Xem mẫu

  1. BÀN VỀ TÌNH HÌNH TRẺ M TRONG C ỘC CHIẾN Ở SYRIA Lee Nguyên Mẫn, Nguyễn Thị Yến Khoa, Trần Trung Nam Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Phương Nguyên TÓM TẮT Vào năm 2011, cùng với sự xuất hiện của “Mùa xuân Ả Rập” là hàng loạt những phong trào biểu tình của lực lượng chống chính phủ trên khắp các quốc gia trong khu vực. Đồng thời, đây là làn sóng cách mạng với các cuộc nổi dậy, diễu hành và biểu tình phản đối chưa có tiền lệ tại các quốc gia ở thế giới Ả Rập trong đó bao gồm cả Syria. Và cũng từ sau sự kiện này, Syria lâm vào hàng loạt cuộc nội chiến đẫm máu, tàn khốc, dẫn đến những thiệt hại nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần cho người dân tại quốc gia này. Cuộc nội chiến không có hồi kết này đã lấy đi sinh mạng của hàng trăm nghìn người, khiến hàng triệu người phải di tản đến khắp các quốc gia trên thế giới. Trong đó, hơn một triệu trẻ em phải trở thành người tị nạn, không có gia đình. Cùng với đó, số trẻ em bị bỏ lại giữa mảnh đất chỉ có bom rơi, lửa đạn lên đến con số hàng nghìn. Bài viết này tổng hợp, phân tích và đánh giá thực trạng hiện tại liên quan đến vấn đề trẻ em tại Syria, từ đó đưa ra những bình luận khách quan cũng như đề xuất một số giải pháp cải thiện tình hình. Từ khoá: nội chiến Syria, tị nạn, trẻ em. 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SYRIA Cộng hòa Ả Rập Syria – một quốc gia nằm phía Tây Nam Á, nằm về phía Bắc bán đảo Ả Rập, ở phía Đông của Địa Trung Hải. Đây là một vùng đất nổi tiếng bởi các cuộc tranh chấp và đô hộ, chỉ mới vừa tuyên bố độc lập vào những năm 1920 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, theo các cuộc khảo sát và nghiên cứu mới đây thì Syria là một trong những nền văn minh cổ đại lâu đời của thế giới. Vùng đất đại Syria ngày nay bao gồm: Lebanon, Syria, Jordan và Israel được coi là vùng đất của sự xung khắc và xung đột triền miên trong thế giới Ả Rập. Sự xung đột đó chính là cội nguồn cho các cuộc chiến không hồi kết tồn tại từ thời Trung Cổ và kéo dài cho tới hiện nay, gây ra biết bao đau thương cho con người ở đây. Nội chiến bắt nguồn từ “Mùa xuân Ả Rập” – Một làn sóng cách mạng được xem là chưa có tiền lệ ở hầu hết các quốc gia Ả Rập Xê Út. Mục đích chính của những cuộc cách mạng này là muốn lật đổ chính quyền độc tài, đòi lại dân quyền, dân chủ. Dưới sự tiếp tay của quân đội Mỹ, hầu hết các thế lực nổi dậy ở các quốc gia đều thành công trong việc lật đổ chính quyền, sau những cuộc tấn công tàn khốc. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm bùng nổ cuộc nội chiến, Syria hiện tại vẫn phải chịu nhiều mất mát và đau thương khi các cuộc chiến đẫm máu vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Theo phong trào “Mùa xuân Ả Rập”, các phe nổi dậy ở Syria cũng đã vùng lên lật đổ chính quyền vào năm 2011. Dưới sự chống đối của lực lượng chống chính 1872
