Xem mẫu

See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.net/publication/299441555

Báo cáo thực tập môn Quản lí và bảo tồn động vật
hoang dã_TRẠI RẮN ĐỒNG TẦM
Conference Paper · March 2016
CITATIONS

READS

0

187

1 author:
Nguyen Van Hieu
Can Tho University
13 PUBLICATIONS 0 CITATIONS
SEE PROFILE

Some of the authors of this publication are also working on these related projects:

I am working on right now View project

All content following this page was uploaded by Nguyen Van Hieu on 27 March 2016.

The user has requested enhancement of the downloaded file.

BÁO CÁO THỰC TẬP
QUẢN LÝ VÀ BẢO TỒN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ

TRẠI RẮN ĐỒNG TÂM – TIỀN GIANG
Cán bộ hướng dẫn: Gs. Nguyễn Văn Thu
Báo cáo: Nguyễn Văn Hiểu (B1311054)

CẦN THƠ, THÁNG 03 NĂM 2016

BÀ I PHÚ C TRÌNH THỰC TẬP THAM QUAN – ĐVHD

1. Mu ̣c tiêu của đơ ̣t thực tâ ̣p – tham quan
1.1. Mục tiêu
Thế giới sinh vật rất phong phú và đa dạng với hàng ngàn chủng loại động, thực vật
khác nhau, mỗi loài có đặc điểm riêng biệt. Để phân loại được chúng, các nhà khoa học
phải căn cứ vào hình thái bên ngoài và câu trúc bên trong cơ thể, việc phân biệt giữa
loài này và loài khác rất khó vì thế giới sinh vật vô cùng phong phú và đa dạng.
Việc tiếp cận thực tế là yêu cầu bức thiết để sinh viên có dịp Củng cố, bổ sung và
nâng cao các hiểu biết về động vật hoang dã đã được giới thiệu trong lý thuyết, các bài
giảng về môn học “Bảo tồn động vật hoang dã”, giúp nhận biết được một số loài động
vật hoang dã quý hiếm và có ý nghĩa lâm sinh, có giá trị kinh tế cao, một số loài cây
dược liệu được gây trồng tại Trung tâm nuôi trồng nghiên cứu chế biến dược liệu quân
khu 9, trang bị những kỹ năng điều tra, giám sát, bảo tồn động vật hoang dã, thu thập,
phân tích và đánh giá môi trường xung quanh, thấy được sự đa dạng của thế giới sinh
vật, Tìm hiểu và nâng cao nhận thức về tính đa dạng động, thực vật tại Trung tâm. Do
đó, việc thực tập tại Trại rắn Đồng Tâm là yêu cầu cấp thiết đối với sinh viên học về
môn Bảo tồn động vật hoang dã.

1.2. Tổng quan
- Vi ̣trí, đia điểm:
̣
Tọa lạc trên diện tích 15ha tại địa bàn ấp Tân Thuận, xã Bình Đức, huyện Châu
Thành. Cách Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang khoảng 9 km về hướng tây trên bờ
sông Tiền là cơ sở nghiên cứu, nuôi trồng và bảo tồn các loài trăn, rắn độc, sản xuất chế
biến thuốc y học cổ truyền dân tộc và cấp cứu điều trị rắn độc cắn ở Đồng bằng sông
Cửu long.

