Xem mẫu

  1. VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN CÂY ĐẦU DÒNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THÂM CANH TĂNG NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CÂY VÚ SỮA TẠI HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Văn Dũng Cơ quan chủ trì: Viện Nghiên cứu Rau quả Thời gian thực hiện đề tài: 36 tháng (2016 - 2018) Hà Nội, tháng 12 năm 2018
  2. I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Huyện Tân Yên là một vùng bán sơn địa của tỉnh Bắc Giang có diện tích cây ăn quả 2.776 ha, trong đó cây vải: 1.650 ha (vải chín sớm: 750 ha), nhañ trên 200 ha, cây có múi 220 ha. Vú sữa là cây ăn quả nhiêṭ đới nhưng đã đươ ̣c đưa về vùng Tân Yên, Bắ c Giang trồ ng bằ ng ha ̣t từ khá lâu. Do biến dị từ hạt, mô ̣t trong số các cây đươ ̣c trồ ng ta ̣i Tân Yên đã đã thı́ch nghi với điề u kiê ̣n khı́ hâ ̣u, thời tiế t lạnh của miề n Bắ c. Cây ra hoa, đâ ̣u quả tố t, cho năng suất cao, chất lượng khá tốt và mang la ̣i hiê ̣u quả kinh tế cao hơn nhiều so với một số cây ăn quả khác kể cả so với vải thiều. Mặc dù sai quả, cho năng suấ t, chấ t lươ ̣ng khá tố t nhưng cây vú sữa đươ ̣c trồ ng ở Tân Yên vẫn còn mô ̣t số ha ̣n chế : Quả nhỏ, sâu bê ̣nh gây hại nhiều nên mẫu mã quả không đe ̣p. Người dân tư ̣ nhân giố ng bằ ng ha ̣t hoă ̣c chiế t cành để trồng mới từ những cây chưa qua tuyển chọn, do vâ ̣y, đã có biể u hiê ̣n năng suấ t, chấ t lươ ̣ng khác nhau khá rõ rệt giữa các vườn trồ ng. Mặt khác, do chủ yếu nhân bằng biện pháp chiết cành, hệ số nhân giống thấp nên việc mở rộng diện tích gặp nhiều khó khăn. Vı̀ thế , hiê ̣u quả sản xuấ t chưa tương xứng với tiề m năng của loại cây này. Để góp phầ n chuyể n đổ i cơ cấ u cây trồ ng, nâng cao hiê ̣u quả trên mô ̣t đơn vi ̣diê ̣n tı́ch, tăng thu nhâ ̣p cho người nông dân mô ̣t cách bề n vững, việc tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tuyển chọn cây đầu dòng và một số biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, chất lượng cây vú sữa tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang” có ý nghĩa thiế t thực trong giai đoa ̣n hiêṇ nay. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: - Tuyể n cho ̣n đươ ̣c 15 - 20 cây đầu dòng giống cây vú sữa trồng tại huyện Tân Yên, đạt tiêu chuẩn làm giống. - Hoàn thiện quy trı̀nh kỹ thuật thâm canh và nhân giống cây vú sữa phù hơ ̣p với điề u kiêṇ sinh thái của huyện Tân Yên, tỉnh Bắ c Giang. - Xây dựng đươ ̣c 2,0 ha mô hı̀nh trồ ng mới cây vú sữa đươ ̣c tuyể n cho ̣n từ cây đầu dòng; Mô hình 5,0 ha cây vú sữa áp du ̣ng các biện pháp kỹ thuâ ̣t thâm canh. 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Giố ng: Giố ng vú sữa trắng và biện pháp canh tác cây vú sữa đươ ̣c trồ ng huyê ̣n Tân Yên. - Địa điểm nghiên cứu: Một số xã trồng vú sữa tại huyện Tân Yên. - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/2016 - tháng 12/2018 3.2. Nội dung nghiên cứu: * Nội dung 1. Điề u tra, đánh giá thư ̣c tra ̣ng sản xuấ t vú sữa ta ̣i huyêṇ Tân Yên, Bắ c Giang 1
  3. - Điề u tra về giố ng trồ ng, diêṇ tı́ch, năng suấ t, sản lươ ̣ng vú sữa qua các năm; Thực tra ̣ng áp du ̣ng các kỹ thuâ ̣t thâm canh; Thành phần sâu bệnh gây hại trên vú sữa tại huyện Tân Yên - Đánh giá về các thuận lợi, khó khăn trong việc mở rộng diện tích cây vú sữa. * Nô ̣i dung 2. Nghiên cứu tuyể n cho ̣n cây đầu dòng giống vú sữa trồng tại huyện Tân Yên, Bắc Giang. - Nghiên cứu đă ̣c điể m hı̀nh thái, đă ̣c điể m sinh trưởng; Đă ̣c điể m ra hoa, đậu quả; Năng suất, chất lượng; - Xây dựng các tiêu chí tuyển chọn cây đầu dòng và tổ chức bình tuyển cây đầu dòng vú sữa tại huyện Tân Yên theo tiêu chí. * Nô ̣i dung 3. Nghiên cứu mô ̣t số biêṇ pháp kỹ thuật thâm canh cây vú sữa phù hợp với điều kiện sinh thái của huyện Tân Yên - Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật cắt tỉa cho vú sữa phù hơ ̣p với điề u kiêṇ của Tân Yên, Bắ c Giang - Nghiên cứu biện