Xem mẫu

  1. 2009 Báo Cáo Đề Tài Backup and Restore data + Hard disk Management Giảng Viên Hướng Dẫn : Nguyễn Duy : Phạm Thanh Tùng Sinh viên trình bày Nguyễn Công Hải Athenavn
  2. LỜI CẢM ƠN Xin chân thành cảm ơn quí thầy giảng viên của trung tâm Athena trong suốt thời gian theo học ở đây đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt cho tụi em những kiến thức bổ ích nhất, những kiến thức sẽ làm hành trang cho tương lai sau này của chúng em, cũng xin cảm ơn các anh chị trong bộ phận hỗ trợ đã cho chúng em những thông tin cũng như trang thiết bị phục vụ hiệu quả cho việc học tập và thực hành. Em cũng xin cảm ơn thầy Nguyễn Duy và thầy Trần Văn An đã giảng dạy và cung cấp cho chúng em những kiến thức đầy đủ và hữu ích, chúng em có thể thực hiện đề tài này, đồng thời cũng xin cảm ơn các nhóm bạn đã hỗ trợ để chúng em có thể hoàn thành đề tài này. Vì đây là lần đầu nên quá trình làm đề tài còn nhiều sai sót, kính mong quí thầy và các bạn thông cảm và giúp đỡ, cũng như góp ý để chúng em rút kinh nghiệm cho những đề tài tiếp theo được tốt hơn. Chúng em một lần nữa xin cảm ơ 2
  3. Mục Lục: 1. Backup and Restore: a) Backup and Restore sử dụng NTBackup………………………………Trang 3  Giới thiệu NTBackup…………………………………………………Trang 3  Các kiểu Backup:……………………………………………………..Trang 3  Normal…………………………………………………………….Trang 4  Copy. ………………………………………………………….......Trang 4  Incremential. ……………………………………………………..Trang 4  Differential. ………………………………………………………Trang 4  Daily. ……………………………………………………………...Trang 4  Vài kiểu Backup thông dụng và cách Restore………………………Trang 5  Normal kết hợp với Incremential…………………………..........Trang 5  Normal kết hợp với Differential………………………………….Trang 5  Normal kết hợp với Incremential và Differential……………….Trang 6  Automated System Recovery (ASR)………………………………….Trang 6  Tác dụng và cách thự c hiện b) Backup and Restore sử dụng Veritas.  Hướng dẫn sử dụng:  Các tính năng đặc biệt so với NTBackup c) Recovery dữ liệu……………………………………………………………Trang 11  Cấu trúc dữ liệu trên đĩa cứ ng…………………………………..........Trang 11  Khả năng khôi phục dữ liệu…………………………………………..Trang 12  Một số lưu ý……………………………………………………………Trang 13  Một số tool phổ biến và cách sử dụng………………………………..Trang 14 d) Mã hóa dữ liệu……………………………………………………………..Trang 16  Mã hóa các file có hỗ trợ mã hóa……………………………………..Trang 17  Mã hóa bằng tool………………………………………………………Trang 18 2. Hark disk Management (Quan lý đĩa)............................Trang 19 a) Basic………………………………………………………………………..Trang 20  Primary Partition………………………………………………………..Trang 20  Extended Partition………………………………………………………Trang 20 b) Dynamic……………………………………………………………………Trang 20  Volume: Simple, Spaned, Mirror, Triped, RAID và một số tính năng  Hướng dẫn cài HĐH trên hệ thống RAID…………………………….Trang 35 3
