Xem mẫu

  1. BÁO CÁO IPM CÁN BỘ HƯỚNG DẪN NHÓM BÁO CÁO TS. TRẦN VŨ PHẾN Huỳnh Thị Thúy Vân 3083897 Trương Kỳ Quốc 3083818 Nguyễn Ngọc Thiên Nhi 3083811 Võ Thị Trường Thịnh 3083827 Đỗ Văn Chúng 3083786 Trần Thị Huỳnh Châu 3083784 BẢO VỆ THỰC VẬT 33 – NHÓM 06
  2. CHỦ ĐỀ 05 MỘT SỐ THÀNH TỰU VỀ ỨNG DỤNG IPM TRÊN LÚA, RAU Ở ĐBSCL VÀ THẾ GIỚI
  3. NỘI DUNG Mô hình sử dụng màng Mô phủ nông nghiệp Mô hình canh lúa hìn tác rau hữu cơ 3g hs iảm ản 3 t xu ấ t ăn g m Các ứng dụng kiể và Mn P c I thâ IPM lượ đục m ứng dụng công nghệ sinh thái nu í hiế sâ i cà t C át trá so h xan i Công nghệ sinh thá m âu nấ m kết hợp 1 phải 5 giả m rầy n cải ẩ úa h ác l I ế p g trừ t Ch hòn anh n S R C tiế p
  4. Mục tiêu chung của ứng dụng IPM  Nhằm tạo nên một nền nông nghiệp bền vững, giảm ô nhiễm môi trường.  Nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế  Giảm chi phí sản xuất  Tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế.
  5. 1. Mô hình 3 giảm 3 tăng 1.1 Mức độ phổ biến  Mô hình được áp dụng An Giang với quy mô diện tích theo từng năm tăng đáng kể.  Qua ba năm triển khai thực hiện, diện tích ứng dụng “3 Giảm - 3 Tăng” trong tỉnh ngày càng tăng lên, từ 12ha ứng dụng ban đầu của vụ Hè Thu 2001, đã tăng lên 10.491 ha của vụ Hè Thu 2004 .
  6. 1. Mô hình 3 giảm 3 tăng  Ngoài ra mô hình còn được áp dụng rộng rãi trên cả nước như: tỉnh Hưng Yên, Hà Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long,….
  7. 1. Mô hình 3 giảm 3 tăng 1.2. Hiệu quả thực hiện  Đã giảm một lượng giống đáng kể; một số nơi cá biệt đã giảm xấp xỉ một nửa lượng giống so với tập quán canh tác cũ  Lượng giống giảm từ 40-149 kg  Phân đạm giảm từ 3-39 kg trên 1 ha  Số lần phun thuốc trừ sâu giảm từ 0,4-3 lần và số lần phun thuốc trừ bệnh giảm từ 0,19- 2,89 lần trong 1 vụ
  8. 1. Mô hình 3 giảm 3 tăng • Năng suất tăng được 0,04-0,8 tấn/ha vụ ĐX, vụ HT tăng 0,01-0,7 tấn/ha và vụ TĐ tăng 0,01-0,41 tấn/ha. • Lợi nhuận cũng tăng lên 442.000-1.469.000 đ/ha vụ ĐX, 251.000-1.128.000 đ/ha vụ HT và 123.000-1.118.000 đ/ha vụ TĐ Bảng chiết tính số tiền tiết kiệm được khi thực hiện hoàn thành d ự án đ ến năm 2010 Tổng diện tích 3G3T Tiết kiệm bình quân Thành tiền Năm (ha/năm) (đ/ha) (đ) 2005 210.000 731.167 153.545.070.000 2006 320.000 731.167 233.973.440.000 2007 286.000 731.167 282.230.462.000 2008 447.000 731.167 326.831.649.000 2009 461.000 731.167 337.067.987.000 2010 461.000 731.167 337.067.987.000 Tổng: 2.185.000 731.167 1.670.716.595.000
  9. 2. Mô hình 1 phải 5 giảm 2.1 Mức độ phổ biến  Đây là mô hình khá phổ biến và được áp dụng rất nhiều trên cả nước. Được cụ thể hóa từ chương trình “3 giảm 3 tăng”.  Mô hình tại tỉnh An Giang trong năm 2009 với 335 hộ nông dân tham gia, diện tích ứng dụng là 646,92 ha và mô hình được xây dựng trên quy mô 1 ấp hay 1 tiểu vùng sản xuất.
  10. 2. Mô hình 1 phải 5 giảm 2.2 Hiệu quả thực hiện  Trong vụ Hè Thu 2009 tại tỉnh An Giang cho thấy giảm được:  24,5 kg giống lúa/ ha,  Phân N+P+K/ha: 6.5Kg+8,4 kg+0.3kg  2,4 lần phun thuốc trừ sâu/vụ, 1,3 lần phun thuốc trừ bệnh/vụ,  2 lần bơm nước/vụ,  11,5% tỷ lệ đổ ngã.
  11. 2. Mô hình 1 phải 5 giảm Tăng năng suất 190 kg lúa/ha và tăng lợi nhuận 615.000 đồng/ha so với tập quán canh tác truyền thống của nông dân.