  2. quyền, Chính phủ Syria đã quyết định nổ súng đàn áp, điều đó dấy lên trong lòng nhân dân sự phẫn nộ, kể từ đó, các phe tham chiến tăng liên tục, tạo nên một làn sóng dữ dội, gây nên một cuộc nội chiến hỗn độn và phức tạp ở Syria. Nội chiến ở Syria không còn đơn thuần là cuộc nội chiến nữa khi có sự can thiệp của các cường quốc lớn và các nước phương Tây. Mỗi quốc gia một ý chí, đều tìm chứng cứ đổ lỗi cho nhau việc sử dụng chất hóa học trong cuộc chiến, không bên nào chịu nhường nhịn bên nào. Trong cuộc chiến hỗn độn và tàn khốc đó, chỉ có người dân phải chịu nhiều ảnh hưởng nhất, khi hàng trăm nghìn người phải rời bỏ quê hương để tìm nơi lánh nạn, hàng nghìn người phải bỏ mạng trong cuộc chiến. Đáng thương nhất là trẻ em, phụ nữ, và người già lớn tuổi, họ phải chịu rất nhiều sự mất mát và đau khổ mà cuộc nội chiến không hồi kết này mang lại. Sau những cáo buộc nhau của các phe tham chiến, các bên đã liên tục tấn công đối phương bằng những cách tàn khốc nhất, ác liệt nhất. Các nước phương Tây cho rằng, họ đang can thiệp nhân đạo vào cuộc chiến, tuy nhiên, hành động của họ chỉ ngày càng khiến cuộc chiến thêm phức tạp và tàn khốc cũng như sẽ kéo dài hơn. Liên hợp quốc cũng đã nhiều lần can thiệp, nhưng hầu như đều không có tác dụng. Đến năm 2014, khi cuộc nội chiến đang trên đà diễn biến phức tạp, sự xuất hiện của Hồi Giáo Cực Đoan ISIS hay còn được biết đến là ISIL, đã gây thêm rất nhiều hoang mang và lo sợ cho nhân dân. Nhà nước tự xưng này đã gây ra những thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến quyền con người. Vì vậy, với lý do tiêu diệt ISIS, các Cường quốc đã can thiệp sâu hơn vào nội chiến ở Syria, khi sử dụng chất hóa học để tấn công ISIS. Điều này gây nên rất nhiều hậu quả nặng nề đối với Syria, đặc biệt là ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người nơi đây. Mãi đến năm 2016, thì Syria mới thoát khỏi tay lực lượng khủng bố nhờ sự can thiệp của các nước lớn. Tuy nhiên, cuộc nội chiến ở Syria vẫn ngày càng leo thang với sự phức tạp của rất nhiều bên tham chiến, thậm chí là sự can thiệp của nhiều nước khác, với rất nhiều lý do cáo buộc qua lại của các bên. Đây không còn đơn thuần là một cuộc nội chiến, bởi vì sự can thiệp của các quốc gia khác, không giúp Syria lấy lại được hòa bình, mà còn đẩy Syria vào cục diện căng thẳng và ngày càng khốc liệt hơn. Sau 10 năm xảy ra cuộc nội chiến, tính đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 400.000 người thiệt mạng, khoảng 2,6 triệu người đã phải rời bỏ quê hương, đất nước của mình, đau lòng hơn là trong số người dân di cư đi tị nạn, thì có khoảng 1 triệu trẻ em phải bỏ học, mất gia đình, rời xa gia đình. Nội chiến kéo dài gây nên quá nhiều mất mát cho Syria, với hàng chục thị trấn và thành phố bị san phẳng, hơn một nửa dân số mất đi nhà cửa của mình. 2 VẤN ĐỀ VỀ TRẺ EM TẠI SYRIA 2.1 Thực trạng Sau nhiều năm chiến tranh, Liên hợp quốc có một điều muốn nói với cả thế giới: “Hãy ngừng chiến tranh vì trẻ em”. Những cuộc chiến “Không có người chiến thắng” đã gây ra những hậu quả nặng nề trên các phương diện chính trị - kinh tế - xã hội cho quốc gia Trung Đông này và kéo theo đó là cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất từ trước đến nay. Trẻ em thay vì được đến trường học tập thì lại bị lôi kéo vào các lực lượng vũ trang, thay vì cầm bút ghi sách vở thì bây giờ lại phải cầm súng ra chiến trường (một hiện thực hết sức đau lòng). Bên 1873
  3. cạnh đó thì hàng ngàn trẻ em khác phải mất người thân, không có nơi nương tựa và còn phải chịu vết thương tâm lý nặng nề do bị ảnh hưởng của chiến tranh. Theo một bài viết của Cơ quan Giám sát Trung Đông (The Middle East Monitor – MEMO), phó chủ tịch Tổ chức Quyền tị nạn quốc tế - ông Abdullah Resul Demir phát biểu với cơ quan Anadolu vào năm 2017 rằng: “Trẻ em là những người bị ảnh hưởng phần lớn bởi cuộc chiến này. Bởi vì chúng có lẽ là những sinh vật thiếu thốn và dễ bị tổn thương nhất trên Trái Đất”. Có thể thấy, hành động này đã phản ánh một hiện thực tàn khốc chính là thực trạng mà trẻ em Syria đang phải gánh chịu. Ngoài ra, ông Demir còn cho biết thêm 8/10 trẻ em Syria là “Trẻ em của chiến tranh” và khoảng 1,7 triệu em sống ở những khu vực căng thẳng nhất của xung đột, số lượng trẻ em không được đến trường lên đến con số 2 triệu. Chủ tịch Ủy ban Điều tra Quốc tế độc lập về Syria của Liên hợp quốc trong một báo cáo vào đầu năm 2020 cho biết: “Tôi kinh hoàng trước sự coi thường một cách trắng trợn đối với luật chiến tranh và Công ước về quyền trẻ em bởi tất cả các bên liên quan trong cuộc xung đột”. Ông còn cho hay theo thống kê, phụ nữ và trẻ em gái là những nạn nhân chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi nhiều yếu tố như: bạo lực tình dục, đe dọa cưỡng hiếp dẫn đến việc trẻ em gái bị giam giữ trong nhà nhằm bảo vệ khỏi những thế lực bên ngoài. Vì vậy đã vô tình cản trở việc đến trường và đồng thời gây trở ngại lớn trong việc tiếp cận và hưởng các dịch vụ hỗ trợ về chăm sóc sức khỏe cũng như tiếp cận viện trợ giáo dục. Cùng với đó, theo như thông tin UNICEF đã thống kê và đăng tải vào năm 2017, việc quân đội sử dụng một cách không kiểm soát và bừa bãi vũ khí nổ và tấn công bừa bãi ở các khu vực đông dân cư sinh sống đồng thời cũng đã giết chết hàng vạn những trẻ em vô tội, thống kế chiếm đến 1/4 số ca tử vong của dân thường. Ngoài ra, hơn 360 trẻ em bị thương trong năm 2017, cùng với đó là những khuyết tật để lại vĩnh viễn trên cơ thể và không thể tránh khỏi tương lai đen tối rằng có thể sẽ bị bóc lột, lạm dụng và thậm chí là bị bỏ rơi do bị tách khỏi người chăm sóc và tệ hơn nữa là mất mạng. Chỉ tính trong năm 2017, Liên hợp quốc thống kê có đến 175 vụ tấn công nhắm vào các cơ sở giáo dục, bệnh viện và ảnh hưởng đến công cuộc khắc phục cũng như viện trợ cho người dân cũng như cho trẻ em. Chính điều này đã dẫn đến một vấn đề nhức nhối đó là các trẻ em bị thương do ảnh hưởng của chiến tranh không được đáp ứng các biện pháp chữa trị kịp thời, và từ đó các em phải mang trên mình những vết thương không bao giờ được chữa khỏi cùng mong muốn được đến trường của các em cũng chỉ là những ước mơ, những hoài bão xa vời. Và gần đây nhất, thống kê của UNICEF được đăng tải bởi MEMO vào đầu tháng 03/2021 cho thấy đã có gần 12.000 trẻ em thiệt mạng, bị thương do ảnh hưởng của cuộc xung đột kéo dài một thập kỷ này. Bên cạnh đó, vô số trẻ em không được viện trợ về y tế kịp thời do 1.300 cơ sở giáo dục cũng như y tế bị tấn công và tàn phá. Qua đó có thể thấy, điều này đã phản ánh mức độ tàn khốc của các cuộc giao tranh đẫm máu mà những đứa trẻ phải vô tình phải hứng chịu. Ông Geet Cappelaere – Giám đốc khu vực Trung Đông và Bắc Phi của UNICEF đã phát biểu với Associated Press tại buổi phỏng vấn của CTVNEWS vào tháng 03/2018: “Chiến tranh diễn ra khó tin không thể chấp nhận được đối với trẻ em. Đây là cuộc chiến vì trẻ em. Hàng nghìn trẻ em sẽ bị giết, tiếp tục bị giết. Hàng chục nghìn trẻ em bị thương nặng. Nhiều trẻ em sẽ mang sẹo suốt đời. Hàng nghìn trẻ em đã bị tàn tật bởi chiến 1874
  4. tranh”. Phát biểu của ông Cappelaere nhấn mạnh về thực tại đáng buồn và xác định tình trạng cấp thiết để thúc đẩy nhanh chóng việc đưa ra những giải pháp phù hợp. Khủng khiếp hơn là các cuộc tấn công một cách vô nhân đạo giữa các phe trong cuộc xung đột này nhắm vào các cơ sở y tế giáo dục và trên thực tế đã hủy hoại nặng nề hệ thống y tế cũng như giáo dục của Syria khiến cho công tác viện trợ, khắc phục trở nên khó khăn gấp bội. Với các con số được thống kê nêu trên đã cho thấy cuộc khủng hoảng ở Syria là cuộc chiến khủng khiếp tàn bạo và kéo dài chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Thay mặt cho người dân nói chung và trẻ em Syria nói riêng, Tổ chức UNICEF đã phát ra một thông điệp khẩn cấp “Yêu cầu các bên đang tham chiến ở Syria, các quốc gia có liên quan đến cuộc nội chiến ở Syria và Cộng đồng Quốc tế hãy chung tay giúp đỡ cho trẻ em và các nước tiếp nhận người tị nạn ở Syria”. Trích dẫn Báo Điện tử Vietnamplus.vn, Tổng thư ký Liên hợp quốc – ông Antonio Guterres tại một cuộc phỏng vấn kênh truyền hình SIC của Bồ Đào Nha vào cuối tháng 12/2016 đã đưa ra một nhận định quan ngại nhằm xác định tính chất nghiêm trọng của xung đột tại Syria: “Cuộc khủng hoảng tại Syria đã trở thành một căn bệnh ung thư trên phạm vi toàn cầu”. Bên cạnh đó, ông Guterres phát biểu trước các phóng viên tại trụ sở Liên hợp quốc đặt tại New York (Mỹ) vào cuối tháng 02/2020 và phát đi thông điệp cho rằng “Cơn ác mộng nhân đạo do con người gây ra đối với người dân Syria” cần phải chấm dứt ngay lập tức. Có thể thấy, chiến tranh dai dẳng dẫn tới sự lan rộng của vùng chiến sự và những vùng chịu ảnh hưởng của cuộc chiến, điều này là nguyên nhân gây ra tình trạng nguy hiểm báo động đối với tính mạng con người, trong đó có trẻ em. Tuy nhiên, Syria với vai trò là một nước thành viên của Công ước Liên hợp quốc 1989 về quyền trẻ em, đã và hiện tại vẫn đang được đánh giá cao về mức độ tuân thủ với Công ước mặc dù đang chịu sự tàn phá của nội chiến. Điển hình là qua kết quả Bảng xếp hạng thường niên do Tổ chức từ thiện KidRights (Hà Lan) sử dụng số liệu của Liên hợp quốc tổng hợp. Song song đó, Syria cũng có nhiều động thái tích cực như việc sửa đổi, thông qua Đạo luật Cấm ngược đãi trẻ em và tiến hành ký kết Kế hoạch hành động về bảo vệ trẻ em với lực lượng đối lập của Syria nhằm chấm dứt và ngăn ngừa việc tuyển quân đối với trẻ em dưới 18 tuổi. Có thể thấy, chính phủ Syria vẫn đang cố gắng dành sự quan tâm đặc biệt đến tình trạng của trẻ em công dân quốc gia Ả Rập này và trên hết là có những đề xuất cũng như đường lối để cải thiện tình hình hiện tại. 2.2 Sự giúp đỡ của cộng đồng Quốc tế về vấn đề trẻ em tại Syria Nhận thấy được độ nghiêm trọng của tình hình và dựa trên tình hình lúc bấy giờ, nhiều quốc gia khác và cả Liên hợp quốc đã dần tiến hành can thiệp vào Syria dựa trên quy định về ngoại lệ của nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác. Điển hình như lô hàng viện trợ từ Nga bao gồm những thứ tối cần thiết cho người dân Syria khi bị ban bố tình trạng cấm vận đã được đưa đến Sở Y tế tại Latakia vào thời điểm đầu năm 2018 bao gồm 10.000 hộp thuốc kháng sinh khác nhau, 3.000 ống tiêm, thuốc sát trùng. Tất cả đều được đưa đến bệnh viện nhi Latakia. Phía đại diện Syria trả lời phỏng vấn thể hiện lòng cảm kích, đồng thời còn cho biết thêm, đây không chỉ là sự viện trợ kịp thời không chỉ cho thành 1875