  4. 1. Backup and Restore: a) Backup and Restore sử dụng NTBackup  Giới thiệu NTBackup Vào Start  All programs  Accessories  System tools  Backup Hoặc vào Run gõ Ntbackup. Giao diện của NTBackup Bạn có thể Click bỏ nút chọn Always start in winzard mode và chọn Advanced Mode để có nhiều lựa chọn hơn: Giao diện chính của NTbackup. Ở đây ta có các tab công cụ để Backup/Restore file, folder, System State, Application Data cho Local hoặc toàn bộ hệ thống mạng.  Các kiểu Backup: 4
  5. Click tab Backup để chuyển qua phần Backup. Ở đây bạn chọn các file and folder nào cần back up. Nếu muốn backup các file ở máy khác, bạn có thể chọn các thư mục Share My Network Place sau đó chọn nơi chứa dữ liệu Backup, NTbackup sẽ tạo một tập tin có tên đuôi là *.BKF. Sau khi backup, bạn có thể kiểm tra lại tên file *.bkf vừa được tạo. Sau đó có thể chép các file này vào nơi lưu trữ an toàn như CD, DVD, USB hoặc thậ m chí là 1 ổ cứng khác… Sau đó click Start backup để bắt đầu( theo bảng dưới). Backup có các kiểu khác nhau để có thể xây dựng một Plan( kế hoạch backup thế nào chọ phù hợp nhất và nhanh nhất). Chọn Advanced để lựa chọn các kiểu Backup. Ta có 5 kiểu Backup là Nomal, Copy, Incremental, Differential, Daily. Trước khi tìm hiểu về các kiểu Backup ta cần hiểu về các thuộc tính Archive cua file hoặc folder: Archive: Là 1 thuộc tính của file hoặc folder. File hoặc folder nào có dấu Archive là đã sẵn sàng Backup bằng tất cả các kiểu Backup. File hoặc folder nào không có dấu Archive( một số kiểu Backup sẽ xóa dấu này sau khi Backup) thì sẽ bị bỏ qua khi backup bằng một số kiểu Backup. Ta có thể kiểm tra một file hoặc folder nào đó có dấu Archive hay không bằng cách Properties lên folder đó. Ta có bảng liên hệ giữa các kiểu Backup và thuộc tình Archive như sau: 5
  6. Archive(A) Quan tâm Không quan Xóa A sau khi Không xóa A tâm A Backup sau khi Backup A Backup Normal - x x - Copy - x - x Incremental x - x - Differential x - - x Daily - x - x Đặc biệt với Daily măc dù không quan tâm A nhưng kiểu Backup này sẽ chỉ Backup sẽ chỉ Backup nhưng dữ liệu được tạo mới trong ngày còn dữ liệu của ngày khác sẽ không được Backup.  Vài kiểu Backup thông dụng và cách Restore:  Normal kết hợp với Incremental: Kiểu Normal thường được Backup full vào cuối tuần trước sau đó Incremential backup sẽ được thực hiện hàng ngày trong tuần, sau đó đến cuối tuần lại tiếp tục Normal backup (tổng kết hàng tuần). Lưu ý là khi ta bắt đầu tiếp nhận hệ thống thì nên Backup ngày đầu tiên bằng Normal backup trước để có thể lưu lại được toàn bộ data. Mô hình Backup Normal kết hợp với Incremantial: Chủ Nhật Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Normal Incre Incre Incre Incre Incre Incre Chủ Nhật Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Boom! Normal Incre Incre Incre Restore: Chủ Nhật  Thứ 2 Thứ3  Thứ 4 Ta Restor e lần Back up Normal gần nhất và các lần Back up Incremantial sau nó đến thời điểm bị boom dữ liệu.  Normal kết hợp với Differental: Tương tự như Nor mal kết hợp với Incremental ta Backup Normal vào cuối tuần sau đó Differental Backup sẽ được thực hiện hàng ngày trong tuần, sau đó đến cuối tuần lại tiếp tục Nor mal Backup ( tổng kết hàng tuần) Mô hình Back up Nor mal hết hợp với Differental: 6
