Xem mẫu

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(39).2010 PHÂN LUỒNG HỌC SINH SAU TRUNG HỌC CƠ SỞ (THCS) VÀ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (THPT) GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH ĐỒNG THÁP TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP STREAMING OF SECONDARY AND HIGH-SCHOOL GRADUATES -- CONTRIBUTION TO THE IMPROVEMENT OF DONG THAP PROVINCE’S WORKFORCE IN THE INTEGRATION PERIOD Hồ Văn Thống Phòng Giáo dục & Đào tạo Tháp Mười, Đồng Tháp TÓM TẮT Thời gian qua, việc phân luồng học sinh (HS) sau Trung học cơ sở (THCS) và Trung học phổ thông (THPT) ở Đồng Tháp chưa tốt. Nguyên nhân của thực trạng trên có nhiều, nhưng tập trung vào các lý do: cha mẹ và bản thân HS không muốn học Trung cấp nghề (TCCN), mà chỉ muốn vào Đại học, Cao đẳng; mạng lưới trường nghề, TCCN của tỉnh chưa đáp ứng yêu cầu về quy mô lẫn chất lượng; chính sách đãi ngộ cho công tác đào tạo và sử dụng sau đào tạo chưa được quan tâm,... Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực địa phương cần tăng cường các giải pháp: nâng cao nhận thức của cộng đồng, xã hội; làm tốt việc hướng nghiệp cho HS lớp cuối cấp THCS, THPT; có chính sách và cơ chế phù hợp,… ABSTRACT Over the past few years, the streaming of secondary and high - school graduates in Dong Thap Province has not achieved good results. There are several causes of this situation, but the main reasons are that parents and even students themselves prefer university or college education to vocational training. In fact, the province’s vocational school network has not met the scale and quality requirements and the training policy and post-training employment have not received proper considerations. In order to improve the quality of provincial workforce, it is necessary to take drastic measures to raise the community’s awareness of the situation by providing useful vocational guidance for the ninth and 12th graders as well as developing appropriate policies and mechanisms. 1. Đặt vấn đề Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã xác định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta trong những năm đầu thế kỷ XXI là đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong đó nguồn lực con người được đánh giá là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Đề án Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2006 - 2010 đã khẳng định: Nguồn nhân lực của Đồng Tháp trong giai đoạn này và những năm tiếp theo cần phải đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh vẫn còn thấp, nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp 100
  2. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(39).2010 hoá, hiện đại hoá. Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII Đảng bộ tỉnh cũng đã chỉ rõ mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực là nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá; trước hết đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương, nhất là phục vụ cho hoạt động các khu công nghiệp và đưa đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Do vậy, việc xây dựng đề án đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh là yêu cầu cấp thiết hiện nay [1]. Được sự quan tâm của Tỉnh trong công tác dạy nghề, tạo việc làm cho lực lượng lao động thông qua các chương trình xúc tiến việc làm, xuất khẩu lao động,... đã tạo cho điều kiện cho lớp trẻ định hướng được nghề nghiệp và chọn cho mình một nghề nghiệp ổn định để ổn định cuộc sống và phát triển cho tương