pháp bón phân cho vú sữa - Nghiên cứu biện pháp giữa ẩm cho vú sữa mang quả trong mùa đông. - Nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh chính gây hại trên vú sữa trồng tại Tân Yên. - Nghiên cứu mô ̣t số biêṇ pháp kỹ thuật nhân giống vú sữa phù hơ ̣p với điề u kiêṇ của Tân Yên, Bắ c Giang (xác định thời vụ ghép thích hợp; phương pháp ghép phù hợp; biện pháp kỹ thuật chăm sóc cho cây sau khi ghép; kỹ thuật bón phân bổ sung cho cây sau ghép; kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh cho cây ghép). * Nô ̣i dung 4. Xây dựng mô hình ứng dụng các kết quả nghiên cứu - Xây dựng mô hı̀nh trồ ng mới giố ng vú sữa đươ ̣c nhân giống từ cây đầu dòng đã tuyể n chọn, với quy mô: 2,0 ha, biện pháp kỹ thuật áp dụng từ kết quả nghiên cứu quy trình kỹ thuật cho cây vú sữa. + Địa điểm: Xã Hợp Đức, Huyện Tân Yên. + Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, tình hình sâu bệnh hại trên cây vú sữa. - Xây dựng mô hı̀nh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật thâm canh vú sữa, với quy mô: 5,0 ha, biện pháp kỹ thuật áp dụng từ kết quả nghiên cứu quy trình kỹ thuật thâm canh cây vũ sữa. + Địa điểm: Xã Hợp Đức, huyện Tân Yên + Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của cây vú sữa. * Nô ̣i dung 5. Tâ ̣p huấ n nông dân Tổ chức 4 lớp tâ ̣p huấ n cho 200 lượt người, mỗi lớp 50 lượt người về kỹ thuâ ̣t trồ ng và chăm sóc vú sữa theo hướng VietGAP. 3.3. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng Các nội dung của đề tài được thực hiện theo các phương pháp nghiên cứu thường quy. Các kỹ thuật sử dụng được thực hiện theo các Tiêu chuẩn ngành và các Quy chuẩn hiện hành. 2
  4. II. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm chung của cây vú sữa Cây thân gỗ, cao từ 8 - 30 m, phân cành dày. Thân khi cây còn non màu nâu sáng, khi già có màu nâu xám có nhiều rãnh nhỏ chạy dọc thân. Lá kép, mọc đối, thường có từ 8 - 10 đôi lá đơn, lá đơn cân đối, phiến lá hình mũi mác, dài 9 - 13 cm, rộng 3 - 5 cm, mặt trên màu xanh đậm, bóng, mặt dưới mầu nâu xám có lông, gân lá nổi rõ. Hoa mọc theo chùm ở nách lá đơn, mỗi chùm có 5 - 7 hoa, hoa mầu vàng xanh, cuống hoa dài, mầu nâu, đài hoa có 5 - 6 cánh, hoa có 6 - 8 nhị. Quả hình cầu, đường kính 6 - 8 cm, khối lượng quả trung bình 200 - 300 g/quả, tỷ lệ phần ăn được 45 - 65% tùy theo giống, quả có 3 - 5 hạt. 2.2. Những nghiên cứu về vú sữa trên thế giới và Việt Nam 2.2.1. Những nghiên cứu về vú sữa trên thế giới * Nghiên cứu về giống Ít có những công bố của người trồng về chọn lọc và nhân giống những dòng vô tính vú sữa có chất lượng cao. Wiliam Whitman ở Miami quan sát trên những cây vú sữa có năng suất cao, hình dạng tán đẹp, cân đối, chất lượng quả tốt tại Port-au-Prince ở Haiti từ đầu tháng giêng đến cuối tháng 6 và đã lấy mắt ghép và cành chiết của các cây này đến ghép và trồng tại Florida vào năm 1953. Sau đó lấy tên giống là “Haitian Star Apple” và ngày nay trở thành giống vú sữa thương mại tại Florida. * Nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống Ở Ấn Độ áp dụng hình thức ghép treo để nhân giống vú sữa. Cây gốc ghép được treo cả bầu trên cây mẹ để ghép áp với cành ghép, khi đã tiếp hợp tốt mới tiến hành cắt cành ghép rời khỏi cây mẹ và cắt ngọn gốc ghép. * Nghiên cứu về một số biê ̣n pháp kỹ thuật thâm canh Vùng Florida của Mỹ người ta đã tiến hành bón phân dựa trên phân tích đất đai, phân tích lá cây để dự báo tình hình thiếu hụt dinh dưỡng của cây để bổ sung nguồn dinh dưỡng thông qua bón phân. Lượng phân bón đã được xác định cho từng năm theo các độ tuổi từ 6 - 15. Về các loại dịch hại gây hại trên vú sữa các nhà khoa học Philippine đã xác định các loại nấm gây hại lá, thân, quả như Pestalotia và Diplodia. Ở Florida, các loại dịch hại gây hại tán cây chủ yếu: Gây bệnh đốm lá do nấm Phomopsis sp., Phillosticta sp. Bướm và sóc được xác định là các đối tượng gây hại khi quả chín. 