Xem mẫu

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
THANH TRA BỘ

BÁO CÁO TÓM TẮT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG IN
LẬU CỦA HỆ THỐNG LIÊN NGÀNH
PHÒNG CHỐNG IN LẬU

Mã số: 84-15-KHKT-QL

Chủ trì nhiệm vụ: Nguyễn Ngọc Thủy, Ngô Mạnh Hùng
Cộng tác viên: Lê Hữu Phương, Đỗ Hữu Trí, Ngô Huy Toàn, Nguyễn
Thanh Hiếu, Nguyễn Phan Phúc, Lê Việt Dũng, Nguyễn Hồng Phúc,
Nguyễn Xuân Tư, Dư Thị Thanh Lan, Phạm Thị Xuân Thủy, Nguyễn
Quang Toàn, Ngô Thị Hồng Sâm

Hà Nội, tháng 11/2015

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
THANH TRA BỘ

BÁO CÁO TÓM TẮT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG IN
LẬU CỦA HỆ THỐNG LIÊN NGÀNH
PHÒNG CHỐNG IN LẬU

Mã số: 84-15-KHKT-QL

Xác nhận của cơ quan chủ trì nhiệm vụ

Chủ trì nhiệm vụ

Nguyễn Ngọc Thủy

Ngô Mạnh Hùng

Hà Nội, tháng 11/2015

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, ngành xuất bản nước ta đã có bước phát triển vững
chắc, phục vụ tốt nhiệm vụ giáo dục chính trị, tư tưởng, tuyên truyền đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước trên mặt trận tư tưởng, văn hóa. Sách và xuất
bản phẩm nói chung có nội dung ngày càng phong phú và đa dạng, nhiều ấn
phẩm có chất lượng cao, được phát hành rộng khắp trong và ngoài nước, góp
phần nâng cao dân trí, bồi dưỡng tâm hồn, bản lĩnh con người Việt Nam và làm
giàu thêm các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc.
Tuy nhiên, hiện nay hoạt động xuất bản, in, phát hành đang phải đối mặt với
những khó khăn, thách thức của mặt trái cơ chế thị trường và bộc lộ nhiều yếu
kém, bất cập. Một trong những yếu kém, bất cập đó là tình trạng in lậu sách chưa
được ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm minh. Để công tác phòng, chống in lậu
sách đạt hiệu quả, thực hiện Thông tư liên tịch số 16/2009/TTLT-BTTTT-BCA
ngày 12/5/2009 giữa Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Công an về phối hợp
phòng, chống in lậu, các cơ quan chức năng đã thành lập Đoàn liên ngành phòng,
chống in lậu trung ương và đội liên ngành phòng chống in lậu ở các địa phương.
Sau 6 năm đi vào hoạt động, hệ thống liên ngành phòng, chống in lậu đã tổ chức
thực hiện nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra theo chương trình, kế hoạch hoặc đột
xuất và xử lý vi phạm trong hoạt động in trên phạm vi toàn quốc; tổ chức hướng
dẫn, tuyên truyền, học tập, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về in và công tác phòng,
chống in lậu. Mặc dù đạt được những kết quả nhất định, hoạt động phòng, chống
in lậu của hệ thống liên ngành vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập cần phải
chỉnh sửa hoặc thay đổi như: Tồn tại mang tính hình thức, thiếu hiệu quả; mô
hình, tổ chức của hệ thống liên ngành phòng, chống in lậu còn chưa hợp lý; quy
định về chức năng, nhiệm vụ của đoàn, đội liên ngành chưa phù hợp; vị trí, mối
quan hệ công tác của hệ thống liên ngành với các cơ quan quản lý nhà nước còn
lỏng lẻo, chưa rõ ràng. Chính vì thế, cần thiết phải có sự đánh giá khách quan,
khoa học về hiệu quả tổ chức và hoạt động của hệ thống liên ngành về phòng,
1