lai. Chế độ XHCN đã tạo cho mọi người quyền bình đẳng về mọi mặt, trong đó có quyền được học tập và lao động. Vì thế, mỗi học sinh sau khi tốt nghiệp cấp trung học: Trung học cơ sở (THCS), Trung học phổ thông (THPT) đều có quyền lực chọn cho mình con đường vào đời một cách tốt đẹp và hợp lý [2]. Tuổi trẻ thường có nhiều ước mơ về cuộc sống và nghề nghiệp trong tương lai nhưng do những điều kiện khách quan và chủ quan, chưa thể giải quyết được những mâu thuẫn giữa nguyện vọng, năng lực cá nhân và nhu cầu xã hội, giữa những ước mơ và năng lực trong thực tế: Về yếu tố tâm lý - xã hội: Nguyện vọng nói chung của dân ta là muốn học để “làm thầy” không thích “làm thợ”. Đa số các gia đình có con đi học đều muốn cho con mình học lên đại học. Hầu hết học sinh đều muốn học hết THPT rồi học tiếp tục ngay bậc đại học, coi đại học là con đường tươi sáng nhất để lập thân, lập nghiệp. Về yếu tố giáo dục: Nhà nước chưa đầu tư đúng mức cho lĩnh vực đào tạo nghề. Trường dạy nghề, trường TCCN chỉ tiếp nhận học sinh tốt nghiệp THPT không tuyển học tốt nghiệp THCS. Xã hội, gia đình và người học chưa được giáo dục đầy đủ về vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển cá nhân và sự hưng thịnh của đất nước. Nhiều chế độ chính sách, nhiều cách đối xử xem thường những người có bằng cấp thấp. Về tăng trưởng kinh tế chưa tạo ra nhiều việc làm: Thị trường lao động trong nước chưa sôi động, thị trường xuất khẩu lao động chưa được khai thác có hiệu quả. Vì trong thực tế nếu không học lên, khó có việc làm trong xã hội. Đa số học sinh sau khi tốt nghiệp THCS không muốn vào luồng TCCN và dạy nghề vì sau khi ra trường: Không tìm được hoặc khó tìm được việc làm; Nếu có việc làm thì thu nhập thấp; Khả năng phát triển ít so với tốt nghiệp THPT [3]. Sự phân công ngành, nghề trong xã hội chưa tuân theo một tỷ lệ cơ cấu đội ngũ nhân lực hợp lý. Hệ thống đào tạo nghề của tỉnh nói chung và của các huyện nói riêng chưa đáp ứng nhu cầu thực tế đòi hỏi của xã hội. Là một Tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đa số lao động là nông nghiệp nên chưa nhận thức sâu sắc về nghề nghiệp thì việc phân luồng học sinh sau THCS và THPT vào học các cơ sở dạy nghề, TCCN, Cao đẳng, Đại học, để đào tạo cơ cấu đội ngũ nhân lực hợp lý tạo ra nguồn nhân lực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh đến năm 2010 và những năm tiếp theo là hết sức cần thiết. 101
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(39).2010 2. Đánh giá về phân luồng học sinh của Tỉnh trong thời gian qua Hơn 20 năm qua, hệ thống giáo dục của Tỉnh phát triển mạnh ở tất cả các cấp học, từ mầm non đến đại học. Tuy nhiên, việc phân luồng học sinh THCS và THPT, tạo nền tảng quan trọng cho việc chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh hầu như chưa được đáp ứng. Học sinh tốt nghiệp THCS sẽ vào học trong các trường THPT, TTGDTX, cơ sở dạy nghề, trường Trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) và học sinh tốt nghiệp Tú tài vào Đại học, Cao đẳng, TCCN phần còn lại tham gia thị trường lao động mà chưa được đào tạo nghề. Có thể thấy việc phân luồng học sinh của Tỉnh trong thời gian qua như sau: 2.1. Luồng vào THPT Luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS lên THPT những năm qua chiếm tỷ lệ cao (tương đương với độ tuổi 15, tốt nghiệp đúng độ tuổi). Số liệu học sinh tốt nghiệp THCS trung bình qua các năm của Tỉnh 26.084 vào THPT 21.657, chiếm tỉ lệ khoảng 81 - 86% (Nguồn Sở Giáo dục & Đào tạo Đồng Tháp). 2.2. Luồng vào Đại học và Cao đẳng Luồng học sinh tốt nghiệp THPT đạt trung bình hơn 40%/năm (so với độ tuổi 18 tuổi) và tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng trong những năm qua có tăng, có giảm. Tính từ năm 2005 đến nay số học sinh trung bình của Tỉnh tốt nghiệp THPT là 11.345 trúng tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng 3.892, chiếm khoảng 34,4% (Nguồn Sở Giáo dục & Đào tạo Đồng Tháp). 2.3. Luồng vào Trung cấp chuyên nghiệp và Cơ sở dạy nghề Hiện nay toàn Tỉnh có các trường đào tạo trình độ TCCN như: Trường THYT, Đại học Đồng Tháp, Cao đẳng Cộng đồng. Các trường đào tạo TCCN phần lớn tuyển những học sinh đã tốt nghiệp THPT không thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng. Chỉ có các Cơ sở dạy nghề mới tuyển học sinh tốt nghiệp THCS nhưng số lượng thấp. Trong thực tế luồng học sinh sau THCS, THPT vào dạy nghề không đáng kể. Hiện nay chưa tách được riêng biệt số học sinh tốt nghiệp THCS vào TCCN và dạy nghề. Cộng gộp cả học sinh tốt nghiệp THCS và THPT của Tỉnh vào luồng TCCN khoảng 706 và Dạy nghề 216 học sinh số lượng này thực sự ít chỉ đạt cao nhất khoảng 3,5% (Nguồn Sở Giáo dục & Đào tạo Đồng Tháp). 2.4. Luồng tham gia vào thị trường lao động Sau THCS, một số học sinh không học tiếp tục mà tham gia vào thị trường lao động. Họ tự tìm việc làm để nuôi bản thân và giúp đỡ gia đình. Một số ở nhà, một số đi học các lớp bổ túc tại các TTGDTX, phần lớn học sinh ở nhà tham gia vào lao động nông nghiệp giúp đỡ gia đình. Thống kê, mỗi năm có khoảng 26.000 HS tốt nghiệp THCS và khoảng 10.000 HS tốt nghiệp THPT nhưng: - Tuyển vào THPT 20.000 HS; 102
  4. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(39).2010 - Các trường Đại học, Cao đẳng, TCCN chỉ tiếp nhận: hơn 4.000 HS; - Các Cơ sở dạy nghề chỉ tiếp nhận: 300 HS. Như vậy, hàng năm có khoảng 11.700 học sinh tốt nghiệp THCS và THPT không tiếp tục học lên, phải đi ngay vào thị trường lao động mà không qua đào tạo. Luồng này ước tính khoảng 31%. 3. Kế hoạch phân luồng học sinh của Tỉnh sau cấp THCS và THPT 3.1. Quan điểm và phương hướng phân luồng học sinh 3.1.1. Quan điểm Hiện nay, phần lớn quan điểm của cha mẹ và các em học sinh sau khi tốt nghiệp THCS đều có nguyện vọng vào THPT và học sinh sau tốt nghiệp THPT đều có nguyện vọng thi và học tiếp ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, đó là nguyện vọng chính đáng. Nhưng, nếu tất cả học sinh đều nhận thức như vậy, thậm chí học sinh cho đó là con đường duy nhất thì không phù hợp với yêu cầu chung của xã hội về nguồn nhân lực. Phân luồng học sinh sau THCS và THPT là vấn đề bức xúc cần phải giải quyết, nhưng không phải là việc chỉ riêng Ngành Giáo dục và Đào tạo mà cần có sự phối hợp của tất cả các Ngành và Địa phương. Đây là vấn đề mang tính chiến lược nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh - xã hội của Tỉnh. Do đó, việc phân luồng hợp lý học sinh sau khi tốt nghiệp THCS và THPT là một vấn đề quan trọng, có ý nghĩa cả về lý luận lẫn thực tiễn. 3.1.2. Phương hướng chung - Sau khi tốt nghiệp mỗi cấp học thuộc hệ thống giáo dục chính quy, học sinh lựa chọn những con đường khác nhau để đi tiếp, bao gồm: + Tiếp tục học lên trong hệ thống giáo dục chính quy theo phân hệ khác nhau đã được quy định. + Ra trường để tìm việc làm, họ có thể tìm được việc làm ngay hoặc chưa tìm được việc làm. + Trong lúc làm việc hoặc chờ việc họ có thể tham gia một loại hình giáo dục không chính quy như bổ túc văn hóa tại các trung tâm GDTX, hoặc học nghề tại các Cơ sở dạy nghề. Phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS và THPT: Lên THPT (đối với học sinh THCS), vào Đại học hoặc Cao đẳng (đối với học sinh THPT), Trung cấp chuyên nghiệp; Đào tạo nghề (nghề dài hạn và nghề ngắn hạn), Học tại các trung tâm GDTX (THCS) và tham gia vào thị trường lao động. 3.2. Kế hoạch phân luồng học sinh sau cấp THCS và THPT 3.2.1. Luồng vào THPT Dự kiến tốt nghiệp THCS hàng năm trung bình đạt 95% so với đúng độ tuổi (15 103