- Lich sử:
̣
Trung Tâm Nuôi trồng Nghiên cứu Chế biến Dược liệu – Cục Hậu cần – Quân
Khu 9 còn có tên là Trại rắn Đồng Tâm được được thành lập ngày 27/10/1977, Theo
sáng kiến của Trung tá Trần Văn Được, một người có kiến thức uyên bác về rắn và say
mê công việc nguy hiểm này, Trung tá Được muốn xây dựng một trại rắn đa dạng nhằm
lấy nọc xuất khẩu, đặc biệt là lấy huyết thanh kháng nọc rắn. xây dựng trên vành đai
Bình Đức, nơi nhiều bom mìn, thép gai, của Mỹ – Ngụy để lại sau chiến tranh.
Trong suốt thời gian qua Trại rắn đã không ngừng phát triển về cơ sở vật chất,
trang thiết bị, hoàn thiện về chuyên môn nghiệp vụ và y đức.
Trại rắn đã được vinh dự đón tiếp các nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng, nhà Nước,
Quân Đội đến thăm. Và được phong tặng danh hiệu anh hùng lao động năm 1989.
Năm 2008 trở về trước, trung bình hàng năm trại rắn Đồng Tâm điều trị 800 ca
bị rắn độc cắn. Từ năm 2009 đến nay, trung bình chữa trị 1.000 ca/năm. Bệnh nhân đến
đây chữa trị rắn cắn, đa số được miễn giảm tiền viện phí nhờ chính sách hổ trợ người
nghèo.
Quá trình xây dựng và phát triển, Trại rắn Đồng Tâm không những là nơi nuôi bảo
tồn các động thực vật quí hiếm mà còn là nơi kết hợp với du lịch sinh thái thật tuyệt
vời. Bởi nơi đây có quang cảnh mát mẻ yên tĩnh, nhiều cây trái thơm ngon, mang tính
đặc thù của vùng sông nước Miền tây. Với đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp,
không những giới thiệu cho du khách về họat động của Trại rắn mà còn truyền đạt cho
các bạn hiểu về sinh lý, sinh thái, tập quán, sự phát triển của từng loại rắn. Du lịch nơi
đây là du lịch sinh thái kết hợp với khoa học thật khó nơi nào được như vậy. Đã thu hút
nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm. Ở đây du khách có thể chiêm ngưỡng
nhiều loại rắn khác nhau từ những loài rắn hiền lành như: rắn ráo, rắn nước… đến các
loài rắn độc như hổ chúa hổ mang, cạp nong ( mai gầm ) cạp nia ( mai bạc )… xem tận
mắt những loài động vật quí hiếm như gấu, cá sấu , ba ba vàng đà điểu …. nếu các bạn
đến đúng dịp có thể tận mắt nhìn thấy sự sinh sản tự nhiên của các loài rắn trong khu

bảo tồn, hay là sự lấy nọc rắn để sản xuất thuốc. Đặc biệt có nhà bảo tàng rắn duy nhất
ở Việt Nam được xác lập kỷ lục Guiness Việt Nam, bảo tàng đã trưng bày hơn 50 mẫu
rắn các loại với nhiều loài quí hiếm.
- Cơ sở vật chấ t bao gồ m:
Phòng nghe nhìn, nhà truyền thống, khoa cấp cứu trị bệnh rắn, khu vực khoanh
nuôi động vật hoang dã, và gây trông dược liệu.
Năm 2010 được sự quan tâm của thủ trưởng quân khu, phòng khoa học công
nghệ môi trường quân khu, đơn vị đã xây dưng đề án bảo vệ môi trường và được Bộ
Quốc Phòng phê duyệt – Xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhằm trả lại nước sạch
cho thiên nhiên.
- Mục đích của TTBT –ĐVHD:
Trung tâm có nhiệm vụ: Nghiên cứu khoa học, bảo tồn gen các nguồn dược liệu quí
hiếm trên cạn, sản xuất thuốc y học dân tộc, cấp cứu và điều trị rắn độc cắn cho quân
và dân Đồng Bằng Sông Cửu long. Hơn 30 năm qua Trung tâm đạt nhiều thành quả
trong phục vụ quốc phòng và nhân dân như:
Nghiên cứu khoa học: Là một đơn vị có chức năng nghiên cứu khoa học, từ năm 1998
tới nay Trung tâm thực hiện nhiều đề tài cấp bộ và nhiều công trình dự án cấp nhà nước
và nhiều dự án khoa học khác. Đề tài khoa học các cấp mà Trung tâm thực hiện đều đạt
kết quả cao và mang tính thực tiễn phục vụ cộng đồng.
Bảo tồn gen cây con thuốc: Trung tâm là nơi bảo tồn dược liệu quí hiếm. Với nuôi
trồng và lưu giữ cây giống để cung cấp cây và thuốc giống cho các đơn vị trong quân
đội cũng như những cơ sở y tế địa phương trong khu vực, ngoài ra nơi đây còn là nơi
để các học sinh, sinh viên các trường đại học, sau đại học đến để nghiên cứu và tìm hiểu
về nguồn dược liệu phục vụ cho những đề tài nghiên cứu khoa học. Trong bảo tồn gen
Trung tâm trú trọng bảo tồn các loài rắn độc.
Bên cạnh lưu trữ nguồn gen cây con thuốc, Trại rắn còn có xưởng sản xuất các loại
thuốc y học dân tộc từ trăn và rắn để phục vụ sức khoẻ cho nhân dân như: cao trăn, cao

nguon tai.lieu . vn