Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ Khoa Cơ khí – Công nghệ BÁO CÁO TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột nghệ tại Trạm nghiên cứu và phát triển nấm – Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng thông tin khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Trị Sinh viên thực hiện : Trần Vĩnh Bình Lớp : Công nghệ thực phẩm 49A Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Văn Toản Bộ môn : Công nghệ thực phẩm NĂM 2020
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ Khoa Cơ khí – Công nghệ BÁO CÁO TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột nghệ tại Trạm nghiên cứu và phát triển nấm – Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng thông tin khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Trị Sinh viên thực hiện : Trần Vĩnh Bình Lớp : Công nghệ thực phẩm 49A Thời gian thực hiện : Địa điểm thực hiện : Trạm nghiên cứu và phát triển nấm – Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng thông tin khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Trị Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Văn Toản Bộ môn : Công nghệ thực phẩm NĂM 2020
  3. DANH MỤC HÌNH Hình 2.2. Sơ đồ quy trình công nghệ. ................................................................ 7 Hình 2.3. Máy rửa củ. ...................................................................................... 10 Hình 2.4. Máy nghiền củ. ................................................................................ 11 Hình 2.5. Thùng chứa. ..................................................................................... 12 Hình 2.6. Máy ly tâm tách bã. .......................................................................... 12 Hình 2.7. Máy ly tâm tách nước , dịch bào. ..................................................... 13 Hình 2.8. Máy sấy bơm nhiệt. .......................................................................... 13 Hình 2.9. Thiết bị nghiền mịn. ......................................................................... 13
  4. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 PHẦN I .............................................................................................................. 3 GIỚI THIỆU VỀ CỞ SỞ SẢN XUẨT ............................................................... 3 1.1. Thông tin tổng quát ..................................................................................... 3 1.2.1. Điều kiện kinh tế ...................................................................................... 3 1.2.2. Điều kiện xã hội ....................................................................................... 4 PHẦN 2 ............................................................................................................. 5 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ ...................................................... 5 2.1. Công nghệ sản xuất tinh bột nghệ ................................................................ 5 2.1.1. Quy trình sản xuất .................................................................................... 7 2.1.2. Thuyết minh quy trình .............................................................................. 8 2.2. Thiết bị chính ............................................................................................ 10 2.2.1. Máy rửa củ ............................................................................................. 10 2.2.2. Máy nghiền củ ........................................................................................ 11 2.2.3. Thùng chứa ............................................................................................. 12 2.2.4. Máy ly tâm tách bã ................................................................................. 