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(39).2010 tuổi) và tuyển vào lớp 10 đạt 70% số học sinh tốt nghiệp THCS hàng năm (sau năm 2010 tỉ lệ tuyển vào THPT sẽ giảm dần dưới 70% và sau năm 2015 dưới 65% và ổn định ở mức 55 - 60%). Vì sau năm 2010 các Cơ sở nghề được xây dựng qui mô lớn đồng thời các trường Trung cấp chuyên nghiệp trong và ngoài tỉnh cũng mở rộng qui mô. Bên cạnh đó nhận thức của một số học sinh THCS có học lực trung bình, yếu hoặc hoàn cảnh khó khăn sẽ có xu hướng học nghề để tìm việc làm phù hợp với năng lực và hoàn cảnh. Từ dự kiến trên số tốt nghiệp THCS hàng năm khoảng 24.353 học sinh và tuyển vào lớp 10 khoảng 16.317 học sinh, chiếm tỉ lệ từ 65 - 70%. 3.2.2. Luồng vào Đại học và Cao đẳng Dự kiến tốt nghiệp THPT hàng năm trung bình đạt 50% so với đúng độ tuổi (18 tuổi) và tuyển vào Cao đẳng và Đại học 35% số học sinh tốt nghiệp THPT hàng năm. Như vậy, dự báo dân số đúng độ tuổi 18 sắp tới khoảng 25.684 người thì số tốt nghiệp THPT hàng năm khoảng 12.842 học sinh và tuyển vào Cao đẳng,Đại học 4.495. Với số tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hàng năm như trên thì đảm bảo đạt tỉ lệ trên 170 sinh viện/1 vạn dân sau năm 2010 (tính từ năm 2010 đến 2013 số sinh viên 28.872/160 vạn dân > 180 sinh viên/1 vạn dân). 3.2.3. Luồng vào Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề Quy mô của các trường đào tạo TCCN và Cơ sở dạy nghề trong và ngoài tỉnh ngày càng phát triển, đặc biệt năm 2010 các trường Trung cấp nghề của các huyện, thị, thành phố trong tỉnh được xây dựng với quy mô trung bình 4 xưởng và 20 phòng học thu hút mỗi năm khoảng 120 HS vào học nghề (trong đó huyện Hồng Ngự mới tách nên chỉ tính 11 huyện, thị, thành phố) và Trường Cao đẳng nghề của Tỉnh tuyển trung bình mỗi năm ổn định khoảng 700 học sinh (Năm 2009 Trường tuyển 700 học sinh). Trường Trung học Y tế, Cao đẳng Cộng đồng, Đại học Đồng Tháp tăng cường đào tạo TCCN. Như vậy, mỗi năm (ước tính từ năm 2010) số học sinh tốt nghiệp THCS và THPT dự kiến tuyển vào TCCN tăng 2% (ổn định sau năm 2020) và vào Cơ sở dạy nghề ngoài tỉnh khoảng 300 Hs, đồng thời căn cứ vào kết quả tuyển vào TCCN và dạy nghề thời gian qua thì kế hoạch phân luồng năm 2013, học sinh sau THCS và THPT vào THCN là 12% khoảng 3.801 học sinh và dạy nghề khoảng 2.120 học sinh (6,69%). Số học sinh còn lại sẽ tham gia các lớp nghề ngắn hạn tại các Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) vào thị trường lao động hoặc vừa lao động vừa học tại các Trung tâm giáo dục thường xuyên (TTGDTX). 3.3. Giải pháp phân luồng học sinh sau cấp THCS và THPT 3.3.1. Nâng cao nhận thức xã hội Tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức xã hội về nghề nghiệp: tuyên truyền trong và ngoài nhà trường để cho các bậc cha, mẹ học sinh và bản thân các em thấy rằng việc học lên là chính đáng nhưng đồng thời cũng cần xem xét đến năng lực cá nhân và hoàn cảnh gia đình để lựa chọn hướng đi cho phù hợp. Mặt khác cũng cần cho các em thấy có nhiều con đường nhằm đạt được ước mơ đích thực của mình. 104
  6. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(39).2010 Trong việc tuyên truyền, giáo dục, cần cho các em thấy được lao động ở lĩnh vực nào cũng cần thiết, được kính trọng và được đãi ngộ xứng đáng nếu có tay nghề cao và làm việc hết mình. Các cơ hội học tập luôn có và sẽ đến với mọi người, học tập là công việc suốt đời, không ai có thể một lần cho cả cuộc đời được. Từ nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, học sinh sẽ nhận thức được việc các em sau khi tốt nghiệp THCS hoặc THPT đi vào các hướng khác nhau là bình thường và hợp lý. Ngoài việc tuân thủ theo chương trình Giáo dục hướng nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhà trường Phổ thông trung học cần liên kết với các Trung tâm dạy nghề, Trường Trung cấp nghề, các cơ sở sản xuất kinh doanh…để tổ chức cho học sinh lớp 9 và học sinh cấp THPT những buổi hội thảo, hoạt động tư vấn, hoạt động giới thiệu và tuyên truyền nghề,... giúp cho học sinh hiểu rõ về khả năng của bản thân và điều kiện gia đình trong việc lựa chọn hướng đi sau khi tốt nghiệp. 3.3.2. Tăng cường hướng nghiệp cho học sinh, đồng thời đẩy mạnh hoạt động của các Cơ sở dạy nghề để phân luồng học sinh sau THCS và THPT đi theo nhiều hướng khác nhau. Việc phân luồng phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội - Các trường THCS và THPT tăng cường giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 9 và ở cấp THPT để: + Giúp học sinh THCS và THPT hiểu rõ về khả năng của bản thân và điều kiện gia đình trong việc lựa chọn hướng đi sau khi tốt nghiệp trung học. Công tác phân luồng học sinh có nhiệm vụ giúp cho các em thấy được mối quan hệ giữa nhận thức, ước mơ của học sinh với yêu cầu nghề nghiệp thông qua những hoạt động hướng nghiệp, qua phân tích kết quả học tập văn hóa, các môn kỹ thuật và các chống chỉ định của nghề để có sự lựa chọn phù hợp. Bên cạnh giúp học sinh tự đánh giá khả năng học tập của bản thân, việc xét đến hoàn cảnh gia đình cũng rất cần thiết để chọn hướng đi cho phù hợp. Cần cho học sinh thấy được có nhiều con đường, nhiều cách để có thể đạt được ước mơ của mình. + Giúp học sinh hiểu các hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS, THPT. Cần giúp học sinh hiểu được một cách đầy đủ và cụ thể về tất cả các hướng đi sau khi các em tốt nghiệp THCS, THPT. Mỗi một hướng đi cần phải làm rõ các yêu cầu như sau: đối tượng lao động của nghề, mục đích lao động của nghề; công cụ lao động của nghề và điều kiện lao động của nghề …. Có như vậy mới có thể giúp học sinh nhận thức và có một sự lựa chọn nghề đúng trên cơ sở đánh giá năng lực bản thân và các điều kiện khác. - Các cơ sở dạy nghề, Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp,... kết hợp với các trường THCS và THPT để sinh hoạt các buổi chuyên đề về hướng nghiệp cho học sinh lớp 9 và cấp THPT. Các cơ sở đào tạo cần nâng cao chất lượng đào tạo nghề nghiệp, xác định nguyên tắc đào tạo theo nhu cầu, đào tạo có địa chỉ; công bố tỷ lệ học sinh học xong có việc làm. Mỗi cơ sở dạy nghề cần xác định danh sách doanh nghiệp, đơn vị là đối tác chiến lược ổn định lâu dài trong việc tiếp nhận nguồn nhân lực đã được đào tạo. 105
