức và hành vi của cá nhân để đáp ứng những đòi hỏi từ môi trường xung quanh. Những thay đổi này có thể tác động vào sự kiện hay tình huống gây stress, vào quá trình thẩm định nhận thức, từ đó làm giảm những phản ứng stress. Mặc dù vậy, trong một số trường hợp, viêc ứng phó của cá nhân cũng có thể làm cho vấn đề trở nên trầm trọng hơn và làm tăng mức độ của các phản ứng stress. Có thể thấy Lý Thuyết Tương Tác Về Stress đã trình bày được những thành tố và giai đoạn cơ bản trong quá trình tương tác giữa cá nhân và môi trường trong một tình huống gây stress. Cụ thể, các thành tố và quá trình đó là tình huống hoặc sự kiện có khả năng gây stress, quá trình thẩm định nhận thức sơ cấp về tính chất của tình huống hay sự kiện, quá trình thẩm định nhận thức thứ cấp về nguồn lực của bản thân, phản ứng stress, quá trình ứng phó, và hệ quả của sự tương tác. 1.2. Nguồn gây stress trong học tập 1.2.1. Khái niệm nguồn gây stress trong học tập Một trong những khó khăn khi nghiên cứu về stress trong học tập ở sinh viên là sự thiếu thống nhất giữa các nghiên cứu trong việc xác định thế nào là một nguồn gây stress trong học tập. Phần lớn các nghiên cứu trước đây vẫn chưa tách bạch được một cách rõ ràng và có hệ thống giữa những vấn đề gây stress có liên quan đến học tập với những vấn đề gây stress có liên quan đến các lĩnh vực khác trong đời sống (O’Reilly và c.s., 2014), chẳng hạn như các vấn đề về các mối quan hệ xã hội, sức khỏe thể chất và tinh thần, môi trường sống, việc làm, hay các rắc rối thường ngày. 8
  15. Kemeny (2007) cho rằng các nguồn gây stress trong học tập là những suy nghĩ hay sự kiện làm giảm khả năng đạt được các mục tiêu liên quan đến học tập và thành công tại trường học của sinh viên. Chẳng hạn, việc ôn thi, làm bài thi, hay làm một bài tập nhóm là những nguồn gây stress trong học tập vì việc không đạt được kết quả như mong muốn trong các hoạt động này có thể gây cản trở cho việc tốt nghiệp của sinh viên. Khái niệm của Kemeny (2007) đã xác định được một trong những đặc điểm của nguồn gây stress trong học tập đó là cản trở cá nhân đạt được các mục tiêu trong học tập. Mặc dù vậy, khái niệm này lại tỏ ra quá rộng vì có thể thấy rằng bất cứ một sự kiện nào trong cuộc sống cũng có khả năng gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đối với hoạt động học tập của sinh viên, từ đó ảnh hưởng đến kết quả học tập của họ. Điều này dẫn tới hệ quả là những nghiên cứu sử dụng khái niệm của Kemeny (2007) có thể sẽ coi cả những vấn đề trong các lĩnh vực khác của đời sống là những nguồn gây stress trong học tập. Chẳng hạn, mất người thân, mâu thuẫn với cha mẹ, hay gặp phải các rắc rối thường ngày cũng có thể được coi là nguồn gây stress trong học tập. Để phân biệt giữa những vấn đề trong cuộc sống với các nguồn gây stress trong học tập, Misra và c.s. (2003) đề xuất phân chia nguồn gây stress ở sinh viên thành hai nhóm, gồm nguồn gây stress sơ cấp và nguồn gây stress thứ cấp. Trong đó, nguồn gây stress sơ cấp là những vấn đề liên quan đến cuộc sống cá nhân (chẳng hạn như khó khăn về tài chính, bận tâm về học tập, thích ứng với môi trường mới), còn nguồn gây stress thứ cấp là các vấn đề về học tập. Tuy nhiên Bảng Kiểm Stress Trong Cuộc Sống Sinh Viên (Student-Life Stress Inventory) của Gadzella (1994) mà Misra và c.s. (2003) sử dụng để tìm hiểu về nguồn gây stress trong học tập lại không phân loại được một cách rõ ràng các vấn đề trong cuộc 9
