Xem mẫu

  1. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP Đề tài "Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp và tình hình đầu tư phát triển trong doanh nghiệp nhà nước" 1
  2. MỤC LỤC Lời mở đầu ........................................................................................................................... 4 Chương 1 .............................................................................................................................. 5 Lý luận chung về đầu tư phát triển trong ........................................................................... 5 I-Các vấn đề cơ bản về đầu tư phát triển ............................................................................ 5 1. Định nghĩa ........................................................................................................................ 5 2. Phân loại đầu tư phát triển .............................................................................................. 6 II- Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp ........................................................................... 6 1. Khái niệm ......................................................................................................................... 6 2. Đặc điểm của đầu tư phát triển trong doanh nghiệp ................................ ...................... 6 3. Nội dung của đầu tư phát triển trong doanh nghiệp ................................ ...................... 8 3.1 Đầu tư vào hàng dự trữ và tạo ra tài sản cố định. ........................................................ 8 a) Hàng dự trữ..................................................................................................................... 8 b) Tài sản cố định ................................ ................................ ................................ ............... 10 3.2. Nội dung đầu tư phát triển cho tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp ............ 11 a) Vốn đầu tư xây dựng cơ bản ......................................................................................... 11 a. Chi phí xây dựng và lắp đặt bao gồm: .............................................................................. 12 b. Chi phí mua sắm thiết bị máy móc bao gồm: .................................................................... 12 c. Chi phí liên quan đén đất đai: .......................................................................................... 12 b) Mua sắm tài sản cố định khác dùng cho hoạt động sản xuất ....................................... 12 3.3. Vốn đầu tư sửa chữa lớn tài sản cố định .................................................................... 13 3.4 Đầu tư vào nghiên cứu đổi mới và phát triển Khoa học công nghệ- kĩ thuật ........... 13 3.5 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực ................................ ................................ ............... 14 3.6 Đầu tư vào hoạt động Marketing và tài sản vô hình khác ......................................... 15 III- Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp nhà nước ....................................................... 16 1. Vài nét về doanh nghiệp nhà nước ................................................................................ 16 1.2 Phân loại ....................................................................................................................... 16 1.3 Đặc điểm của DNNN trong nền kinh tế thị thường. ................................ .................... 17 1.4 Sự cần thiết của DNNN trong nền kinh tế thị trường ................................................ 17 2.1. Tỷ suất giữa giá trị gia tăng với tổng vốn ................................................................... 19 Tỷ suất giữa g iá trị gia tăng với tổng vốn = ------------------ x100% ................................ ...... 19 2.2. Tỷ suất giữa thuế với tổng vốn................................ ................................ .................... 19 Tỷ suất giữa thuế với tổng vốn = ---------------------- x 100% ................................................ 19 2.3. Thu nhập bình quân của người lao động ................................................................... 19 Tổng thu nhập của lao động ................................ ................................................................. 19 Thu nhập bình quân NLĐ = -----------------------------------x100% ........................................ 19 2.4. Tỷ suất giữa lợi nhuận với tổng vốn ................................ ................................ ........... 20 2.5. Tỷ suất giữa lợi nhuận với vốn chủ sở hữu ................................................................ 21 2.6. Tỷ suất giữa lợi nhuận với thị giá cổ phần ................................................................. 21 Tỷ suất giũa lợi nhuận với = -------------------------------- x 100% .......................................... 21 Lợi nhuận một cổ phần = lợi tức mỗi cổ phần + mức tăng giá mỗi cổ phần ......................... 21 2.7. Tỷ lệ giữa nguồn vốn tự bổ sung với nguồn vốn kinh doanh ..................................... 21 Nguồn vốn tự bổ sung ................................ .......................................................................... 21 Nguồn vốn kinh doanh ......................................................................................................... 21 2.8. Tỷ số nợ ....................................................................................................................... 22 2.9. Hệ số khả năng thanh toán ......................................................................................... 22 Tài sản lưu động và đ ầu tư ngắn hạn ................................ ................................ .................... 22 Chương 2 ............................................................................................................................ 23 Thực trạng tình hình đầu tư phát triển............................................................................. 23 I.Một số vấn đề trong doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam ................................ ........... 23 1. Tình hình doanh nghiệp nhà nước đến cuối năm 2005................................................. 23 2