  12. 2. Mô hình 1 phải 5 giảm Kết quả thực hiện mô hình “ 1 phải 5 giảm “ vụ Hè Thu 2009, tỉnh An Giang Các yếu tố áp dụng Chênh lệch Mô hình Ngoài mô hình Giống lúa 125 kg/ha 149,5 kg/ha 24,5 kg/ha Phân bón: + Phân đạm 110,6 kg/ha 117,5 kg/ha 6,5 kg/ha + Phân lân 58,0 kg/ ha 66,4 kg/ha 8,4 kg/ha + Phân kali 53,3 kg/ ha 53,6 kg/ha 0,3 kg/ha Thuốc BVTV + Thuốc sâu 0,9 lần /vụ 3,3 lần /vụ 2,4 lần /vụ + Thuốc bệnh 2,5 lần /vụ 3,8 lần /vụ 1,3 lần /vụ Bơm nước 5,8 lần/vụ 7,8 lần /vụ 2,0 lần/vụ Tỷ lệ đổ ngã 8,5% 20,0 % 11,5 % Năng suất 5,66 tấn /ha 5, 47 tấn /ha 0,19 tấn /ha Lợi nhuận 11.508.000 đồng 7.768.000 đồng 3.740.000 đồng
  13. Khó khăn  Khó chủ động quản lí được nguồn nước.  Cần áp dụng đúng kĩ thuật mới phát huy được hiệu quả.  Việc bón ít phân có thể làm gia tăng mức độ gây hại của các loài sâu.  Nông dân sử dụng không cân đối phân bón, chủ yếu là sử dụng phân hóa học như phân Urê, NPK, DAP và rất ít sử dụng phân hữu cơ, một số còn canh tác theo tập quán cũ.
  14. 3. Ứng dụng công nghệ sinh thái kết hợp 3 giảm 3 tăng và 1 phải 5 giảm 3.1 Mức độ phổ biến  Năm 2009: 3 nước Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam.  Ở ĐBSCL thử nghiệm quy mô 30 ha tại Tiền Giang và An Giang từ năm 2010  Đã thực hiện : Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Long An, Cần Thơ, Vĩnh Long và Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Tháp, Kiên Giang. Trong đó 2 tỉnh áp dụng rộng nhất là An Giang và Tiền Giang.
  15. 3. Ứng dụng công nghệ sinh thái kết hợp 3 giảm 3 tăng và 1 phải 5 giảm 3.3 Kết quả thực hiện  Mô hình thu hút được nhiều loài thiên địch như các nhóm nhện thiên địch, nhóm ong ký sinh, bọ rùa… đáng chú ý nhất là mật số nhóm ong ký sinh Anagrus spp. (Mymaridae, Hymenoptera).
  16. 3. Ứng dụng công nghệ sinh thái kết hợp 3 giảm 3 tăng và 1 phải 5 giảm  Giảm áp lực của rầy nâu: mật số rầy nâu luôn thấp hơn ruộng đối chứng do có nhiều thiên địch trong ruộng mô hình, tỉ lệ trứng rầy nâu bị ký sinh rất cao.  Giảm số lần phun thuốc trừ rầy và sâu cuốn lá từ 3-5 lần. Riêng ở Tiền Giang thì năng suất lúa đạt gần 7 tấn/ha mà nông dân không phải phun thuốc trừ sâu lần nào trong suốt vụ.
  17. 4. Metarhizium anisopliae trong quản lý rầy nâu tại nông hộ 4.1 Mức độ ứng dụng:  Ứng dụng lần đầu tiên ở Sóc Trăng (303,4 ha; 263 hộ tham gia) nhằm mục tiêu thay đổi tập quán chuyển đổi từ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sang sử dụng thuốc vi sinh.  Hiện tại, đã được sở nông nghiệp các tỉnh Long An, An Giang, Tiền Giang, Cần Thơ, Bạc Liêu, TP HCM triển khai.
  18. 4. Metarhizium anisopliae trong quản lý rầy nâu tại nông hộ 4.2 Kết quả thực hiện:  Mật số rầy luôn cân bằng với thiên địch trong ruộng, và kết quả thử nghiệm ở Sóc Trăng cho thấy: số rầy từ 4500 con/m2 xuống còn 500con/m2 sau 10-15 SKP.  Năng suất lúa bình quân bằng hoặc tăng từ 15-20% so với ruộng canh tác của nông dân không sử dụng nấm, giảm ½ chi phí sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
  19. 4. Metarhizium anisopliae trong quản lý rầy nâu tại nông hộ 4.2 Kết quả thực hiện:  Ngoài rầy nâu thì chế phẩm nấm xanh còn có thể phòng trị được các loại côn trùng chích hút khác trên ruộng lúa như: rầy bông, rầy xanh đuôi đen, bọ xít, các loại sâu ăn lá…  Tránh được hiện tượng tái nhiễm do rầy di trú.
  20. 4. Metarhizium anisopliae trong quản lý rầy nâu tại nông hộ 4.3 Ưu điểm mô hình  Quy trình nhân nuôi nấm thực hiện dễ dàng.  An toàn cho người sử dụng, vật nuôi, không ô nhiễm môi trường.  Bảo vệ được nguồn thiên địch tự nhiên của rầy nâu.  Số lần phun ít (2 - 3lần/vụ).
nguon tai.lieu . vn