Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP.HCM

BÁO CÁO KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP
KHẮC PHỤC MỘT SỐ KHÓ KHĂN THƢỜNG GẶP TRONG
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM SỐ TỰ NHIÊN Ở
HỌC SINH LỚP 1 THEO CHƢƠNG TRÌNH TIỂU HỌC 2000
Đề tài cấp bộ, mã số B2001 - 23 - 18

Chủ nhiệm đề tài :
ThS. Trƣơng Công Thanh
Cộng tác viên :
ThS. Mai Ngọc Luông
CN. Lý Thu Thủy
CN. Cao Xuân Hùng

Tp. Hồ Chí Minh, 2003

MỤC LỤC

CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ................................................................................ 3
1. Lý do chọn đề tài : Nghiên cứu đề tài này chúng tôi xuất phát từ những lý do sau : ........ 3
2. Mục đích nghiên cứu : ....................................................................................................... 7
3. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu : ..................................................................................... 7
4. Giả thuyết khoa học : ......................................................................................................... 7
5. Nhiệm vụ nghiên cứu : ....................................................................................................... 8
6. Phƣơng pháp và kế hoạch thực hiện nghiên cứu : ............................................................. 8
7. Cái mới của đề tài : ............................................................................................................ 9
CHƢƠNG II : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .............................................................. 10
I. Lý luận tâm lý học về hình thành khái niệm : .................................................................. 10
1.1 Về khái niệm lĩnh hội :............................................................................................... 10
1.2 Khái niệm : ................................................................................................................. 13
1.3 Lĩnh hội khái niệm : ................................................................................................... 14
1.4 Khái niệm toán : ......................................................................................................... 18
1.5 Những bƣớc đầu tiên hình thành khái niệm số ở trẻ : ................................................ 19
II. Cơ sở thực tiễn về hình thành khái niệm toán : ............................................................... 23
2.1 Về chƣơng trình toán 1 : ............................................................................................ 23
2.2 Hình thành khái niệm số tự nhiên ở học sinh lớp 1 : ................................................. 26
CHƢƠNG III : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................. 28
I. Khảo sát giáo án của giáo viên dạy lớp 1 : ....................................................................... 28
II. Dự giờ dạy toán lớp 1 :.................................................................................................... 38
III. Khảo sát ý kiến giáo viên dạy lớp 1 : ............................................................................. 45
IV. Khảo sát bằng bài tập môn học : .................................................................................... 56
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................... 70
PHỤ LỤC : ................................................................................................................................ 3

CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Lý do chọn đề tài : Nghiên cứu đề tài này chúng tôi xuất phát từ những lý
do sau :
Tâm lý học nhận thức luôn là một trong các lĩnh vực đƣợc quan tâm hàng đầu của
khoa học tâm lý, trong đó việc nghiên cứu sự hình thành và phát triển tƣ duy, phát triển hoạt
động nhận thức ở trẻ em chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Một trong những quan điểm cơ bản
về phƣơng pháp luận nghiên cứu là quan điểm coi tâm lý nói chung, khả năng lĩnh hội tri
thức của con ngƣời nói riêng là sản phẩm của hoạt động và tƣ duy. Mỗi giai đoạn phát triển
lứa tuổi đƣợc đặc trƣng bởi một dạng hoạt động chủ đạo. Qui luật phát triển tâm lý phụ thuộc
hoạt động chủ đạo, nó là động lực của sự phát triển. Đối với học sinh phổ thông thì đó là hoạt
động học tập. Bản chất của hoạt động này thể hiện ở chỗ trong quá trình học tập trẻ lĩnh hội
những kinh nghiệm xã hội là kết quả của của sự phát triển lịch sử của loài ngƣời. Bậc tiểu học
là bậc học nền tảng trong quá trình phát triển của học sinh - quá trình hình thành, định hình
và phát triển hệ thống giá trị nhân cách, trong đó có năng lực nhận thức.
Trong trƣờng phổ thông nói chung, trƣờng tiểu học nói riêng, môn Toán là môn học
công cụ, cung cấp kiến thức, kỹ năng, phƣơng pháp góp phần bƣớc đầu phát triển năng lực tƣ
duy, khả năng suy luận hợp lý và diễn đạt đúng ( nói và viết ), cách phát hiện và cách giải
quyết các vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống, kích thích trí tƣởng tƣợng, gây hứng thú
học tập toán, góp phần hình thành phƣơng pháp học tập, đặc biệt là bƣớc đầu hình thành
phƣơng pháp tực học ( tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh kiến thức mới, biết
vận dụng các kiến thức và kỹ năng của môn học trong thực hành và trong cuộc sống ). Các
kiến thức và của môn toán ở tiểu học đƣợc hình thành chủ yếu bằng hoạt động thực hành,
luyện tập giải một hệ thống các bài toán ( bao gồm các bài toán có lời văn ), trong đó có :

3

các bài toán dẫn đến việc hình thành bƣớc đầu những khái niệm toán học và quy tắc tính
toán; các bài toán vận dụng để củng cố và giải quyết một số tình huống trong học tập và trong
đời sống; các bài toán phát triển trí thông minh đòi hỏi học sinh phải vận dụng độc lập, linh
hoạt, sáng tạo vốn hiểu biết của bản thân. Ở các lớp 1, 2, 3 ( đặc biệt là lớp 1 ) các kiến thức
và kỹ năng đƣợc hình thành chủ yếu dựa vào các phƣơng tiện trực quan, các hình thức tổ
chức hoạt động học tập sinh động, và nói chung chỉ đề cập đến những nội dung có tính tổng
thể, gắn bó với kinh nghiệm đời sống của trẻ.
Việc học toán ở lớp 1 là nhằm giúp học sinh
- Bƣớc đầu có một số kiến thức cơ bản, đơn giản và thiết thực về phép đếm ; về các số
tự nhiên trong phạm vi 100; phép cộng và phép trừ ( không nhớ ) trong phạm vi đó; về độ dài
và đo độ dài trong phạm vi 20cm, về tuần lễ và ngày trong tuần, đọc giờ đúng trên mặt đồng
hồ; về một số hình hình học ( điểm, đoạn thẳng, hình vuông, hình tam giác, hình tròn ); về
các bài toán có lời văn.
- Hình thành và rèn luyện các kỹ năng thực hành : đọc, viết, đếm, so sánh các số trong
phạm vi 100; làm các phép tính cộng trừ ( không nhớ, trong phạm vi 100; đo và ƣớc lƣợng độ
dài các đoạn thẳng ( số đo là số tự nhiên trong phạm vi 20cm ), vẽ đoạn thẳng có độ dài đến
l0cm với các số tự nhiên ; nhận biết hình vuông, hình tam giác, hình tròn, điểm, đoạn thẳng
dƣới dạng đơn giản, tƣờng minh. Bƣớc đầu biết diễn đạt bằng lời hoặc bằng ký hiệu một số
nội dung đơn giản của bài học và bài thực hành. Bƣớc đầu tập phân tích, so sánh, tổng hợp,
trừu tƣợng hóa, khái quát hóa đối với nội dung toán học có nhiều quan hệ với đời sống hàng
ngày của học sinh, biết giải một số bài toán đơn về cộng trừ ( bao gồm giải miệng và giải
viết).
- Phát hiện và giải quyết vấn đề bằng cách nói và viết phép tính thích hợp, giải các bài
toán đơn về thêm bớt, các bài tập mở.

4

nguon tai.lieu . vn