2.2.2. Những nghiên cứu về vú sữa ở Việt Nam * Nghiên cứu về giố ng Ở Viê ̣t Nam, cũng có nhiề u loa ̣i vú sữa phân biê ̣t bởi màu sắ c vỏ quả, hıǹ h dáng quả hay đươ ̣c đă ̣t tên theo màu sắ c thiṭ quả: Quả màu trắ ng (vú sữa Lò Rèn), màu tı́m, màu nâu, màu vàng, vú sữa bánh xe, Bơ cơm vàng, Bơ hồ ng… Hiện tại, chưa có nhiề u nghiên cứu tuyể n cho ̣n giố ng cho các vùng trồ ng vú sữa khác nhau trên cả nước nói chung và các tỉnh phía Bắc nói riêng. * Nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống Theo Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, kỹ thuật nhân giống vú sữa sử dụng 2 phương pháp chính: Chiết cành và ghép mắt 3
  5. * Nghiên cứu về một số biê ̣n pháp kỹ thuật thâm canh - Sâu bê ̣nh và biê ̣n pháp phòng trừ Kết quả điều tra của Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ từ tháng 3/2005 đến tháng 12/2006 trên 30 vườn trồng vú sữa tại các tỉnh Cần Thơ, Tiền Giang và Hậu Giang đã ghi nhận có 24 loài côn trùng gây hại trên cây vú sữa. Các loài gây hại phổ biến bao gồm: Ruồi đục trái, sâu đục trái, xén tóc đục thân cành, sâu róm, rệp sáp. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả điề u tra, đánh giá thư ̣c tra ̣ng sản xuấ t vú sữa ta ̣i huyêṇ Tân Yên, Bắ c Giang 3.1.1. Điều kiện khí hậu, đất đai, thủy văn của huyện Tân Yên liên quan đến việc phát triển cây ăn quả * Điều kiện về khí tượng thủy văn Huyện Tân Yên chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Chế độ nhiệt trung bình của huyện Tân Yên nằm trong khoảng từ 25,0 - 25,6OC. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 29,4OC, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,9OC. Lượng mưa trung bình dao động từ 1.400 - 2.100 mm và phân bố không đồng đều trong năm. Độ ẩm trung bình tại Tân Yên dao động từ 81 - 83%. Độ ẩm không khí trong năm phân bố không đều, trong mùa khô độ ẩm thấp hơn, độ ẩm trung bình chỉ còn khoảng 77%. Tổng lượng bốc hơi trung bình tại Tân Yên nằm trong khoảng từ 800 - 900 mm. * Điều kiện về đất đai: Theo kết quả xây dựng bản đồ nông hóa, thổ nhưỡng của Viện Thổ nhưỡng Nông hóa cho thấy: Trên địa bàn Tân Yên có 17 loại đất chính, chủ yếu có 3 nhóm: Đất đồi và ruộng bậc thang nằm chủ yếu ở phía Đông Bắc, chiếm khoảng 20 % tổng diện tích tự nhiên; Đất phù sa cũ bạc mầu nằm chủ yếu ở phía Tây Nam, chiếm khoảng 70 % tổng diện tích tự nhiên; Đất phù sa có địa hình thấp trũng nằm chủ yếu ở phía Đông Nam, chiếm khoảng 10 % tổng diện tích tự nhiên. Tổng diện tích đất tự nhiên: 20.441,85ha; Trong đó: Đất nông nghiệp. 12.825,62 ha, chiếm 62,74 %. 3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội Năm 2015 dân số của huyện có 161.344 người. Mật độ dân số bình quân là 791,63 người/km2 , cao hơn nhiều so với mật độ dân số 49 toàn tỉnh (mật độ dân số tỉnh Bắc Giang là 420,9 người/km2 ). Tổng giá trị sản xuất đạt hơn 9.000 tỷ đồng. Thu ngân sách trên địa bàn đạt 265 tỷ đồng, vượt 108% so với kế hoạch năm. Tỷ trọng ngành nông nghiệp, thủy sản chiếm gần 39%. Công nghiệp - xây dựng 36%. Thương mại- dịch vụ trên 25%. Giá trị bình quân trên ha đất canh tác đạt 131 triệu đồng. Giá trị sản xuất bình quân đầu người đạt 54 triệu đồng. 3.1.3. Thực trạng sản xuất vú sữa tại huyện Tân Yên Tân Yên có điều kiện khí hậu đất đai thích hợp cho nhiều loại cây ăn quả trong đó có cây vú sữa. Đến hết năm 2015, diện tích vú sữa của huyện tân Yên mới chỉ có 20ha tập trung chủ yếu tại xã Hợp Đức: 15ha, còn lại trồng tại các xã 4