12 2.2.5. Máy ly tâm tách nước dịch bào ............................................................... 13 2.2.6. Máy sấy bơm nhiệt ................................................................................. 13 2.2.7. Thiết bị nghiền mịn ............................................................................... 13 PHẦN 3 ........................................................................................................... 15 THỰC TRẠNG NHÀ MÁY ............................................................................ 15 3.2. Những thuận lợi và khó khăn gặp phải ...................................................... 15 3.2.1. Những thuận lợi ...................................................................................... 15 3.2.1. Một số khó khăn, thách thức ................................................................... 15 3.3. Một số đề xuất, khuyến nghị góp phần phát triển sản xuất ......................... 15 PHẦN 4 ........................................................................................................... 16 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 16
  5. ĐẶT VẤN ĐỀ Đất nước Việt Nam là một nước nằm trong khu cực Đông Nam Á với dân số đứng thứ 14 thế giới và dân số cứ tăng lên hằng năm. Đây là một lợi thế cho thị trường tiêu thụ các loại sản phẩm và phát triển các ngành đặc biệt là ngành thực phẩm. Thực phẩm luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người, thực phẩm phát triện rộng rãi và dường như không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của mỗi con người đặc biệt là hiện nay sức khoẻ con người đang được mọi người rất là quan tâm, do đó sản phẩm tinh bột nghệ là rất cần thiết đối với hiện nay nó giúp ngăn ngừa ung thư hỗ trợ các bệnh nhân viêm gan, xơ gan và các bệnh về dạ dày. Trong xu thế hội nhập và phát triển của nước ta như hiện nay, khi mà sức khỏe của con người ngày càng được quan tâm hàng đầu thì các sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên đang là một xu thế mới đóng vai trò quan trọng. Đặc biệt, về các sản phẩm về tinh bột có nguồn gốc tự nhiên từ nguyên liệu tinh bột nghệ ngày càng được quan tâm. Sản phẩm tinh bột nghệ là tinh chất được chiết xuất từ củ nghệ vàng có thành phần chính là chất curcumin. Tinh bột nghệ có tác dụng ngăn chặn và hỗ trợ điều trị các bệnh về dạ dày, giải độc gan cho những người thường hay sử dụng bia rượu, giảm lượng cholesterol độc hại trong máu… Đồng thời, tinh bột nghệ rất tốt cho làn da của phái đẹp, nó giúp đốt cháy lượng mỡ thừa có bên trong cơ thể giúp chị em giảm cân nhanh chóng và an toàn. Hiện nay thị trường nội địa tinh bột nghệ chiếm ưu thế bởi giá trị mà nó mang lại cho khách hàng, tính chất đặc trưng của nó và mẫu mã sản phẩm rất đa dạng. Hiện nay sản phẩm tinh bột nghệ đã xuất khẩu ra nước ngoài và đã được người tiêu dùng tin cậy, bên cạnh đó số lượng nhà máy sản xuất tinh bột nghệ trong nước còn ít, sản xuất với năng suất chưa cao chưa đáp ứng được nhu cầu ngày một tăng. Nhưng để sản xuất được tinh bột nghệ có chất lượng cao, mẫu mã đẹp cần phải kết hợp kỹ thuật tốt và kinh nghiệm cao. Trong thị trường hiện nay những sản phẩm suất phát từ thiên nhiên đang rất được ưa chuộng, đặc biệt là những sản phẩm tốt cho sức khoẻ. Sản phẩm tinh bột nghệ vừa là sản phẩm hữu cơ, vừa có lợi cho sức khoẻ và còn có tác dụng làm đẹp nên là sản phẩm rất là cần thiết cho người tiêu dùngsản phẩm này rất cần thiết cho người tiêu dùng. 1
  6. Để hiểu rõ hơn về thực trạng và công nghệ sản suất của công ty cũng như các vấn đề liên quan em xin báo cáo đề tài: “Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột nghệ tại Trạm nghiên cứu và phát triển nấm – Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng thông tin khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Trị”. 2