  16. sống với các vấn đề trong học tập. Chẳng hạn trong tiểu thang thất vọng có đề cập đến các vấn đề về hẹn hò, từ chối các cơ hội trong cuộc sống, hay trong tiểu thang tự áp đặt cũng xác định trì hoãn hay cầu toàn là nguồn gây stress trong học tập. Như vậy, trong khi đã đề cập đến sự khác biệt giữa các vấn đề trong cuộc sống và trong học tập, nghiên cứu của Misra và c.s. (2003) vẫn chưa thể tách biệt được hai nhóm nguồn gây stress này. Trong nghiên cứu đối với một nhóm sinh viên y khoa, O’Reilly và c.s. (2014) chia các nguồn gây stress thành hai nhóm, gồm các nguồn gây stress liên quan đến cá nhân và các nguồn gây stress liên quan đến học tập. Cụ thể, các nguồn gây stress liên quan đến cá nhân có thể là khó khăn về tài chính, bệnh tật của các thành viên trong gia đình, các vấn đề về nơi ở, lo lắng về tương lai và sự nghiệp, mâu thuẫn trong gia đình, hay mối quan hệ liên cá nhân. Trong khi đó, làm bài thi, khối lượng bài tập quá lớn, đòi hỏi về kỹ năng và thái độ, là những ví dụ về nguồn gây stress liên quan đến học tập. Tuy các vấn đề trong cuộc sống có thể gây cản trở đối với hoạt động học tập của sinh viên nhưng không nên coi đây là những nguồn gây stress trong học tập. Nói cách khác, một vấn đề gây khó khăn cho sinh viên trong việc đạt được kết quả học tập như mong muốn có thể không phải là một nguồn gây stress trong học tập. Điểm khác biệt rõ ràng giữa các nguồn gây stress trong học tập và các nguồn gây stress khác trong cuộc sống đó là lĩnh vực mà các vấn đề đó xuất hiện. Dựa theo khái niệm của Lazarus và Folkman (1984) về stress, có thể coi nguồn gây stress trong học tập là những đòi hỏi xuất phát từ hoạt động học tập, được sinh viên đánh giá là vượt quá nguồn lực của bản thân, buộc sinh viên phải nỗ lực để thích ứng hay vượt qua. Như vậy, các nguồn gây stress trong học tập phải là các sự kiện hay tình huống đòi hỏi sinh viên phải giải quyết, và xuất phát từ các hoạt động tiếp thu, rèn luyện, kiểm tra và đánh 10
  17. giá của sinh viên tại trường đại học. Những nguồn gây stress này có thể là chương trình học quá nặng, bài tập quá nhiều hoặc quá khó, thời gian hoàn thành bài tập quá ngắn, chưa thích ứng với phương pháp học tập mới, khó khăn trong việc cân đối thời gian học với những công việc khác, áp lực thi cử, hoặc điểm số không như mong muốn. 1.2.2. Tổng quan nghiên cứu về nguồn gây stress trong học tập Nghiên cứu về nguồn gây stress trong học tập thường là một phần trong các nghiên cứu tìm hiểu về nguyên nhân dẫn tới tình trạng stress ở sinh viên. Các nghiên cứu này cho thấy stress ở sinh viên thường được gây ra bởi khó khăn về tài chính (Lee, Kang, & Yum, 2005; Misra và c.s., 2003; Pitt, Oprescu, Tapia, & Gray, 2017), tình trạng sức khỏe của bản thân hay các thành viên khác trong gia đình (Dyrbye, Thomas, & Shanafelt, 2005; Pitt và c.s., 2017), vấn đề về chỗ ở (Aktekin và c.s., 2001), lo lắng về tương lai và sự nghiệp (O’Reilly và c.s., 2014), các mối quan hệ liên cá nhân (Ben-Zur, 2012; Lee và c.s., 2005; Pitt và c.s., 2017), hay môi trường sống (Bedewy & Gabriel, 2015). Bên cạnh những vấn đề đó, những nghiên cứu trước đây cũng đã chỉ ra rất nhiều những tình huống hay sự kiện trong học tập gây nên stress cho sinh viên. Trên thực tế, kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy các vấn đề liên quan đến học tập chính là nguồn gây stress chủ yếu ở sinh viên (Gomathi, Ahmed, & Sreedharan, 2012; Montgomery, Peeters, Schaufeli, & Ouden, 2003; Sreeramareddy và c.s., 2007; Yusoff, Rahim, & Yaacob, 2010). Trong nghiên cứu của Pitt và c.s. (2017), hơn 94% sinh viên Úc báo cáo đã từng gặp phải các vấn đề trong học tập dẫn tới stress. Theo sau đó mới là các vấn đề liên quan đến tài chính, sức khỏe, gia đình, mối quan hệ liên cá nhân và môi trường xung quanh. Nghiên cứu của Phil, Il, và Gyun (2001) cũng xác định các yêu cầu trong học 11
  18. tập là nguồn gây stress phổ biến nhất cho sinh viên Hàn Quốc. Tại Việt Nam, một số nghiên cứu cũng đã tìm ra những kết quả tương tự. Chẳng hạn trong nghiên cứu của Đăng (2016), hai nguồn gây stress chính cho sinh viên là học tập và các mối quan hệ liên cá nhân. Nghiên cứu của Vũ (2015) cho thấy những sinh viên phải chịu áp lực học tập cao thì có mức độ stress cao gấp ba lần so với những sinh viên chịu áp lực thấp. Tìm hiểu cụ thể hơn về nguồn gây stress trong học tập, các nghiên cứu trước đây cho thấy các vấn đề và tình huống liên quan đến học tập thường khiến sinh viên rơi vào tình trạng stress bao gồm các khó khăn trong tiếp thu, làm bài tập, kiểm tra và thi cử, và kết quả hay hiệu quả học tập. Đối với việc tiếp thu bài, các nguồn gây stress thường gặp phải đó là chương trình học nặng (Bedewy & Gabriel, 2015; Salamonson Yenna, Andrew Sharon, Watson Roger, Teo Stephen TT, & Deary Ian J, 2011; Sreeramareddy và c.s., 2007) hay nhàm chán, và phương pháp giảng dạy của giảng viên không hiệu quả (Lee và c.s., 2005; Yusoff và c.s., 2010). Đối với việc làm bài tập, tình huống khiến cho sinh viên bị stress thường là khi bài tập quá nhiều (Barker, Howard, Villemaire-Krajden, & Galambos, 2018; Bedewy & Gabriel, 2015; Ben-Zur, 2012; Lee và c.s., 2005; Mikolajczak & Luminet, 2008; O’Reilly và c.s., 2014; Pitt và c.s., 2017) hoặc quá khó, hay thời gian để hoàn thành bài tập quá ngắn (Bedewy & Gabriel, 2015; O’Reilly và c.s., 2014; Salamonson Yenna và c.s., 2011). Sinh viên cũng khó tránh khỏi tình trạng stress khi đối diện với áp lực kiểm tra hay thi cử (Ben-Zur, 2012; Hashmat, Hashmat, Amanullah, & Aziz, 2008; Lee và c.s., 2005; O’Reilly và c.s., 2014; Pitt và c.s., 2017). Ngoài ra, không đạt được kết quả hay hiệu quả học tập như kỳ vọng (Ben-Zur, 2012; Lee và c.s., 2005; Shah, Hasan, Malik, & Sreeramareddy, 2010; Sreeramareddy và c.s., 2007) cũng là một nguồn gây stress trong học 12
  19. tập cho sinh viên. Thêm vào đó, áp lực từ bản thân hoặc những người xung quanh (Bedewy & Gabriel, 2015; Misra và c.s., 2003; O’Reilly và c.s., 2014; Tangade, Mathur, Gupta, & Chaudhary, 2011), gặp khó khăn trong quản lý thời gian (Ben-Zur, 2012; Yusoff và c.s., 2010), gặp khó khăn trong việc thích ứng với môi trường đại học (Lee và c.s., 2005; Verger và c.s., 2009), mâu thuẫn trong làm việc nhóm (Pitt và c.s., 2017), hay thiếu tài liệu (Yusoff và c.s., 2010) cũng là những nguồn gây stress trong học tập phổ biến. Kết quả của các nghiên cứu khám phá về những nguồn gây stress trong học tập ở sinh viên cũng phản ánh