  6. Cao Xá, Việt Lập, Cao Thương, Liên Chung, mỗi xã chỉ 0,5 - 1ha. Các xã khác chỉ có khoảng 2ha rải rác mỗi chỗ một vài cây không đáng kể. Tại Hợp Đức, diện tích cây cho quả chiếm khoảng 50% với nhiều độ tuổi cây. Năng suất trung bình 85 tạ/ha, sản lượng mới chỉ đạt 45 tấn.. Giống vú sữa được trồng tại Tân Yên chủ yếu là giống vúa sữa trắng với tỷ lệ sấp xỉ 100%. Chỉ có một vài cây vú sữa tím được trồng tại thôn Cửa Sông, xã Hợp Đức. Hiệu quả của việc trồng cây vú sữa tại Tân Yên hơn hẳn các loại cây ăn quả hiện được trồng ở địa phương: Tùy theo tuổi cây, tổng thu trên 1 cây vú sữa đạt từ 800 ngàn đến 3 triệu đồng, cao hơn 66,7 - 113,3% so với cây vải chín sớm. Thành phần sâu bệnh hại cây vú sữa tại Tân Yên, Bắc Giang gồm 8 loại trong đó có 5 loài sâu và 4 loại bệnh. Các đối tượng sâu bệnh gây hại chính gồm 4 loại là sâu đục quả, ruồi đục quả, bệnh thối quả và bệnh rám quả đã làm giảm 11,2-32,8% năng suất cây vú sữa. Việc phát triển cây vú sữa tại huyện Tân Yên còn gặp phải những khó khăn như: Chưa có quy trình nhân nhanh giống cây vú sữa phục vụ phát triển mở rộng diện tích; Các đối tượng sâu bệnh gây hại trên cây vú sữa nhiều; Kỹ thuật sản xuất thấp, do chưa có quy trình cụ thể cho cây vú sữa, việc tập huấn kỹ thuật về cây vú sữa chưa nhiều. Một số hộ chưa tuân thủ kỹ thuật khi đã được tập huấn. Người dân sản xuất vú sữa chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, trình độ thâm canh chưa cao; Chất lượng quả giữa các hộ chưa đồng đều, quả bị sâu bệnh gây hại nhiều nên mã quả kém nguyên nhân do chất lượng giống và cách chăm sóc của từng hộ không giống nhau. 3.2. Kết quả tuyể n cho ̣n cây đầu dòng giống vú sữa trồng tại huyện Tân Yên 3.2.1. Quá trình tuyển chọn cây Trên cơ sở kết quả điều tra tuyển chọn cây ưu tú và xét đề nghị của các hộ có cây tuyển chọn, Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang đã thành lập tổ công tác đánh giá, xác minh lại và thành lập Hội đồng bình tuyển cây đầu dòng. Kết quả, căn cứ vào đề nghị của Hội đồng bình tuyển,Sở Nông nghiệp và PTNT đã công nhận 20 cây vú sữa đạt tiêu chuẩn cây đầu dòng. 3.2.2. Các đặc điểm chính của các cây đầu dòng Bảng 3.14. Sự ra hoa, đậu quả và thu hoạch của các cây đầu dòng (Số liệu 2014 – 2015) Kết quả theo dõi TT Các chỉ tiêu đánh giá Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 1 Thời gian xuất hiện nụ hoa 3 - 10/4 15 - 22/6 15 - 22/8 2 Thời gian nở hoa 16 - 21/6 24 - 30/7 24 - 30/9 3 Thời gian tắt hoa 23 - 29/6 2 - 7/8 8 - 12/9 4 Tổng số hoa/cành (hoa) 210 - 260 220 - 275 120 - 175 5 TB số quả đậu/cành (quả) 1,1-1,3 2,3-,.3,5 2,8- 3,5 6 Tỷ lệ đậu quả (%) 0,5-0,6 1,0-1,2 2,0 - 2,3 7 Thời gian thu hoạch T 3 năm sau T4 năm sau T5 năm sau 5
  7. Thời gian xuất hiện nụ hoa đợt 1 vào 3 - 10/4, đợt 2 vào15 - 22/6. đợt 3 vào 15-22/8. Thời gian nở hoa đợt 1 từ 16 - 21/6 có tỷ lệ đậu quả rất thấp: 0,5 - 0,6%. Hoa đợt 2 nở từ 24 - 30/7với tỷ lệ đậu quả là 1,0 -1,2%. Đợt 3 hoa ra vào 15-22/8, tuy ít hoa nhưng tỷ lệ đậu quả khá cao: 2,0 - 2,3% Năng suất của các cây đầu dòng đạt từ 180 - 350kg/cây. Năng suất trung bình 3 năm liên tục từ 2014 - 2016 đạt từ 201,7-270,0 kg/cây. Các cây đầu dòng có các chỉ tiêu về chất lượng quả cụ thể: Hàm lượng đường tổng số đạt 8,5 – 11,32%, Axit tổng số từ 0,086 – 0,173% … hàm lượng chất khô đạt 14,85- 18,62%. 3.3. Kết quả nghiên cứu mô ̣t số biêṇ pháp kỹ thuật thâm canh cây vú sữa phù hợp với điều kiện sinh thái của huyện Tân Yên 3.3.1. Ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật cắt tỉa đến sinh trưởng, ra hoa, đậu quả và năng suất vú sữa tại Tân Yên, Bắ c Giang. Bảng 3.17. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến sinh trưởng các đợt lộc của vú sữa (Số liệu năm 2016) Số đợt lộc Kích thước đợt lộc Công thức hè và thu Kích thước đợt lộc hè thu(*) sau cắt tỉa Dài lộc ĐK lộc Dài lộc ĐK lộc CT1 (đc) 3 22,7 0,4 21,1 0,4 CT2 3 28,5 0,5 26,3 0,5 CT3 3 27,8 0,5 26,0 0,5 CV (%) 14,5 8,6 LSD 0,05 3,52 3,15 Bảng 3.18. Ảnh hưởng của các công thức cắt tỉa đến khả năng ra hoa, đậu quảcủa vú sữa (số liệu năm 2016) Lứa hoa 1+2 (Hè, thu) Lứa hoa 3 (Thu đông) Công Tổng số Tổng số Tỷ lệ Tổng số Tổng số Tỷ lệ thức hoa/ quả đậu/ đậu hoa/ quả đậu/ đậu quả cành cành quả cành cành (%) (hoa) (quả) (%) (hoa) (quả) CT1 (đc) 165,0 1,4 0,8 115,0 2,0 1,7 CT2 168,5 1,8 1,1 118,2 2,4 2,0 CT3 167,0 1,6 1,0 121,0 2,6 2,1 CV (%) 11,2 12,8 LSD 0,05 0,17 0,25 Biện pháp cắt tỉa toàn bô ̣ các cành khô, cành tăm, cành sâu bênh, ̣ các cành mo ̣c sát đấ t, cành trong bi ̣ che khuấ t hoàn toàn bởi các cành ngoài tán; Vı́t cong các cành mo ̣c thẳ ng đứng theo hıǹ h bán nguyê ̣t; Cắt bỏ các cành cứng ở vi ̣ trı́ mép ngoài của tán, ta ̣o cho tán lá có hıǹ h bán cầ u (CT2) và có thể kết hợp biện 6