  7. Chủ Nhật Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Normal Differ Differ Differ Differ Differ Differ Chủ Nhật Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Boom! Normal Differ Differ Differ Restore: Chủ Nhật  Thứ 4. Ta Restore lần Back up Normal gần nhất và lần Back up Differental gần nhất.  Normal kết hợp với Differental và Incremantial: Chủ Nhật Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Normal Differ Differ Incre Differ Differ Incre Chủ Nhật Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Boom! Normal Differ Differ Differ Restore: Chủ nhật  Thứ 4. Tưong tự Back up Normal kết hợp với Differental. Hưóng dẫn Restore: Tại giao diện chính của NTBackup chọn Tab Restore and Manage Media hoặc chọn Restore Wizard để vào giao diện Restore. Chọn file Backup, chọn nơi lưu file Restore( mặc định là vào chỗ cũ – Original location) hoặc chọn nơi lưu khác. Sau đó tiến hành Restore Click Start Restore.  Automated System Recovery (ASR) Nguy cơ lớn nhất, một điều gì đó có thể khiến tòan bộ hệ thống “down”. Nếu 7
  8. điều đó xảy ra, là thảm họa “disaster” cho Computer. Không thể khởi động lại Computer, cho dù bạn có khởi động từ safe-mode, màn hình xanh “blue-death” xuất hiện. Đây là mối đe dọa nguy hiểm nhất, và người dùng cũng “sợ” nó nhất, thường thì họ sẽ cài lại toàn bộ máy (cái duy nhất giữ lại được có lẽ là Data của họ còn đâu đó trên C:, D:, E:…), tất cả mọi ứng dụng, cấu hình hệ thống sau bao năm tháng triển khai đã không còn.. Tóm lại là bạn đang đối mặt với một hệ thống hoàn toàn bị “failed”. Tuy nhiên bạn không nên quá lo lắng, Windows đã chuẩn bị cho bạn một vũ khí mạnh, và nếu sử dụng đúng cách, nó sẽ đem hệ thống hoạt động bình thường trở lại, đó là hệ thống phục hồi tự động ASR Automated System Recovery (ASR) là một quy trình dùng các dữ liệu đã backup và toàn bộ source files của Windows (các source files cài đặt này chính là CD cài đặt Windows) để xây dựng lại “rebuild” một hệ thống máy tính đã hỏng. Để tiến hành ASR, cần nhữ ng bước chuẩn bị sau: · Đĩa CD-ROM cài đặt Windows XP Professional or Windows Server 2003… · Một đĩa mềm ASR (ASR floppy disk), đĩa này chứa các file thông tin cài đặt gọi là Setup Information Files (SIF) đây là những thông tin cơ sở cần để Windows Setupcó thể chạy phục hồi ASR. · Một tập ASR backup set, được tạo với chương trình Windows Backup mà bạn đã biết, ASR backup set này là một bản copy toàn bộ files hệ thống (system files) của Windows và tất cả thông tin về cấu hình hệ thống. Và sau đây là các bước thực hành, Steps by Steps: 1. Tạo ASR Backup Set Tại giao diện chính của NTBackup wizard, chọn Automated System Recovery Data Chọn nơi lưu file Backup ở đây ASR backup set sẽ được lưu tại C:\Thanh Tung với file name Backup.bkf, click Next 8
