Xem mẫu

  1. TRƯỜNG …………………. KHOA………………………. ----- ----- Báo cáo thực địa tổng hợp Quảng Ninh Hải Phòng
  2. Báo cáo thực địa tổng hợp Quảng Ninh – Hải Phòng MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN................................................................................................. 2 PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU. ...................................................................... 3 I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................................................................... 3 1. Mục đích. ..................................................................................................... 3 PHẦN II. NỘI DUNG................................................................................. 9 CHƯƠNG I. TÌM HIỀU KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NINH. ................................................................................................................. 9 I. ĐIỀU KIỆNTỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN. .............................................................................................................. 9 1. Vị trí địa lý. ................................................................................................. 9 CHƯƠNG II. TÌM HIỂU KINH TẾ - XÃ HỘI ............................ 37 ĐẢO CÁT BÀ, TP. HẢI PHÒNG. ...................................................... 37 I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN. ............................................................................................................ 37 1. Vị trí địa lý:............................................................................................... 37 PHẦN III. KẾT LUẬN ............................................................................ 44 KIẾN NGHỊ CỦA BẢN THÂN ........................................................... 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 47 1
  3. Báo cáo thực địa tổng hợp Quảng Ninh – Hải Phòng LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Địa lý, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện và cùng chúng em thực hiện chuyến đi thực địa này. Đặc biệt, em cảm tíi trong tổ Địa lý kinh tế - xã hội đã tận tình giúp đỡ, trực tiếp hướng dẫn sinh viên K56 hoàn thành chuyến thực địa kinh tế - xã hộ tổng hợp. Qua bài báo cáo này em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám đốc cùng các cô chú công nhân viên Công ty than Cao Sơn, Công ty than Thống Nhất, Công ty Tuyển than Cửa Ông, Công ty cảng Cái Lân, các cơ quan chức năng, Ban quản lý vườn quốc gia Cát Bà …đã tạo điều kiện, cung cấp tài liệu, thông tin cho đoàn thực địa. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nôi, tháng 10 năm 2009 Sinh viên: 2
  4. Báo cáo thực địa tổng hợp Quảng Ninh – Hải Phòng PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU. I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 1. Mục đích. Đối với sinh viên khoa Địa Lý sau mỗi học phần học tập trên giảng đường những chuyến đi thực địa dài ngày không chỉ là những tiết học bắt buộc mà đây sẽ là những cơ hội quý báu cho mỗi sinh viên tiếp súc thự tế cuộc sống. Đặc biệt đối với sinh viên năm cuối, thực địa Địa lý địa phương càng có vai trò quan trọng hơn khi mỗi sinh viên đang chuẩn bị những hành trang cuối cùng để hào mình vào cuộc sống, đi vào thực tế giảng dạy. Sau khi học xong hai học học phần Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam phần đại cương và phần cụ thể, đến hẹn lại lên, vào trung tuần tháng 10 năm 2009, dưới sự hướng dẫn của quý thầy cô trong tôt Địa lý kinh tế - xã hội, sinh viên K56 khoa Địa lý lại thực hiện chuyến đi thực địa tại Quảng Ninh. Tuy nhiên năm nay do ảnh hưởng của điều kiện giao thông và thời tiết, chuyến thực địa đã không thể thực hiện tuyến Móng Cái như những năm trước, năm nay đoàn sẽ thực hiện tuyến thực địa kinh tế - xã hội tổng hợp Quảng Ninh - Hải Phòng. Đi thực địa sẽ giúp sinh viên cũng cố và hiểu sâu sắc những kiến thức lý thuyết đã được học, đồng thời thông qua qua trình khảo sát, nghiên cứu theo đoàn và tự nghiên cứu các điểm, tuyến, các không gian kinh tế - xã hội Quảng Ninh, Hải Phòng. Thực địa cho sinh viên trực quan các hoạt động kinh tế, cách tổ chức kinh tế và mối quan hệ qua giữa các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội địa phương hoặc giữa các địa phương với nhau. Thực địa kinh tế - xã hội tổng hợp Quảng Ninh - Hải Phòng giúp sinh viên hiểu sâu sắc về sự phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Ning và Hải Phòng, hai trong ba trung tâm kinh tế phát triền của tam giác tăng trưởng phía Bắc. Thực địa tổng hợp giúp sinh viên cũng cố va hoàn thiện kỹ năng quan sát, ghi chép, thu thập tài liệu, kỹ năng nói, giao tiếp, kỹ năng xử lý và tổng hợp tài 3
  5. Báo cáo thực địa tổng hợp Quảng Ninh – Hải Phòng liệu… Những kỹ năng này sẽ góp tích cự trong cuộc sống và thực tế giảng dạy sau này của mỗi sinh viên. Trên tất cã, sau chuyến thực địa mỗi sinh viên sẽ được đánh giá kết quả cuối cùng qua một bản báo cáo. Để hoàn thành được báo cáo này đòi hỏi sinh viên phải biết sử dụng các kiến thức lý thuyết, các kiến thức mới ngoài thực địa, vận dụng tổng hợp tất cã các kỹ năng để đưa các kiến thức vào một mối quan hệ tổng hợp, nhằm phân tích đánh giá sự phát triển chung, đồng thời giải thích được sự phát triển, phân bố các không gian kinh tế, những vướng mắc và tồn tại trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 2. Yêu cầu. Trong chuyến thực địa Địa lý kinh tế - xã hội tổng hợp, yêu cầu sinh viên K56 thực hiện một số yêu cầu sau: - Tìm hiểu sơ lược về địa phương đoàn sẽ khảo sát trước khi thực hiện chuyến đi. - Tìm hiểu đặc điểm, tình hình phát triển kinh tế - xã hội một số địa phương thông qua một số ngành kinh tế tiêu biểu. - Tình hình phát triển, đặc điểm phân bố, cơ hội và thách thức của một số ngành kinh tế chính của các địa phương. - Những khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội, biện pháp khắc phục những khó khăn. - Những tác động tích cực và tiêu cực của sự phát triển kinh tế - xã hội đến tài nguyên và môi trường của địa phương. Từ những yêu cầu trên mỗi sinh viên phải hình thành cho mình tinh thần tương thân tương ái, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và trong sinh hoạt, thân thiện với đoàn và với nhân dân địa phương. 3. Các phương pháp nghiên cứu. Để hoàn thành tốt những nhiệm vụ trong chuyến thực địa này cần phải thực hiện tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu. Trong đó phương pháp điều tra thực tế, phương pháp bản đồ, phương pháp phỏng vấn, phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp… là được sử dụng nhiều nhất. 4
  6. Báo cáo thực địa tổng hợp Quảng Ninh – Hải Phòng - Phương pháp điều tra thực tế: Đây là phương pháp chủ đạo được sử dụng xuyên suốt quá trình thực địa Địa lý kinh tế - xã hội tổng hợp. Mục đích của phương pháp này nhằm thu thập được nhiều nhất tư liệu, đồng thời đảm bảo tính xác thực, chính xác và khoa học của nguồn tài liệu thu thập được. Tài liệu sẽ được kiểm chứng ngay trên thực tế. Tại thị xã (TX) Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nghe báo cáo của cán bộ công ty than Cao Sơn, công ty than Thống Nhất, công ty sang tuyển than Cửa Ông. Qua đó sinh viên ghi chép và nắm bắt được tiềm năng phát triển, tình hình khai thác của các công ty than qua từng thời kỳ, xu hướng phát triển, đồng thời tìm hiểu những khó khăn ngành than đang phải đối mặt. Qua đó có thể khái quát được một số nét cơ bản về sự phát triển của ngành công nghiệp khai thác than Quảng Ninh. Tại thành phố (Tp) Hạ Long - Quảng Ninh: Nghe báo cáo của cán bộ cảng Cái Lân về tình hình phát tiển của cảng. Qua đó nắm bắt được nhiệm vụ của cảng, các hoạt động chính, năng lực bốc dỡ, những khó khăn của cảng cũng như đóng góp của cảng Cái Lân cho sự phát triển kinh tế- xã hội Quảng Ninh nói riêng và cả ngước nói chung. Tại đảo Vân Đồn, Tuần Châu (Quảng Ninh): Thông qua điều tra thực tế nắm bắt được một số khía cạnh trong sự phát triển các ngành kinh tế biển, đặc biệt là du lịch, giao thông