Xem mẫu

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ

BÁO CÁO TÓM TẮT
KẾT QUẢ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN SINH KHÍ HẬU
PHỤC VỤ BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN ĐA DẠNG SINH HỌC
VÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ
MÃ SỐ: TNMT 2015.05.18

Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Nguyễn Thế Hưng

HÀ NỘI - 2018

BẢNG DANH LỤC VIẾT TẮT

TT

Viết đầy đủ

Viết tắt
Bộ NN&PTNN

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BXQH

Bức xạ quang hợp

KT - XH

Kinh tế - xã hội

ĐKTN

Điều kiện tự nhiên

SKH

Sinh khí hậu

SDHL

Sử dụng hợp lý

TDMNBB

Trung du miền núi Bắc Bộ

TNTN

Tài nguyên thiên nhiên

TTV

Thảm thực vật

PE

Polyetylen

TNST

Thích nghi sinh thái

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Cáác dẫn liệu khoa học về khí hậu không chỉ có ý nghĩa nâng cao hiệu quả kinh tế
nông nghiệp và môi trường, mà còn giúp cho người sản xuất nông nghiệp có biện pháp
kỹ thuật phù hợp vàgiúp cho các nhà quản lý trong việc thương mại nông nghiệp và quản
lý rủi ro. Cho đến nay, ở Việt Nam, chưa có công trình nào nghiên cứu đa dạng sinh học
cho vùng trung du miền núi Bắc Bộ. Hơn nữa, các công trình này lại được nghiên cứu
một cách khá độc lập với tài nguyên sinh khí hậu của vùng lãnh thổ.
Vùng trung du miền núi Bắc Bộ (TDMNBB) có nhiều tiềm năng cho phát triển, có ý
nghĩa quan trọng về kinh tế, chính trị, an toàn sinh thái và quốc phòng. Tuy nhiên, trong
những năm gần đây, vùng TDMNBB phải chịu ảnh hưởng khá nặng nề của các thiên tai do
tác động của biến đổi khí hậu.
Trong “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng TDMNBB đến năm 2020”
đã nêu rõ: “Xây dựng một vùng sản xuất nông nghiệp sinh thái bền vững trên cơ sở sản
xuất nông lâm kết hợp để bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng, bảo vệ môi trường
sinh thái. Phát huy lợi thể của mỗi tiểu vùng để tiếp tục hình thành và phát triển các vùng
chuyên canh tập trung với quy mô thích hợp.”
Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài Nghiên cứu đánh giá tài nguyên sinh khí
hậu phục vụ bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học vùng trung du miền núi Bắc Bộ.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá được những đặc thù tài nguyên sinh khí hậu vùng TDMNBB.
Thành lập được các bản đồ sinh khí hậu vùng TDMNBB
Đề xuất đượccác giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên sinh khí hậu ở vùng TDMNBB
cho việc bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học.
Nội dung nghiên cứu
1) Nghiên cứu cơ sở lý luận và tổng quan một số công trình nghiên cứu tiêu biểu
về sinh khí hậu và đa dạng sinh học
2) Thu thập, xử lý và tổng hợp nguồn tài liệu về vùng Trung du miền núi Bắc Bộ
3) Nghiên cứu hiện trạng và đặc điểm thảm thực vật vùng nghiên cứu.
1

4) Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng tiềm tàng của tài nguyên sinh khí hậu đến sự
tồn tại và phát triển của thảm thực vật.
5) Nghiên cứu tài nguyên sinh khí hậu và thành lập bản đồ sinh khí hậu vùng
Trung du miền núi Bắc Bộ
6) Đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên sinh khí hậu và bảo tồn, phát
triển đa dạng sinh học vùng Trung du miền núi Bắc Bộ
Những đóng góp chủ yếu của đề tài:
Bên cạnh việc xây dựng cơ sở dữ liệu về đặc điểm sinh khí hậu, đề tài còn đi sâu
đánh giá tài nguyên SKH, đặc biệt là thành lập bản đồ sinh khí hậu vùng TDMNBB.
Đề tài là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên ở Việt Nam vận dụng kết quả
nghiên cứu sinh khí hậu vào việc ứng dụng bảo tồn đa dạng sinh học một cách hệ thống,
sâu sắc và toàn diện.
Thời gian thực hiện: 2015 – 2018
Kinh phí: 1.760.000.000 VND
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các công trình nghiên cứu về SKH và bảo tồn và phát triển thảm thực vật
1.1. 1. Các công trình nghiên cứu về sinh khí hậu
Trên thế giới, việc nghiên cứu SKH thảm thực vật tự nhiên, với các công trình của
C.W.Thorthwaite (1931), Gaussen (1967), Köppen (1931), Alisov (1954), De Candolle
(1874)... Đặc biệt, phân loại khí hậu Köppen là một trong những hệ thống phân loại khí
hậu được sử dụng rộng rãi nhất.
Việc nghiên cứu, phân vùng khí hậu có ý nghĩa sử dụng hợp lý và hiệu quả tài nguyên
khí hậu. Ở Việt Nam, có các công trình tiêu biểu của Vũ Tự Lập (1976), Đào Thế Tuấn
(1987), Lâm Công Định(1992), Nguyễn Đức Ngữ và Nguyễn Trọng Hiệu (2004), Nguyễn
Khanh Vân (2006). Bên cạnh đó, hướng nghiên cứu sinh khí hậu đối với phát triển nông
lâm nghiệp đang được phát triển mạnh: Kiều Quốc Lập(2009), Đỗ Thị Vân Hương
(2009), Dương Văn Khảm (2012)…
Tóm lại, trong các nghiên cứu về sinh khí hậu, các nhà nghiên cứu đều cho rằng,
2

chế độ khí hậu đóng vai trò rất quan trọng trong sự hình thành và phát triển TTV.
1. 1.2. Các công trình nghiên cứu về bảo tồn và phát triển thảm thực vật
Mặc dù việc trồng rừng đang được nhiều nước quan tâm và phát triển mạnh mẽ
đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Tuy nhiên, vẫn còn có các ý kiến khác nhau về vấn đề
trồng rừng: Baur (1976),Catinot (1965),

Risa Richards P.W (1952),Berward Rollet

(1974) , Budowski (1955), Bava(1954), Atinôt (1965)…Ở Việt Nam, việc bảo tồn và
phát triển thảm thực vật được rất nhiều người quan tâm nghiên cứu: Nguyễn Duy Chuyên
(1995), Nguyễn Xuân Quát (2002), Trịnh Đức Huy (1988), Lê Hồng Phúc (1996), Lâm
Phúc Cố (1994), Lê Đồng Tấn (2000), Phạm Ngọc Thường (2003), Lê Ngọc Công (2004),
Lâm Phúc Cố (1994), Nguyễn Thế Hưng (2001, Trần Hữu Viên (2012)…
1.1.3. Những công trình nghiên cứu về các giải pháp phục hồi rừng
Phục hồi rừng tự nhiên là quá trình diễn thế thứ sinh thảm thực vật. Tuy nhiên, đến
những năm 1980 của Thế kỉ XX mới được thực hiện một cách mạnh mẽ bởi nhiều nhà
nghiên cứu: Lâm Phúc Cố (1994), Phùng Ngọc Lan (1986), Trần Đình Lý (1995), Đặng
Kim Vui (2003), Nguyễn Thế Hưng (2003), Nguyễn Văn Trương (1982), Phạm Minh
Nguyệt (1971), Vũ Tiến Hinh (1988), Lê Đồng Tấn (1995), Hoàng Chung (1974),
Phùng Tửu Bôi, Nguyễn Bá Quyền (1982), Bảo Huy, Phùng Ngọc Lan, Nguyễn Ngọc
Lung (1995), Đồng Sỹ Hiền (1995), Trịnh Đức Huy (1987), Đinh Hữu Khánh (2004)…
1.2. Cơ sở khoa học của đề tài
1.2.1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài
Báo cáo tổng hợp đề cấp đến một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài: Khí hậu,
Sinh khí hậu học, Biến đổi khí hậu, Thảm thực vật, Rừng, Giá trị môi trường rừng, Tái sinh
rừng, Phục hồi rừng, Suy thoái rừng, Rừng nguyên sinh, Rừng nghèo và rừng phục hồi
,Đa dạng sinh học, Bảo tồn tại chỗ (In-situ), Bảo tồn chuyển chỗ (Ex-situ), Thoái hóa đất,
Sa mạchóa,Khả năng giữ nước củađất, Độ ẩm của đất, Xói mòn đất, Cơ chế phát triển
sạch – Clean Development Mechanism…
1.2.2. Cơ sở của việc đánh giá thích nghi sinh thái của các loài cây trồng đối với tài
nguyên sinh khí hậu.
1.2. 2.1. Các quy luật sinh thái cơ bản
3

nguon tai.lieu . vn