một thực tế đó là bên cạnh những nguồn gây stress trong học tập phổ biến, mỗi nhóm sinh viên lại có những vấn đề hay tình huống gây stress trong học tập đặc thù. Chẳng hạn, khi xét đến yếu tố văn hóa, nghiên cứu của Tan và Yates (2011) cho rằng so với sinh viên phương Tây, sinh viên thuộc các nước chịu ảnh hưởng của Nho Giáo như Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Hồng Kông, Nhật Bản, hay Hàn Quốc thường phải chịu áp lực lớn hơn từ bản thân và gia đình trong việc học tập bởi thành công trên giảng đường tại các nước này được coi là một biểu hiện của sự hiếu thảo hay của sự đóng góp trong việc bảo vệ và làm gia tăng danh dự cho gia đình, và dòng họ. Xem xét yếu tố ngành học, các nghiên cứu cho thấy sinh viên y khoa có nhiều nguồn gây stress trong học tập mang tính đặc thù như gặp khó khăn trong thực hành lâm sàng (Acharya, 2003), phải thông báo tin xấu cho bệnh nhân, tức giận với bệnh nhân, chứng kiến cái chết của bệnh nhân, hay không tìm ra cách chữa cho bệnh nhân (O’Reilly và c.s., 2014). Trong khi đó, các nguồn gây stress trong học tập đặc thù của sinh viên ngành thể thao là chấn thương, bệnh tật, áp lực thi đấu, mâu thuẫn với huấn luyện viên, trọng tài, hay áp lực từ khán giả (Abedalhafiz, Altahayneh, & Al-Haliq, 2010). Khi xem xét đến yếu tố năm học, sinh viên năm thứ nhất 13
  20. và sinh viên năm thứ hai có những vấn đề gây stress khác so với sinh viên năm thứ ba hoặc sinh viên năm thứ tư. Sự khác biệt rõ ràng nhận thấy nhất đó là trong khoảng thời gian đầu vào đại học, sinh viên thường phải đối mặt với vấn đề thích ứng với môi trường mới (Trương Thị Ngọc Điệp, Huỳnh Minh Hiền, Võ Thế Hiện, & Hồ Phương Thùy, 2012; Verger và c.s., 2009). Những kết quả này cho thấy mỗi nhóm sinh viên khác nhau do có sự đa dạng về văn hóa, ngành học, điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội, sẽ có những nguồn gây stress riêng biệt. Điều này đòi hỏi các nghiên cứu phải lựa chọn phương pháp phù hợp để tìm hiểu đầy đủ cả những nguồn gây stress trong học tập phổ biến và các nguồn gây stress trong học tập đặc thù của mỗi nhóm khách thể. Trong khi trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về nguồn gây stress trong học tập ở sinh viên thì tại Việt Nam số lượng các nghiên cứu về chủ đề này còn khá hạn chế. Phần lớn các nghiên cứu trước đây chỉ tìm hiểu chung về các nguồn gây stress mà các vấn đề trong học tập chỉ là một phần (Đăng Đức Nhu, 2016; Nguyễn Hữu Thụ, 2009; Vũ Dũng, 2015). Các nguồn gây stress trong học tập trong những nghiên cứu này thường không được xác định rõ ràng hoặc không có số liệu thống kê cụ thể. Chẳng hạn trong nghiên cứu của (Nguyễn Hữu Thụ, 2009), các nguồn gây stress trong học tập được mô tả bao gồm áp lực thi cử, vấn đề về trang thiết bị, thiếu giáo trình, thiếu sách chuyên ngành, chương trình học quá nặng, bài tập quá nhiều. Dựa theo số liệu thống kê, nhóm những vấn đề này được xếp thứ tự về mức độ tác động so với các nhóm nguồn gây stress khác. Tuy nhiên nghiên cứu không báo cáo số liệu phản ánh rõ mức độ ảnh hưởng của mỗi tình huống hay vấn đề cụ thể này đối với sinh viên. Điều này gây ra hạn chế trong việc vận dụng các kết quả vào thực tế. Các chương trình can thiệp hoặc trợ giúp sinh viên giảm stress hay tăng cường khả 14
nguon tai.lieu . vn