biển và ngành hải sải. Những cơ hội và thách thức cũng như tác động của các hoạt động này đến tài nguyên và môi trường. Tại đảo Cát Bà - Hải Phòng: Sinh viên đi vào thực tế tìm hiều sự phát triển của ngành du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản và ngành giao trong biển trên hò đảo này. - Phương pháp phỏng vấn: Ngoài những giờ đi điều tra thực tế cùng cả đoàn mỗi sinh viên phải biết sử dụng khả năng hoạt động các nhân của mình tự tìm hiểu thêm những vấn đề có liên quan hoặc tình hình phát tiển của các điểm kinh tế khác trong khu vực địa phương. Để thực hiện được điều này việc phương pháp phỏng vấn là phù hợp và phát huy tác dụng to lớn. Thông qua hệ thống các câu hỏi sinh viên sẽ tự mình nhận đượng những điều còn thiếu trong nguồn tài 5
  7. Báo cáo thực địa tổng hợp Quảng Ninh – Hải Phòng liệu nhằm bổ sung và hoàn thiền những khoảng trống trong nhật ký thực địa. Kết quả phỏng vấn sẽ phát huy tác dụng cao cho phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp. - Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp: Phương pháp này được thực hiện chủ yếu trong phòng. Sau những giờ phút vất vã thu thập tài liệu ngoài thực địa, việc xử lý nguồn tài liệu trước khi sử dụng là rất quan trọng. Trên cơ sở tài liệu thực địa, các tài liệu từ giáo trình, sách báo, và nhiều nguồn khác để rút ra nhưng nhận định, đánh giá, những kết luận riêng, kết luận chung cho địa phương hoặc liên địa phương phù hợp với mục đích và yêu. - Phương pháp bản đồ, biểu đồ: Bản đồ là nguồn tài liệu tổng hợp chưa đựng nhiều nguồn thông tin mang tính trực quan nhất. Sử dụng bản đồ là phương pháp không thể thiếu đối với những người nghiên cứu địa lý nói chung và địa lý kinh tế - xã hội nói riêng. Trong quá trình làm báo cáo, việc thành lập các bản đồ chuyên đề sẽ phản ánh một cách toàn cảnh nhất quá trình thực địa. - Phương pháp sử dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) và khai thác thông tin từ các website: Sử dụng các phần mềm để nhập, lưu trữ và quản lý thông tin, hiển thị thông tin theo mục đích và nội dung của báo cáo như: Map Info. II. THỜI GIAN VÀ LỘ TRÌNH NGHIÊNCỨU. Trong thời gian từ 12/10 đến 19/10/2009, 117 sinh viên K56 dưới sự hướng dẫn của các thầy cô trong tổ địa lý kinh tế thực hiện tuyến nghiên cứu dọc theo quốc lộ 18 từ Hà Nội - Bắc Ninh - Hải Dương đến Quảng Ninh. Từ Quảng Ninh lên tầu thuỷ nghiên cứu một số địa điểm trong vịnh Hạ Long rồi đi thẳng sang đảo Cát Bà của Hải Phòng. Cụ thể như sau: - Sáng 12/10/2009 xuất phát từ Hà Nội theo quốc lộ 18 ra Quảng Ninh. 1. Tại thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. - Ngày 13/10: Sáng 13/10 khảo sát, nghiên cứu tại công ty than Cao Sơn (khai thác lộ thiên), nghe báo cáo của cán bộ công ty, đi thực tế lên mỏ than. Buổi chiều khảo sát, nghiên cứu tại công ty than Thông Nhất. 6
  8. Báo cáo thực địa tổng hợp Quảng Ninh – Hải Phòng - Ngày 14/10: Sáng 14/10, khảo sát, nghiên cứu tại công ty tuyển than Cửa Ông. Chiều cùng ngày thăm đảo đất Cái Bầu thuộc huyện đảo Vân Đồn - Quảng Ninh, (dự tính thăm cơ sở chế biến nước mắm thủ công trên đảo Cái Bầu nhưng do ảnh hưởng của cơn bão số 10 điểm nghiên cứu bày đã không thể thực hiện được), khảo sát cảng tổng hợp Cái Rồng. - Ngày 15/10: Tự do tìm hiểu thị xã Cẩm Phả. 2. Tại Tp. Hạ Long: Chiều 15/10 di chuyển từ thị xã Cẩm Phả đến Tp. Hạ Long. - Ngày 16/10: Tìm hiểu cảng Cái Lân và đảo du lịch Tuần Châu. - Ngày 17/10: Sáng từ Cẩm Phả theo quốc lộ 18 đi Tp. Hạ Long, tìm hiểu một số địa điểm trong vịnh Hạ Long. Buổi trưa từ Hạ Long ra đảo Cát Bà - Hải Phòng. 3. Tại đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, Tp. Hải Phòng: - Ngày 18/10: Sáng làm việc tại vườn quốc gia (VQG) Cát Bà. Buổi chiều tự do tìm hiểu đảo Cát Bà. - Sáng 19/10, lên đường trở về Hà Nội kết thúc chuyến thực địa. Đặc biệt tuyến dọc theo quốc lộ 18 có sự phát triển đa dạng của các hoạt động kinh tế: Công nghiệp điện (Hải Dương, Quảng Ninh), công nghiệp khai thác than, công nghiệp chế biến thuỷ hải sản, ngành thương mại và dịch vụ tại các bến cảng (Cảng Cái Lân, Bến Do, Cái Rồng…), hoạt động du lịch thành một dãi liên tục từ Quảng Ninh - Hải Phòng, trong đó nổi bật có thành phố Hạ Long, đảo Tuần Châu và đảo Cát Bà. III. KẾT QUẢ. Chuyến thực địa tổng hợp kinh tế - xã hội Quảng Ninh - Hải Phòng đã thực hiện được một số kết quả cụ thể trên các ngành kinh tế sau: - Hoạt động công nghiệp: Công nghiệp khai thác, chế biến và tiêu thụ than tại Quảng Ninh. - Hoạt động thương mại: Các hoạt động thương mại sôi động tại cảng Cái Lân, cảng xăng dầu B12, hoạt động tại Bến Do (chủ yếu là hoạt đông xuất khẩu 7