  3. 1.1 Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) đầu tư ra ngoài ngành .......................................... 23 1.2 DNNN là lực lượng nòng cốt của thành phần kinh tế nhà nước, đảm bảo vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế quốc dân...................................................... 24 Đơn vị tính: nghìn t ỷ đồng (giá năm 2000) ................................ ................................ ........... 25 1.3 Cải cách DNNN được đẩy mạnh theo hướng tiếp tục đa dạng hóa sở hữu các DNNN ............................................................................................................................................ 25 a) Cổ phần hoá DNNN ....................................................................................................... 25 Biểu: Tình hình thực hiện sắp xếp DNNN từ 2001 - 2005 ..................................................... 27 2.Tình hình doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn 2006-2010 ................................ ............... 28 II. Thực trạng đầu tư phát triển trong doanh nghiệp nhà nước ................................ ...... 30 2. Đầu tư vào tài sản vốn vật chất...................................................................................... 32 3. Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhà nước............................................ 32 4. Đầu tư vào hoạt động nghiên cứu khoa học ................................ ................................ .. 33 5. Đầu tư bằng cách cho thuê tài chính ............................................................................. 35 6. Đầu tư vào thương hiệu ................................ ................................................................. 35 7. Đầu tư vào tài sản trí tuệ ............................................................................................... 35 III.Đánh giá hoạt động đầu tư phát tiển trong doanh nghiệp nhà nước.......................... 36 2.Các hạn chế chủ yếu........................................................................................................ 37 Chương 3 ............................................................................................................................ 40 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ................................................................................... 40 I.Nhiệm vụ đặt ra cho DNNN cần thực hiện trong thời gian tới ................................ ...... 40 II. Đối với Chính phủ. ........................................................................................................ 41 Kết luận .............................................................................................................................. 46 Tài liệu tham khảo ............................................................................................................. 47 Mục lục ............................................................................................................................... 48 Lời mở đầu ......................................................................................................................... 48 Kết luận .............................................................................................................................. 49 3
  4. Lời mở đầu Trong điều kiện nền kinh tế nư ớc ta hiện nay,khi vừa gia nhập WTO còn gặp nhều khó khăn và th ử thách, cũng theo đánh giá của Văn kiện Đại hội đại biểu to àn qu ốc lần thứ IX về định hướng phát triển các thành phần và các vùng kinh tế ở nước ta trong giai đo ạn 2001 – 2010, Đảng ta khẳng định cần phải tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế nhà nước để thực hiện tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Kinh tế nhà nước là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ quan trọng để Nh à nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế; tập trung đầu tư cho kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và một số cơ sở công nghiệp quan trọng. Doanh nghiệp nhà nư ớc giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, đi đầu ứng dụng tiến bộ khoa học công ngh ệ, nêu gương về năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế - xã hội và chấp h ành pháp luật. Phát triển doanh nghiệp nhà nước trong những ngành sản xuất và d ịch vụ quan trọng, xây dựng các công ty nhà nước đủ mạnh để làm nòng cốt trong những tập đoàn kinh tế lớn, có năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nư ớc và quốc tế,đưa nước ta đi lên,hội nhập kinh tế thế giới và khu vực. Với vị trí của các doanh nghiệp đang ngày càng được khẳng định trong nền kinh tế quốc dân, m à đặc biệt là doanh nghiệp nh à nước th ì nội dung đầu tư phát triển đ ã trở thành một vấn đề cần phải được quan tâm hàng đ ầu. Trong thời gian qua đầu tư phát triển trong doanh nghiệp đã đạt được những kết quả to lớn, đ ã đưa nền kinh tế tiến thêm những bước thêm vững chắc h ơn trên con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nư ớc. Tuy nhiên đầu tư phát triển có hiệu quả hay không cũng vẫn tồn tại nhiều vướng mắc trong các doanh nghiệp. Vì vậy, dưới sự h ướng dẫn của th ầy, TS.Từ Quang Phương, nhóm chúng tôi là nhóm 13-lớp Đầu tư 48A đã chọn đề tài về “Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp và tình hình đầu tư phát triển trong doanh nghiệp nhà nước” Trong quá trình thực hiện đề tài,có thể còn có nhiều thiếu sót, nhóm chúng tôi rất mong muốn nhận được sự góp ý và bổ sung của thầy. Và chúng tôi xin chân thành cảm ơn những góp ý, bổ sung của TS.Từ Quang Phương và các b ạn để đề tài được hoàn thiện hơn. 4
  5. Chương 1 Lý luận chung về đầu tư phát triển trong doanh nghiệp I-Các vấn đề cơ bản về đầu tư phát triển 1. Định nghĩa Trong thực tế quản lý kinh tế hiện nay ở nước ta nhiều nhà kinh tế còn có sự nhầm lẫn giữa đầu tư phát triển với các lo ại đầu tư khác. Điều này là một nguyên nhân dẫn đến thực trạng là khi t ổng kết đánh giá kết quả và hiệu quả của đầu tư phát triển không thống nhất, mỗi cơ quan quản lý đưa ra những số liệu khác nhau, gây khó khăn cho quá trình hoạch định chính sách và kế hoạch hoá tiếp theo. Do đó, chúng ta cần phải hiểu rõ về đầu tư phát triển.Trước hết, chúng ta phải làm rõ bản chất của các hoạt động đầu tư nói chung. Đầu tư là một hoạt động kinh tế của đất nước; một bộ phận của hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở, một vấn đề trong cuộc sống được mọi gia đ ình, mọi cá nhân quan tâm khi có điều kiện nhằm tăng thu nhập và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của bản thân và gia đình. Nhìn dưới góc độ của nhà đ ầu tư thì đầu tư là việc sử dụng phối hợp các nguồn lực vào một hoạt động nào đó nhằm đem lại lợi ích cho chủ đầu tư trong tương lai.Bản chất thuật ngữ “đ ầu tư” là sự bỏ ra, sự chi phí, sự hy sinh và ho ạt động đầu tư là sự bỏ ra, sự hy sinh sự chi phí các nguồn lực (tiền, của cải vật chất, sức lao động,...) để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm đạt được những kết quả lớn hơn (các chi phí đã bỏ ra) trong tương lai (như thu về được số tiền lớn hơn số tiền đ ã bỏ ra, có thêm nhà máy, trường học, bệnh viện, máy móc thiết bị, sản phẩm được sản xuất ra,... tăng thêm sức lao động bao gồm cả số lượng và trình độ chuyên môn ng hiệp vụ và sức khoẻ). Vậy,đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư,là việc sử dụng vốn trong hiện tại và hoạt động nào đó,là việc đánh đổi lợi ích trước mắt lấy lợi ích lâu dài nhằm tạo ra những tài sản mới,năng lực sản xuất mới và vì mục tiêu phát triển. Xét về bản chất,đầu t ư phát triển chính là đầu tư tài sản vật chất (nhà xưởng,thiết bị...) và tài sản trí tuệ (tri thức,kĩ năng,sức lao động...) trong đó người có tiền bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm tăng thêm ho ặc tạo ra tài sản mới cho mình đồng thời cho cả nền kinh tế, từ đó làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động sản xuất khác, là điều kiện chủ yếu tạo việc làm, nâng cao đời sống của mọi người dân trong xã hội. Đó chính là việc bỏ tiền ra để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì hoặc tăng thêm tiềm lực ho ạt động của các cơ sở đang tồn tại và bổ sung tài sản. 5
