Xem mẫu

MỤC LỤC 1. Lịch sử phát triển của giao thức IMAP………………………………………...2 1.1. Giới thiệu giao thức IMAP…………………………………………………… 2 1.2. Lịch sử phát triển……………………………………………………………...2 2. Mục đích sử dụng, phạm vi ứng dụng, bản chất của giao thức IMAP……….4 2.1. Mục đích sử dụng... …………………………………………………………..4 2.2. Phạm vi ứng dụng…………………………………………………………….4 2.3. Bản chất của giao thức IMAP………………………………………………...5 3. Mô tả nguyên lý hoạt động của giao thức IMAP………………………………5 3.1. Mức độ liên kết……………………………………………………………….5 3.2. Các lệnh và phản hồi………………………………………………………….5 3.3. Trạng thái và sơ đồ lưu lượng………………………………………………....7 3.4. Định dạng dữ liệu……………………………………………………………..8 3.5. Các lệnh của khách hàng…………………………………………………….10 3.6. Máy chủ trả lời……………………………………………………………… 12 1 4. Phân tích các ưu, nhược điểm của giao thức IMAP……………………….… 14 4.1. Ưu điểm……………………………………………………………………...14 4.2. Nhược điểm………………………………………………………………….16 5. Mô phỏng……………………………………………………………………….18 6. Kết luận và xu hướng phát triển……………………………………………… 29 7. Tài liệu tham khảo……………………………………………………………...30 1. Lịch sử phát triển của giao thức IMAP 1.1. Giới thiệu IMAP Tiêu chuẩn Internet Message Access Protocol (IMAP) – Giao thức truy cập thông điệp Internet là một giao thức Internet ở tầng ứng dụng, cho phép máy khách truy cập thư điện tử trên một máy chủ thư từ xa. IMAP cùng với Giao thức truy cập hộp thư (POP ­ Post Office Protocol) là một trong hai giao thức tiêu chuẩn Internet phổ biến nhất về lấy thư điện tử. Trên thực tế, tất cả các máy khách và máy chủ thư điện tử hiện đại đều hỗ trợ cả hai giao thức này để truyền tải thông điệp điện tử từ một máy chủ. 2 Giao thức truy cập hộp thư POP rất phổ biến với người dùng do tính đơn giản và có lịch sử phát triển lâu dài. Tuy nhiên, POP có rất ít tính năng và thường chỉ chú trọng hỗ trợ phương thức truy cập thư ngoại tuyến (offline). Do đó, Giao thức truy cập thông điệp Internet ra đời với mục đích cụ thể là cung cấp tính linh hoạt trong cách truy cập, cách lấy và cách làm việc với thông điệp điện tử của người dùng. Trong thực tế, IMAP có thể hoạt động theo cả ba chế độ: trực tuyến (online), ngoại tuyến và không kết nối (disconnected – chế độ lai giữa online và offline, người dùng thao tác với bản sao tạm thời của các thông điệp trên máy chủ), trong đó, chế độ trực tuyến và không kết nối nhận được quan tâm của rất nhiều người dùng, còn chế độ ngoại tuyến thì ít hơn do giống với POP. Hiện tại, IMAP do Nhóm chuyên trách kỹ thuật Internet ­ Internet Engineering Task Force (IETF) phát hành dưới dạng RFC (Request for Comments, là những tài liệu kỹ thuật và tổ chức về Internet, bao gồm những tài liệu đặc tả kỹ thuật và chính sách được tổ chức IETF phát hành). 1.2. Lịch sử phát triển IMAP có lịch sử phát triển, cụ thể như sau: ­ Phiên bản đầu tiên gọi là Giao thức truy cập hộp thư tạm thời (Interim Mail Access Protocol ­ IMAP), được thiết kế bởi Mark Crispin năm 1986. Giao thức tạm thời thiếu liên kết yêu cầu/trả lời và do đó cú pháp của nó không tương thích với tất cả các phiên bản sau này. Hiện tại, không còn tồn tại một tài liệu đặc tả hay một phần mềm nào sử dụng giao thức truy cập hộp thư tạm thời này nữa. ­ Phiên bản thứ hai gọi là Giao thức truy cập hộp thư tương tác (Interactive Mail Access Protocol – IMAP2), được phát triển tại Đại học Stanford – Mỹ từ giữa những năm 1980, sau đó được chuẩn hóa và định nghĩa trong RFC 1064 vào tháng 7 năm 1988 và được cập nhật vào tháng 8 năm 1990 tại RFC 1176. IMAP2 có một số yêu cầu/trả lời giống với IMAP phiên bản đầu tiên nhưng đã đưa ra được liên kết yêu cầu/trả lời và IMAP2 cũng là phiên bản được công bố công khai đầu tiên. ­ Phiên bản thứ ba gọi là Giao thức truy cập hộp thư tương tác (Interactive Mail Access