  8. pháp trên với tỉa bỏ bớt các quả đậu quá dầy trên cành, các quả dị dạng hay sâu bệnh vào thời điểm khi quả có kích thước 1,5 - 2,0 cm(CT3) có tác dụng tốt cho sinh trưởng, ra hoa đậu quả và làm tăng năng suất, phẩm chất quả của vú sữa ở Tân Yên. Bảng 3.19. Ảnh hưởng của cắt tỉa đến năng suất vú sữa tại Tân Yên Khối Năng So với Năng Tổng số số lượng suất đối Công thức suất LT cành/cây quả/cành quả thực thu chứng (kg/cây) (gam) (kg/cây) (%) CT1 (đc) 128 3,4 165 71,8 68,5 100,0 CT2 115 4,2 182 87,9 86,4 122,4 CT3 118 4,2 210 86,7 86,0 120,8 CV (%) 8,7 14,5 LSD 0,05 12,2 16,3 3.3.2. Ảnh hưởng của biện pháp bón phân đến khả năng sinh trưởng, ra hoa, đậu quả và năng suất chất lượng vú sữa tại Tân Yên 3.3.2.1. Ảnh hưởng của một số công thức bón phân đến khả năng sinh trưởng của vú sữa 3 năm tuổi tại Tân Yên Công thức bón phânCT3 và CT4 đã ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng sinh trưởng các đợt lộc của vú sữa 3 năm tuổi. Số đợt lộc phát sinh trong năm nhiều hơn và kích thước các đợt lộc cũng lớn hơn so với đối chứng. Bảng 3.20. Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến phát sinh và sinh trưởng các đợt lộc trong năm của vú sữa (Số liệu năm 2016) Lộc xuân hè Lộc hè thu Lộc đông ∑ Số Kích Kích Kích đợt Số Số Số Công thức bón thước TB thước TB thước TB lộc/ đợt đợt đợt lộc (cm) lộc (cm) lộc (cm) năm lộc lộc lộc CD DK CD DK CD DK CT1. (Đ/c) 1kg NPK 4 1 18,7 0,42 2 22,5 0,45 1 18,5 0,45 13:13:13 (nền N) CT2. N + 0,15kg ure 4 1 19,5 0,45 2 22,9 0,50 1 18,7 0,50 CT3. N + 0,20kg ure 5 2 22,8 0,55 2 26,2 0,58 1 19,0 0,58 CT4. N + 0,25kg ure 5 2 22,5 0,57 2 26,8 0,60 1 19,2 0,60 CV(%) 15,1 12,3 8,6 LSD 0,05 3,10 3,02 2,85 7
  9. 3.3.2.2 Ảnh hưởng của kaliclorua đến khả năng ra hoa, đậu quả và năng suất, chất lượng vú sữa 8 năm tuổi tại Tân Yên Bảng 3.21. Ảnh hưởng của lượng bón Kaliclorua đến khả năng ra hoa đậu quả của vú sữa tại Tân Yên (Số liệu năm 2017) Lứa hoa 1 + 2 Lứa hoa 3 Tổng số Tổng số Công thức Tỷ lệ đậu Tỷ lệ đậu quả đậu/ quả đậu/ quả (%) quả (%) cành (quả) cành (quả) CT1. (Đ/c) nền N (*) 1,9 0,4 3,3 1,5 CT2. N + 1,2kg KCl 2,6 0,6 3,7 1,7 CT3. N + 1,5kg KCl 2,6 0,6 4,5 2,1 CT4. N + 1,8kg KCl 2,6 0,6 4,2 1,9 CV (%) 7,9 14,5 LSD 0,05 1,2 (*) Nền N: 1,2 kg ure + 2,8 kg supe lân + 30 kg phân chuồng + 0,5 kg Kaliclorua Bảng 3.22. Ảnh hưởng của lượng bón Kaliclorua đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất vú sữa (số liệu 2017) Năng Số khối năng Số suất So với cành lượng suất Công thức bón quả/ thực đối mang quả LT cành thu chứng quả (gam) (kg) (kg) CT1. (Đ/c) nền N (*) 92,3 3,56 206,2 67,8 67,2 100,0 CT2. N + 1,2kg KCl 93,7 4,42 208,6 86,3 85,9 127,8 CT3. N + 1,5kg KCl 89,3 4,87 216,0 93,9 93,1 138,5 CT4. N + 1,8kg KCl 91,5 4,73 215,3 93,2 92,8 138,1 CV (%) 11,5 8,7 LSD 0,05 4,2 5,6 (*) Nền N: 1,2 kg ure + 2,8 kg supe lân + 30 kg phân chuồng + 0,5 kg Kaliclorua Bảng 3.23. Ảnh hưởng của lượng bón Kaliclorua đến đến chất lượng quả của giống vú sữa Tân Yên Chất Đường Axit Vitamin Công thức bón khô tổng số tổng C (mg/ Độ Brix (%) (%) số (%) 100g) CT1. (Đ/c) nền N (*) 15,87 9,08 0,107 8,97 14,2 CT2. N + 1,2kg KCl 16,40 10,05 0,101 7,52 14,3 CT3. N + 1,5kg KCl 16,68 10,25 0,121 6,96 14,7 CT4. N + 1,8kg KCl 16,92 10,28 0,168 8,45 14,6 8