  9. Báo cáo thực địa tổng hợp Quảng Ninh – Hải Phòng xi măng của nhà máy xi măng Cẩm Phả). Ngoài ra còn có các hoạt động buôn bán trao đổi tại các chợ, trung tâm thương mại trong các địa phương đoàn khảo sát. - Dịch vụ: Các hoạt động du lịch biển tại Vân Đồn, Tp. hạ Long, Tuần Châu, vịnh Hạ Long và đảo Cát Bà. - Thuỷ sản: Hoạtt động đánh bắt, nuôi trồng và tiêu thụ hải sản tại cảng cá Đồn, cảng cá Cát Bà. - Giao thông vậ tải biển: Hoạt động xuất nhập cảng Cái Lân, cảng tổng hợp Cái Rồng, bến phà Tuần Châu – Cát Bà và ngược lại… - Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế đến sự phát triển của xã hội chung. - Sự tác động của các yếu tố tự nhiên đến hoạt động và phân bố của các ngành kinh tế và ngược lại là sự tác động trở lại của các hoạt động kinh tế đến tài nguyên và môi trường. Phần nội dung 8
  10. Báo cáo thực địa tổng hợp Quảng Ninh – Hải Phòng PHẦN II. NỘI DUNG. CHƯƠNG I. TÌM HIỀU KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NINH. I. ĐIỀU KIỆNTỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN. 1. Vị trí địa lý. Quảng Ninh là tỉnh có diện tích lớn ở Đông Bắc nước ta 5938 km2, phía Tây giáp hai tỉnh Lạng Sơn (58km) và Bắc Giang (71km); phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ với đường bờ biển dài 250km; phía Nam và Tây Nam giáp hai tỉnh Hải Dương (21km) và Hải Phòng (78km); phía Bắc giáp Trung Quốc với đường biên giới dài hơn 130km. Toạ độ địa lý: Quảng Ninh nằm trong khoảng từ 106026’Đ tại Nguyễn huệ - huyện Đông Triều đến 108031’Đ trên bán đảo Trà Cổ, và từ 20040’B tại Hạ Mai - huện đảo Vân Đồn đến 21040’ tại Hoành Mô - huyện Bình Liêu. Vị trí địa lý như trên mang lại cho Quảng Ninh rất nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội. Vị tí địa lý được đánh giá là yếu tố quan trọng hang đầu trong sự phát triền kinh tế - xã hội. Là một trong ba góc của tam giác tăng trưởng Bắc Bộ, vị trí địa lý đã mang đến cho Quảng Ninh nhiều cơ hội phát triền đa ngành kinh tế như khai khoáng, giao thông, du lịch - đặc biệt là du lịch biển, khai thác hải sản, thương mại… Sự phát triển của Quảng Ninh có quan hệ mật thiết với các tỉnh lân cận và đặc biệt là thủ đo Hà Nội tạo nên một khu vực kinh 9
  11. Báo cáo thực địa tổng hợp Quảng Ninh – Hải Phòng tế phát triển năng động nhất Miền Bắc. Vị trí địa lý thuận lợi làm cho việc khai thác các nguồn lực king tế - xã hội càng trở có hiệu quả hơn. 2. Địa hình. Quảng Ninh có tất cã các dạng địa hình từ miền núi. đồng bằng ven biển đến hệ thống đảo và quần đảo. - Vùng núi: Bao gồm vùng núi miền Đông và vùng núi miền Tây. Vùng núi miền Đông là sự nối tiếp của vùng núi Thập Vạn Đại Sơn – Trung Quốc, chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam bao gồm các huyện Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà và phía Nam huyện Tiên Yên. Vùng núi miền Tây hay còn gọi là cánh cung Đông Triều, kéo dài từ từ Tiên Yên, Ba Chẽ, Hoành Bồ, Uông Bí và Đông Triều. - Vùng trung du và đồng bằng ven biển: Chiếm diện tích nhỏ khoảng 18% diện tíhc tự nhiên, bao gồm các dãi đồi thấp bị phong hoa và xâm thực tạo nên các đồng bằng nhỏ chạy từ chân núi ra triền sông và bờ biển như vùng Đông Triều, Uông Bí, Đầm Hà, Móng Cái.... Tại các cửa sông, các vùng bồi lắng phù sa tạo nên những cánh đồng và bãi triều thấp ở Nam Uông Bí, nam Yên Hưng, Tiên Yên, một phần nhỏ Đầm Hà, và nam Móng Cái. - Vùng biển và hải đảo: Quảng Ninh có hơn 2000 hòn đảo, chiếm hơn 2/3 số đảo trong cã nước, trong đó có nhiều đảo lớn như đảo Cái Bầu, đảo Bản Sen… Các đảo còn lại là đảo nhỏ. Quảng Ninh có hai huyện đảo là huyện đảo Vân Đồn và huyện đảo Cô Tô. Trong vịnh Hạ Long và Bái Tử Long có hàng ngàn đảo lớn nhỏ có hình dáng và địa hình đa dạng, tạo nên những cảnh đẹp kỳ thú. Ngoài ra dọc theo đường bờ biển, Quảng Ninh có hành chục bãi cát trắng được sóng biển bồi đắp nên. - Địa hình đáy biển: Đáy biển Quảng Ninh không bằng phẳng, có độ sâu trung bình 20m, có nhiều lạch sâu và nhiều dãi đá ngầm. Những lạch sâu tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các cảng biển, những dãi đá ngầm là nơi sinh sống của các rặng san hô. 10
