Xem mẫu

Báo cáo thực hành Kinh tế lượng BÁO CÁO THỰC HÀNH KINH TẾ LƯỢNG Lớp tín chỉ: C5032.1LT1 Họ tên các thành viên trong nhóm: 1. Vũ Thị Thúy Phương 2. Phạm Thị Thanh Nga 3. Đậu Thị Hà Phương 4. Đỗ Thị Kim Anh 5. Phạm Hải Chung 6. Nguyễn Thái Dương Nhóm ACDNPP­ Lớp CQ5032.1LT1­ Khoa QTKD Page 1 Báo cáo thực hành Kinh tế lượng MỤC LỤC 1. Nêu giả thuyết về vẫn đề kinh tế 1.1. Lí do chọn vấn đề 1.2. Cơ sở lý thuyết 2. Xây dựng mô hình toán kinh tế tương ứng để mô tả giả thuyết đã được xác định 3. Thu thập số liệu thống kê. 3.1. Nguồn số liệu 3.2. Bảng số liệu. 4. Xây dựng mô hình kinh tế lượng tương ứng. 4.1. Nhập số liệu vào Eviews 5.1 ta có bảng. 4.2. Lựa chọn mô hình hồi quy 5. Ước lượng mô hình hồi quy sử dụng phần mềm Eviews : 6.Kiểm định các khuyết tật của mô hình. 6.1. Đa cộng tuyến. 6.2. Phương sai sai số thay đổi. 6.3. Tự tương quan. 6.4. Kiểm định về chỉ định mô hình. 6.5. Kiểm định tính phân phối chuẩn của sai số ngẫu nhiên. 7. Phân tích và đánh giá mô hình. 7.1. Kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy và các hệ số hồi quy. 7.2. Khi biến độc lập thay đổi thì biến phụ thuộc thay đổi như thế nào? 7.3. Khi giá trị của biến độc lập tăng lên 1 đơn vị thì biến phụ thuộc thay đổi tối đa bao nhiêu? 7.4 Nếu giá trị của biến độc lập tăng lên 1 đơn vị thì biến phụ thuộc thay đổi tối thiểu bao nhiêu? 7.5. Sự biến động của biến phụ thuộc đo bằng phương sai do các yếu tố ngẫu nhiên gây ra là bao nhiêu? 8.Dự báo về mô hình: 8.1 Dự báo giá trị trung bình của tỷ lệ thất nghiệp. 8.2 So sánh số liệu thực tế của Y với số liệu dự báo YF 8.3 Dự báo tỷ lệ thất nghiệp đến năm 2015 9.Kiến nghị về vấn đề nghiên cứu Nhóm ACDNPP­ Lớp CQ5032.1LT1­ Khoa QTKD Page 2 Báo cáo thực hành Kinh tế lượng 1. Nêu giả thuyết và vấn đề kinh tế. 1.1. Lí do chọn vấn đề: Lạm phát, thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng kinh tế là 3 vấn đề cơ bản lớn của nền kinh tế vĩ mô.chúng cũng được xem như là các chỉ tiêu để đánh giá mức độ thành công của một nền kinh tế.Vì vậy nghiên cứu về 3 vấn đề này luôn là một vấn đề quan trọng và cần thiết.Hiểu rõ được vấn đề trên sẽ giúp chúng ta trong việc đưa ra những biện pháp giúp phát triển nền kinh tế một cách tốt nhất. Trong tình hình kinh tế thế giới đầy biến động, những cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm giảm tỷ lệ tăng trưởng kinh tế và khiến cho lạm phát, thất nghiệp ở nhiều quốc gia tăng cao, trong đó có cả Việt Nam.Một yêu cầu được đặt ra là phải nghiên cứu một cách sâu sắc về sự tác động qua lại giữa 3 vấn đề này. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp: ­Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp trong dài hạn như sau: Không có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp .Tỷ lệ thất nghiệp sẽ trở về với thất nghiệp tự nhiên cho dù lạm phát có tăng bao nhiêu đi chăng nữa.Trong dài hạn lạm phát tăng hay giảm đều không ảnh hưởng đến nền kinh tế do có sự điều chỉnh về tiền lương.Tiền lương sẽ giảm cho đến khi thị trường lao động cân bằng. ­Trong ngắn hạn khi cầu lao động tăng thì thất nghiệp tăng , còn trong dài hạn ban đầu thất nghiệp tăng nhưng do tiền lương điều chỉnh làm cho thất nghiệp giảm và thị trường lao động cân bằng.Trong dài hạn do áp lực của cung thừa, tiền lương của mỗi người sẽ giảm xuống để duy trì mức thất nghiệp tự nhiên nghĩa là không có thất nghiệp tự nguyện.Khi nền kinh tế suy giảm, cầu về lao động