Xem mẫu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA ĐỊA LÝ BÁO CÁO THỰC TẬP THIÊN NHIÊN Tuyến: Hà Nội – Ninh Bình – Sầm Sơn (13­15/11/2015) Nhóm: Sv: Vũ Thị Quỳnh GV hướng dẫn: TS.Phạm Đức Khả TS.Vũ Xuân Phái 1 Hà nội, 11/2015 Mục lục MỞ ĐẦU Ông cha ta có câu: Đi một ngày đàng Học một sàng khôn Đó mãi là một kinh nghiệm quý giá,cần thiết cho tất cả mọi người. Đi càng nhiều nơi ta càng hiểu rõ hơn về cuộc sống, có những trải nhiệm mà không có một cuốn sách nào mang lại được. Được học kiến thức mới là điều vô cùng tuyệt vời, nhưng có những điều kiện thuận lợi để đi thực hành, thực tế thì thật thú vị. Chúng tôi sinh viên khoa Địa lý trường Đại học khoa học tự nhiên, sau khi kết thúc môn học cơ sở địa lý,thật vui mừng và hạnh phúc khi được các thầy, cô trong khoa tổ chức , tận hướng dẫn tham gia chuyến thực tập thiên nhiên vô cùng bổ ích và thú vị. Chuyến thực tập thiên nhiên Hà Nội – Ninh Bình­ Sầm Sơn, chỉ kéo dài trong 3 ngày nhưng mang lại cho chúng tôi rất nhiều điều mới mẻ, những khám phá chưa từng biết đến và thật nhiều kiến thức hữu ích, cần thiết cho việc học tập và công việc sau này. Chuyến thực tập thiên nhiên giúp sinh viên có cơ hội thực hành những kiến thức cho môn học Trắc địa và bản đồ đại cương, đồng thời là sự kiểm tra chính 2 xác nhất cho những kiến thức môn học Cơ sở địa lý. Qua chuyến thực tập lần này, kiến thức các môn học được củng cố, nhũng kiến thức mới được tích lũy, đó là một cách học vô cùng cần thiết và thông minh. Không những thế, được tiếp thu những điều mới mẻ của những vùng đất khác nhau, những kiến thức thực tế làm cho chúng tôi cảm thấy vô cùng thích thú và đồng thời thêm yêu ngành học của mình, là động lực học tập quý giá, là trải nghiệm tuyệt vời. Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn thầy cô, đã dành cho chúng tôi một chuyến đi thật thú vị, bổ ích và tận tình chỉ bảo, hướng dẫn chúng tôi để chúng tôi có một chuyến đi thật thành công , hiệu quả. 3 Phần một : Giới thiệu chung về chuyến thực tập thiên nhiên tuyến Hà Nội­ Ninh Bình­ Sầm Sơn. 1. Mục tiêu ­ Giúp sinh viên củng cố và áp dụng kiến thức thực tế 2 môn học Trắc địa – Bản đồ đại cương: + Môn Trắc địa và bản đồ đại cương, thành thạo các kĩ năng về đo đạc, xác định bản đồ. Sử dụng thành thạo la bàn, bản đồ và máy GPS để xác định tọa độ và đọ cao các điểm khảo sát, khai thác thông tin về các yếu tố địa lý tự nhiên, đối chiếu và so sánh các đặc điểm địa lý trên lý thuyết, bản đồ với thực tế. Đưa ra nhận xét về vấn đề này. + Môn Cơ sở địa lý, tìm hiểu về các đặc điểm khí hậu, thủy văn, địa hình, địa chất của các khu vực khảo sát qua đó nhận xét về ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư, đặc điểm kinh tế, xã hội, đặc biệt là sự phân bố nông – lâm nghiệp. ­ Tìm hiểu về các loại hình sử dụng đất trong khu vực, đánh giá việc sử dụng đất khu vực, từ đó định hướng, đưa ra các loại hình sử dụng đất phù hợp nhất với khu vực, nhằm sử dụng đất hợp lý nhất,tạo điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế,xã hội từng khu vực. ­ Tạo một chuyến đi lý thú, bổ ích dành cho sinh viên, giúp sinh viên có một khoảng thời gian thư giãn trong quá trình học tập vất vả. Tạo điều kiện tăng cường tình đoàn kết, sự giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và làm việc. Làm việc nhóm tạo điều kiện thuận lợi rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp sau này. 2. Phương pháp nghiên cứu thực địa 4 Là các phương pháp dành riêng cho học tập và làm việc ngoài trời. Với những yếu tố thực tế, trực tiếp sử dụng máy móc, trang thiết bị ,tiến hành làm việc thực hành thực tế. ­ Đo đạc: sử dụng trực tiếp la bàn, GPS, bản đồ để xác định tọa độ địa lý, độ cao của các điểm khảo sát. ­ Chụp ảnh: lưu trữ hình ảnh, dễ dàng lấy đó là một tư liệu hữu ích cho việc học tập bộ môn học địa lý. Nó mô tả chính xác nhất, và lưu giữ đúng nhất hình ảnh về địa hình, sinh vật, cảnh quan giúp con người hoàn thành tốt công việc mà không lo về tài liệu không đủ. ­ Mô tả và ghi chép : đưa ra những nhận xét cơ bản và khái quát nhất những vấn đề cần khảo sát. Ghi chép những yếu tố mà không thể có được bằng các phương pháp khác và đưa ra ý kiến cho riêng mình. 3. Nội dung chuyến thực tập ­ Khảo sát các yếu tố địa lý khu vực Hà Nội ­ Hà Nam – Ninh Bình – Thanh Hóa. ­ Dựa vào các đặc điểm địa lý, nhận xét về sự khác nhau về địa hình, địa chất, cảnh quan các khu vực đó. Lí do dẫn đến sự thay đổi đó và sự tác động đến dân cư, kinh tế, xã hội. ­ Bắt buộc thành thạo những kĩ năng cơ bản của ngành học về Địa lý, tạo điều kiện thuận lợi cho công việc và cuộc sống sau này. ­ Viết báo cáo chi tiết về kết quả đạt được sau chuyến thực tập thiên nhiên. Thể hiện những ý kiến, nhận xét về vấn đè khảo sát thực địa. 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn