Xem mẫu

LIÊN HỢP QUỐC

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

LIÊN MINH CHÂU ÂU

TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN PHỤC VỤ
CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
CỦA VIỆT NAM KHI TRỞ THÀNH
NƯỚC THU NHẬP TRUNG BÌNH
TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN CHO VIỆT NAM:
ĐÁP ỨNG CÁC THÁCH THỨC MỚI

Do các cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam, Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam
và Bộ Kế hoạch và Đầu tư ấn hành

Hà Nội, tháng 12 năm 2014

Ấn phẩm này được xuất bản bởi Chương trình Hỗ trợ Đối thoại Chiến lược Việt Nam – EU do Liên minh
châu Âu tài trợ.
Ấn phẩm này thể hiện quan điểm của các tác giả và dưới bất kỳ phương thức nào, những nội dung này
cũng không được xem là phản ánh quan điểm của Liên Hợp quốc và Phái đoàn Liên minh châu Âu tại
Việt Nam.

TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN PHỤC VỤ
CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
CỦA VIỆT NAM KHI TRỞ THÀNH
NƯỚC THU NHẬP TRUNG BÌNH
TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN CHO VIỆT NAM:
ĐÁP ỨNG CÁC THÁCH THỨC MỚI

Lời tựa
Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu nghiên cứu
quan trọng về Tài chính phát triển phục vụ
các mục tiêu phát triển bền vững của Việt
Nam khi trở thành nước có thu nhập trung
bình. Nghiên cứu này là kết quả hợp tác chung
giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, Liên
hợp quốc (UN) và Liên minh châu Âu (EU),
được thực hiện trong giai đoạn 2013 - 2014 với
sự hỗ trợ từ Quỹ Hiệu quả Phát triển khu vực
Châu Á - Thái Bình Dương của tổ chức UNDP
(AP-DEF) và từ Phái đoàn Liên minh châu Âu
tại Việt Nam thông qua Chương trình Hỗ trợ
Đối thoại Chiến lược Việt Nam - EU.
Trong thập kỷ vừa qua, Việt Nam đã đạt được
những thành tựu nổi bật trong lĩnh vực phát
triển kinh tế - xã hội và xoá đói, giảm nghèo.
Nguồn vốn ODA đáng kể dành cho Việt Nam
cùng sự hỗ trợ mạnh mẽ của cộng đồng quốc
tế đối với chính sách phát triển và cải cách ở
Việt Nam đã đóng góp quan trọng vào những
thành tựu này. Nhờ phát triển bền vững và các
chính sách được thực hiện thành công, Việt
Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình
vào năm 2010 với bối cảnh phát triển chứng
kiến sự đổi thay nhanh chóng. Ngày nay, việc
huy động nguồn vốn ODA và các khoản vay
kém ưu đãi ở Việt Nam đóng một vai trò khác.
Để tránh cái bẫy thu nhập trung bình và tạo
ra những bước đột phá cần thiết nhằm phát
triển hơn nữa, Việt Nam đang theo đuổi những
cơ hội mới như các nguồn tài chính phát triển
khác từ khu vực tư nhân (đầu tư trực tiếp nước

ngoài và đầu tư trong nước), tăng cường hợp
tác Nam - Nam và hợp tác khu vực. Việt Nam
cũng đã nỗ lực để hiện đại hóa hệ thống quản
lý tài chính công, đặc biệt hệ thống thuế, để tối
ưu hóa khung khổ thu chi ngân sách nhà nước.
Nghiên cứu này góp phần nâng cao nhận
thức về vai trò của các nguồn tài chính phát
triển trong những năm gần đây. Nghiên cứu
cũng đưa ra những cơ hội và thách thức của
tài chính phát triển để hoàn thiện các chính
sách và định hướng chiến lược trong tương lai
của Việt Nam. Cụ thể hơn, những chính sách
và định hướng này sẽ được thể chế hóa thành
khuôn khổ pháp lý hiệu quả hơn, điển hình như
việc thông qua Luật Đầu tư công vào tháng 6
năm nay và hiện đang tiến hành sửa đổi, bổ
sung Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và Luật
Ngân sách Nhà nước.
Các kết quả nghiên cứu hy vọng sẽ cung cấp
các thông tin, dữ liệu, phân tích hữu ích, kịp thời
cùng những khuyến nghị có giá trị để hỗ trợ việc
chuẩn bị xây dựng Kế hoạch Phát triển kinh tế
- xã hội thời kỳ 2016 - 2020 và định hướng cho
việc thảo luận cách thức thực hiện các Mục tiêu
Phát triển Bền vững của thế giới ở cấp quốc
gia. Nghiên cứu này cũng sẽ đóng góp vào các
đối thoại chính sách hiện nay giữa Chính phủ
Việt Nam và các đối tác phát triển trong khuôn
khổ chương trình hợp tác phát triển tại Việt Nam
trong bối cảnh mới.
Hà Nội, ngày

tháng 11 năm 2014

Nguyễn Chí Dũng

Pratibha Mehta

Franz Jessen

Thứ trưởng
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Việt Nam

Điều phối viên thường trú
Liên Hợp Quốc
tại Việt Nam

Đại sứ/Trưởng Phái đoàn
Liên minh châu Âu
tại Việt Nam

Tài chính phát triển phục vụ các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam
khi trở thành nước thu nhập trung bình

V

nguon tai.lieu . vn