giảm.Giai đoạn đầu tiên sẽ có thất nghiệp vì tiền lương chưa kịp điều chỉnh theo mức sản lượng cân bằng mới.Nhưng trong dài hạn tiền lương sẽ giảm đến mức thất nghiệp tự nhiên và lúc đó thất nghiệp do thiếu cầu mới bị triệt tiêu. Mối quan hệ giữa tổng sản phẩm quốc nội(GDP) đến thất nghiệp: Theo thống kê năm 2010, hệ số co giãn việc làm của Việt Nam chỉ đạt mức trung bình 0.28 trong khi đó tổng sản phẩm quốc nội liên tục tăng, tức khi GDP tăng 1% thì việc làm chỉ tăng 0.28%.Thấy rằng hệ số co giãn việc làm thấp, tăng trưởng cao nhưng chưa tạo ra nhiều việc làm đem lại lợi ích cho người lao động. Nhóm ACDNPP­ Lớp CQ5032.1LT1­ Khoa QTKD Page 3 Báo cáo thực hành Kinh tế lượng 1.2. Cơ sở lý thuyết để lựa chọn mô hình Về mối quan hệ giữa tăng trưởng và thất nghiệp: Theo Robert J.Gordon, mối quan hệ giữa tăng trưởng và thất nghiệp theo định luật Okun được mô tả bằng 1 phương trình dạng tuyến tính như sau: u = u* ­ h .(100.(Y/Y*)­100) trong đó: u: là tỷ lệ thất nghiệp thực tế (%) u*: là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên (%) Y: là GNP thực tế Y* : là GNP tiềm năng. h : là tham số phản ánh độ nhạy cảm của sự thay đổi giữa thất nghiệp và sản lượng. Còn theo Paul A.Samuelson và William D.Nordhaus, định luật Okun được hiểu : "Khi sản lượng thực tế thấp hơn sản lượng tiềm năng 2% thì thất nghiệp sẽ tăng thêm 1%’’ Về mối quan hệ giữa thất nghiệp và lạm phát : Giáo sư A.W.Phillips nghiên cứu về ˝Mối quan hệ giữa thất nghiệp và nhịp độ thay đổi tiền lương ở Liên hiệp Anh trong giai đoạn 1861­1957˝ đã đưa ra đường Phillips ngắn hạn, mà theo đó, khi mức % của tiền lương danh nghĩa bằng mức lạm phát (gp) thì ta có : gp= ­.(u­u*) Phương trình này gợi ý rằng, có thể đánh đổi lạm phát nhiều hơn để có được một tỷ lệ thất nghiệp ít hơn và ngược lại. 2. Xây dựng mô hình toán kinh tế tương ứng để mô tả giả thuyết đã được xác định Với giả thuyết về mối quan hệ giữa GDP, lạm phát và thất nghiệp của nền kinh tế như các phân tích ở trên, có thể thể hiện dưới dạng hàm số đơn giản như sau: Yi = 1 + 2*X2i + 3*X3i Trong đó: Nhóm ACDNPP­ Lớp CQ5032.1LT1­ Khoa QTKD Page 4 Báo cáo thực hành Kinh tế lượng Yi (tỷ lệ thất nghiệp) (%): là biến phụ thuộc X2i (GDP) (nghìn tỷ USD); X3i (tỷ lệ lạm phát) (%): là các biến độc lập 1: là hệ số chặn 2, 3: là hệ số góc của mô hình hồi quy tổng thể Ui : là yếu tố ngẫu nhiên. 3. Quan sát và thu thập số liệu thống kê 3.1. Nguồn số liệu http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA %ADp_tin:Vietnam_inflation_over_the_years.jpg http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2011/12/111223_viet_inflation.shtml http://luanvan.co/luan­van/de­tai­moi­quan­he­giua­lam­phat­va­that­nghiep­o­ viet­nam­giai­doan­1986­2009­18713/ http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=407&idmid=4&ItemID=1349 http://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20120401195427AAeEEpI http://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20080123003637AArBgdQ http://gso.gov.vn/default.aspx?tabid=714 http://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.CD 3.2. Bảng số liệu: NĂM TỶ LỆ THẤT NGHIỆP (Y) (%) 1993 10.5 1994 7.03 1995 6.08 1996 5.7 1997 6.01 GDP (NGHÌN TỶ USD) (X2) 13.180954 16.286434 20.736163 24.657470 26.843701 TỶ LỆ LẠM PHÁT (X3) (%) 8.4 9.5 16.9 5.6 3.1 Nhóm ACDNPP­ Lớp CQ5032.1LT1­ Khoa QTKD Page 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn