Xem mẫu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HỘI THẢO 1 NHU CẦU VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ GIẢM TỔN THẤT TRONG SẢN XUẤT LÚA GẠO Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CẦN THƠ, THÁNG 6 - 2006
  2. Mục tiêu hội thảo Đề án “Điều tra và kiểm soát sự nứt hạt lúa trên đồng ruộng và sau thu hoạch ở đồng bằng sông MêKông của Việt Nam “ nằm trong chương trình hợp tác phát triển nông nghiệp và nông thôn (Collaboration for Agriculture and Rural Development Program, viết tắt là CARD) do Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam (MARD) phối hợp với cơ quan tài trợ của chính phủ Uc (AusAID) nhằm giúp các nông hộ nhỏ của Việt Nam tăng thu nhập trong sản xuất lúa gạo nhờ hoàn thiện chất lượng lúa gạo nên nông dân sẽ có khả năng bán giá sản phẩm cao hơn. Các hợp tác xã của nông dân sẽ củng cố năng lực tiếp thị thông qua việc thực hiện đề án này. Các người liên quan khác như cung cấp dịch vụ và nhân viên khuyến nông sẽ có ích lợi nhờ hoàn thiện kiến thức và mở rộng cơ hội công việc. Đề án sẽ tiến hành điều tra và kiểm soát sự nứt hạt lúa cả trên đồng ruộng và sau thu hoạch ở ĐBSCL trong 3 năm từ tháng 03/2006 đến tháng 03/2009. Sự nứt hạt có tính tích lũy từ khâu thu hoạch (gặt, đập) cho đến sấy, xay xát. Các thí nghiệm và khảo sát sẽ tiến hành trên đồng ruộng nhằm đánh giá sự nứt hạt và tổn thất do phương pháp thu hoạch gây nên. Việc khảo sát thí nghiệm sẽ tiến hành trên nhiều giống lúa ở các mùa vụ khác nhau. Các hệ thống sấy hiện có ở ĐBSCL sẽ được khảo sát và thí nghiệm nhằm đánh giá tính năng và hiệu qủa sấy. Tổn thất do xay xát sẽ được khảo sát trên vài hệ thống máy tiêu biểu liên quan đến qui trình công nghệ sấy. Các kết quả của đề án sẽ được phổ biến thông qua chương trình khuyến nông phối hợp với các trung tâm khuyến nông tỉnh. Để đạt được các mục tiêu trên, hội thảo chuyên đề “ Nhu cầu và biện pháp nâng cao chất lượng và giảm tổn thất trong sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL” được tổ chức nhằm thảo luận hiện trạng và nhu cầu của công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch trong sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL với sự đóng góp ý kiến của đại diện các Sở NN & PTNT và Trung tâm khuyến nông của các tỉnh cũng như từ phía các nhà sản xuất. Hội thảo sẽ nêu bật lên các ưu khuyết điểm của từng công nghệ và xu hướng phát triển tương lai. Hội thảo sẽ giúp tìm ra mối liên hệ giữa kiểm soát sự nứt hạt với sự tăng giá trị và chất lượng hạt gạo trong sản xuất lúa gạo. Việc tổ chức hội thảo trước khi thực hiện đề án sẽ giúp tổng kết những vấn đề quan trọng qua kinh nghiệm từ những chương trình trước đây từ đó đề án sẽ tập trung vào những hướng trọng điểm hơn, thiết thực hơn. TS. Trương Vĩnh Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Chủ nhiệm chương trình CARD – 026/VIE05
  3. TÓM TẮT HỘI THẢO “Nhu cầu và biện pháp nâng cao chất lượng và giảm tổn thất trong sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL (MRD) “(Cần Thơ, tháng 6 - 2006) Hội thảo bao gồm hai phần chính là thứ nhất thảo luận chung về nhu cầu và biện pháp để nâng cao chất lượng và giảm tổn thất trong sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL và thứ hai là các khía cạnh kỹ thuật về thu hoạch, sấy và xay xát. Trong thảo luận chung, các báo cáo của Viện lúa ĐBSCL và Tiểu hợp phần xử lý sau thu hoạch đại diện cho cấp vùng, còn các báo cáo của tỉnh Sóc Trăng và Tiền Giang đại diện cho cấp tỉnh. Trong thảo luận kỹ thuật, công ty Vinappro báo cáo máy thu hoạch, ĐH Nông Lâm báo cáo sấy, và công ty Bùi văn Ngọ báo cáo xay xát. Ngoài ra còn có các báo cáo của các tỉnh Bến Tre, Hậu Giang, v.v,. Theo số liệu của Viện lúa ĐBSCL, có 500-600 máy gặt xếp dãi hiện đang hoạt động ở ĐBSCL. Đây là một số lượng quá nhỏ so với nhu cầu cơ giới thu hoạch nên hầu hết vẫn thu hoạch bằng tay. Khâu đập lúa đã được cơ giới hóa trên 95%. Thu hoạch bằng tay rồi đập máy năng suất khoảng 2 ha/ngày với tổn thất 3-6%. Báo cáo của Tiểu hợp phần STH cho thấy tổng tổn thất STH là 10-15%. Từ năm 2002, nông dân đã nhận thức được sấy máy tốt hơn phơi. Do vậy, tổn thất vẫn cao là vì qui trình sấy của người sử dụng chưa đúng. Tiểu hợp phần STH đề nghị xây dựng các vùng sản xuất lúa đặc trưng chỉ trồng 1-2 giống lúa. Họ cũng đề nghị thiết lập cầu nối giữa nông dân, các nhà sản xuất công nghiệp, các nhà khoa học và nhà quản lý để hoàn thiện chất lượng sản xuất lúa gạo. Trung tâm khuyến nông tỉnh Sóc Trăng báo cáo tổng tổn thất STH là 13.38% của năm 2003. Nhu cầu là 100 máy gặt, và 900 máy sấy cho đến năm 2010. Họ đề nghị tổ chức các khâu từ mua lúa tươi cho đến sấy, xay xát, và tiêu thụ ở cấp tỉnh. Trung tâm khuyến nông tỉnh Tiền Giang báo cáo tổn thất thu hoạch là 4.5%. Theo họ, việc thu hoạch ở Tiền Giang lúc nào cũng trễ do thiếu lao động và máy thu hoạch. Sấy máy hiện chiếm 25% tổng lúa phơi sấy. Xay xát gặp vấn đề chất lượng hạt không đều và thiết bị cũ. Họ đề nghị hoàn thiện kiến thức nông dân về trồng lúa liên quan đến công nghệ sau thu hoạch thích hợp. Báo cáo cũng đề nghị chính phủ có chính sách ưu đãi về tài chính cho nông dân đầu tư thiết bị cơ giới hóa sản xuất lúa gạo. Công ty Vinappro thảo luận về kinh nghiệm trong quá trình phát triển máy gặt đập liên hợp (GĐLH). Hầu hết ruộng lúa ở ĐBSCL có kích thước nhỏ nên phù hợp với máy GĐLH cở nhỏ và trung. Nền đất yếu cũng là vấn đề thách thức sự di chuyển của máy GĐLH. Do vậy, công ty tập trung giải quyết vấn đề này theo hướng chế tạo máy nhẹ và đạt được một số kết quả tốt ban đầu. Công ty Bui van Ngo tập trung phân tích công nghệ xay xát. Năng lượng tiêu hao của các hệ thống xay xát hiện tại vào khoảng 35-38kWh/ tấn lúa. Với điều kiện chuẩn, toàn bộ quá trình xay xát gây nên 8% gạo gãy. Nghĩa là lúa tốt xay bằng máy xay chất lượng trung bình có thể đạt 60% tỉ lệ gạo nguyên (HRY). Hay nói cách khác, HRY dưới 60% là kết quả hoặc do máy xay xát kém chất lượng hoặc do xử ly’ sau thu hoạch kém. Họ đề nghị thiết lập các hệ thống xay xát ở ĐBSCL với năng suất lớn 300 000 đến 500 000 tấn/năm phục vụ mục đích xuất khẩu. Ngoài ra, chi phí xay xát có thể giảm bằng cách sử dụng trấu làm năng lượng và sản xuất ethanol từ hạt gạo tấm nhỏ. Đại học Nông Lâm tham luận công nghệ sấy ở ĐBSCL trong quá khứ và 15 năm tới. Sấy lúa bằng máy có hiệu quả rõ ràng nhưng vẫn chưa đủ thuyết phục nông dân. Số lượng máy sấy đã tăng gần đây nhưng vẫn còn rất xa so với nhu cầu. Chính phủ nên kiểm soát mạnh mẽ công nghệ sấy. Các nhà khoa học và nhà sản xuất phải làm việc cật lực hơn nữa để thay đổi suy nghĩ của nông dân.
  4. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM HỘI THẢO 2 TỔNG KẾT 1 NĂM HOẠT ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH CARD 026/VIE05 THẢO LUẬN MÔ HÌNH GIA TĂNG LỢI ÍCH CHO NÔNG DÂN NGHÈO TỪ NHỮNG TIẾN BỘ CỦA CÔNG NGHỆ THU HOẠCH VÀ SAU THU HOẠCH TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 06/2007
  5. TỔNG KẾT HỘI THẢO “TỔNG KẾT 1 NĂM HOẠT ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH CARD026/VIE05- THẢO LUẬN MÔ HÌNH GIA TĂNG LỢI ÍCH CHO NÔNG DÂN NGHÈO TỪ NHỮNG TIẾN BỘ CỦA CÔNG NGHỆ THU HOẠCH VÀ SAU THU HOẠCH” Hội thảo “Tổng kết 1 năm hoạt động chương trình CARD026/VIE05-Thảo luận mô hình gia tăng lơi ích cho nông dân nghèo từ những tiến bộ của công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch” là cơ hội để các bên liên quan như Đại học Nông Lâm TP.HCM, Sở Nông nghiệp và Khuyến nông các tỉnh thành, các trung tâm khuyến nông và đại diện của các hợp tác xã ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) báo cáo kết quả đạt được và trao đổi kinh nghiệm của các chuyên gia trong từng lĩnh vực. Các báo cáo tại hội thảo tập trung vào các hoạt động chính của dự án cũng như tình hình sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL, như là khảo sát tổn thất do thời điểm thu hoạch, phương pháp thu hoạch và sấy lúa. Hội thảo cũng đề cập đến các đánh giá về tình hình sử dụng trang thiết bị trong xay xát và sấy lúa ở ĐBSCL. Ngoài ra, Hội thảo còn thảo luận về nâng cao kỹ thuật sấy đối với máy sấy tĩnh và các vấn đề kỹ thuật liên quan. 1. Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch Thí nghiệm được thực hiện tại 3 địa điểm bao gồm Cần Thơ, Kiên Giang và An Giang trên nhiều giống lúa và ở các mùa vụ khác nhau. Kết quả điều tra cho thấy đa số nông hộ không thu hoạch lúa đúng thời điểm sinh trưởng tối ưu (50-90% nông dân thu hoạch lúa trễ 1-3 ngày do thiếu nhân công). Ngoài ra, chất lượng gạo (tỉ lệ gạo gãy và hệ số thu hồi gạo nguyên) bị ảnh hưởng bởi cả hai yếu tố là thời điểm thu hoạch và giống gạo. Hầu hết các giống lúa nói chung được thu hoạch sau ngày chín sinh lý (90 ngày đối với các giống OM1490, OM2718, AG24 và 98 ngày đối với giống Jasmin) có tỉ lệ gạo gãy cao hơn và hệ số thu hồi gạo nguyên thấp hơn so với thu hoạch trước ngày chín sinh lý. Sau ngày chín sinh lý, thu hoạch càng trễ sẽ dẫn đến tỉ lệ gạo gãy càng cao. Hội thảo cũng khuyến cáo các nông hộ nên gieo trồng các giống gạo vốn có tỉ lệ gạo gãy thấp như AG24. Bên cạnh đó, nông hộ cũng cần hết sức chú ý đến việc thu hoạch đúng hạn đối với các giống gạo có tỉ lệ gạo gãy cao như OM1490. Hội thảo cũng đề nghị các kết quả trên nên được thông tin rộng rãi đến nông dân thông qua các hội thảo, bộ phận khuyến nông và chương trình tập huấn. Bên cạnh đó, các nguyên nhân dẫn đến thu hoạch trễ hạn như thiếu nhân công, tổ chức lao động tại địa phương, cơ giới hóa các hoạt động thu hoạch cũng được đề cập trong Hội thảo. Tóm lại, thu hoạch đúng hạn là một trong những yếu tố quan trọng nhất để giảm thiểu hiện tượng nứt hạt và hệ số thu hồi gạo nguyên thấp. 2. Ảnh hưởng của phương pháp thu hoạch Theo kết quả điều tra, phương pháp thu hoạch phổ biến hiện nay ở các nơi là thủ công. Dựa theo khảo sát sự nứt hạt và tỉ lệ gạo nguyên thu hồi bằng nhiều phương pháp thu hoạch khác nhau trên một vài giống lúa trong vụ Xuân Hè (06/07) thực hiện ở Cần Thơ và Long An, cơ giới hóa việc thu hoạch cho tỉ lệ gạo nguyên cao hơn thu hoạch bằng phương pháp thủ công. Ngoài ra, cơ giới hóa việc thu hoạch còn giúp rút ngắn thời gian thu hoạch và do đó làm giảm