  12. Báo cáo thực địa tổng hợp Quảng Ninh – Hải Phòng - Ngoài ra các vùng ven bờ, các vũng vịnh của Quảng Ninh được hệ thống đảo trong vịnh Hạ Long che chắn rất thuận lợi trong việc xây dựng các cảng biển và các tuyến giao thông. 3. Đất đai: Quảng Ninh tuy có diện tích tự nhiên rộng lớn nhưng diện tích đất nghèo dinh dưỡng chiếm phần nhiều, ít có giá trị nông nghiệp. Trong đó đất feralit đỏ vàng chiếm tỉ lệ lớn gần 70% để phát triển trồng cây công nghiệp và chăn nuôi, đất phù sa cổ để trồng lúa phân bố ở Yên Hưng, Đông Triều, Quảng Hà; đất cát và cồn cát ven biển đất ở vùng núi đá vôi; đất mặn ven biển để trông cói, làm muối, nuôi thủy sản và sú vẹt. 4. Khí hậu: Quảng Ninh nằm trong phạm vi của khu vực khí hậu nhiệt đới có mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều, một mùa đông lạnh và ít mưa, chịu ảnh hưởng rỏ rệt của gió mùa đông bắc. Nhiệt độ tháng I khoảng 200C, tháng VII ổn định trên 250C. Mùa đông kéo dài 4 – 5 tháng, trong đó ảnh hưởng của gió mùa đông bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa hạ thường ngắn hơn từ tháng 5 đến tháng 9. vào thời kỳ lượng mưa lớn nhất khoảng 2400 mm, vùng đảo xa như Cô Tô lượng mưa có thể đến 1700mm. Giữa hai mùa có một thời kỳ chuyển tiếp kéo dài khoảng một tháng. 5. Tài nguyên nước: Nhìn chung Quảng Ninh là tỉnh có ít sông, sông thường ngắn, dốc và chịu ảnh hưởng lớn của thuỷ triều. Trong đó có khoảng 30 sông, suối có độ dài trên 10 km, diện tích lưu vực không quá 300km2. Trong số đó có 4 con sông lớn là hạ lưu sông Thái Bình, sông Ka Long, sông Tiên Yêu và sông Ba Chẽ. Sông có nhiều nhánh, cá nhánh sông thường vuông góc với sông chính. Các mỏ nước khoáng: Có nhiều điểm nước khoáng uống được ở Quang Hanh (Cẩm Phả), Khe Lạc (Tiên Yên), Đồng Long (Bình Liêu). Ngoài ra, còn có nguồn nước khoáng không uống được tập trung ở Cẩm Phả có nồng độ khoáng khá cao, nhiệt độ trên 35oC, có thể dùng chữa bệnh. 11
  13. Báo cáo thực địa tổng hợp Quảng Ninh – Hải Phòng Ngoài ra Quảng Ninh có nhiều hồ và đập nước cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt. 6. Khoáng sản: Quảng Ninh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, có nhiều loại đặc thù, trữ lượng lớn, chất lượng cao mà nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước không có được như: than, cao lanh tấn mài, đất sét, cát thủy tinh, đá vôi… Than đá: Có trữ lượng khoảng 3,6 tỷ tấn, hầu hết thuộc dòng antraxít, tỷ lệ cácbon ổn định 80 – 90%; phần lớn tập trung tại 3 khu vực: Hạ Long, Cẩm Phả và Uông Bí – Đông Triều ; mỗi năm cho phép khai thác khoảng 30 – 40 triệu tấn. Các mỏ đá vôi, đất sét, cao lanh…: Trữ lượng tương đối lớn, phân bố rộng khắp các địa phương như: Mỏ đá vôi ở Hoành Bồ, Cẩm Phả; Các mỏ cao lanh ở các huyện miền núi Hải Hà, Bình Liêu, Ba Chẽ, Tiên Yên, thị xã Móng Cái; Các mỏ đất sét phân bố tập trung ở Đông Triều, Hoành Bồ và TP. Hạ Long là nguồn nguyên liệu quan trọng để sản xuất vật liệu xây dựng cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. 7. Sinh vật: 7.1. Tài nguyên rừng: Quảng Ninh có 243.800 ha rừng và đất rừng (chiếm 40% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh), trong đó rừng tự nhiên chiếm khoảng 80%. Còn lại là rừng trồng, rừng đặc sản khoảng 100 ngàn ha, đất chưa thành rừng khoảng 230 ngàn ha, là điều kiện để phát triển thành các vùng gỗ công nghiệp, vùng cây đặc sản, cây ăn quả có quy mô lớn (2007). Tuy nhiên do khai thác qua mức nên chỉ còn lại các loại rừng nghèo với trữ lượng khai thác khoảng 5triệu m3. Hiện nay do chính sách đóng cửa rừng, bảo vệ và trồng mới diện tích rừng đã khai thác nên độ che phủ rừng của Quảng Ninh đang tăng lên. 7.2. Tài nguyên biển: 12