  9. Quá trình Backup khá lâu chừng 30’ và dung lượng file Backup khá lớn ở đây là 5,5 Gb nên trước khi tiến hành Backup bạn cần chọ nơi lưu trữ có dung lương tương đối đề phòng trường hợp full. Sau khi Backup up xong chương trình sẽ yêu cầu cho đĩa mềm vào để tạo đĩa mềm ASR floppy disk. Sau khi copy các file cầ n thiết vào đĩa mềm, đĩa mềm sẽ có dạ ng: Đóng tất cả các cửa sổ hoàn tất quả trình Backup 9
  10. Restore dữ liệu Khi xảy ra sự cố mất mát dữ liệu ta sử dụng đĩa Window, đĩa mềm và file backup ASR để cứu dữ liệu. Khi đưa đĩa Window vào boot len màn hình xanh để ý ở phía dưới màn hình có dòng chữ “Press F2 to run Automated System Recovery (ASR)” thì nhấn F2 để chạ y chế độ ASR Khi hệ thống yêu cầu cho đĩa mềm vào thì cho đĩa ASR đã tạo ở phần trước vào và ấn phím bất kỳ để hệ thống đọc thông tin này và dùng thông tin này cho quá trình cài đặt 10
  11. . Windows sẽ cài hệ điều hành như những thông tin đã được đọc ra từ ASR Floppy. Khi tới màn hình restore lạ i cấu hình của hệ thống chúng ta ấn phím C. Sau khi copy xong sẽ tự động reboot lại máy. Reboot xong vào màn hình windows, hệ thống yêu cầu Admin cung cấp đĩa (USB, CD,..) đã lưu file Automated System Recovery ở bước 2 trong quá trình Backup. 11
  12. Cho đĩa CD hoặc USB đã lưu file Backup vào và tiến hành Restore sau khi Restore xong ta sẽ có hệ điều hành như trươc khi Backup. b) Recovery Dữ liệu Khi bạn xóa một tập tin hay thư mục nào đó trong hệ thống, thực chất lệnh này chỉ đánh dấu "đã xóa" trong Directory Entry và những thông tin liên quan trong File Allocation Table - FAT (với phân vùng định dạng FAT/FAT32) hoặc đánh dấu "xoá” trong Master File Table - MFT Entry (với phân vùng định dạng NTFS). Lúc này, các vùng (cluster) chứa dữ liệu của tập tin xem như trống và được tính là dung lượng chưa dùng đến của đĩa cứng mặc dù dữ liệu vẫn tồn tại. Khi dữ liệu mới được ghi vào, lúc này dữ liệu cũ mới thực sự bị xóa đi và ghi đè bằng dữ liệu mới. Chúng ta (và cả hệ điều hành) đều không thể "nhìn" thấy được những dữ liệu bị đánh dấu xóa nhưng những phần mềm cứu dữ liệu vẫn nhìn thấy chúng khi quét qua bề mặt đĩa. Vì vậy chúng ta mới cần đến những phần mềm này trong việc khôi phục dữ liệu. Có rất nhiều phần mềm giúp bạn thực hiện việc này, từ miễn phí cho đến có phí như ontrack Easy Recovery, Winternals Disk Commander, Active Uneraser, PC Inspector File Recovery, Drive Rescue... Mỗi phần mềm đều có những điểm mạnh - yếu riêng, nhưng nhìn chung, khả năng "cứu hộ" tùy thuộc rất nhiều vào cấu trúc dữ liệu trên đĩa cứng và những thao tác có ảnh hưởng đến các vùng dữ liệu. CẤU TRÚC CỦA DỮ LIỆU TRÊN ĐĨA CỨNG Trước tiên, chúng ta cùng tham khảo qua cách thức thông tin của một tập tin được lưu trữ trên đĩa cứng. Với phân vùng FAT, dữ liệu được lưu trữ tại 3 nơi trên đĩa cứng, bao gồm: Directory Entry chứa thông tin về tập tin gồm t ên, dung lượng, thời gian tạo và số hiệu cluster đầu tiên chứa dữ liệu của tập tin; FAT chứa số hiệu các cluster được sử dụng cho tập tin và các cluster chứa dữ liệu của tập tin (vùng Allocation). Với phân vùng NTFS, dữ liệu được lưu trữ trong MFT (Master File Table) Entry và vùng Allocation (hình minh họa). Bất kỳ phần mềm cứu dữ liệu nào cũng cố gắng tìm lại những thông tin từ 3 nơi này để 12