  10. Bón bổ sung kaliclorua cho vú sữa có ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất và chất lượng vú sữa tại Tân Yên. Công thức bón bổ sung 1,5kg Kaliclorua trên nền phân bón 1,2 kg ure + 2,8 kg supe lân + 30 kg phân chuồng + 0,5 kg Kalicloruacho kết quả tốt nhất: năng suất bằng 138,5% so với đối chứng. chất lượng quả đã được cải thiện. 3.3.2.3. Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng quả của vú sữa tại Tân Yên. Bảng 3.25. Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của vú sữa (Số liệu năm 2017) Năng Tỷ lệ Khối Năng suất So với Số Số đậu lượng suất lý thực đối Công thức bón cành/ quả/ quả quả thuyết thu chứng cây cành (%) (gam) (kg/cây) (kg/ (%) cây) CT(đc): N+ 30kg PC 1,8 95,7 4,00 216,0 82,7 82,0 100,0 CT2: 4,0kg HCVS 1,7 93,3 3,90 209,6 76,3 75,7 92,3 CT3: 6,0kg HCVS 1,9 95,3 4,20 216,0 86,4 86,0 104,9 CT4: 8,0kg HCVS 1,9 94,5 4,50 219,3 93,3 92,5 112,8 CV (%) 9,50 11,3 LSD 0,05 0,50 5,8 N: Nền phân bón: 2,0 kg ure + 3,5 kg supe lân + 1,5kg kaliclorua. Bảng 3.26. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến chất lượng quả của giống vú sữa Tân Yên Chất Đường Axit Vitamin C Brix Công thức bón khô tổng số tổng (mg/100g) (%) (%) số (%) CT(đc): N+ 30kg PC 14,85 9,42 0,134 7,28 14,2 CT2: 4,0kg HCVS 15,11 9,08 0,107 6,52 14,5 CT3: 6,0kg HCVS 17,74 10,25 0,126 7,97 14,7 CT4: 8,0kg HCVS 16,10 10,35 0,099 7,58 14,9 Công thức bón 8kg phân hữu cơ vi sinh có ảnh hưởng tích cực đến sinh trưởng của các đợt lộc, các giá trị như số quả đậu/cành đạt 4,5 quả, khối lượng quả đạt 219,3gam, đều cao hơn so với đối chứng. Từ đó, năng suất thực thu đạt 92,5kg/cây, bằng 112,8% so với đối chứng. 9
  11. 3.3.3. Ảnh hưởng của biện pháp giữ ẩm đến khả năng sinh trưởng của quả và năng suất vú sữa tại Tân Yên Hình 3.1. Tốc độ tăng trưởng của quả qua các thời điểm khác nhau. Bảng 3.28. Ảnh hưởng của biện pháp giữ ẩm đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất vú sữa Năng Khối Năng So với Số Số suất lượng suất lý đối Công thức bón cành/ quả/ thực quả thuyết chứng cây cành thu (gam) (kg/cây) (%) (kg/cây) CT1 (đc): Tưới khi 93,7 3,80 181,8 64,7 64,0 100,0 quá khô hạn CT2: 10 ngày một lần 93,5 4,60 215,7 92,8 92,3 144,2 CT3:15 ngày một lần 93,3 4,50 201,2 84,5 84,0 131,3 CT4:20 ngày một lần 92,8 4,00 199,9 74,2 74,0 115,6 CV (%) 15,30 8,2 LSD 0,05 0,50 1,3 Công thức tủ gốc có tưới 10 và 15 ngày một lần (công thức CT2 và CT3) có các trị số về khối lượng quả cao hơn rõ rệt so với đối chứng. Từ đó năng suất đạt được cao hơn 44,2 và 31,3% so với đối chứng. 3.3.4. Kết quả nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh chính gây hại trên vú sữa trồng tại Tân Yên. 3.3.4.1. Ảnh hưởng của một số loại thuốc hóa học, sinh học, thảo mộc trong phòng trừ sâu đục quả vú sữa Hiệu lực của Copper-zinc 85WP 0,4% và Kasuran 47 WP 0,15% hiệu lực của thuốc đạt cao 57,0 và 65,3% ở thời điểm sau phun 20 ngày; nâng cao 1,5 và 1,7 lần năng suất cho cây vú sữa. + Sử dụng Decis 2,5EC 0,2% và Delfin WP 32BIU 1,5% phun hai lần trước thời điểm thu hoạch 1,5 tháng có hiệu quả phòng trừ sâu đục quả vú sữa cao, giúp nâng cao 1,7 đến gần 2 lần năng suất cho cây vú sữa. 10
  12. Bảng 3.30. Hiệu lực của một số loại thuốc trong phòng trừ sâu đục quả gây hại trên cây vú sữa năm 2017 TLH TLH sau phun (%) trước Hiệu trước phun lực Công thức phun 5 10 15 20 lần 2 thuốc lần 1 ngày ngày ngày ngày (%) (%) (%) CT1: Anfatil 1,8 EC 0,15% 9,8 14,6 15,8 18,6 20,6 24,8 27,2 CT2: Brightin 1,8 EC 0,12% 10,2 13,8 15,2 17,7 20,8 23,9 33,7 CT3: Delfin WP32BIU 1,5% 9,2 9,8 11,5 13,0 16,4 18,8 63,0 CT4: Decis 2,5 EC 0,2% 10,4 10,8 11,7 12,5 14,3 14,9 67,6 CT5(đ/c) phun nước lã 9,5 14,8 18,6 23,4 27,5 33,6 - CV % 9,6 12,2 12,6 11,8 10,7 13,3 13,1 LSD0,05 1,75 2,24 2,97 4,03 3,34 3,91 17,42 Bảng 3.34. Hiệu lực của một số loại thuốc trong phòng trừ bệnh thối quả gây hại trên cây vú sữa năm 2017 TLB TLB TLB bệnh sau phun (%) Hiệu trước trước lực Công thức phun phun 5 10 15 20 thuốc lần 1 lần 2 ngày ngày ngày ngày (%) (%) (%) CT1(Đ/C): Phun 5,9 9,6 16,2 20,5 27,1 31,2 - nước lã CT2: Copper-zinc 7,1 7,8 8,1 8,5 8,7 8,8 65,3 85WP 0,4% CT3: Citi gold 5,5 8,1 10,5 13,7 16,4 19,5 25,9 750 WP 0,15% CT4: Kasuran 47 6,3 7,6 8,2 8,7 9,0 9,4 61,9 WP 0,15% CT5: TP Zep 18 5,8 8,3 11,6 15,9 19,2 22,1 18,1 EC 0,2% CV % 10,7 11,9 13,5 12,6 10,8 13,7 12,6 1,66 1,43 LSD0,05 2,51 4,19 5,26 5,04 19,82 11
