Xem mẫu

CÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT HỌC BỔNG
CHƢƠNG TRÌNH HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG LẦN II
NĂM 2013

LƢƠNG THỤY LAN HƢƠNG

TƢ DUY HƢỚNG BIỂN CỦA CÁC NHÀ CẢI
CÁCH VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX

HÀ NỘI, 2013

CÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT HỌC BỔNG
CHƢƠNG TRÌNH HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG LẦN II
NĂM 2013

TƢ DUY HƢỚNG BIỂN CỦA CÁC NHÀ CẢI
CÁCH VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX

Học viên: Lƣơng Thụy Lan Hƣơng
Khoa: Lịch Sử
Trƣờng: ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn HN
Khóa: QH-2012

HÀ NỘI, 2013
Lƣơng Thụy Lan Hƣơng, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

1. HN

Hà Nội

2. KHXH&NV

Khoa học Xã hội và Nhân Văn

3. Nxb

Nhà xuất bản

4. Sđd

Sách đã dẫn

5. Tp

Thành phố

6. Tr

Trang

Lƣơng Thụy Lan Hƣơng, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TƢ DUY BIỂN CỦA NGƢỜI VIỆT NAM VÀ CHÍNH SÁCH BIỂN
CỦA TRIỀU NGUYỄN TRƢỚC KHI THỰC DÂN PHÁP XÂM LƢỢC ............. 5

1.1.

Tƣ duy biển của ngƣời Việt trƣớc thế kỷ XIX ................................ 5

1.1.1. Tư duy biển của người Việt trước thế kỷ X........................................ 5
1.1.2. Tư duy biển của người Việt từ thế kỷ X đến thế kỷ XV ..................... 8
1.1.3. Tư duy biển của người Việt từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX...... 11
1.2. Chính sách biển của triều Nguyễn ....................................................... 17
1.2.1. Chính sách đóng cửa với phương Tây................................................ 17
1.2.2. Chính sách phòng ngự bờ biển ........................................................... 24
1.2.2.1. Tuần tra trên biển .............................................................................. 26
1.2.2.2. Xây lực lượng thủy quân và các pháo đài ven biển ........................... 29
1.2.3. Chính sách tiễu trừ hải phỉ ................................................................. 40
Chƣơng 2: TƢ DUY HƢỚNG BIỂN CỦA CÁC NHÀ CẢI CÁCH VIỆT NAM
NỬA CUỐI THỂ KỶ XIX ................................................................................ 52

2.1. Sự cần thiết phải khai phóng đất nƣớc ................................................ 52
2.2. Tƣ duy quân sự biển .............................................................................. 62
2.3. Mở thƣơng cảng biển ............................................................................. 76
2.4. Phát triển kinh tế biển ........................................................................... 84
2.4.1. Lập các hội buôn .................................................................................. 84
2.4.2. Khuyến khích hoạt động thương mại trên biển ................................. 88
2.4.3. Khai thác tài nguyên biển .................................................................... 90
2.5. Mở lớp học dạy về biển ......................................................................... 91
KẾT LUẬN .................................................................................................. 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 101
PHỤ LỤC ẢNH ........................................................................................... 105

Lƣơng Thụy Lan Hƣơng, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội

MỞ ĐẦU
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài
Đề tài “Tư duy hướng biển của các nhà cải cách Việt Nam nửa cuối
thế kỷ XIX” thuộc chuyên ngành Lịch sử Việt Nam. Tƣ duy hƣớng biển là
một nội dung nằm trong tƣ tƣởng canh tân đất nƣớc cuối thế kỷ XIX. Trong
toàn bộ những tƣ tƣởng canh tân thì tƣ duy về biển đã đƣợc các nhà cải cách
đặc biệt quan tâm. Tuy vậy, việc nghiên cứu về tƣ duy hƣớng biển của các
nhà cải cách Việt Nam cuối thế kỷ XIX ít đƣợc các nhà nghiên cứu chú ý đến
và chƣa có một đề tài nghiên cứu cụ thể nào về vấn đề này. Nghiên cứu về tƣ
tƣởng canh tân đất nƣớc ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đã có rất nhiều tác
phẩm, sách báo, bài nghiên cứu, tạp chí và các kỷ yếu hội thảo khoa học, tiêu
biểu nhƣ:
Cuốn sách “Tư tưởng canh tân đất nước dưới triều Nguyễn”, xuất bản
năm 1999 của nhóm tác giả Đỗ Bang, Trần Bạch Đằng, Đinh Xuân Lâm,
v.v..; gồm nhiều bài viết giới thiệu cuộc đời sự nghiệp và tƣ tƣởng canh tân
đất nƣớc của Nguyễn Trƣờng Tộ, Nguyễn Lộ Trạch,v.v..; những đề xuất
trong tƣ tƣởng canh tân ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX. Triều Nguyễn với trào
lƣu canh tân đất nƣớc, và trách nhiệm của triều Nguyễn trong sự thất bại của
xu hƣớng đổi mới ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX.
Cuốn sách “Nguyễn Lộ Trạch và di thảo”, xuất bản năm 1995, do
Nguyễn Văn Huyền biên dịch, gồm hai phần: Phần một tác giả giới thiệu về
cuộc đời và sự nghiệp của nhà cải cách Nguyễn Lộ Trạch, trong đó tác giả cố
gắng làm nổi bật lên tƣ tƣởng canh tân đất nƣớc của ông. Phần hai, tác giả tập
hợp và dịch một số tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Lộ Trạch nhƣ “Quỳ ưu
lục”, “Thời vụ sách” từ chữ Hán sang chữ Việt. Đây chính là nguồn tƣ liệu
quan trọng để nghiên cứu về những tƣ tƣởng cải cách của Nguyễn Lộ Trạch.

1

nguon tai.lieu . vn