  14. Báo cáo thực địa tổng hợp Quảng Ninh – Hải Phòng Với bờ biển dài 250 km, Quảng Ninh có nhiều ngư trường khai thác hải sản. Hầu hết các bãi cá chính có sản lượng cao, ổn định, đều phân bố gần bờ và quanh các đảo, rất thuận tiện cho việc khai thác, với trữ lượng khai thác hang năm từ 30 – 40 nghìn tấn. Ngoài ra, Quảng Ninh còn có trên 40.000 ha bãi triều, 20.000 ha eo vịnh và hàng vạn ha các vũng nông ven bờ, là môi trường thuận lợi để phát triển nuôi và chế biến hải sản xuất khẩu. Ven biển Quảng Ninh có nhiều khu vực nước sâu, kín gió là lợi thế đặc biệt quan trọng thuận lợi cho việc xây dựng, phát triển hệ thống cảng biển, nhất là ở thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, huyện Tiên Yên, thị xã Móng Cái và huyện Hải Hà. 8. Tài nguyên du lịch: Du lịch là điểm nổi bật trong kinh tế Quảng Ninh với những tiềm năng nổi trội của vịnh Hạ Long, danh lam thắng cảnh được UNESSCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, hiện nay đã lọt vào danh sách đề cử 7 kỳ quan tự nhiên của thế giới. Đảo Vân Đồn, đảo Tuần Châu… là những hòn đảo đẹp đã và đang được khai thac tích cực vào phát tiển du lịch. Ngoài các tài nguyên du lịch tự nhiên Quảng Ninh còn có rất nhiều di tích lịch sử văn hoá như đền thờ Trần Quốc Tảng ở thị xã Cẩm Phả, khu di tích Thiên Viện Trúc Lâm Giác Tâm ở Vân Đồn; núi Yên Tử, núi Bài Thơ, khu di tích danh thắng Bạch Đằng (đoàn không được khảo sát)… với nhiều ngày lễ và hội có sức hút một lượng lớn du khách thập phương. Với những thế mạnh về danh lam thắng cảnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho Quảng Ninh phát triển đa dạng các loại hình du lịch, hình thành các khu du lịch tầm cỡ quốc gia và quốc tế. II. CÁC ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI: 1. Dân cư và nguồn lao động: 1.1. Dân cư: Theo kết quả điều tra sơ bộ của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân số Quảng Ninh hiện nay có 1.144.381 người, trong đó nam chiếm 13
  15. Báo cáo thực địa tổng hợp Quảng Ninh – Hải Phòng 50,9 %, nữ chiếm 49,1%.Tỷ lệ dân thành thị chiếm 50,3%, đứng thứ 3 trên toàn quốc (sau TP. Hồ Chí Minh và TP. Đà Nẵng). Tỷ lệ tăng dân số bình quân từ năm 1999 đến 2009 là 1,3% (trung bình cả nước là 1,2%). Quảng Ninh được coi là tỉnh coi dân số trung bình. Mật độ dân số hiện là 188 người/km2 (2009) nhưng phân bố không đều. Dân cư phân bố chủ yếu dọc theo quốc lộ 18 đoạn từ Uông Bi đến Móng Cái. Trong đó Tp. Hạ Long, Tp. Móng Cái và hai thị xã Uông Bí và Cẩm Phả đã chiếm trên 50% dân số toàn tỉnh. 1.2. Dân tộc: Quảng Ninh có 22 dân tộc, riêng người Kinh chiếm trên 85% dân số. Ngoài ra các dân tộc chiếm số lượng đông như dân tộc Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chỉ, Hoa. Cộng đồng người dân tộc Quảng Ninh vẫn còn gìn giữ được nhiều nét văn hoá truyền thống đặc sắc. 1.3. Nguồn lao động: Quảng Ninh có kết cấu dân số trẻ (độ tuổi dưới tuổi lao động chiếm gần 40%, người trên tuổi lao động chiếm 7,1%), nguồn lao động dồi dào chiếm trên 50% dân số. Lao động có trình độ kỹ thuật chiếm tỷ lệ lớn chiếm trên 30% (sau Hà Nội). Lao động hoạt độngtrong tất cã các ngành vàthành phần kinh tế, nhưng lao động trong khu vực nhà nước là chủ yếu. Lao động tập trung đông trong các ngành công nghiệp và dịch vụ. Bảng 1. Cơ cấu lao động của Quảng Ninh phân theo ngành kinh tế năm 1990 và năm 2006. Ngành Nông nghiệp Công nghiệp, xây Dịch vụ Năm dựng 1990 72,7 11,4 15,9 2006 49,9 25,6 24,5 Nguồn: Niên giám tỉnh Quảng Ninh 2007. Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Ninh năm 2007 2. Cơ sở hạ tầng: 14