  13. có thể khôi phục đầy đủ nội dung của một tập tin, nếu thiếu (hoặc mất) một trong những thông tin này, dữ liệu không toàn vẹn hoặc không thể khôi phục (xem bảng). Như vậy, xem xét các trường hợp trên thì khả năng khôi phục dữ liệu thường khá thấp. Trường hợp các cluster của Allocation bị hỏng hoặc bị chép đè, bạn hầu như không thể khôi phục được vì dữ liệu đã bị xóa và chép đè bởi dữ liệu mới. Về lý thuyết, bạn vẫn có thể lấy lại dữ liệu cũ với kỹ thuật MFM (Magnetic Force Microscope) tuy nhiên kỹ thuật này không được áp dụng rộng rãi trên thực tế vì mất nhiều thời gian và chi phí rất cao. KHẢ NĂNG KHÔI PHỤC DỮ LIỆU Tập tin bị xóa: Như đã đề cập ở trên, việc xóa tập tin sẽ đánh dấu xóa trong Director Entry và những thông tin liên quan trong bảng FAT hoặc MFT Entry. Về lý thuyết, khả năng khôi phục đầy đủ tập tin này là cao. Tuy nhiên, kết quả thực tế đôi khi không được như mong đợi vì một số nguyên nhân: sau khi xóa, người dùng cố gắng thực hiện một số thao tác nhằm lấy lại dữ liệu, HĐH ghi đè dữ liệu mới vào các cluster được đánh dấu xóa... Phân vùng bị xóa (hoặc tạo lại) nhưng chưa định dạng (format): Hầu hết dữ liệu đều có thể khôi phục được trong trường hợp này vì FAT và MFT không bị ảnh hưởng khi người dùng xóa và tạo mới phân vùng. Phân vùng bị format: Với phân vùng FAT, việc định dạng sẽ xóa bảng FAT, Boot Record và thư mục gốc (Root Directory) nhưng Partition Table và dữ liệu trong Allocation vẫn còn. Những tập tin có dung lượng nhỏ hơn kích thước một cluster (32KB, mặc định của FAT32 hoặc theo tùy chọn của bạn khi định dạng), tập tin được khôi phục hoàn toàn vì chúng không cần đến thông tin trong bảng FAT. Với những tập tin có dung lượng lớn, nhiều cluster liên tiếp nhau, chúng sẽ bị phân mảnh khi có sự thay đổi nội dung theo thời gian. Việc tìm và ráp các cluster có 13
  14. liên quan với nhau là công việc khó khăn, nhất là với những tập tin có dung lượng lớn và hay thay đổi. Một số phần mềm cứu dữ liệu có khả năng khôi phục mà không cần thông tin từ bảng FAT. tuy nhiên, nội dung những tập tin sau khi tìm lại sẽ không đầy đủ hoặc không thể đọc được. Vì vậy, bạn sẽ cần đến một phần mềm có khả năng trích xuất những nội dung còn đọc được từ những tập tin này. Với phân vùng NTFS, việc định dạng sẽ tạo MFT mới, tuy nhiên kết quả khôi phục sẽ tốt hơn phân vùng FAT vì NTFS không sử dụng bảng FAT để xác định các cluster chứa dữ liệu của cùng tập tin. Phân vùng bị format và cài đè HĐH mới hoặc sử dụng Ghost: Trường hợp này thực sự là khó khăn vì Directory Entry (FAT), MFT (NTFS) đã bị xóa. Giả sử bạn có 10GB dữ liệu lưu trữ trên phân vùng 20GB, phân vùng này bị format và chép đè 5GB dữ liệu mới. Như vậy, bạn không thể khôi phục những dữ liệu đã bị