  7. PHẦN I GIỚI THIỆU VỀ CỞ SỞ SẢN XUẨT 1.1. Thông tin tổng quát Trạm nghiên cứu và phát triển nấm – Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng thông tin khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Trị do ông Nguyễn Ngọc Huỳnh làm chủ cơ sở. Trạm nghiên cứu chuyên nghiên cứu, phát triển nấm và cung cấp nấm giống cho người dân bên cạnh đó còn sản xuất sản phẩm tinh bột nghệ. Ngoài ra, Trạm nhiên cứu cũng tham gia vào tư vấn, hướng dẫn người dân cách nuôi và trồng nấm để nâng cao thu nhập cho người dân, tối ưu hóa quá trình sản xuất và kiểm định chất lượng sản phẩm. Các sản phẩm đặc trưng của của trạm như: nấm sò, nấm linh chi, đặc biệt là sản phẩm tinh bột nghệ, sản phẩm này có chất lượng tốt và giá trị cao, vì vậy được nhiều người tiêu dùng tin tưởng và dùng sản phẩm. Trạm nghiên cứu và phát triển nấm – Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng thông tin khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Trị được thành lập với mã số 3200610583 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Trị cấp ngày 19 tháng 03 năm 2015. Địa chỉ: Km10 Quốc lộ 9, xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. 1.2.1. Điều kiện kinh tế Phải nói rằng trạm nghiên cứu được thành lập ở nơi có vị trí địa lý hết sức thuật lợi. Nằm trong vùng trọng điểm kinh tế miền trung, là một địa bàn có tiềm năng phát triển kinh tế. Cùng với những thành tựu của sự nghiệp đổi mới đất nước, trong 25 năm sau ngày tái lập tỉnh đến nay, Quảng Trị đã nỗ lực phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn, thử thách và đạt được những kết quả quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục đạt mức khá, đời sống nhân dân và phúc lợi xã hội được cải thiện và từng bước nâng cao, kết cấu hạ tầng được đầu tư ngày càng đồng bộ… Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế của tỉnh cũng bộc lộ rõ những tồn tại, khiếm khuyết, như: tăng trưởng chủ yếu dựa vào gia tăng các nguồn lực đầu vào, nhất là vốn đầu tư, trong khi mức độ phụ thuộc vào trợ cấp từ ngân sách Trung ương vẫn chưa được cải thiện, hiệu quả sử dụng vốn còn nhiều bất cập, năng suất lao động thấp; năng lực cạnh tranh cấp tỉnh chưa được cải thiện; chưa có ngành kinh tế mũi nhọn làm động lực cho sự phát triển của tỉnh; chuyển 3
  8. dịch cơ cấu kinh tế chậm… Do đó, đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế là yêu cầu tất yếu để tỉnh Quảng Trị từng bước thoát nghèo và phát triển bền vững. Trước thực trạng đó, sở Kế hoạch và Đầu tư đã thực hiện nghiên cứu đề tài khoa học: “Tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng của tỉnh Quảng Trị theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020”. 1.2.2. Điều kiện xã hội Lực lượng lao động của tỉnh năm 2018 là 348.750 người, trong đó tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo nghề đạt 39,36%, qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ đạt trên 29,1%. Người dân trong độ tuổi lao động ngày càng trẻ hóa so với cả khu vực. Những điều kiện trên đã tạo súc hút các cán bộ trí thức và đội ngũ lao động lành nghề đến làm việc tại địa phương. Trạm nghiên cứu đã giải quyết tốt vấn đề lao động cho người dân tại nhà máy, góp phần đưa đời sống người dân đi lên. Người dân lao động được tập huấn nâng cao tay nghề, đảm bảo mức lương ổn định ngay cả khi thời tiết bất ổn. Đây cũng là nguồn nhân lực tại chổ đáp ứng cho công ty đi vào sản xuất ổn định. Các kỹ sư trẻ sau khi ra trường có cơ hội về tại địa phương mình làm việc với nhiều ưu đãi, cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp rất cao. Hằng năm tổ chức cho kỹ sư được học tập nâng cao thêm kiến thức về nghề nghiệp trong quá trình hoạt động tại công ty. Giúp nâng cao hiệu quả trong việc quản lý chất lượng sản phẩm cho kỷ sư, góp phần phát triển hội nhập với thế giới. 4