  16. Báo cáo thực địa tổng hợp Quảng Ninh – Hải Phòng Quảng Ninh hiện có hệ thống cơ sở hạ tầng khá tốt, đã và đang phục vụ đắc lực cho các hoạt động kinh tế, đặc biệt là trong công nghiệp và du lịch. 2.1. Hệ thống doanh nghiệp: Tính đến 11/ 2008 Quảng Ninh có khoảng 4.675 doanh nghiệp đăng ký hoạt động kinh doanh, trong đó có 140 doanh nghiệp nhà nước, 1339 công ty cổ phần, 1.989 Công trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 2 thành viên, 235 công ty TNHH 1 thành viên, 972 doanh nghiệp tư nhân. 2.2. Giao thông: Quảng Ninh có 410 km đường quốc lộ bao gồm: quốc lộ 18A, quốc lộ 10A, quốc lộ 4B, quốc lộ 279, 324 km đường tỉnh lộ và hơn 2000 km đường liên huyện, liên xã. - Đường sắt: Quảng Ninh có trên 200 km đường sắt, trong đó chủ yếu thuộc tuyến đường sắt Hà Nội – Kép – Bãi Cháy. Còn lại là các tuyến đường chuyên chở thân trong nội địa. - Đường ôtô: Quảng Ninh đã hoàn thiện hệ thống giao thông đường bộ huyết mạch nối liền các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc và cả nước. Có 410 km đường quốc lộ bao gồm: quốc lộ 18A, quốc lộ 10A, quốc lộ 4B, quốc lộ 279, 324 km đường tỉnh lộ và hơn 2000 km đường liên huyện, liên xã. Trong đó quan trong nhất là tuyến quốc lộ 18 nối liền hầu hết các trung tâm công nghiệp của Quảng Ninh, nối liền thủ đô Hà Nội với toàn tỉnh và cử khẩu Móng Cái tạo nên sự liền mạch trong hoạt động kinh tế. - Đường thuỷ và các bến cảng: Quảng Ninh có hệ thống giao thông thuỷ và bến cảng rất phát triển. Hiện nay chỉ duy nhất huyện Bình Liêu là không có laọi hình vận tải thuỷ. Một số bến cảng lớn phục vụ vận tải thuỷ ở Quảng Ninh: Cảng tổng hợp Cái Lân, cảng tổng hợp Cái Rồng, Bến Do (là ba cảng đoàn đã khảo sát), một số cảng du lịch Hạ Long, ngoài ra còn rất nhiều cảng biển khác như cảng Vạn Gia, cảng Cửa Ông… - Sân bay: Quảng Ninh đã có bãi đỗ cho máy bay trực thăng ở thành phố Hạ Long và Móng Cái. Dự án xây dựng sân bay Vân Đồn đạt tiêu chuẩn quốc tế 15
  17. Báo cáo thực địa tổng hợp Quảng Ninh – Hải Phòng đã được Bộ Giao thông Vận tải trình Chính phủ phê duyệt để triển khai trong giai đoạn từ 2006 – 2010. Như vậy có thể thấy cơ sở hạ tầng có phát triển đồng bộ, tạo điều kiện tốt nhất cho Quảng Ninh vươn lên tầm cao mới trong kinh tế - xã hội. 3. Đường lối chính sách và điều kiện khác. Với vị trí quan trọng, từ lâu Quảng Ninh đã nhận được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước. Chính sách xác định Quảng Ninh là một đỉnh của tam giác tăng trưởng phía Bắc càng nâng cao vai trò quan trọng của tỉnh đối với đất nước. Cũng chính sự ưu tiên phát triển, kết hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thuận lợi, Quảng Ninh có sức thu hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong quá trình hội nhập. II. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ. 1. Khái quát kinh tế. Quảng Ninh là tỉnh có vị trí quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, được xem như một phần quan trọng của tam giác tăng trưởng kinh tế ở phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), phát triển theo xu hướng tăng tỉ trongj của hai ngành công nghiệp và dịch vụ. Vì vậy trong những năm gần đây, tỉnh Quảng Ninh đã đạt được những tiến bộ kinh tế. - Tổng sản phẩm quốc dân: Trong giai đoạn từ những năm 2000 đến nay tổng sản phẩm quốc dân của Quang Ninh không ngừng tăng lên. Bảng 2. Tổng sản phẩm quốc dân Quảng Ninh trong thời gian 2003 – 2007. 2003 2004 2005 2006 2007 5715 6451 7336 8347 9441 Nguồn: Niên giám thống kê tinhe Quảng Ninh 2007. 16
  18. Báo cáo thực địa tổng hợp Quảng Ninh – Hải Phòng - Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình năm: Thời kỳ 1996 – 2000 là 7,54%, trong 2 năm 2001-2002 là 12%, năm 2003 tăng 12,65%. Đến năm 2006 đạt 13.2%. - GDP bình quân đầu người: Năm 2005 là 726 USD, năm 2006 tăng lên 882 USD, tăng hơn 2,6 lần so với năm 2005. - Cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có sự chuyển đổi theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ, thương mại và du lịch. Bảng 3. Tổng sản phẩm phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2001 – 2007. Đơn vị: % Năm 2001 2003 2005 2007 Tổng số 4506 5715 7336 9441 Nông, lâm, ngư ngiệp 415 605 577 681 Công nghiệp, xây dựng 2357 3027 3734 4977 Dịch vụ 1734 2083 3025 3783 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh. Tỉ đồng 45.0 40.04 40.0 35.0 32.05 Nông, lâm, thuỷ sản 30.0 24.69 25.0 CN, XD 20.0 17.8 15.0 11.86 9.74 DV 10.0 7.55 5.62 5.0 2.0 2.8 2.8 2.2 0.0 2004 2005 2006 2007 Năm Hình 1. Biểu đồ giá trị sản xuất tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2004-2007 - Sự phân bố kinh tế: Theo tính chất lãnh thổ, hiện nay Quảng Ninh đã hình thành ba khu vực kinh tế: Khu vực đô thị; Khu vực trung du và ven biển; Khu vực đồng bằng. 17