  6. 2. Phân loại đầu tư phát triển Đối tượng của đầu tư phát triển là tập hợp các yếu tố đ ược chủ đầu tư bỏ vốn thực hiện nhằm đạt những mục tiêu nhất định.T ùy từng quan điểm,tùy từng góc độ xem xét có thể chia đầu tư phát triển thành nhiều loại.Trên quan điểm phân công lao động xã hội,có hai nhóm đối tượng đầu tư chính là đ ầu tư theo ngành và đầu t ư theo lãnh thổ.Trên góc độ tính chất và mục đích đầu tư,đối tượng đầu tư chia làm hai nhóm chính là đầu t ư công trình vì mục tiêu lợi nhuận và đ ầu tư công trình vì mục tiêu phi lợi nhuận. Trên góc độ xem xét mức độ quan trọng, đối tượng đầu tư chia làm thành:lo ại được khuyến khích đầu tư, loại không đ ược khuyến khích đầu tư và lo ại bị cấm đầu tư. Từ góc độ tài sản,đối tượng đầu tư chia thành: những t ài sản vật chất (tài sản thực) là những tài sản cố định được sử dụng cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,của nền kinh tế và có cả những tài sản lưu động;và những tài sản vô hình như phát minh sáng chế, uy tín, thương hiệu.... II- Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp 1. Khái niệm Đầu tư phát triển có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của một quốc gia,là một lĩnh vực hoạt động nhằm tạo ra và duy trì sự hoạt động của các cơ sở vật chất,kỹ thuật của nền kinh tế. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, ho ạt động đầu tư là một bộ phận trong ho ạt động sản xuất kinh doanh nhằm tăng thêm cơ sở vật chất kỹ thuật mới ,duy trì sự hoạt động của cơ sở vật chất ,kỹ thuật hiện có . Và vì thế,là điều kiện để phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ của các doanh nghiệp. Do đó, đầu tư phát triển có vai trò hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp. Vậy,đ ầu tư phát triển trong doanh nghiệp là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính,nguồn lực vật chất.nguồn lực lao động và trí tu ệ để xây dựng ,sửa chữa nhà cửa và cấu trúc hạ tầng ,mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên n ền bệ,bồi d ưỡng đào tạo nguồn nhân lực ,thực hiện chi phí thư ờng xuyên gắn liền với hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực mới cho nền kinh tế -xã hội,tạo ra việc làm và nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội . 2. Đặc điểm của đầu tư phát triển trong doanh nghiệp Hoạt động đầu tư phát triển có các đặc điểm khác biệt với các loại hình đầu tư khác ,đó là: a. Hoạt động đầu tư phát triển đ òi hỏi một số vốn lớn và để nằm khê đ ọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư.Đây là cái giá phải trả khá lớn của hoạt động đầu tư phát triển Bởi trong suốt quá t rình đầu tư nó vẫn nằm dưới dạng các công trình dở dang .Do vốn lớn nên các nhà đầu tư cần phải cân nhắc lựa chọn đầu tư vào đâu cho có hiệu quả cao nhất,phải nghiên cứu thị trường… Vốn lớn nằm khê đọng trong suốt quá trình đầu tư nên ảnh hưởng đến chi phí sử dụng ,quản lý vốn (thời gian,chi phí ,kết quả,chất lượng) và khả năng cạnh tranh trên thị trường nếu vốn nằm khê đọng quá dài thì sẽ bỏ lỡ thời cơ và cơ hội cạnh tranh b, Hoạt động đầu tư phát triển mang tính chất lâu dài : 6
  7. -Thời gian để tiến hành một công cuộc đầu tư cho đến khia các thành quả của nó phát huy tác dụng thường kéo dài trong nhiều năm tháng. Nó phụ thuộc vào giai đo ạn thực hiện đầu tư. -Thời gian vận hành các kết quả đầu tư cho đến khi thu hồi đủ vốn hoặn thanh lý tài sản cũ ng kéo dài. Điều này chịu t ác động của cung cầu thị trường, của các yếu tố đầu vào hay đ ầu ra của dự án. -Thời gian thực hiện đầu tư dài còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố không dự đoán ảnh hưởng đến quá trình thực hiện: môi trường, điều kiện tự nhiên .pháp lý.kinh tế ,chính trị. Điều này có thể thay đổi kết quả và hiệu quả của đầu tư. c,Thời g ian của ho ạt động đầu tư phát triển kéo dài nên mang tính rủi ro cao.Vì vậy cần phải phân tích kỹ để loại trừ hạn chế tới mức thấp nhất các rủi ro như: -Trong trường hợp rủi ro nhất thì hiệu quả của dự án là bao nhiêu;những rủi ro nào có thể xảy ra nhất. -Trong trường hợp thuận lợi nhất thì hiệu quả đạt được bao nhiêu để bù lại trong trường hợp rủi ro. Tuy nhiên đối với những yéu tố rủi ro bất định, bất khả kháng thì chúng ta phải chấp nhận d, Các thành quả của các hoạt động đầu tư phát triển có giá trị sử dụng lâu dài nhiều năm,có khi hàng năm ,hàng ngàn năm và thậm chí tồn tại vĩnh viễn như các công trình nổi tiếng thế giới (Kim tự tháp cổ Aicập, Nhà thờ La Mã ở Rôm, Vạn lý thường thành ở Trung Quốc,Ăngcovat của Cămpuchia…). Điều này nói lên giá trị lớn của các thành quả hoạt động đầu tư phát triển . e, Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển là các công trình xây dựng sẽ hoạt động ở ngay nơi mà nó được tạo dựng nên. Do đó các điều kiện về địa lý , đ ịa hình tại đó có ảnh hưởng lớn đến quá trình thực hiện đầu tư cũng như tác dụng sau này của các kết quả đầu tư. Thí dụ: qui mô đầu tư đ ể xây dựng nhà máy sang tuyển than ở khu vực có mỏ than tùy thuộc rất nhiều vào trữ lượng của mỏ than.Nếu trữ lượng than của mỏ ít thì qui mô của nhà máy cũng không nên lớn để đảm bảo cho nhà máy hang năm hoạt động hết công suất với số năm tồn tại của nhà máy theo dự kiến trong dự án. Vì thế cần có chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư đúng đ ắn và đầu t ư phải theo quy ho ạch ,kế hoạch ,cần phải có cơ sở khoa học để lựa chọn địa điệm thực hiện dự án để có thể khai thác tối đa lợi thế của địa diểm mà doanh nghiệp hoạt động trên đó. Nếu công trình không tiến hành cẩn thận có thể ảnh hưởng đến to àn bộ nền kinh tế không chỉ một hai năm mà lâu dài. f, Để đảm bảo cho mọi công cuộc đầu t ư đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao đòi hỏi phải làm tốt công tác chuẩn bị . Sự chuẩn bị này được thể hiện trong việc soạn thảo các dự án đầu tư(lập dự án đầu tư)có nghĩa là phải thực hiện đầu t ư theo dự án dược soạn thảo với chất lượng tốt. Đó là quá trình thực hiện đầu tư và quá trình vận hành khai thác . 7
  8. - Quá trình thực hiện đầu tư ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm, đến giá thành chi phí xây dựng (giá đất) như chọn những nơi đ ịa hình bằng phẳng sẽ giảm đựoc chi phí san bằng .. - Quá trình vận hành khai thác ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn cao nếu địa lý thuận lợi. Phải cân đối giữa giá thành xây dựng công trình ,chi p hí vận chuyển và chi phí cung cấp sản phẩm với khả năng tiêu thụ yếu tố đầu ra. - Ngoài ra việc lựa chọn địa điểm còn ảnh hưởng đến dân cư,đ ịa bàn,môi trường sống 3. Nội dung của đầu tư phát triển trong doanh nghiệp 3.1 Đầu tư vào hàng dự trữ và tạo ra tài sản cố định. a) Hàng dự trữ Ta có thể nói một cách đ ơn giản hàng dự trữ của doanh nghiệp bao gồm tồn kho nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm. Tuy nhiên trên thực tế để nghiên cứu kĩ về vấn đề này cần phải tiếp cận nó ở những góc độ khác nhau và đặt trong những mối quan hệ cụ thể. * Nguyên nhân cần thiết phải đầu tư vào dự trữ: Xuất phát từ vai trò của hàng dự trữ đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ta có thể nó được sử dụng để đảm bảo sự ổn định cho sản xuất và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Vì vậy đàu tư vào hàng dự trữ lag việc không thể thiếu đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp: Dựa trên cơ sở lý luận, vai trò của hàng dự trữ có bốn mặt chủ yếu, biểu hiện cụ thể ở bốn loại hàng tồn kho cơ bản: - Quay vòng tồn kho: mỗi khi sản xuất và đặt hàng là một lần đặt ra số lượng lô nhất định, mà không phải là mỗi lần một lô, kiểu tồn kho đ ược hình thành từ tính chu kỳ của số lượng lô được gọi là quay vòng tồn kho. - Lượng tồn kho dự phòng: hay còn gọi là lượng tồn kho bảo hiểm, là lượng tồn kho nhất định mà nhà sản xuất chuẩn bị để ứng phó với tính không ổn định của nhu cầu và tính không ổn định của cung ứng, nhằm tránh sự tổn thất do thiếu hàng gây nên. Nếu như nhà sản xuất có thể dự toán được về sự thay đổi về nhu cầu trong tương lai ho ặc có thể xác định đ ược số lượng và thời gian hàng tương ứng, thì không cần phải thiết lập lượng tồn kho dự phòng. Số lượng tồn kho dự phòng ngoài việc chịu ảnh hưởng của sự bất ổn định về nhu cầu và cung ứng, còn liên quan đến việc doanh nghiệp hy vọng đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Đây là nhân tố xem xét chính khi đ ưa ra quyết sách cề lượng tồn kho dự phòng. - Tồn kho vận chuyển: là sự tồn kho giữa hai đ ơn vị công tác hoặc hai tổ chức tiêu thụ gần nhau, bao gồm lượng tồn kho trong quá trình vận chuyển và lượng tồn kho tạm dừng giữa hai nơi.Tồn kho vận chuyển được quyết định bởi số lượng lô vận chuyển và thời gian vận chuyển. - Lượng tồn kho dự định theo thời kỳ: do đặc điểm mang tính thời vụ của nhu cầu hoặc tính thời vụ của việc mua sắm, nên doanh nghiệp buộc phải sản xuất, tích trữ và bán hàng vào mùa bán ế để duy trì và tăng cường phục vụ khách hàng vào mùa bán hàng chạy, hoặc tăng cường lượng tồn kho của mùa thu ho ạch. Do vậy, nguyên nhân quyết định lượng tồn kho dự định theo thời kỳ, ngoài chi phí mang tính cơ hội của việc khan hàng hết hàng, còn phải xét đến chi phí tăng thêm khi sản xuất ổn định (chi phí khấu hao, khi thiết bị sản xuất ngừng nghỉ, lương công nhân rảnh rỗi và các chi phí phát sinh khác…). 8
  9. Dựa trên cơ sở thực tiễn, vai trò của hàng dự trữ được biểu hiện trong mối quan hệ giữa việc khống chế lượng hàng dự trữ trong kho và hai loại nhu cầu: nhu cầu độc lập và nhu cầu phụ thuộc: -Nhu cầu độc lập: là nhu cầu do thị trường quyết định .Ví dụ : nhu cầu đối với các thành phẩm như xe ô tô, máy giặt gia dụng và linh kiện dễ hỏng như tấm phanh xe, vòng đ ệm cao su. Những nhu cầu này lúc nào thì sẽ nảy sinh? Mỗi lần bao nhiêu? Không theo kế hoạch sắp xếp của doanh nghiệp, nó đ ược gọi là nhu cầu độc lập. Tuy nhiên với phạm vi dao động và xu hướng thay đổi nhất định trong một khoảng thời gian cùng những đặc trưng thay đổi, nhu cầu này có thể dự đoán thông qua những số liệu lịch sử và các nhân tố tương quan khác. -Nhu cầu phụ thuộc: Là nhu cầu do nhu cầu của sản phẩm cuối cùng ho ặc hạng mục khác quyết định, nó có thể đoán trước và có thể khống chế đ ược. Ví dụ như: với một số lượng máy giặt cần sản xuất cho trước, thì số lượng nhu cầu của nguyên vật liệu hoặc linh kiện như thùng giặt, máy định giời, động cơ điện, hoàn toàn có thể được quyết định căn cứ vào linh kiện, vì vậy nó được gọi là nhu cầu phụ thuộc. Tóm lại: Nhu cầu xuất phát từ bên ngoài doanh nghiệp hay từ thị trường là nhu cầu độc lập, còn gọi là nhu cầu khách hàng, những nhu cầu này nảy sinh từ yêu cầu sản xuất bên trong doanh nghiệp gội là nhu cầu phụ thuộc, hay còn gọi là nhu cầu sản xuất. Nhu cầu độc lập có tính tu ỳ cơ ứng biến cho nên chỉ có thể dựa trên dự đoán để tính toán. Nhu cầu phụ thuộc có tính xác đ ịnh, đặc trưng thay đổi theo thời gian đã đ ược biết trước, vì vậy không cần dự đoán mà chỉ cần xác định theo kế hoạch sản xuất. Đáp ứng sự khác nhau về mặt tính tồn kho của hai loại nhu cầu. Tức là do tính chất tuỳ cơ của nhu cầu độc lập mà ta cần phải thiết lập lượng tồn kho dự phòng nhằm tránh tổn thất do thiếu hàng. Do tính xác đ ịnh của nhu cầu phụ thuộc, về mặt lý thuyết thì không cần thiết lập lượng tồn kho dự phòng, hơn nữa lý tưởng nhất là tất cả những lượng tồn kho sản xuất đều nên ơe dạng bán thành phẩm. Chính sự khác nhau này đã quy định số lượng từng loại hàng dự trữ ở những thời điểm khác nhau của chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời khẳng định lại vai trò rất quan trọng của hàng dự trữ và vấn đề khống chế hàng dự trữ trong việc quay vòng vốn, tiết kiệm chi phí, ổn định sản xuất và đáp ứng nhu cầu luôn biến đổi của khách hàng. * Đầu tư vào hàng dự trữ có thể có thể được phân thành 2 loại chi phí chủ yếu sau: - Chi phí bảo tồn hàng được tạo bởi: + Chi phí cơ hội sử dụng vốn: thông thường đ ược xác định dựa trên t ỷ lệ lãi suất đầu t ư, trong tình huống đ ơn giản hoá, có thể sử dụng tỷ lệ lãi suất với kỳ hạn tương ứng để thay thế. + Chi phí bảo hiểm và chi phí hao mòn cơ sở hạ tầng kho bãi… + Chi phí mất mát, hư hỏng và không có hiệu quả của hàng tồn. Chi phí về mặt này sữ có sự chênh lệch rất lớn dựa trên tính chất khác nhau của hàng tồn, ví dụ như lỗi của hàng điện tử tương đối cao, mà chi phí tổn thất của thực phẩm lại còn cao hơn. Do chi phí cơ hội của vốn và chi phí hỏng hóc, mất hiệu quả luôn chiếm đa số tỷ lệ của phí bảo tồn. Vi vậy các doanh nghiệp thường theo thói quen, đem chi phí bảo tồn thể hiện là hình thức tỷ lệ thuận với giá cả mua bán của đơn vị hàng tồn. - Chi phí đ ặt hàng: Là chi phí bình quân để xử lý nghiệp vụ đặt hàng, bao gồm các tư liệu kỹ thuật sản phẩm cần thiết như sổ ghi chép, thông tin, phán đoán và lương nhân viên đặt hàng, 9
  10. đặc điểm của nó là không liên quan đến số lượng hangf đặt. Trên lĩnh vực sản xu ất, chi phí này là chi phí chuẩn bị sản xuất và điển hình máy móc khi thay đ ổi linh kiện và tác nghiệp, gọi là chi phí chuyển đổi tác nghiệp và chi phí lắp đặt. -Chi phí thiếu hàng: Là những tổn thất do thiếu hàng gây nên. Từ góc độ bán hàng nếu thiếu hàng cung cấp, khách hàng sẽ chuyển sang đặt hàng của doanh nghiệp khác, và hơn nữa, uy tín của doanh nghiệp cũng bị tổn hại nghiêm trọng. Từ góc độ sản xuất, trong quá trình sản xuất, thiếu hàng dẫn đến việc ngừng sản xuất đợi nguyên liệu, ứ đọng bán thành phẩm, kéo dài thời gian giao hàng và dẫn đến ngưng ca…chi phí của nó được tính lần lượt với ảnh hưởng của hoạt động tương ứng. b) Tài sản cố định Nghị định số 199/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 3/12/2004 về quy chế quản lý tài chính củ a công ty Nhà nước và quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp khác có quy định, tài sản của công ty Nhà nước bao gồm: tài sản cố định (tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, các kho ản đầu tư tài chính dài hạn, chi phí xây dựng cơ bản dở dang và