  9. PHẦN 2 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ 2.1. Công nghệ sản xuất tinh bột nghệ Tinh bột nghê là thành phẩm được làm từ củ nghệ tươi. Quá trình làm tinh bột nghệ thường thấy: nghệ tươi sau khi được rửa sạch sẽ, người ta đem gọt vỏ và loại bỏ các axit nhựa, đem thái lát mỏng, nghiền nhỏ rồi sau đó sàng lọc, ly tâm tách dịch loại bỏ bả và các chất gây nóng. Tiếp đó là quá trình sấy bơm nhiệt để tạo thành tinh bột nghệ đảm bảo (hàm)lượng Curcumin trong tinh nghệ vàng luôn ở mức cao. Sau rất nhiều năm nghiên cứu các nhà khoa học đã chứng minh hoạt chất Curcumin là thành phần chính tạo nên sự kỳ diệu của nghệ đối với cơ thể chúng ta. Quá trình sản xuất Tinh bột nghệ từ nghệ tươi đã rất phức tạp, nhưng quá trình chiết xuất hạt chất Nano Curcumin còn phức tạp hơn nhiều. Hình 2.1. Tinh bột nghệ.[nguồn] Giá trị dinh dưỡng của tinh bột nghệ cao với hàm lượng Curcumin cao, thành phần dinh dưỡng có trong sản phẩm surimmi thể hiện ở bảng 2.1. Bảng 2.1. Giá trị dinh dưỡng của curcumin [nguồn] STT Thành Phần Đơn vị Hàm lượng 1 Tinh bột % 86,47 ± 0,82 2 Curcumin % 0,9983 ± 0,03 3 Cellulose % 0,135 ± 0,01 5
  10. 4 Lipid % 1,67 ± 0,29 5 Protein % 1,46 ± 0,04 6 Nước % 8,46 ± 0,39 Từ số liệu bảng 2.1 cho thấy, thành phần chiếm tỷ trọng lớn trong tinh bột nghệ là tinh bột (86%), ngoài ra còn chứa các thành phần khác như: lipid, protein... Đặc biệt, trong thành phần tinh bột nghệ có chứa curcumin (0,9983%) là hoạt chất chính trong tinh bột nghệ có tác dụng trong ngăn ngừa sự phát triển ung thư và điều trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Hiện nay, curcumin được rất nhiều nhà khoa học và các bác sỹ tiến hành nghiên cứu và ứng dụng trong điều trị các bệnh như ung thư bởi curcumin có tác dụng ưu việt trong việc ức chế hiệu quả sự kháng thuốc, di căn, sinh tồn và tăng trưởng của nhiều loại ung thư. Quan trọng hơn, curcumin không độc hại đối với các tế bào khỏe mạnh. 6
  11. 2.1.1. Quy trình sản xuất Củ nghệ tươi Nước sạch Rửa sạch Tạp chất Nghiền Thùng chứa (Bx = 12 – 16%) Ly tâm tách bã Bã Thùng chứa Ly tâm tách nước, dịch bào (4800 vòng/phút, Bx = 65 – 70%) Nước, dịch bào Sấy bơm nhiệt (to = 55 - 60oC, thời gian: 10 – 12giờ, W = 10 – 14%) Làm nguội, nghiền mịn Định lượng, đóng gói Tinh bột nghệ Hình 2.2. Sơ đồ quy trình công nghệ. 7
  12. 2.1.2. Thuyết minh quy trình Đầu tiên nghệ được các công nhân tiếp nhận từ xe chở nghệ từ vùng nguyên liệu tới, ở đây nghệ được đóng gói trong các bao tải và được vận chuyển bằng xe tải. Củ nghệ phải có ít tạp chất, hàm lượng tinh bột lớn, chọn củ nghệ có màu sẫm, vừa già chín tới để có hàm lượng tinh bột cao. Nghệ được công nhân cho ra khỏi xe và tiến hành cân cá sau đó được đưa vào máy rửa. Rửa củ nghệ loại bỏ các đất cát bám trên bề mặt củ nghệ, vi sinh bám trên bề mặt và loại một phần vỏ bên ngoài củ nghệ, nước rửa cung cấp liên tục cho máy vào ra liên tục đến khi củ nghệ sạch hoàn toàn. Sau khi củ nghệ được rửa sạch sẽ tháo ra và đựng trong rổ để ráo và chuyển qua công đoạn tiếp theo. Sau khi rửa sạch, củ nghệ sẽ được đem đi nghiền nhỏ một lượng nhất định và trong quá trình nghiền cung cấp một lượng nước khoảng 40% để thuận lợi cho quá trình nghiền. Củ nghệ phải được nghiền mịn thành bột, không vón cục, không lẫn tạp chất để nâng cao năng suất nghiền. Kết thúc quá trình nghiền dịch nghệ sẽ được tháo qua thùng chứa để tiếp tục công đoạn tiếp theo. Dịch nghệ được bơm bơm qua máy li tâm tách bã để tách bã nghệ ra, bã sẽ được giữ lại trong lưới lọc và tinh bột sẽ đi ra ngoài cũng vs dịch nghệ, trong quá trình tách bã dịch nghệ được tháo ra qua trùng chứa, còn phần bã sẽ được hoà thêm nước để hồi lưu lại thùng chứa sau khi nghiền để tiếp tục ly tâm tách bã. Ở trùng chứa sau khi tách bã có gắn một cánh khuấy để tránh cho việc tinh bột nghệ lắng xuống dưới làm tắc nghẽn đường ống. Dịch nghệ sẽ được bơm lên thùng chứa có cánh khấy khác, ở thùng chứa này có lớp lưới lọc để tách bã lần cuối, dịch nghệ đi xuống dưới thùng chứa còn bã sẽ được giữu lại trên lưới lọc và được tháo ra ngoài. Sau khi dịch nghệ qua lưới lọc xuống thùng chứa, nó sẽ tiếp tục được bơm vài thiết bị ly tâm tách dịch bào, dưới tác dụng của lực ly tâm tinh bột nghệ sẽ bám quanh thành máy và được giữ lại, còn nước và dịch bào sẽ được tháo ra, sau khi kết thúc quá trình ta thu được tinh bột nghệ ẩm. Khi thu được tinh bột nghệ ta đem đi xếp vào các khay sấy với độ dày nhất định rồi đem đi sấy bơm nhiệt. Quá trình sấy được sấy ở nhiệt độ từ 55 – 60oC, thời gian khoảng 10 – 14giờ. Trong quá trình sấy ta định kì kiểm tra máy để 8
  13. xem quá trình sấy có đảm bải hay không. Đến khi độ ẩm của tinh bột nghệ đạt từ 10 – 14% ta có thể kết thúc quá trình sấy đem đi làm nguội. Sau làm nguội tinh bột nghệ sẽ được đem đi nghiền mịn qua thiết bị nghiền mịn, trong quá trình nghiền tinh bột nghệ được cho vào liên tục và tinh bột nghệ ra liên tục. Kết thúc quá trình nghiền tinh bột nghệ sẽ được đem đi định lượng và đóng gói. 9
  14. 2.2. Thiết bị chính Nhà máy hiện nay có hệ thống thiết bị và máy móc phục vụ tốt cho quá trình sản xuất. Nhìn chung, hầu hết thiết bị sản xuất của nhà máy đều hoạt động dựa trên các nguyên tắc cơ học. Một số thiết bị chính ở các công đoạn: 2.2.1. Máy rửa củ Hình 2.3. Máy rửa củ. Thiết bị gồm có 3 phần chính. Đó là: motor, trục quay, vòi phun nước rửa. Nguyên tắc hoạt động: Đầu tiên nước điều chỉnh phù hợp cho quá trình rửa, đồng thời kiểm tra quá trình vận hành máy bằng cách cho thiết bị quay. Sau đó, củ nghệ được cho vào, khi motor quay củ nghệ được đẩy đi nhờ các trục quay bên trong. Đất cát và chất bẩn bên trong đi ra ngoài qua các khe giữa các trục quay, lắng xuống dưới đáy thiết bị rồi đi ra ngoài ở phía dưới đáy thiết bị. Ưu điểm: - Cấu tạo đơn giản, dễ vệ sinh. - Phù hợp với nhiều loại nguyên liệu. Nhược điểm: - Gây tắc nghẽn trong lồng quay nếu kích thước nguyên liệu lớn. - Công suất không cao. - Tốn lượng nước nhiều. 10
  15. 2.2.2. Máy nghiền củ Hình 2.4. Máy nghiền củ. Gồm có: động cơ, motor, dao nghiền. Nguyên tắc hoạt động: Đầu tiên nguyên liệu được cho vào thiết bị qua khay hứng nguyên liệu, động cơ truyền động làm quay làm cho dao nghiền quay và nghiền nguyên liệu cho đến khi nguyên liệu được nghiền mịn. Trong quá trình nghiền ta cho thêm nước vào để đảm bảo quá trình nghiền thuận lợi và tránh hư dại cho dao nghiền. Ưu điểm: - Phù hợp với nhiều loại nguyên liệu khác nhau. - Hiệu quả cao, dễ dàng vệ sinh. Nhược điểm: - Động cơ cần làm mát. 11
  16. 2.2.3. Thùng chứa Hình 2.5. Thùng chứa. Ưu điểm: - Đơn giản, dễ vận hành. - Vòi phun cao áp giúp cho trống quay không bị bám dính làm tăng hiệu suất. Nhược điểm: - Thiết bị cồng kềnh, chiếm diện tích. 2.2.4. Máy ly tâm tách bã Hình 2.6. Máy ly tâm tách bã. Gồm có: lớp vỏ hình trụ với lớp lưới lọc có kích thước 0,5 - 1 (mm) và motor quay. 12
  17. Nguyên tắc hoạt động: phần dịch sữa nghệ sau khi nghiền được đưa vào thiết bị ly tâm, động cơ motor quay làm cho dịch sữa quay theo, dưới tác dụng của lực ly tâm phần bã sẽ được giữ lại bởi lớp lưới lọc, dịch sữa sẽ được tháo ra ngoài, một phần bã được tháo ra hoà nước và hồi lưu lại. Ưu điểm: - Quá trình tinh lọc loại bỏ hầu như hết phần bã của dịch sữa nghệ - Cấu tạo thiết bị đơn giản. Nhược điểm: - Khó vệ sinh. 2.2.5. Máy ly tâm tách nước dịch bào Hình 2.7. Máy ly tâm tách nước , dịch bào. Gồm có: vỏ bên ngoài là lớp vỏ hình trụ, bên trong có thân hình trụ và bên dưới có động cơ. Nguyên tắc hoạt động: dưới tác dụng của lực ly tâm, tinh bột và các hạt nặng sẽ dâng lên và bám vào thành thiết bị cùng lúc đó nươc và dịch bào ở tâm thiết bị và ở đáy có các lỗ nhỏ sẽ tháo nước và dịch bào ra. (dưới tác dụng của lực ly tâm, tinh bột và các hạt nặng sẽ dâng lên và bám vào thành thiết bị. Cùng lúc đó, nước và dịch bào sẽ được tháo ra ở tâm thiết bị và qua các lỗ nhỏ ở đáy thiết bị.) 13
  18. 2.2.6. Máy sấy bơm nhiệt Hình 2.8. Máy sấy bơm nhiệt. Gồm có: dàn nóng, dàn lạnh, buồng sấy, quạt gió, khay sấy. Nguyên tắc hoạt dộng: ban đầu không khí bên ngoài được đưa vào qua dàn lạnh làm cho nhiệt độ giảm xuống đến khi quá bão hoà, nước ngưng tụ sẽ được thoát ra ngoài. Sau khi không khí được tách ẩm, được đưua đến dàn nóng để làm cho nhiệt độ của không khí tăng lên. Sau đó không khí được đi qua buồng sây để trao đổi nhiệt với tinh bột nghệ ẩm và thực hiện quá trình sấy làm bay hơi ẩm. 2.2.7. Thiết bị nghiền mịn Hình 2.9. Thiết bị nghiền mịn. 13
  19. Nguyên tắc hoạt dộng: các hạt tinh bột được nghiền mịn nhờ các con dao được gắn vào trục di chuyển tròn xung quanh trục nghiền, khi đạt được kích thước hạt yêu cầu thì hạt tinh bột sẽ di chuyển ra ngoài. Ưu điểm: - Hạt tinh bột được làm mịn đến kích thước thích hợp. - Cấu tạo thiết bị đơn giản. Nhược điểm: - Khó vệ sinh. Bảng 2.2. Thống kê các thiết bị tại nhà máy. Số Đơn vị STT Tên thiết bị Kích thước lượng 1 Máy rửa củ 1 1450 x 650 x 900 mm 2 Máy nghiền 1 D =600, H = 500 mm 3 Thùng chứa 1 D =600, H = 250 mm 4 Thùng chứa 1 D =700, H = 600 mm 5 Thùng chứa nước 1 D =500, H = 450 mm 6 Máy ly tâm tách bã 1 D =300, H = 450 mm 7 Thùng chứa bã 1 D =500, H = 250 mm Thùng chứa sau ly tâm mm 8 1 D =600, H = 250 tách bã 9 Thùng chứa dịch sữa 1 D =850, H = 800 mm Máy ly tâm tách nước,dịch mm 10 1 D =550, H = 450 bào 11 Máy sấy bơm nhiệt 1 1500 x 800 x 1350 mm 14
  20. PHẦN 3 THỰC TRẠNG NHÀ MÁY 3.1. Thực trạng nhà máy hiện tại Trạm nghiên cứu và phát triển nấm – Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng thông tin khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Trị, với năng suất 30 Kg sản phẩm/ngày. Sản phẩm tinh bột nghệ của trạm nghiên cứu được người tiêu dùng rất hài lòng về chất lượng cũng như giá trị của nó. Cơ sở hiện tại được trang bị thiết bị hiện đại phục vụ đầy đủ cho quá trình sản xuất cũng như quá trình sinh hoạt của người lao động. 3.2. Những thuận lợi và khó khăn gặp phải 3.2.1. Những thuận lợi Việt Nam nói chung, tỉnh Quảng Trị nói riêng đã có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất tinh bột nghệ và cũng góp phần tiêu thụ nghệ ở địa phương. Vùng Trung Bộ có những điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc khai thác, phát triển của ngành với nguồn tài nguyên thiên nhiên rộng lớn. Sản phẩm có thị trường tiêu thụ rộng lớn ở địa phương cũng như toàn cả nước. Quy mô và năng lực của ngành chế biến sản xuất tinh bột nghệ ngày càng tăng nhờ áp dụng các công nghệ hiện đại, dần khẳng định được vị thế của mình trong khu vực. 3.2.1. Một số khó khăn, thách thức Ngành chế biến sản xuất tinh bột nghệ chịu sự cạnh tranh gay gắt của các vùng, các hộ gia đình đã có thể chế biến thủ công giảm giá thành dẫn đến khó tiêu thụ sản phẩm nhưng về mặt chất lượng thì thua xa so với sản phẩm của trạm. Nguồn nguyên liệu chưa được đảm bảo về chất lượng do một số yếu tố. 3.3. Một số đề xuất, khuyến nghị góp phần phát triển sản xuất Trạm trồng nấm cần nâng cáo năng lực sản xuất và chế biến vì nhà máy sản xuất có quy mô nhỏ xét trên góc độ quy mô và diện tích. Doanh nghiệp cần phân bổ thời gian sản xuất hợp lý, đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại, không gây ô nhiễm môi trường. 15
nguon tai.lieu . vn