  19. Báo cáo thực địa tổng hợp Quảng Ninh – Hải Phòng + Khu vực đô thị: Tại đây phát triển nhiều trung tâm công nghiệp lớn thuộc các lĩnh vực công nghiệp khai thác than, công nghiệp chế biến, thương mại, dịch vụ và du lịch. + Khu vực trung du và đồng bằng: Phát triển trồng cây công nghiệp, chế biến nông, lâm, thủy hải sản, cảng biển và xuất khẩu hang hóa. + Khu vực miền núi: Phát triển các ngành kinh tế dựa và rừng như cây công nghiệp, du lịch sinh thái, chan nuôi… Nền kinh tế đang từng bước bắt kịp với yêu cầu của thị trường bao gồm cả thị trường trong tỉnh, thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Chất lượng hàng hóa và dịch vụ không ngừng được nâng cao. Quy mô sản xuất ngày càng tăng, cơ cấu kinh tế đang tiếp tục thay đổi nhằm phát huy các thế mạnh kinh tế và thích ứng yêu cầu của thị trường và xã hội. 2. Công nghiệp. 2.1. Khái quát công nghiệp Quảng Ninh. Từ năm 1991 đến nay, sản xuất công nghiệp tương đối ổn định, liên tục đạt tốc độ tăng trưởng: năm 1996 là 15,2%, năm 1997 đạt 15,6 %, năm 1998 đạt 18% và năm 2003 đã đạt mức tăng trưởng bình quân 19,3%. Các ngành công nghiệp than, cơ khí đóng tàu, vật liệu xây dựng đều phát triển mạnh. Trên địa bàn tỉnh nhiều dự án công nghiệp có quy mô hiện đại đã và đang được triển khai như xi măng, điện, vật liệu xây dựng, sản xuất gốm sứ… Toàn tỉnh hiện có trên 50 dự án có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động với số vốn đăng ký trên 357 triệu USD, vốn thực hiện trên 195 triệu USD. Các khu công nghiệp được hình thành và từng bước phát huy hiệu quả. Ngoài khu công nghiệp Cái Lân, Bắc Cửa Lục. Chính Phủ đã có quyết định xây dựng các khu công nghiệp mới như Việt Hưng, Đông Mai, Uông Bí, Móng Cái để thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Các ngành công nghiệp quan trọng có công nghiệp than, cộng nghiệp chế biến nông, lâm, thủy hải sản, công nghiệpcơ khí và điện tử, sản xuất vật liệu xây dựng… Trong đó ngành công nghiệp than đóng vai trò quan trọng nhất (chiếm trên 62 % cơ cấu ngành công nghiệp toàn tỉnh). 18
  20. Báo cáo thực địa tổng hợp Quảng Ninh – Hải Phòng Bảng 4. Cơ cấu ngành công nghiêp Quảng Ninh các năm 2000, 2003, 2006(%) 2000 2003 2006 Giá trị sản Giá trị Giá trị Cơ Cơ cấu Cơ cấu lượng sản lượng sản lượng cấu (%) (%) (tỉ đồng) (tỉ đồng) (tỉ đồng) (%) Tổng số 5.242,8 100,0 8.801,0 100,0 15.991 100,0 Công nghiệp 2.828,4 53,75 4.729,6 53,74 9.941 62,2 khai thác than Công nghiệp 2.235,6 42,64 3.735,8 42,44 5.706 35,7 chế biến Điện, ga, nước 188,7 3,61 335,6 3,82 343 2,1 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh 2007. Cơ cấu lãnh thổ công nghiệp gồm: các khu, cụm công nghiệp (Cái Lân, Móng Cái, Đông Triều, Mạo Khê, Uông Bí, Đồng Đăng); các điểm công nghiệp (Bình Liêu, Đầm Hà, Vân Đồn, Yên Hưng, Ba Chẽ, Cẩm Phả). 2.2. Công nghiệp than. 2.2.1. Vai trò: Công nghiệp khai thác than đóng góp phần lớn trong cơ cấu GDP của toàn ngành công nghiệp của tỉnh (62,2% năm 2006), đồng thời giữ vai trò hàng đầu với phát triển kinh tế. Tuy sự giảm dần trong cơ cấu GDP nhưng giá trị tuyệt đối ngày càng tăng lên, mặt khác cũng thể hiện sự thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo ngành than như: Luyện kim, giao thông vận tải, dịch vụ thương mại. Ngoài đáp ứng cho như cầu trong nước, than được xuất khẩu thu ngoại tệ. Năm 2006 xuất khẩu 23 triệu tấn, Việt Nam trở thành nước xuất khâu than an- tra-xit lớn nhất thế giới. Công nghiệp than còn tạo ra một lượng việc làm và thu nhập cao cho lực lượng lao động. Tổng số lao động trong ngành than chiếm tới 60% lao động công nghiệp ở đây. Trong đó công ty than Cao Sơn có trên 3700 lao động, công 19
nguon tai.lieu . vn