chống in lậu trong thời gian qua và đề ra các giải pháp nhằm góp phần nâng cao
hiệu quả công tác phòng, chống in lậu trong thời gian tới.
Đến nay, ở trong nước và nước ngoài, chưa có công trình nào tập trung
nghiên cứu về hoạt động của hệ thống liên ngành phòng chống in lậu cũng như
về hiệu quả công tác phòng, chống in lậu của hệ thống liên ngành.
Bởi vậy, đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống in lậu của
hệ thống liên ngành phòng chống in lậu là vấn đề nghiên cứu mới, không trùng
lắp với các công trình đã công bố. Các giải pháp được đề xuất trong đề tài sẽ
mang tính sáng tạo, phù hợp và khả năng ứng dụng cao trong thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống in lậu của hệ
thống liên ngành phòng chống in lậu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác phòng, chống in lậu của hệ thống liên
ngành phòng chống in lậu.
- Phạm vi nghiên cứu: Hiệu quả công tác phòng, chống in lậu của Đoàn liên
ngành phòng chống in lậu Trung ương và đội liên ngành phòng chống in lậu ở
các địa phương từ năm 2009 đến nay (tập trung chủ yếu vào hoạt động của Đoàn
liên ngành phòng, chống in lậu Trung ương).
4. Nội dung nghiên cứu
Để giải quyết được nhiệm vụ của đề tài, đề tài tập trung nghiên cứu
những vấn đề chính sau:
- Quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của hệ thông liên ngành
phòng, chống in lậu và các quy định liên quan; thực trạng in lậu và công tác
phòng, chống in lậu của hệ thống liên ngành phòng chống in lậu từ 2009 đến
nay; nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng,
chống in lậu của hệ thống liên ngành phòng chống in lậu.
Chương 1: Quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của hệ
thống liên ngành phòng, chống in lậu
2

Từ trang 08 đến trang 27, tập trung nghiên cứu 02 vấn đề làm cơ sở để
triển khai các nội dung nghiên cứu của đề tài:
1. Các quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của hệ thống liên ngành
phòng, chống in lậu
2. Một số quy định liên quan
Trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của hệ
thông liên ngành phòng, chống in lậu như quy định về tổ chức, quy định về hoạt
động và một số quy định liên quan như quy định về xuất bản, quyền tác giả, thuế
thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp. Đây là những cơ sở cần thiết để
hệ thống liên ngành phòng, chống in lậu hoạt động trong thời gian qua.
Chương 2: Thực trạng in lậu và công tác phòng chống in lậu của hệ
thống liên ngành phòng, chống in lậu.
Từ trang 29 đến trang 53, đây là chương trọng tâm của Đề tài tập trung
triển khai nghiên cứu những nội dung chính như sau:
1. Thực trạng in lậu
2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của hệ thống liên ngành phòng, chống
in lậu.
Mặc dù thuật ngữ “in lậu” chưa được khái niệm rõ ràng trong các văn bản
quy phạm pháp luật, nhưng tình trạng in trái phép, in không phép đã diễn ra khá
lâu, gây nhiều hậu quả đối với xã hội. Với sự đa dạng của chủ thể in lậu và đối
tượng bị in lậu cùng với các thủ đoạn hoạt động tinh vi của các đối tượng đã
khiến cho công tác phòng, chống in lậu gặp nhiều khó khăn.
Trong bối cảnh đó, hệ thống liên ngành phòng, chống in lậu đã được hình
thành và bước đầu phát huy được hiệu quả nhất định, cùng với các cơ quan chức
năng xử lý nhiều vụ việc vi phạm về in, góp phần làm trong sạch môi trường in
tại Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình hoạt động của hệ thống liên ngành cũng đã
bộc lộ các hạn chế, tồn tại về mô hình tổ chức, công tác xây dựng pháp luật,
tuyên truyền, phổ biến pháp luật, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm,
công tác phối hợp, công tác bảo đảm. Chính vì vậy, nghiên cứu, xác định các
3

nguon tai.lieu . vn