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(39).2010 - Đa dạng hóa ngành nghề phù hợp với địa phương và tăng cường hoạt động của các THTHCĐ, TTGDTX và trường Trung cấp nghề ở các huyện, thị, thành phố để phân luồng học sinh sau THCS và THPT đi theo nhiều hướng khác nhau. Đối với trường Trung cấp nghề cần thu hút học sinh tốt nghiệp THCS vào đào tạo một cách có hệ thống để các em lấy học vấn trung học cùng với nghề trong vòng 3 – 4 năm sẽ tiết kiệm hơn so với tuyến học sinh tốt nghiệp lớp 12. Một bộ phận học sinh sau THCS tham gia vào thị trường lao động thu hút vào các lớp bổ túc văn hóa tại TTGDTX. - Trước mắt cần tạo điều kiện thu hút chừng 70% học sinh tốt nghiệp THCS vào học lớp 10 THPT. Khi phân luồng có sức hấp dẫn thì tỉ lệ vào lớp 10 giảm xuống còn dưới 70% đến năm 2013, dưới 65% những năm tiếp theo và ổn định ở mức 55%. 3.3.3. Điều tiết phân luồng bằng các chính sách - Có chính sách khuyến kích cho người học đi vào luồng giáo dục nghề nghiệp, thể hiện ở chế độ tuyển sinh, chế độ học bổng và học phí. Có thể đưa ra những tiêu chuẩn ưu tiên cho những học sinh có chứng chỉ đào tạo nghề được vay vốn sản xuất, học sinh tốt nghiệp THCS vào luồng đào tạo nghề được vay vốn, giảm học phí và tham gia lao động tạo ra sản phẩm hàng hóa để trang trải một phần chi phí học tập. - Nhà nước có chương trình cụ thể để phát triển giáo dục nghề nghiệp, trong đó có cả quy hoạch, xây dựng trường, chế độ chính sách, nhất là lập ban chỉ đạo hướng nghiệp phân luồng học sinh các cấp từ trung ương đến địa phương (xuống cả cấp xã). - Ủy ban nhân dân Tỉnh lên danh sách các đơn vị, doanh nghiệp tham gia hướng nghiệp với vai trò mỗi doanh nghiệp là một đơn vị hướng nghiệp. Ngoài ra, học sinh THCS học nghề cần được ưu đãi và vận động xã hội xây dựng quỹ hỗ trợ người học nghề, hỗ trợ trường đào tạo nghề. - Các bằng tốt nghiệp THPT, TCCN, BTVH đều bình đẳng trong việc thi vào trường Cao đẳng, Đại học, đáp ứng nguyện vọng và quyền lợi tiếp tục học lên của mọi công dân. 3.3.4. Chính sách sử dụng sau đào tạo Sở Lao động và Thương binh xã hội chỉ đạo cho các Phòng Lao động và Thương binh xã hội là đầu mối liên hệ giữa Trung tâm học tập cộng đồng, Trung tâm giáo dục thường xuyên và trường Trung cấp nghề,… với các cơ sở sản xuất, các danh nghiệp tạo “đầu ra” cho học viên khi đào tạo xong. Việc đào tạo tại các cơ sở sản xuất, các nhà máy xí nghiệp là giải pháp hữu hiệu cho bài toán phân luồng học sinh sau THCS và THPT. 4. Kết luận Tóm lại, phân luồng học sinh là vấn đề bức xúc phải giải quyết, nhưng không phải trong một thời gian ngắn có thể làm được, không phải là việc chỉ riêng Ngành Giáo dục - Đào tạo mà cần phải phối hợp của tất cả các ngành có liên quan để dự báo nhu cầu xã hội về đào tạo nghề, tăng quy mô với cơ cấu hợp lý trong phát triển đào tạo nghề 106
  8. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(39).2010 nghiệp, lấy đó làm căn cứ để phân luồng học sinh sau THCS và THPT, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Tháp nói riêng và của cả nước nói chung trong hiện tại, cũng như tương lai để phát triển nguồn nhân lực một cách hợp lý, tạo nền tảng quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Phùng Đình Mẫn, Phan Minh Tiến, Trương Thanh Thúy. Một số vấn đề cơ bản về hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [2] Nguyễn Văn Lê, Hà Thế Truyền, Bùi Văn Quân. Một số vấn đề hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. [3] Đề án Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2006 - 2010. (Ban hành kèm theo Quyết định số 1276/QĐ - UBND.HC, ngày 28 tháng 8 năm 2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp). [4] Phạm Minh Hạc (1999), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng thế kỷ XXI, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [5] Đặng Quốc Bảo (2005), Quan điểm phát triển giáo dục trong điều kiện kinh tế thị trường, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 107
nguon tai.lieu . vn