chép đè mà chỉ có thể khôi phục dữ liệu từ 5GB trở về sau. MỘT SỐ LƯU Ý Bạn có thể sử dụng bất cứ phần mềm nào trong "tầm với" của mình để cứu dữ liệu, tuy nhiên chúng tôi xin lưu ý một vài điểm sau. Một số phần mềm cho dùng thử và chỉ yêu cầu người dùng nhập số đăng ký (license key) khi sao lưu những dữ liệu cần khôi phục. Vì vậy, bạn hãy tận dụng điều này thử qua một vài phần mềm để tìm ra phần mềm thích hợp nhất với loại dữ liệu của mình cần khôi phục. Một số phần mềm cho phép tạo đĩa khởi động và làm việc trong chế độ MS-DOS. Tuy nhiên, bạn sẽ khó khăn hơn trong việc chọn lựa những dữ liệu cần khôi phục. Nếu có thể, hãy cài đặt phần mềm cứu dữ liệu trên một hệ thống khác và gắn ổ đĩa cần khôi phục vào khi đã sẵn sàng. Bạn sẽ dễ dàng làm việc hơn với những tập tin theo cấu trúc cây thư mục, xem qua nội dung những tập tin có thể khôi phục trước khi mua license key. Lưu ý: đừng lo lắng khi HĐH không nhận ra đĩa cứng cần khôi phục, phần mềm khôi phục sẽ làm việc này tốt hơn nếu trong BIOS Setup vẫn nhận dạng được ổ cứng này. Tránh những thao tác ghi dữ liệu lên đĩa cứng cần khôi phục. Sau khi xóa, vị trí những cluster của tập tin không được bảo vệ, sẵn sàng cho việc ghi đè dữ liệu mới. Cả khi người dùng không tạo ra những tập tin mới, hoạt động của HĐH cũng ảnh hưởng đến dữ liệu đã xóa khi tạo ra những tập tin nhật ký (log) ghi lại hoạt động của hệ thống, ngoài ra, việc truy cập Internet sẽ tải về khá nhiều tập tin tạm cũng được ghi trên đĩa cứng. Tốt nhất bạn nên ngừng ngay việc sử dụng ổ cứng này, chỉ gắn nó vào một hệ thống khác sau khi đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc cứu dữ liệu. Đừng chậm trễ khi cứu dữ liệu. Hãy hành động thật nhanh khi nhận thấy sai lầm của mình, bạn sẽ có nhiều cơ hội lấy lại được dữ liệu đã xoá mất. Ngoài ra, khả năng khôi phục phụ thuộc vào loại dữ liệu. Nếu là những tập tin hình, bạn có thể lấy lại được 9 trên 10 hình. Tuy nhiên, nếu là cơ sở dữ liệu (database), bảng biểu... dù lấy lại được 90% nhưng có thể chúng vẫn vô dụng vì cấu trúc cơ sở dữ liệu thường có sự liên kết, phụ thuộc lẫn nhau. Một đĩa cứng "chết" nếu BIOS hay tiện ích quản lý đĩa cứng không thể nhận dạng được. Ổ cứng chết thường có những hiện tượng lạ như không nghe tiếng môtơ quay, phát ra những tiếng động lách cách khi hoạt động... Đây là những hỏng hóc vật lý của bo mạch điều khiển, đầu 14
  15. đọc, môtơ, đĩa từ... Hãy cố gắng tạo bản sao ảnh của đĩa cứng với Norton Ghost, Drive Image hoặc tính năng tương tự của một số phần mềm cứu dữ liệu. Khi đĩa cứng gặp sự cố, bạn có thể lấy lại dữ liệu từ bản sao ảnh của đĩa cứng. Nếu dữ liệu thực sự rất quan trọng, bạn nên đem ổ cứng đến những dịch vụ cứu dữ liệu có uy tín để kiểm tra, đừng thao tác trên đĩa cứng vì sẽ ảnh hưởng đến khả năng khôi phục dữ liệu hoặc làm tình hình thêm nghiêm trọng. Và dĩ nhiên, cái giá phải trả cho việc này sẽ không rẻ chút nào. Tuy nhiên, bạn đừng trông chờ nhiều vào việc cứu dữ liệu khi ổ cứng chết vì việc này ít khi thành công.  Sử dụng Hiren’s Boot để cứu dữ liệu STT Tên Công Cụ Chức Năng Khôi phục lại một phân vùng trên đĩa cứng đã bị xóa. Active Partition Recovery 3.0 01 Khôi phục lại các tập tin đã xóa trên đĩa cứng, hỗ trợ Active Uneraser 3.0 02 FAT32&NTFS . Khôi phục lại các tập tin đã xóa hoặc nhiễm virus. Ontrack Easy Recovery Pro 6.0 03 Khôi phục lại các tập tin đã bị xóa. Winternals Disk Commander 1.1 04 Kiểm tra và phục hồi các phân vùng đĩa cứng. TestDisk 10 05 Tiện ich hỗ trợ phục hồi tập tin bị xóa. DryDataRecovery Diskpatch 2.1.100 06 Tiện ích hỗ trợ phục hồi tập tin bị xóa với nhiều lựa chọn Prosoft Media Tools 5.0.1.1.2.64 07 Tiện ích hỗ trợ phục hồi tập tin và file hình ảnh bị xóa. PhotoRec 6.9 08 Sử dụng tiện ích Active Uneraser 3.0 Từ menu chính của Hiren’s Boot  Recovery Tools  Active Uneraser 3.0 Từ giao diện chính của Active Uneraser chọn phân vùng đĩa chứa các tập tin bị xóa rồi nhấn Enter để Active Uneraser bắt đầu t ìm kiếm các tập tin này 15
  16. Sau khi quá trình tìm kiếm kết thúc, danh sách các tập tin bị xóa sẽ được liệt kê trong khung bên phải, nhấn chuột vào các tập tin cần phục hồi rồi nhấn Ctrl+U một cửa sổ xuất hiện. Tại đây bạn chọn ổ đĩa trong mục drivers và thư mục trong phần Folders dung để lưu trữ các tập tin được phục hồi. Nhấn OK để xác nhận. Ngoài ra nếu muốn khôi phục một trong số nhiều tập tin đã bị xóa bạn có thể sử dụng chức năng tìm kiếm có chọn lọc của Active Uneraser bằng cách: - Từ cửa sổ giao diện chính của Active Uneraser nhấn Ctrl+F để mở cửa sổ t ìm kiếm 16
  17. - Từ cửa sổ tìm kiếm nhập tên và phần mở rộng của tập tin bị xóa cần phục hồi vào ô Enter mask rồi nhấn OK để bắt đầu tìm kiếm. d) Mã hoá dữ liệu Bạn lưu trữ rất nhiều thông tin "tuyệt mật" trên máy tính. Thật không may, những người sử dụng khác có thể biết, và sử dụng chúng. Bạn có các thông tin nhạy cảm về công ty của bạn và các khách hàng, tài khoản ngân hàng của bạn được lưu trên máy xách tay, hoặc máy tính ở nhà, hoặc văn phòng... Bạn cần phải lưu trữ những thông tin này thật an toàn. Hệ thống tập tin NTFS trong Windows XP hỗ trợ tính năng này, tuy nhiên trong Windows 95,98, Me thì không hỗ trợ EFS ( Encrypting File System). Bởi các hệ điều hành này không hỗ trợ và cũng không đọc được hệ thống tập tin NTFS. Với EFS, bạn có thể lựa chọn việc mã hóa các tập tin và thư mục. Thậm chí nếu một người lấy được quyền truy vào các file dữ liệu, như khi đĩa cứng hoặc máy tính xách tay của bạn bị đánh cắp thì thông tin quan trọng của bạn cũng không thể bị giải mã được. EFS hỗ trợ lớp mã hóa bảo mật thông tin. Mỗi tập tin có một khóa mã hóa riêng, và khóa này được sử dụng để giải mã các dữ liệu trong các tập tin. Khóa này cũng được mã hóa và cung cấp cho những người dùng có quyền truy cập dữ liệu. EFS được tích hợp vào trong hệ thống tập tin (file system) làm cho các tập tin an toàn hơn, và quản lý dễ dàng hơn. Một khi bạn đã chọn mã hóa tập tin, quá trình xử lý mã hóa và giải mã dữ liệu thực hiện hoàn toàn trong suốt, bạn không phải làm thêm bất cứ một thao tác nào khác. Khi mã hóa một tập tin, bạn cần phải quyết định mã hóa thư mục nào chứa tập tin này. Nếu lựa chọn mã hóa một thư mục, tất cả các tập tin và thư mục con sẽ được mã hóa đồng thời. Do đó, khi mã hóa một thư mục, bạn cần phải biết được những tập tin, thư mục con nào ở trong đó. Khi bạn giải mã một thư mục, bạn cần giải mã toàn bộ các tập tin và thư mục con. Nếu bạn chọn giải mã thư mục thôi, thì các tập tin và thư mục con bên trong vẫn bị mã hóa. Tuy nhiên, các tập tin và thư mục mới sẽ không được tự động mã hóa. 17
  18. Để mã hóa một tập tin hoặc một thư mục Bạn mởWindows Explorer: Bạ n chọnStart -> All Programs -> Accesories -> Windows  Explorer Nhấn chuột phải vào tập tin và thư mục bạn muốn mã hóa, rồi chọnProperties  Trong thẻGeneral, bạn chọnAdvanced  Bạn đánh dấu chọn vào hộp kiểmEncrypt contents to secure data  Chú ý: Các tập tin và thư mục đã nén không thể mã hóa được. Nếu bạn cần mã hóa các tập tin và thư mục nén, bạn cần phải giải nén các tập tin này trước. Để giải mã các tập tin và thư mục Bạn mởWindows Explorer  Bạn nhấn phím phải vào thư mục và tập tin đã mã hóa, chọnProperties  Bạn chọn thẻGeneral, chọn thẻAdvanced  Bỏ chọn hộp kiểmEncrypt contents to secure data  Một số chương trình đã tích hợp sẵn phần mã hóa Winrar: Bạn vào Option  Settings  Compression Create Default  Advanced  Set password để tiến hành mã hóa. Sau khi mã hóa muốn truy nhập vào file rar đã mã hóa cần phải có password 18
  19. Microsoft office: Vào Tools  Options  Security để tiến hành đặt mật mã cho file Word, Excel, PowerPoint…. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng các tool để mã hóa các dữ liệu bất kỳ. 19
  20. All File Locker - Đặt mật khẩu tất cả các loại File Giao diện chính: Chức năng: - Đặt mật khẩu cho tất cả các loại File (Ví dụ: .exe, .jpg, .mp3, .txt, .doc, .rar, ...). - Mỗi File có thể đặt một mật khẩu riêng, không nhất thiết dùng 1 mật khẩu nhất định. - File đã khóa khi chạy sẽ hiện ra khung nhập mật khẩu của file (kèm theo gợi ý nếu có). Nếu nhập đúng mật khẩu thì FIle sẽ được chạy bình thường, nếu không thì File sẽ không được chạy. - Các File đã khóa có thể chạy trên bất cứ máy tính nào (kể cả máy tính không sử dụng chương trình All File Locker). Hướng dẫn sử dụng: - Chọn File để khóa. Có thể chọn bất cứ loại file nào. - Nhập mật khẩu 2 lần vào khung Mật Khẩu. Mỗi file có thể cài 1 mật khẩu riêng. Nhập Gợi Ý mật khẩu nếu muốn. - Nhấn vào nút KHÓA để khóa file lại. Lưu Ý: - Chương trình chỉ có thể khóa các file có dung lượng nhỏ hơn 100MB. File càng lớn thì khóa càng lâu. - Các File đã khóa sẽ có 1 số thứ bị thay đổi như sau: + Dung lượng tăng thêm 200KB. + Biểu tượng (Icon) đổi thành ổ khóa. + Tên File bị thay đổi đuôi thành .exe. - Có thể mở khóa cho File đã khóa (Không cài đặt khóa file nữa) bằng cách nhất vào nút Save 20
nguon tai.lieu . vn