  6. sự tác động của thời tiết cũng như sự nứt hạt do thu hoạch trễ hạn gây nên. Các vấn đề này đã được đề câp ở phần trên. Tuy nhiên, nông hộ không thể tự trang bị máy móc do thiếu vốn đầu tư. Thông qua hội thảo, dự án đã tài trợ máy gặt và máy gặt đập liên hợp cho Hợp tác xã. Các trang thiết bị này sẽ được sử dụng cho các bộ phận khuyến nông và phục vụ công tác tập huấn. 3. Tổn thất do rơi vãi trong quá trình thu hoạch và tổn thất do đập lúa Bên cạnh các yếu tố gây nên tổn thất trong và sau quá trình thu hoạch như đã thảo luận ở các phần trên, Hội thảo cũng đề cập đến các tổn thất do đập lúa và rơi vãi trên đồng gây nên. Kết quả thí nghiệm cho thấy bất cứ phương pháp đập lúa nào, cơ giới lẫn thủ công, đều làm giảm tỉ lệ thu hồi gạo nguyên với tổn thất vào khoảng 1-4%. Ngoài ra thu hoạch trễ hạn cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến gia tăng tổn thất do đập lúa. Hơn nữa, tổn thất do đập lúa sẽ thấp hơn so với thu hoạch bằng phương pháp thủ công nếu sử dụng máy gặt xếp dãi hay máy gặt đập liên hợp để thu hoạch lúa. Tóm lại, cơ giới hóa giúp giảm thiểu các thất thoát trong thu hoạch lúa ở nhiều khía cạnh khác nhau. Kết quả thu được trong Hội thảo là một minh chứng thuyết phục cho khuynh hướng cơ giới hóa công tác thu hoạch để đạt được mục tiêu phát triển sản xuất lúa gạo trong tương lai. 4. Ảnh hưởng của tác nhân sấy lên sự nứt hát và tỉ lệ gạo nguyên Báo cáo thí nghiệm sấy trình bày sơ bộ kết quả thí nghiệm so sánh tỉ lệ gạo nguyên thu được bằng nhiều phương pháp sấy khác nhau như sấy bằng máy và phương pháp sấy truyền thống là phơi nắng và phơi trên đồng. Mặc dù thông số đầu vào trong thí nghiêm này chưa đồng bộ, nhưng sấy bằng máy móc cho tỉ lệ gạo nguyên thu hồi cao hơn phơi nắng khoảng 2.17-6.03%. Kết quả thí nghiệm này phù hợp với các báo cáo trước là phơi trên đồng làm giảm 8% tỉ lệ gạo nguyên. Nhìn chung, tỉ lệ gạo nguyên thất thoát do phơi nắng và phơi trên đồng vào khoảng 8.7%. Hội thảo cũng đề nghị cần thiết thực hiện nhiều hơn nữa các thí nghiệm trong mùa vụ tới để đánh giá chính xác các tổn thất do phơi nắng gây ra và lợi ích của việc cơ giới hóa công tác sấy. Trên cơ sở đó, sẽ đưa ra những giải pháp phù hợp. 5. Ảnh hưởng của quá trình xay xát đến tỉ lệ gạo nguyên Hội thảo cũng cung cấp cho đại biểu các thông tin và số liệu liên quan đến công tác xay xát ở Tiền Giang và Kiên Giang. Hầu hết các nhà máy xay xát (khoảng 95%) là những nhà máy vừa và nhỏ. Thật sự mức đầu tư và trang thiết bị chưa đồng bộ đã dẫn đến giảm chất lượng gạo. Ví dụ, các nhà máy xay xát lớn hơn cho tỉ lệ gạo nguyên cao hơn những nhà máy vừa và nhỏ (55% so với 51%). Do đó, kích cỡ của nhà máy cũng là một yếu tố làm giảm tổn thất sau thu hoạch. Hội thảo cũng xác định rằng trong tình hình hiện nay, cần thiết phải hạn chế sự gia tăng số lượng của các nhà máy nhỏ và nhân rộng các nhà máy vừa ở địa phương. Bên cạnh đó, thông qua các hoạt động khuyến nông và hội thảo như đã thực hiện lần này, các cán bộ khuyến nông, các chủ nhà máy xay xát và nông dân được cập nhật thông tin cần thiết trong lĩnh vực sản xuất lúa gạo để nâng cao chất lượng sản phẩm. 6. Đánh giá tổng tổn thất
  7. Tổng tổn thất trong quá trình thu hoạch và sau thu hoạch đã được trình bày trong Hội thảo. Dựa theo kết quả sơ bộ, ước lượng con số thất thoát từ 9-19%. Các tổn thất do sấy và phương pháp thu hoạch cần được thực hiện nhiều thí nghiệm hơn nữa trước khi đưa ra con số chính xác. Hội thảo cũng nhấn mạnh rằng nếu làm chủ được các công đoạn trong sản xuất lúa gạo như phơi sấy trên đồng, thu hoạch đúng hạn, áp dụng đúng kỹ thuật sấy sẽ giúp giảm được 7% thất thoát. Tính toán sơ bộ trên 5 triệu tấn gạo được sản xuất ở ĐBSCL trong vụ Hè Thu, con số giảm thiểu thất thoát này (7%) tương đương với 60 triệu Mỹ kim.
nguon tai.lieu . vn