  13. Bảng 3.36. Năng suất của các công thức thí nghiệm năm 2017 Số quả TB/ Khối Năng suất Năng suất Công thức cây khi thu lượng quả lý thuyết thực thu hoạch (quả) (gam) (kg/ cây) (kg/ cây) CT1(Đ/C): Phun nước lã 524,3 236,5 124,0 80,5 CT2: Copper-zinc 85WP 0,4% 928,5 239,4 222,3 151,0 CT3: Citi gold 750 WP 0,15% 702,7 241,7 169,8 98,5 CT4: Kasuran 47 WP 0,15% 883,5 234,8 207,4 129,0 CT5: TP Zep 18 EC 0,2% 612,9 237,7 145,7 89,0 CV % 17,3 11,4 15,3 13,6 LSD0,05 97,2 10,8 26,9 12,2 3.3.5. Kết quả nghiên cứu biện pháp nhân giống vú sữa tại Tân Yên Bảng 3.37. Ảnh hưởng của phương pháp ghép vú sữa đến tỷ lệ ghép sống và khả năng sinh trưởng của cây ghép Thời Tổng Số Tỷ lệ Chiều dài cành gian từ số cây ghép ghép sau bật Công thức ghép đến cây ghép sống (%) mầm (cm) bật mầm ghép sống ghép (cây) (cây) Tỷ lệ 30 ngày 60 ngày CT1: Ghép mắt 25 150 39 26,0 nhỏ có gỗ 12,4 24,8 CT2: Ghép đoạn 15 150 112 74,7 cành 16,1 27,1 CT3: Ghép áp 20 150 65 43,3 14,1 23,2 CV% 12,3 8,5 9,2 5% LSD 6,1 1,8 2,7 Biện pháp nhân giống bằng phương pháp ghép đoạn cành vào tháng 4 và tháng 8 cho tỷ lệ ghép sống là cao nhất: 76,0% trong tháng 4 và 78,0% trong tháng 8. 3.4. Kết quả xây dựng mô hình 3.4.1. Kết quả xây dựng mô hình trồng mới Đã trồng mới được 2,0ha vú sữa được nhân từ cây đầu dòng tuyển chọn tại Tân Yên. Cây hiện đang được chăm sóc, khả năng sinh trưởng tốt. Sau trồng 18 12
  14. tháng, cây đã đạt 118,6 – 125,4cm về chiều cao, 2,0 – 2,2cm về đường kính gốc và đường kính tán đạt 55,9 – 65,4cm. Bảng 3.39. Khả năng sinh trưởng của cây trong mô hình trồng mới Khả năng sinh trưởng qua các thời điểm sau trồng Khi trồng 6 tháng 12 tháng 18 tháng Địa điểm Đường Đường Đường Đường Cao Cao Cao Cao Cao trồng kính kính kính kính cây cây cây cây cây gốc gốc gốc gốc (cm) (cm) (cm) (cm) (cm) (cm) (cm) (cm) (cm) Cửa Sông 55,5 1,0 77,3 1,2 87,5 1,5 122,3 2,1 55,9 Hòa An 52,9 0,8 75,3 1,2 82,8 1,5 118,6 2,0 60,7 Tân Hòa 50,7 0,8 75,8 1,2 85,3 1,5 120,7 2,0 62,6 Lục Liễu 58,3 1,0 80,1 1,2 85,5 1,5 125,4 2,2 65,4 3.4.2. Kết quả xây dựng mô hình thâm canh Với 5,0ha mô hình áp dụng các kỹ thuật thâm canh,cây sinh trưởng phát triển tốt, sâu bệnh được kiểm soát tăng suất cao hơn so với đại trà từ 17,6 – 27,0%. tổng sản lượng thu được là 79,47 tấn quả. Lãi thuần thu được trung bình đạt 311.990.000 đồng/ha. Bảng 3.41. Hiệu quả của 5ha mô hình thâm canh vú sữa Đơn giá Đơn vị Số Thành tiền Hạng mục (1000 tính lượng (1000 đồng) đồng) Chi phí 426800 Vật tư 176800 Phân hữu cơ vi sinh (TB kg 10.000 5,0 50.000,0 5kg/cây x 2000cây x 1 năm) Phân đạm Urê (TB 1,2kg/cây x kg 2.400 12,0 28.800,0 2000 cây x 1 năm) Phân lân supe (TB 2,8kg/cây x kg 5.600 5,0 28.000,0 2000 cây x 1 năm) Ka li (TB 1,5 kg/cây x kg 3.000 15,0 45.000,0 2000cây x 1 năm) ThuốcBVTV ha 5 5.000,0 25.000,0 Công lao động 250.000,0 Công chăm sóc, phun thuốc, công 1.000,0 250,0 250.000,0 thu hái (200 công/ha) Tổng thu tấn 79,5 25.000,0 1.986.750,0 Lãi thuần 1.559.950,0 Lãi thuần trung bình/ha 311.990,0 13
  15. IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận 1.1. Về tác điều tra, đánh giá vùng sản xuất - Tân Yên có điều kiện khí hậu đất đai thích hợp cho nhiều loại cây ăn quả trong đó có cây vú sữa. Hiện tại, diện tích vú sữa của huyện tân Yên mới chỉ có 20ha tập trung, chủ yếu là vú sữa trắng trồng tại xã Hợp Đức (15ha Tùy theo tuổi cây, tổng thu trên 1ha vú sữa đạt từ 360 triệu đồng đến 720 triệu đồng. - Xác định được 8 sâu bệnh, trong đó có 5 loài sâu và 4 loại bệnh. Các đối tượng sâu bệnh gây hại chính gồm 4 loại là sâu đục quả, ruồi đục quả, bệnh thối quả và bệnh rám quả đã làm giảm 11,2-32,8% năng suất cây vú sữa. - Việc phát triển cây vú sữa tại huyện Tân Yên còn gặp phải những khó khăn như: Chưa có quy trình nhân nhanh giống cây vú sữa phục vụ phát triển mở rộng diện tích; Các đối tượng sâu bệnh gây hại trên cây vú sữa nhiều; Kỹ thuật sản xuất thấp, do chưa có quy trình cụ thể. Người dân sản xuất vú sữa chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, trình độ thâm canh chưa cao; Chất lượng trái giữa các hộ chưa đồng đều, quả bị sâu bệnh gây hại nhiều nên mã quả kém. 1.2. Về tuyển chọn cây đầu dòng Qua điều tra tuyển chọn và bình tuyển cây đầu dòng, Sở Nông nghiệp và PTNT đã công nhận 20 cây vú sữa đạt tiêu chuẩn cây đầu có độ tuổi từ 22-25 năm. Năng suất tương đối ổn định, đạt từ 180 - 350kg/cây. Năng suất trung bình 3 năm liên tục từ 2014 - 2016 đạt từ 201,7-270,0 kg/cây. Khối lượng quả từ 316- 335 gam, hàm lượng đường tổng số đạt 8,5 - 11,32%, Axit tổng số từ 0,086 - 0,173% … hàm lượng chất khô đạt 14,85- 18,62%. 1.3. Về nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật - Cắt tỉa: biện pháp cắt tỉa toàn bô ̣ các cành khô, cành tăm, cành sâu bênh, ̣ các cành mo ̣c sát đấ t, cành trong bi ̣ che khuấ t hoàn toàn bởi các cành ngoài tán; Vı́t cong các cành mo ̣c thẳ ng đứng theo hıǹ h bán nguyê ̣t; Cắt bỏ các cành cứng ở vi ̣trı́ mép ngoài của tán, ta ̣o cho tán lá có hıǹ h bán cầ u (CT2) và có thể kết hợp biện pháp trên với tỉa bỏ bớt các quả đậu quá dầy trên cành, các quả dị dạng hay sâu bệnh vào thời điểm khi quả có kích thước 1,5 - 2,0 cm (CT3) có tác dụng tốt cho sinh trưởng, ra hoa đậu quả và làm tăng năng suất, phẩm chất quả của vú sữa ở Tân Yên. - Bón phân: + Công thức bón1kg NPK 13:13:13 + 0,2kg ure(CT3) và 1kg NPK 14
  16. 13:13:13 = 0,25kg ure (CT4) đã ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng sinh trưởng các đợt lộc của vú sữa 3 năm tuổi. Số đợt lộc phát sinh trong năm nhiều hơn và kích thước các đợt lộc cũng lớn hơn so với đối chứng. + Bón bổ sung kaliclorua cho vú sữa có ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất và chất lượng vú sữa tại Tân Yên. Công thức bón bổ sung 1,5kg Kaliclorua trên nền phân bón 1,2 kg ure + 2,8 kg supe lân + 30 kg phân chuồng + 0,5 kg Kalicloruacho kết quả tốt nhất: năng suất bằng 138,5% so với đối chứng. chất lượng quả đã được cải thiện. + Công thức bón 8kg phân hữu cơ vi sinh có ảnh hưởng tích cực đến sinh trưởng của các đợt lộc, các giá trị như số quả đậu/cành đạt 4,5 quả, khối lượng quả đạt 219,3gam, đều cao hơn so với đối chứng. Từ đó, năng suất thực thu đạt 92,5kg/cây, bằng 112,8% so với đối chứng. - Giữ ẩm: Công thức tủ gốc có tưới 10 và 15 ngày một lần (công thức CT2 và CT3) có các trị số về khối lượng quả cao hơn rõ rệt so với đối chứng. Từ đó năng suất đạt được cao hơn 44,2 và 31,3% so với đối chứng. - Phòng trừ sâu bệnh + Hiệu lực của Copper-zinc 85WP 0,4% và Kasuran 47 WP 0,15% hiệu lực của thuốc đạt cao 57,0 và 65,3% ở thời điểm sau phun 20 ngày; nâng cao 1,5 và 1,7 lần năng suất cho cây vú sữa. + Sử dụng Decis 2,5EC 0,2% và Delfin WP 32BIU 1,5% phun hai lần trước thời điểm thu hoạch 1,5 tháng có hiệu quả phòng trừ sâu đục quả vú sữa cao, giúp nâng cao 1,7 đến gần 2 lần năng suất cho cây vú sữa. - Nhân giống: Biện pháp nhân giống bằng phương pháp ghép đoạn cành vào tháng 4 và tháng 8 cho tỷ lệ ghép sống là cao nhất: 76,0% trong tháng 4 và 78,0% trong tháng 8. 1.4. Về Xây dựng mô hình ứng dụng - Mô hình thâm canh: Với 5,0ha mô hình áp dụng các kỹ thuật thâm canh,cây sinh trưởng phát triển tốt, sâu bệnh được kiểm soát tăng suất cao hơn so với đại trà từ 17,6 – 27,0%. tổng sản lượng thu được là 79,47 tấn quả. Lãi thuần thu được trung bình đạt 311.990.000 đồng/ha. - Mô hình trồng mới Đã trồng mới được 2,0ha vú sữa được nhân từ cây đầu dòng tuyển chọn tại Tân Yên. Cây hiện đang được chăm sóc, khả năng sinh trưởng tốt. Sau trồng 18 tháng, cây đã đạt 118,6 – 125,4cm về chiều cao, 2,0 – 2,2cm về đường kính gốc và đường kính tán đạt 55,9 – 65,4cm. 15
nguon tai.lieu . vn