Protocol – IMAP3 ), được xác lập tại RFC 1203 vào tháng 2 năm 1991, đưa ra một số khuyến nghị trái ngược với RFC 1176 của phiên bản IMAP2 nhưng IMAP3 không chấp thuận bởi cộng đồng, do đó phiên bản IMAP2 vẫn được sử dụng trong khoảng thời gian này. 3 ­ Phiên bản thứ tư gọi là Giao thức truy cập hộp thư tương tác IMAP2bis (Interactive Mail Access Protocol – IMAP2bis), được xem là giao thức mở rộng của IMAP2 với việc hỗ trợ cấu trúc nội dung kiểu giao thức mở rộng thư Internet đa chức năng (Multipurpose Internet Mail Extensions ­ MIME) và thêm nhiều tính năng hộp thư như tạo, xóa, đổi tên, tải thông điệp lên nhưng IMAP2bis không được công bố dưới dạng RFC. Sau đó vào tháng 12 năm 1994, phiên bản IMAP2bis đã được nhóm IETF IMAP đổi tên thành giao thức truy cập thông điệp Internet (Internet Message Access Protocol ­ IMAP4) để tránh nhầm lẫn với phiên bản IMAP3 và được công bố tại RFC 1730 (RFC mô tả giao thức chính) và RFC 1731 (RFC mô tả cơ chế xác thực của IMAP4). Tiếp đó, IETF đã sửa đổi, bổ sung IMAP4 thành IMAP4rev1 vào tháng 12 năm 1996 tại RFC 2060 và cập nhật IMAP4rev1 vào tháng 3 năm 2003 tại RFC 3501. Ta có thể tóm tắt lộ trình của IMAP qua các mốc thời gian sau: ­1986, IMAP được chấp nhận ở đại học Stanford ­1987, IMAP2 được định nghĩa, cập nhật client và server. Được hiện thực trên server Unix ­1988, tài liệu chính thức của IMAP được xuất hiện trên Net vào tháng Bảy ­1989, Mark Crispin, tác giả đầu tiên của IMAP, được đại học Washington thu nhận ­1990, bản sửa đổi bổ sung của tài liệu chính thức của IMAP2 được xuất bản vào tháng Tám ­1991, bổ sung hỗ trợ cho Multipurpose Internet Mail Extentions. Cho phép truyền file không phải ASCII trên Internet, bổ sung này tạo nền tảng cho IMAP2 beta ­1992, đại học Washington triển khai server của IMAP2 beta ­1993, nhóm thực hiện IMAP của tổ chức chuyên trách về công nghệ Internet IETF được thành lập. IMAP được hiện thực trên hệ điều hành VMS server của Digital dành cho máy tính lớn. 4 ­1994, tài liệu chính thức của IMAP4 được xuất bản ­1995, đại học Carnegie Mellon đưa ra server IMAP4 đầu tiên ­1996, đại học Washington chủ trì hai cuộc họp đầu tiên về IMAP. Sun, Netscape và những nhà sản xuất khác tuyên bố hỗ trợ IMAP4 ­1997, đặc tả cho IMAP4.1 tiếp tục được hoàn thiện. Phát hành hai IMAP cho client là Netscape Messenger và Microsoft Outlook Express, được tích hợp với hai trình duyệt Web phổ biến: Netscape Communicator và Microsoft Internet Explorer 2. Mục đích sử dụng, phạm vi ứng dụng, bản chất của giao thức IMAP 2.1. Mục đích sử dụng: IMAP được sử dụng để đặt sự kiểm soát email trên mail server. Cụ thể, IMAP cung cấp truy cập Email theo ba chế độ khác nhau: offline (ngoại tuyến), online ( trực tuyến) và disconnected ( ngắt kết nối). Truy cập chế độ offline IMAP giống như POP, các thông điệp email được truyền đến máy client server, xóa khỏi mail server và mối liên kết bị ngắt. Sau đó người dùng đọc, trả lời và làm các việc khác ở chế độ ngoại tuyến, còn nếu muốn gửi thư mới đi họ phải kết nối lại. Truy cập chế độ online IMAP là chế độ truy cập mà người dùng đọc và làm việc với thông điệp email trong khi vẫn đang giữ kết nối với mail server ( kết nối mở). Các thông điệp này vẫn nằm ở mail server cho đến khi nào người dùng quyết định xóa nó đi. Chúng được gắn nhãn hiệu cho biết loại để “đọc” hay “trả lời”. Truy cập chế độ disconnected, IMAP cho phép người dùng lưu tạm thông điệp ở client server và làm việc với chúng, sau đó cập nhật trở lại vào mail server ở lần kết nối kế tiếp. Chế độ này hữu ích cho những ai dùng laptop hay truy cập mạng bằng liên kết quay số điện thoại, đồng thời không muốn bỏ phí những lợi điểm của kho chứa thư ở mail server. 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn