Xem mẫu

Nhóm Ngân hàng Thế giới

Báo cáo Định hướng
Chiến lược Năng lượng
(Bản dịch tham khảo)

Mạng lưới phát triển bền vững

Tháng 10/2009

Mục lục
Danh sách các từ viết tắt .....................................................................................................
Báo cáo định hướng Chiến lược Năng lượng của Ngân hàng Thế giới ..............................
Bối cảnh ..............................................................................................................................
Các diễn tiến mới nhất và triển vọng ..................................................................................
Chiến lược và hiệu quả ngành năng lượng của Ngân hàng Thế giới trong những năm gần
đây .......................................................................................................................................
Mục tiêu và Phương pháp ...................................................................................................
Phạm vi ...............................................................................................................................
Đề xuất lĩnh vực hoạt động .................................................................................................
Lĩnh vực triển khai ..............................................................................................................
Các bước xây dựng chiến lược ...........................................................................................
Tham vấn ý kiến các bên ....................................................................................................
Phụ lục 1: Phạm vi hoạt động của ngành năng lượng .........................................................
Phụ lục 2: Các nội dung ưu tiên của ngành năng lượng của các nước đối tác của Ngân
hàng thế giới và đề xuất lĩnh vực tập trung của Ngân hàng Thế giới .................................
Phụ lục 3: Đề cương phát triển năng lượng ........................................................................
Phụ lục 4: Các nghiên cứu tổng quan .................................................................................
Tài liệu tham khảo ..............................................................................................................

Hình minh họa
Hình 1 Hoạt động liên quan đến năng lượng của Ngân hàng Thế giới
Hình 2 Thất bại trong hoạt động của Ngân hàng Thế giới trong Năm tài khóa 03-09 tính
theo viện nghiên cứu ...........................................................................................................
Hình 3 Khung Chiến lược năng lượng ................................................................................
Hình 4 Tiếp cận Điện và Khí thải CO2...............................................................................
Hình 5 Số giờ mất điện .......................................................................................................

Bảng
Bảng 1 Khung thời gian của chiến lược năng lượng .........................................................

Danh sách các từ viết tắt
CAS
CEIF
CIF
CO2
CTF
DCCSF
EI
EITI
FFT
FY
GDP
GEF
GHG
IBRD
IDA
IEA
IEG
IFC
INFRA
MIGA
OECD
QAG
SIAP
SREP
WBG

Chiến lược hỗ trợ quốc gia
Khung đầu tư năng lượng sạch và phát triển
Quỹ đầu tư khí hậu
các-bon đi-ô-xít
Quỹ công nghệ sạch
Phát triển và biến đổi khí hậu: Khung chiến lược cho Ngân hàng Thế giới
công nghiệp khai khoáng
Sáng kiến Minh bạch trong các ngành công nghiệp khai khoáng
Nhiên liệu của tương lai
năm tài khóa
tổng sản phẩm quốc nội
Quỹ Môi trường Toàn cầu
khí gây hiệu ứng nhà kính
Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế
Hiệp hội Phát triển Quốc tế
Cơ quan Năng lượng Quốc tế
Nhóm Đánh giá Độc lập
Công ty Tài chính Quốc tế
Chương trình Khôi phục Cơ sở hạ tầng và Tài sản
Tổ chức Bảo lãnh Đầu tư Đa phương
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
Nhóm Đảm bảo Chất lượng
Chương trình Hành động vì Cơ sở hạ tầng Bền vững
Chương trình Phát triển các Nguồn năng lượng Tái sinh ở các nước đang phát
triển
Nhóm Ngân hàng Thế giới

Báo Cáo Định hướng Chiến Lược Năng Lượng
Nhóm Ngân Hàng Thế Giới
Báo cáo định hướng này hình thành nên cơ sở cho việc tham vấn để xây dựng chiến lược
ngành năng lượng của Ngân Hàng Thế Giới (WBG) mà được dự kiến sẽ được trình bày
trước Ban giám đốc điều hành WBG vào đầu năm 2011. Tiến trình tham vấn, dựa trên
báo cáo định hướng này, sẽ được bắt đầu hoạt động liên tục vào tháng 5 năm 2010. Các ý
kiến về báo cáo định hướng này được đưa ra sẽ hướng dẫn cho việc xây dựng chiến lược
này.

Bối cảnh
1.
Năng lượng là thiết yếu cho sự phát triển kinh tế và giảm nghèo. Cung cấp
dịch vụ năng lượng, đặc biệt là cho người nghèo, góp phần vào thành tích đạt được các
Mục tiêu thiên niên kỷ. Không có năng lượng, các nền kinh tế không thể tăng trưởng và
đói nghèo chẳng thể giảm được. Năng lượng là một đầu vào quan trọng cho tất cả các
ngành kinh tế, cung cấp nhiên liệu cho việc vận chuyển hàng hóa và người và cung cấp
điện cho ngành công nghiệp, thương mại, nông nghiệp, và các dịch vụ xã hội quan trọng
như giáo dục và y tế. Tuy nhiên, nhiều nước đang phát triển đối mặt với sự thiếu nguồn
cung điện, gây cản trở hoạt động kinh doanh và giảm tăng trưởng. Hàng trăm triệu hộ gia
đình tiếp tục dựa vào việc sử dụng truyền thống các nhiên liệu rắn để nấu ăn và đốt nóng,
thiếu sự tiếp cận điện, hoặc chịu đựng cả hai trạng. Những hộ gia đình này- và đặc biệt là
các phụ nữ và trẻ em của những hộ này- chịu mức độ khói độc hại cao gây nguy hiểm và
mất đi các cơ hội nâng cao thu nhập.
2.
Việc cung cấp điện không đủ và không đáng tin cậy tác động tới nhiều nước
đang phát triển, đặc biệt là các nước ở khu vực Châu Phi hạ Sahara và Nam Á. Hậu quả
là làm giảm năng suất, tính cạnh tranh và việc làm của doanh nghiệp, và hạn chế nghiêm
trọng đối với hoạt động và tăng trưởng kinh tế. Có lượng dân số lớn không được tiếp cận
với điện ở các nước nghèo hơn thuộc khu vực Châu Á và Châu Mỹ La tinh, cũng như ở
các khu vực nông thôn và cận nông thôn của các nước có thu nhập trung bình như Pê-ru
và Phi-líp-pin. Nghèo năng lượng ở khu vực Châu Phi hạ Sahara đặc biệt trầm trọng: tính
bình quân đầu người, công suất phát điện trong khu vực này chỉ bằng khoảng 1/10 công
suất ở các khu vực có thu nhập thấp khác. Không ngạc nhiên, khoảng 30 nước Châu Phi
đang chịu các giai đoạn thiếu điện thường xuyên và sa thải phụ tải. Để cân bằng cung và
cầu, mở rộng truyền tải qua biên giới phục vụ cho hoạt động thương mại khu vực, và tăng
10% tỷ lệ điện khí hóa, Châu Phi hạ Sahara cần một khoản đầu tư trị giá 40 tỷ Đô la Mỹ
tương đương với 6,4% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Hiện nay, khu vực mới chỉ đầu tư
khoảng 11 tỷ Đô la Mỹ hàng năm, tương đương với ¼ so với yêu cầu thực tế, để lại lỗ
hổng tài chính hàng năm khoảng 30 tỷ Đô la Mỹ. Có nhiều người ở Nam Á cũng không
tiếp cận được điện như ở Châu Phi hạ Sahara, hầu hết trong số họ ở Ấn Độ. Tiệu thụ
điện trên đầu người ở Nam Á là thấp nhất chỉ sau Châu Phi hạ Sahara. Thiếu nguồn cung
đã dẫn đến việc nhiều công ty tự mình phát điện. Chính Phủ Ấn Độ trước đó đã đặt ra
mục tiêu điện khí hóa trên cả nước vào năm 2012, nhưng mục tiêu này dường như không
thể đạt được vì sự trì hoãn việc bổ sung công suất mới – nước này chỉ mới lắp đặt thêm

một nửa công suất điện so với mục tiêu trong ba (03) kế hoạch năm năm liên tiếp từ năm
1992 đến năm 2007- và vì những nút thắt cổ chai chưa được tháo gỡ. Thiếu điện không
chỉ ảnh hưởng đến các nước có thu nhập thấp mà còn ảnh hưởng đến nhiều nước có thu
nhập trung bình, bao gồm Ai Cập, Kazakhstan, Paraguay, và Nam Á.
3.
Một thách thức chủ yếu mà các chính phủ ở hầu hết các nước đang phát
triển phải đối mặt là làm thế nào để nâng cao tính đáng tin cậy và khả năng cung
cấp đủ năng lượng trong khi đưa ra các dịch vụ năng lượng hiện đại mà tất cả
người dân có thể tiếp cận và có khả năng tài chính để chi trả (phụ lục 1-3). Dựa trên
nhu cầu năng lượng lớn chưa được đáp ứng và kinh nghiệm gần đây về sự thay đổi giá
năng lượng, đảm bảo việc cung cấp năng lượng ở các mức giá hợp lý đã tạo thành một
giai đoạn trọng tâm trong việc hoạch định chính sách năng lượng. Vượt qua được thách
thức này sẽ cần có sự huy động vốn- để làm tăng cơ sở cung cấp và nâng cao hiệu quả
cung cấp và sử dụng năng lượng- trên quy mô mà nhiều nước đang phát triển chưa thể
huy động cho tới nay. Giải quyết vấn đề thiếu công suất cung cấp là cơ sở hạ tầng năng
lượng hoạt động tốt sau vòng đời thiết kế của chúng và cần thay thế khẩn cấp.
4.
Tăng trưởng kinh tế liên tục-cần thiết cho giảm nghèo- và nhu cầu năng lượng kéo
theo sẽ có kết quả mang tính toàn cầu. Nền kinh tế thế giới được đặt mục tiêu tăng trưởng
gấp bốn (04) lần đến năm 2050 và, nếu không có những thay đổi mang tính chuyển hóa
cả về nhu cầu năng lượng và sự thải khí CO2 liên quan đến năng lượng sẽ gấp hơn hai
(02) lần (IEA 2008). Người nghèo ở các nước đang phát triển sẽ chịu tác động trước tiên
và nhiều nhất từ sự biến đổi khí hậu, trong khi họ lại chỉ là những người gây ra và có thể
giải quyết sự biến đổi đó ít nhất. Có một sự xác nhận ngày càng rõ ràng rằng các chính
sách tiết kiệm năng lượng và năng lượng có sự thải khí gây hiệu ứng nhà kính (GHG)
thấp là cần thiết để đáp ứng được các nhu cầu năng lượng trong tương lai một cách bền
vững (phụ lục 4). Các biện pháp này, thông qua việc giải quyết các nguồn năng lượng
không đủ và đang bị ô nhiễm, nói chung là cũng giúp giảm nhẹ các vấn đề môi trường địa
phương liên quan đến việc sử dụng năng lượng. Bên cạnh đó, tăng thu nhập sẽ làm tăng
sức ép đối với việc làm giảm dần các nguồn năng lượng, tăng chi phí cung cấp năng
lượng.
5.
Đáp ứng các nhu cầu năng lượng của các nước đang phát triển và ngăn chặn
sự nóng lên toàn cầu đòi hỏi có sự hành động và sự hợp tác tăng cường toàn cầu.
Dựa trên bằng chứng khoa học hiện có về tốc độ biến đổi khí hậu, thì sự chuyển đổi sản
xuất và tiêu thụ năng lượng toàn cầu là một mệnh lệnh. Các nước phát triển, đã góp phần
lớn vào số lượng hiện nay của GHG, cần phải đi đầu và làm giảm sự thải khí GHG đáng
kể. Tiêu thụ năng lượng và sự thải GHG liên quan đến năng lượng trên đầu người ở thế
giới đang phát triển là các phần của những hoạt động này ở những nước có thu nhập cao.
Tuy nhiên, sau một thời gian dài, IEA dự đoán rằng, nếu các chính sách hiện nay vẫn tiếp
tục được duy trì, thì việc thải khí CO2 liên quan đến năng lượng tại các nước không phải
là thành viên của OECD – hiện đang ngang hàng với việc thải khí của các nước thuộc
OECD- sẽ gấp hai (02) sự thải khí ở các nước OECD vào năm 2030. Thậm chí nếu tất cả
các hoạt động thải khí từ các nước phát triển chấm dứt, thì một sự thay đổi về đường
cong thải khí của thế giới đang phát triển vẫn sẽ cần làm cho ổn định nồng độ GHG toàn
cầu ở mức được cho là Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu có thể quản lý được.

nguon tai.lieu . vn