các kho ản ký cược, ký quỹ dài hạn); tài sản lưu đ ộng (tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản lưu động khác và chi sự nghiệp) mà công ty Nhà nước có quyền chiếm hữu sử dụng và đ ịnh đoạt theo quy định của pháp luật. Như vậy có thể thấy tài sản cố định hữu hình là một trong những tài sản quan trọng bậc nhất của doanh nghiệp. Nó là những tư liệu lao động có thời hạn sử dụng t ương đối dài và có giá trị lớn. Trong quá trình sản xuất kinh doanh hình thái vật chất của tài sản cố định hầu như không thay đổi, còn giá trị giảm dần trong suốt thời gian tồn tại, do cả hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. * Phân loại tài sản cố định: Nhà cửa và vật kiến trúc: Gồm nhà xưởng kho bãi, văn phòng và các công trình có cùng mục đích. Chúng tạo ra không gian sản xuất, vận hành quản lý và lưu trữ hàng hoá ho ặc nguyên vật liệu. Là tài sản cố định có thời gian khấu hao khá dài, có thể lên đ ến 30, 50 năm. Máy móc thiết bị công nghệ : Bao gồm tất cả máy móc thiết bị, hệ thống dây chuyền. Là bộ phận t ài sản cố định hữu hình có hàm lượng khoa học công nghệ cao và có sự đổi mới nhanh chóng. Hiện nay những dây chuyền hiện đại được khấu hao chỉ trong vòng từ 2 đến 4 năm. Phương tiện vận tải : Ngo ài chi phí ban đầu chi phí vận hành, chi phí nhiên liệu xăng dầu chiếm một tỷ trọng đáng kể và cần đ ược tính đến trong quá trình vận hành. Các công cụ, dụng cụ quản lý, thiết bị đo lường và kiểm định. Đây là các máy móc có giá trị không lớn nhưng được khấu hao trong thời gian dài. Các máy móc văn phòng như máy vi tính, máy in… đã giúp làm tăng năng xuất và hiệu quả quản lý. Đồng thời một hệ thống đo lường và kiểm định hiện đại và chính xác sẽ giúp doanh nghiệp tạo nên những sản phẩm có chất lượng và độ tin cậy cao. * Vai trò của tài sản cố định hữu hình: 10
  11. - Là một trong những cơ sở đầu tiên được hình thành trong quá trình từ thời điểm doanh nghiệp bắt đầu đi vào sản xuất kinh doanh. Bất kỳ doanh nghiệp nào khi bắt đầu đi vào ho ạt động cũng đều phải t rải qua các giai đoạn tiền đề sau: + Chi phí ban đầu về đất đai: tiền thuê đ ất, mua đất, đền bù giải phóng mặt bằng. + Chi phí xây dựng, lắp đặt nhà xưởng công trình, hạ tầng cơ sở. + Chi phí mua sắm máy móc phương tiện vận tải. + Chi phí mua sắm máy móc t hiết bị, công nghệ sản xuất. + Cùng với các chi phí khác, các chi phí cho t ài sản cố định hữu hình thực sự trở thành một trong những yếu tố không thể thiếu được trong quá trình hình thành, vận hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Một khi hệ thống nhà xưởng, văn phòng và vật kiến trúc không đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động quản lý, sẽ gây ra một sự cản trở rất lớn tới sự thành công của doanh nghiệp. Do đặc điểm đ ược sử dụng trong một thời gian dài nên tầm quan trọng của hệ thống nhà xưởng lại càng lớn, cần phải tính toán một cách kỹ lưỡng để tránh gây ra những hậu quả lâu dài. - Đầu tư vào máy móc thiết bị công nghệ lại là một trong những hoạt động cần chú ý hàng đầu. Nhất là trong thời đại khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ và thay đ ổi nhanh chóng như hiện nay. Một dây chuyền công nghệ sản xuất thích hợp với các công nghệ mới đạt được các hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp đạt đ ược sản lượng lớn với giá thành thấp và chiếm lĩnh được thị trường. - Hệ thống phương tiện vận tải cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong rất nhiều doanh nghiệp, nó quyết định đến doanh số bán hàng, khả năng đáp ứng kịp thời các nhu cầu thị trường, đặc biệt với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại. Do đó các doanh nghiệp không những cần thiết phải chú trọng hoạt động đầu tư cho hệ thống phương tiện giao thông vận tải mà còn phải chú trọng vấn đề bảo hiểm tài sản, đặc biệt đối với cả các loại hình phương tiện vận tải đường thuỷ như tàu thu ỷ xà lam cũng như đối với các phương tiện cơ giới đ ường bộ thường xuyên phải đối mặt với các rủi ro khác. 3.2. Nội dung đầu tư phát triển cho tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp a) Vốn đầu tư xây dựng cơ bản Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là toàn bộ chi phí bỏ ra để đạt đ ược mục đích đầu tư, bao gồm: + Chi phí cho việc khảo sát quy hoạch công trình chuẩn bị đầu tư + Chi phí thiết kế và xây dựng + Chi phí mua sắm lắp đặt thiết bị + Các chi phí khác được ghi trong tổ ng dự toán và chi phí dự phòng( bằng 10 % tổng dự toán). 11
  12. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản có thể chia ra theo các mục sau: a . Chi phí xây dựng và lắp đặt bao gồm: + Chi phí phá hu ỷ tháo dỡ các vật kiến trúc cũ. + Chi phí san lấp mặt bằng xây dựng. + Chi p hí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công. + Chi phí xây dựng các hạng mục công trình như làm mới mở rộng cải tạo và khôi phục các công trình xây dựng. + Chi phí lắp đặt thiết bị bao gồm việc lắp đặt trang thiết bị vật dụng, các hoạt động thăm dò phục vụ cho hoạt động lắp đặt đó. + Các chi phí di chuyển thiết bị thi công và vật liệu, lực lượng xây dựng. b. Chi phí mua sắm thiết bị máy móc bao gồm: + Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ và các trang thiết bị khác phục vụ sản xuất, làm việc, sinh hoạt. + Chi phí vận chuyển từ cảng hoặc nơi mua đến công trình, chi phí lưu kho lưu bãi chi phí bảo quản bảo dưỡng tại kho chi phí gia công sửa chữa chi phí kiểm tra thiết bị máy móc khi tiến hành lắp đặt. + Các lo ại thuế và phí bảo hiểm thiết bị công trình cần thiết. c. Chi phí liên quan đén đất đai: + Tiền thuê đ ất, hoặc tiền chuyển quyền sử dụng đất. + Chi phí đền bù và tổ chức thực hiên trong quá trinh đ ền bù. b) Mua sắm tài sản cố định khác dùng cho hoạt động sản xuất Doanh nghiệp cần ý thức được tầm quan trọng của việc mua sắm và đổi mới trang thiết bị theo hướng hiện đại, nhập các máy móc thiết bị hoặc mua trong nước các loại máy trong nước đã sản xuất được với giá cả và công nghệ phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp cũng như điều kiện khí hậu, từng bước tăng tỷ lệ nội địa hoá của sản phẩm công nghệ. Chi phí này bao gồm: + Chi phí cho thiết bị máy móc cần lắp to àn bộ hoặc từng bộ phận trên nền máy cố định. + Chi phí cho thiết bị không cần lắp đặt trên nền máy cố định. + Chi phí cho các máy móc thiết bị dụng cụ phục vụ cho quá trình quản lý, kinh doanh, báo cáo tổng hợp 12
  13. 3.3. Vốn đầu tư sửa chữa lớn tài sản cố định + Chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định: sửa chữa các t ài sản hư hỏng sau mộ t thời gian sử dụng mà cần vốn lớn. + Chi phí nâng cấp tài sản cố định: Nâng cấp các tài sản cố định cho phù hợp với sự biến động của khoa học công nghệ, giúp cải tiến sản phẩm tăng năng xuất để hạ giá thành, tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cả trong ho ạt động sản xuất kinh doanh cũng như trong ho ạt động quản lý. 3.4 Đầu tư vào nghiên cứu đổi mới và phát triển Khoa học công nghệ- kĩ thuật Theo quan điểm hiện đại, có thể hiểu: đầu tư đổi mới công nghệ và phát triển KHKT là hình thức của ĐTPT nhằm hiện đại hoá dây chuyền công nghệ và trang thiết bị cũng như trình độ nhân lực, tăng năng lực sản xuất kinh doanh cũng như cải tiến đổi mới sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, đây cũng là ho ạt động đầu tư vào lĩnh vực phần mềm của công nghệ như thông tin, thương hiệu và thể chế doanh nghiệp. Về ĐTPT phần cứng của KHKT_CN ở doanh nghiệp có nghĩa là ho ạt động ĐTPT những dây chuyền máy móc, trang thiết bị hiện đại. Trước tiên là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để tiếp nhận dây chuyền máy móc thiết bị mới. Hai là thực hiện đầu tư vào việc nhập khẩu dây chuyền sản xuất phù hợp. Ba là thực hiện việc tiếp nhận công nghệ của dây chuyền máy móc trang thiết bị.Bốn là thực hiện việc nghiên cứu triển khai để có thể sản xuất dây chuyền máy móc dựa vào công nghệ đ ược tiếp nhận. Về ĐTPT phần mềm của KHKT_CN ở doanh nghiệp có nghĩa là ho ạt động ĐTPT nguồn nhân lực, phát triển công nghệ bao gồm thương hiệu, bí quyết kinh doanh, uy tín…và phát triển cơ cấu thể chế tổ chức Về công nghệ cần tiến hành nội dung như sau: thứ nhất là doanh nghiệp có thể mua công nghệ theo các cách khác nhau đó là: + Mua đ ứt công nghệ tức là công nghệ thuộc quyền sở hữu độc quyền của doanh nghiệp, doanh nghiệp là người duy nhất có quyền quyết định về công nghệ đó. Từ đó doanh nghiệp có khả năng sản xuất ra sản phẩm hoặc dịch vụ hiệu quả nhất, tốt nhất, tạo lợi thế cạnh tranh cao nhất cho doanh nghiệp. Tuy nhiên trong thực tế các doanh nghiệp nước ta hiện nay thực thi điều này là rất khó, mặt khác việc mua đứt công nghệ thường gặp rủi ro lớn vì chưa hẳn công nghệ là tốt nhất. + Mua quyền sử dụng công nghệ: doanh nghiệp thường áp dụng hình thức này bởi hình thức này có ít rủi ro hơn và tốn ít chi phí hơn. Tuy nhiên doanh nghiệp phải chấp nhận đối thủ của mình cũng sở hữu công nghệ như mình và sức ép cạnh tranh là rất lớn. Nhưng ít ra nó cũng giúp cho doanh nghiệp có những lợi thế hơn so với những sản phẩm không có công nghệ đó ho ặc lợi thế giá thành do công nghệ giúp khai thác tối đa những nguồn lực mà đối thủ khô ng có. + Và ngoài ra doanh nghiệp còn có thể đầu t ư vào nghiên cứu phát minh ra công nghệ mới hay có sự cải tiến trong việc sử dụng hay tăng năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Về nhân lực: cần tiến hành những nội dung cụ thể như dân chủ hoá KHKT_CN, xây dựng một chiến lược tổng thể rõ ràng nhằm phát triển thị trường lao lao động theo hướng đẩy 13
  14. mạnh tính hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho lao động tự do dịch chuyển, hỗ trợ lao động có chuyên môn kĩ thuật cao. Bên cạnh đó là những hoạt động ĐTPT nguồn nhân lực như mở lớp đ ào tạo nhân lực, cử người đi học ở các quốc gia phát triển… Về cơ cấu tổ chức và th ể chế doanh nghiệp: để phục vụ cho phát triển KHCN cũng cần tiến hành theo những nội dung như: đ ổi mới chính sách ưu đãi với các hoạt động nghiên cứu và đ ổi mới công nghệ, đổi mới cơ chế trích khấu hao TSCĐ và cơ chế trích lập quỹ ĐTPT của doanh nghiệp… Hoạt động ĐTPT KHKT_CN cũng là một hoạt động đầu tư phát triển. Do đó, hoạt động này có những đặc điểm sau đây: về nguồn vốn ĐTP T KHCN đồi hỏi 1 số vốn lớn. Từ hoạt động ĐTPT máy móc thiết bị hiện đại, đến việc ĐTPT nguồn nhân lực thông qua đào t ạo …đều đòi hỏi khối lượng vốn lớn. Do đó, về nguồn huy động vốn có thể là rất đa dạng, việc ĐTPT KHCN không chỉ huy động nguồn vốn nội lực mà còn có thể huy động từ bên ngoài như ODA hay FDI. Từ đó đòi hỏi doanh nghiệp phải sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất. Về thời gian thì ĐTPT KHCN có thời gian thực hiện lâu dài và thời gian vận hành kết quả lâu dài. Về kết quả của hoạt động đầu tư vào KHCN là những t ài sản có giá trị lớn như những công trình khoa học, trang thiết bị tiên t iến hay trình độ nguồn nhân lực 3.5 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là các ho ạt động để duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức, là điều kiện quyết định để doanh nghiệp có thể đứng vững và dành thắng lợi trong môi trường cạnh tranh. Do đó trong các doanh nghiệp, công tác đ ào tạo và phát triển cần phải được thực hiện một cách có tổ chức và có kế hoạch. Phát triển nguồn nhân lực (theo nghĩa rộng) là tổng thể các hoạt động học tập có tổ chức đ ược tiến hành trong những khoảng thời gian nhất định để nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệp của người lao động. Trước hết, phát triển nguồn nhân lực chính là toàn bộ những hoạt động học tập được tổ chức bởi doanh nghiệp, do doanh nghiệp cung cấp cho người lao động. Các hoạt động đó có thể đ ược cung cấp trong vài giờ, vài ngày hoặc thậm chí vài năm, tuỳ thuộc vào mục tiêu hcọ tập, và nhằm tạo sự thay đổi hành vi nghề nghiệp cho người lao động theo hướng đi lên, tức là nhằm nâng cao khả năng và trình độ nghề nghiệp cho họ. Như vậy, xét về nội dung phát triển nhân lực bao gồm các hoạt động là: giáo dục, đào tạo và phát triển. + Giáo dục đ ược hiểu là các ho ạt động hcọ tập để chuẩn bị cho con người bước vào 1 nghề nghiệp hoặc chuyển sang 1 nghề nghiệp mới thích hợp hơn trong tương lai. + Đào tạo (hay còn đ ược gọi là đào tạo kỹ năng) được hiểu là các ho ạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Đó chính là quá trình học tập làm cho người lao động nắm vững hơn về công việc của mình, là những hoạt động để thực hiện nhiệm vụ lao động có hiệu quả hơn. + Phát triển là các ho ạt động học tập vượt ra khỏi phạm vi công việc trước mắt của người lao động, nhằm mở ra cho họ những công việc mới dựa trên cơ sở những định hướng tương lai của doanh nghiệp. Các lý do chủ yếu để doanh nghiệp tiến hành phát triển nguồn nhân lực, đó là: 14
  15. + Để đáp ứng yêu cầu của việc tổ chức hay nói cách khác là đ ể đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. + Để đáp ứng nhu cầu học tập và phát triển của người lao động trong doanh nghiệp. + Đào tạo và phát triển là những giải pháp có tính chiến lược tạo ra lới thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp đầu tư phát triển nguồn nhân lực thì doanh nghiệp đ ã mang lại cho mình nhiều lợi ích trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình như: + Nâng cao năng suất lao động, hiệu quả thực hiện công việc. + Nâng cao chất lượng của việc thực hiện công việc. + Giảm bớt sự giám sát vị người lao động được đ ào tạo có khả năng tự giám sát. + Nâng cao tính ổn định và năng động của tổ chức. + Duy trì và nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực. + Tạo điều kiện cho áp dụng tiến bộ kĩ thuật và quản lý vào doanh nghiệp. + Tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. + Ngoài ra, đối với người lao động thì phát triển nguồn nhân lực thể hiện ở chỗ: tạo ra được sự gắn bó giữa người lao động và doanh nghiệp, tạo ra tính chuyên nghiệp của người lao động, tạo ra sự thích ứng giữa người lao động và công việc hiện tại cũng như tương lai, đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng phát triển của người lao động, và tạo cho người lao động có cách nhìn cách t ư duy mới trong công việc của họ là cơ sở để phát huy tính sáng tạo của người lao động trong công việc. Chính vì những lý do trên mà các doanh nghiệp hiện nay đ ã chú trọng vào phát triển nguồn nhân lực, coi hoạt động đầu t ư phát triển nguồn nhân lực như là mộ t hoạt động thường xuyên và quan trọng của doanh nghiệp. Ở nước ta thì hầu hết các doanh nghiệp để phát triển nguồn nhân lực mới chỉ sử dụng các biện pháp như: Tìm kiếm lao động đầu vào có chất lượng cao; Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ lao động trong doanh nghiệp; Và nâng cao điều kiện làm việc cho người lao động. Tuy nhiên trong các hình thức trên thì hình thức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ lao động được áp dụng nhiều trong các doanh nghiệp nhà nước, còn hình thức lựa chọn lao động đầu vào chất lượng cao đ ược sử dụng nhiều trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu t ư nước ngo ài. 3.6 Đầu tư vào hoạt động Marketing và tài sản vô hình khác - Đầu tư vào ho ạt động Marketing: Doanh nghiệp muốn cạnh tranh t hắng lợi thì marketing được nhiều người cho rằng là chức năng then chốt của thành công của doanh nghiệp: nhờ có marketing dự báo nhu cầu tiêu thụ sản phẩm, dự tính các hành động cho doanh nghiệp, hỗ trợ bán hàng thông qua quảng cáo, khuyến mại,…Muốn vậy đ òi hỏi phải: 15
  16. + Xác định rõ hướng đi: doanh nghiệp phải suy tính kỹ trước khi quyết định có nên đối đầu trực tiếp với doanh nghiệp lớn hay không, nếu cảm thấy không có đủ nội lực thì chuyển hướng khác. + Xác định thời gian đi: nếu doanh nghiệp đ ã xác định được hướng đi và nếu không phạm sai lầm nào về kế hoạch tiếp thị cộng với một chút may mắn thì doanh nghiệp sẽ có đ ược một mảng thị phần, + Phạm vi triển khai: doanh nghiệp nên lựa chọn phương án triển khai trên phạm vi nào thì cần phải cân nhắc rõ ràng. + Hiểu người tiêu dùng: Tiến hành nghiên cứu thị trường để am hiểu sâu sắc người tiêu dùng, để thiết kế sản phẩm phù hợp với họ, và khác biệt với đối thủ. + Hệ thống phân phối mạnh + Bao bì bắt mắt và hoàn hảo + Chất lượng sản phẩm hoàn hảo + Can đảm và kiên trì - Đầu tư và tài sản vô hình: tài sản vô hình bao gồm: + Tài sản trí tuệ + Các yếu tố vô hình của sản nghiệp thương mại + R & D (nghiên cứu và phát triển) + Nguồn nhân lực + Các yếu tố khác III- Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp nhà nước 1. Vài nét về doanh nghiệp nhà nước 1.1 Khái niệm Theo điều luật 1 chương 1 của bộ luật Doanh nghiệp nhà nước 2003 đã qui đ ịnh Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do nhà nước sở hữu vốn điều lệ hoặc có cổ phần,vốn góp chi phối,đ ược tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước,công ty cổ phần,công ty trách nhiệm hữu hạn . Hay theo kho ản 22 điều 4 luật Doanh nghiệp năm 2005 Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ. 1.2 Phân loạ i 16
  17. Có nhiều tiêu chí để phân loại DNNN như dựa vào hình thức tổ chức DN,nguồn luật áp dụng cho việc tổ chức và hoạt động của DN...., nhưng nhóm chúng tôi sẽ chỉ phân loại dựa vào mức độ vốn NN đầu t ư tại DN. * DN 100% vốn NN là những DN mà NN đầu tư toàn bộ vốn ĐL để thành lập, đ ược hình thành dưới các hình thức (Tổng) công ty NN, công ty cổ phần NN và công ty TNHH NN ( 1 và 2 thành viên). * DN có cổ phần, vốn góp chi phối của NN là những DN mà NN đ ầu tư trên 50% VĐL và NN giữ quyền chi phối DN đó. Mức độ và các vấn đề chi phối đ ược quy định trong điều lệ DN. Các DN này t ồn tại dưới các hình thức: Công ty cổ phần, công ty TNHH (ngoài cổ đông chính là NN có cổ phần chi phối còn có các cổ đông, thành viên khác có thể là nhà đầu tư trong nước và nước ngoài) 1.3 Đặc điểm của DNNN trong nền kinh tế thị thường. Hoạt động kém hiệu quả của các DNNN. DNNN là các cơ sở kinh doanh do nhà nứoc sở hữư hoàn toàn hoặc một phần.Quyền sở hữu thuộc về nhà nước là dặc trưng cơ bản nhất ,phân biệt DNNN với các doanh nghiệp trong khu vực t ư nhân. Đặc trưng này quy định sự kiểm soát của chính phủ bao gồm quyền chủ đạo và quyền can thiệp vào hoạt động kinh doanh. Do vậy,người quản lý DNNN không có quyền linh hoạt đối phó với những điều kiện thay đổi của thị t rướng so vơi doanh nghiệp t ư nhân.Cụ thể:Bị chính phủ yêu cầu phải mua hàng hoá sản xuất trong nước,do vậy làm tăng chí phí đ ầu vào,do công viên chức trong nhà nước nhân số,luôn ổn định cố định nên khó có khả năng thay thế đầu vào về nguồn lao động của mình cho phù hợp với ho àn cảnh bên ngoài. Mặt khác do quyền sở hữu thuộc về nhà nước ,là tổ cức không rõ ràng của nhiệm vụ được giao cho các DNNN,trong khi các công ty của khu vực tư nhân lấy lợi nhuận làm mục đích bao trùm thì các DNNN phải hướng vào các mục tiêu khác nhằm đảm bảo lợi ích xã hội, đôi khi không làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Có thể là các DNNN buộc phải thoả mãn yêu cầu tiêu dùng trong nước với giá ưu đãi ,phải đáp ứng các tiêu chuẩn dịch vụ nào đó ở bất kỳ đâu do nhà nước yêu cầu,cũng có thể bị yêu cầu chỉ đ ược vay vốn từ một số định chế cho vay nào đó hoặc từ những nguồn cho vay trong nước nào đó.Do đó cũng có thể phải đầu tư phù hợp với kế hoạch quốc gia hoặc phải hy sinh lợi nhuận để thực hiện những mục tiêu xã hội. Bên cạnh đó,sự kiểm soát lỏng lẻo trong khu vực DNNN do sở hữu nhà nước (đôi lúc mang nghĩa vô chủ),vì thế mỗi công nhân,người lao động thường không có mối liên hệ lợi ích đối với DNNN,vì không thấy sự ảnh hưởng nhiều vì thế không có cá nhân nào thấy cần phải có sự giám sát, điều hành,quản lý. 1.4 Sự cần thiết của DNNN trong nền kinh tế thị trường Theo sự phân tích trên,DNNN gần như hoạt động kém hiệu quả so với hoạt động của doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế thị trường.Tuy vậy ,nó vẫn tồn tại và vận động,phát triển trong nền kinh tế. Ngoài lý do tạo cho chính phủ “một quả đấm mạnh” để giả quyết các vấn đề kinh tế xã hội to lớn trong những giai đoạn dặc biệt như cạnh tranh,khủng hoảng kinh tế…sự tồn tại và phát 17
  18. triển các DNNN chủ yếu còn do các mục tiêu phi thương mại của chính phủ nhằm điều tiết đời sống kinh tế xã hội . Đó là mục tiêu ngăn chặn ngăn chặn độc quyền của khu vực t ư nhân trong một ngành công nghiệp nào đó có khả năng gây thiêt hại chung cho xã hội. Đó là mục tiêu phân phối lại thu nhập quốc dân,tạo công ăn việc làm và cung cấp hàng hoá cho những thiệt hại kinh tế. Sản xuất những hàng hoá và dịch vụ mà sản phẩm của chúng được tiêu dùng mang tính xã hội không thương mại hoá như giao thông đường thuỷ,những công thình kiến trúc mang tính lịch sử,bảo vệ phong cảnh thiên nhiên…Những sản phẩm náy được coi là thuộc về cộng đồng ,chính phủ phải chi phí đảm bảo giao thông đường thuỷ,bảo tồn các di tích lịch sử và phong canh thiên nhiên,khu vực tư nhân không thể cung cấp vì nó không có quyền sở hữu chúng ,vì vậy DNNN phải đảm nhiệm. Chính phủ phải luôn có trách nhiệm trước những ngành thuộc kết cấu hạ tầng ,tạo cơ sở cho sự phát triển to àn bộ nền kinh tếb trong đó có khu vực tư nhân,sản xuất những hàng hoá này đòi hỏi cũng lớn,vốn thu hồi chậm nên không hấp dânc các khu vực tư nhân.Chính vì phái đảm nhận việc cung cấp những loại hàng hoá này nên thu nhập t ài chính của DNNN thường được đánh giá thấp hơn thu nhập thực tế,vì không tính đến những lợi ích bên ngoài doanh nghiệp. 2.Các chỉ tiêu đánh giá kết quả đầu tư phát triển trong doanh nghiêp nhà nước Với số lượng ngày càng đông, sự đóng góp của doanh nghiệp vào GDP chung của đất nước ngày càng tăng. Năm 2005, mức đóng góp này là 53% GDP. Bên cạnh đó, đầu tư hàng năm của doanh nghiệp chiếm khoảng 55% trong tổng đầu t ư chung của cả nước, và t ỷ trọng này đang ngày càng có xu hướng tăng lên. Các doanh nghiệp cũng đ ã giải quyết việc làm mới cho trên 541 ngàn người mỗi năm . Số lượng doanh nghiệp nhà nước hiện chỉ còn chiếm 3,61% tổng số doanh nghiệp trong cả nước. Tuy nhiên, nếu so sánh với khu vực doanh nghiệp ngo ài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước vẫn là khu vực thu hút khá đông lao động (gần 32,7%), tập trung nguồn vốn lớn nhất (hơn 54%), có lợi nhuận cao (hơn 41%) và đóng góp nhiều nhất vào ngân sách nhà nước (gần 41%). Nếu như năm 2000 cả nước có 5.759 doanh nghiệp nhà nước, đến cuối năm 2005 còn 4.086 doanh nghiệp. Số lượng giảm nhưng quy mô doanh nghiệp ngày càng tăng lên. Số vốn bình quân một doanh nghiệp nhà nước năm 2000 là 130 t ỷ đồng đến 2005 tăng lên 355 t ỷ đồng; tương t ự số lao động đã tăng từ 363000 người lên 499000 người. Trong khi đó, doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng rất nhanh về số lượng. Năm 2000 mới có 35.004 doanh nghiệp hoạt động, đến 2005 đ ã lên đ ến 105.569 doanh nghiệp, mỗi năm tăng trung bình 14.113 doanh nghiệp. Thông qua các chỉ tiêu cơ bản như lao động bình quân năm 2005 là 32 người/doanh nghiệp tăng không đáng kể so với mức 30 người năm 2000; số vốn bình quân đạt 7 tỷ đồng/doanh nghiệp so với 3 tỷ đồng cách đây 5 năm... cho thấy đa số các doanh nghiệp ngo ài quốc doanh vẫn ở quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Doanh nghiệp đầu tư nước ngo ài là lực lượng được đánh giá là có sự tăng trưởng đều và ổn định nhất. Đến cuối 2005, đ ã có 3.697 doanh nghiệp đầu t ư nước ngo ài so với 1.525 doanh nghiệp năm 2000, mỗi năm tăng 434 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp này sẽ tăng lên trong thời gian tới do thu hút đầu tư nước ngo ài của Việt Nam trong những năm g ần đầy rất khả quan. Hiệu quả đầu tư của DNNN là một phạm trù kinh tế đ ược biểu hiện bằng các chỉ t iêu đ ặc trưng kinh tế kỹ thuật, xác định trên cơ sở so sánh chỉ tiêu đầu ra và đầu vào của DNNN. Nó phản ảnh trình độ sử dụng nguồn lực nhằm đạt đ ược mục tiêu đ ầu 18
  19. tư,mục tiêu k inh t ế - xã hội do Nhà nước giao, từ đó khẳng định vai trò chủ đạo của Doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế quốc dân. Nâng cao hiệu quả đ ầu tư của DNNN là vấn đề cấp bách và cần thiết nhằm thúc đẩy tăng trưởng chung cho toàn bộ nền kinh tế nước ta hiện nay. Vậy để đánh giá doanh nghiệp nhà nước ho ạt động có hiệu quả phải dựa vào cơ sở nào, dựa vào hệ thống chỉ tiêu nào? Hệ thống ch ỉ tiêu đánh giá h iệu quả kinh doanh của DNNN bao gồm các chỉ tiêu sau : 2.1. Tỷ suất giữa giá trị gia tăng với tổng vốn Giá t rị gia tăng Tỷ suất giữa g iá trị gia tăng với tổng vốn = ------------------ x100% Tổng vốn Chỉ tiêu này phản ảnh cứ một đồng vốn tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra bao nhiêu đ ồng giá trị gia tăng nhằm thực hiện tái sản xuất mở rộng doanh nghiệp, đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống nguời lao động. Tỷ suất giá trị gia tăng phản ảnh một cách tổng quát và đ ầy đủ nhất hiệu quả sản xuất kinh doanh đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, phản ảnh cả hiệu quả kinh tế lẫn xã hội mà doanh nghiệp nhà nước tạo ra trong quá trình ho ạt động. 2.2. Tỷ suất giữa thuế với tổng vốn Thuế phải nộp Tỷ suất giữa thuế với tổng vốn = ---------------------- x 100% Tổng vốn Chỉ tiêu này phản ảnh cứ một đồng vốn tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo được bao nhiêu đồng thuế nộp vào ngân sách nhà nước. Tỷ suất thuế trên vốn phản ánh rõ nét hiệu quả đóng góp của doanh nghiệp nhà nước vào nền kinh tế quốc dân. 2.3. Thu nhập bình quân của người lao động Tổng thu nhập của lao động Thu nhập bình quân NLĐ = -----------------------------------x100% Số lao động bình quân Nâng cao thu nhập người lao động là tiêu chuẩn để đánh gía doanh nghiệp nhà nước hoạt động có hiệu quả, điều này xuất phát từ mục đích của nền kinh tế xã hội nước ta. Chú ý rằng, tăng thu nhập bình quân của người lao động đ ánh giá tích cực khi tốc độ tăng của nó phải nhỏ hơn tốc độ tăng năng suất lao động. Bởi vì, chỉ đảm bảo tốt nguyên tắc đó mới đảm bảo tái sản xuất mở rộng và việc nâng cao thu nhập người lao động mới bền vững. 19
  20. 2.4. Tỷ suất giữa lợi nhuận với tổng vốn Lợi nhuận hoạt động sau thuế Tỷ suất giữa lợi nhuận = ----------------------------------x100% với tổng vốn Tổng vốn Lợi nhuận hoạt động= [Doanh thu - Tổng chi phí chưa trừ chi phí trả lãi] [1 - Thuế suất thuế lợi tức] = Lợi nhuận sau thuế + chi phí lãi vay [ 1 - Thuế suất thuế lợi tức] => Tỷ suất giữa lợi nhuận với tổng vốn = Lợi nhuận sau thuế + Chi phí lãi vay [1-Thuế suất thuế lợi tức] ------------------------------------------------------------------------ x 100% Tổng vốn Cách tính lợi nhuận trên tổng vốn trình bày trên có ưu điểm: - Chi phí lãi vay được trừ ra khi tính lợi nhuận hoạt động nên t ỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn sẽ không bị tác động của nguồn tài chính tài trợ cho hoạt động.Sự biến động của chỉ tiêu này hoàn toàn phụ thuộc vào trình đ ộ sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Vì vậy tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn phản ánh đúng hiệu qủa kinh tế của việc sử dụng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh trong việc tạo ra kết quả thực chất do do anh nghiệp nhà nước mang lại. Kết quả thực chất này bao gồm 2 bộ phận: một bộ phận lãi sau thuế thực sự để lại cho doanh nghiệp trả lợi tức cổ phần, bổ sung vốn vv. một bộ phận phân phối cho chủ nợ ở dạng chi phí lãi vay. - Cách tính trên phân biệt được hiệu quả việc sử dụng tài sản và hiệu quả của chính sách tài chính trong việc sử dụng các nguồn tài trợ. Có những doanh nghiệp mặc dù kết quả sử dụng tài sản đạt được nhưng chính sách tài chính k hông phù hợp với nến kinh tế mỗi thời kỳ thì mục tiêu hiệu quả cuối cùng của mỗi doanh nghiệp không thực hiện tốt. Ở nước ta đang chủ trương phát triển thị trường tài chính, cách tính này giúp cho các nhà quản lý lựa chọn nguồn tài trợ hợp lí để nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp. - Cách tính này phản ánh rõ nét mức độ hoàn vốn, bởi vì tổng vốn sử dụng bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ vay nên kết quả đạt đ ược phải ho àn lại cho chủ sở hữu và chủ nợ ở dạng lợi nhuận sau thuế và chi phí lãi vay sau thuế. Nhược điểm của cách tính t ỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn nêu trên là không phù hợp với cách trình bày các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh ở nước ta. Cụ thể là chi phí lãi vay không phải là một khoản mục trên Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên trên thực tế dựa vào sổ sách kế toán ta vẫn xác đ ịnh chi phí lãi vay phục vụ cho cách tính toán trên. 20
nguon tai.lieu . vn