  5. phố mà một phần thuốc men sẽ được phân phối giữa các đơn vị y tế và các bệnh viện trong toàn tỉnh. Ngành y tế của Latakia cũng như toàn Syria nói chung đã và đang gặp rất nhiều khó khăn do hậu quả các biện pháp trừng phạt kinh tế, khiến cho đất nước thiếu thuốc men. Những nỗi lực của Nga để lấp đầy sự thiếu hụt rất quan trọng và kịp thời. Ngoài ra, hỗ trợ nhân đạo từ phía Nga là cực kỳ cần thiết đối với tình hình hiện tại. Nhiều chương trình hỗ trợ giáo dục mầm non nhờ các khoảng tài trợ từ chính phủ Na Uy và Canada của UNICEF được tổ chức tại khu vực Aleppo đã mang lại tín hiệu khả quan, cụ thể là chương trình ECE (Early Childhood Education) được triển khai nhanh chóng tại 13 trường học trải dài trên khắp Aleppo đã viện trợ về mặt giáo dục cho hơn 400 trẻ em, cung cấp cho trẻ em các cơ hội tiếp cận các chương trình viện trợ bất chấp bạo lực đang diễn ra và sắp tới sẽ mở rộng quy mô tại các khu vực khác trong lãnh thổ Syria. Năm 2018, Nhật Bản cũng tài trợ cho Chương trình của UNICEF hỗ trợ cho hơn 400 trẻ em và thanh niên từ 10 đến 24 tuổi tại Syria về sinh kế, khởi nghiệp, hỗ trợ hạt giống, giúp đỡ việc phát triển và xây dựng những dự án và biến chúng thành sự thật. Chính sự hỗ trợ này đã đem đến cho trẻ em, thanh niên Syria cơ hội nghề nghiệp để nhiều ước mơ được chớm nở và từng bước trở thành hiện thực. Từ đó, cuộc đời trẻ em Syria dần được soi sáng trong cái hiện thực chiến tranh tăm tối trên đất nước hứng chịu nỗi đau bom đạn, xung đột và vũ lực hơn một thập kỷ qua. Ngoài ra, chương trình hỗ trợ tiền mặt đầu tiên do UNICEF xúc tiến ở Syria giúp trẻ em có cơ hội tiếp cận các dịch vụ bất chấp bạo lực đang diễn ra. Nhờ sự đóng góp hào phóng của Chính phủ Đức, chương trình đã đặt mục tiêu tiếp cận tới 4.250 trẻ em khuyết tật ở Aleppo vào năm 2017, với kế hoạch mở rộng quy mô trong năm cũng như trong tương lai gần tại các khu vực khác của Syria. Các chương trình để can thiệp dinh dưỡng cho trẻ em tại Syria được tài trợ bởi USAID, Vương quốc Anh, Quỹ Nhân đạo Syria, Nhật Bản và các Ủy ban UNICEF ở Đan Mạch, Đức, Iceland, Ý, Nhật Bản, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha,… Bên cạnh đó, năm 2019, tổ chức Cartias – hiệp hội của 164 tổ chức quốc tế cứu trợ nhân đạo và phục vụ phát triển xã hội của Giáo hội Công giáo Rô – ma hoạt động tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới – đã phát ra thông điệp “Tương lai nằm trong tay chúng ta” để kêu gọi thế giới hỗ trợ cho trẻ em Syria được đến trường bởi vì trong năm 2019 tại quốc gia này cứ trung bình 03 em thì một em không được đến trường như các bạn. Chiến dịch do Cartias phát động tập trung vào 03 chiến dịch: “Viện trợ nhân đạo – giáo dục – y tế”. Tổ chức bảo đảm bữa ăn sáng với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để các em có thể có sức khỏe để đến trường, tiếp theo cung cấp cho các em các bộ tài liệu và dụng cụ học tập hoàn chỉnh phù hợp với các nhóm tuổi và các cấp học, cuối cùng giáo dục các quy tắc vệ sinh chống dịch bệnh COVID (2020). Tại cuối hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai ủng hộ tương lai Syria và khu vực tổ chức tại Brussels (Bỉ) được tổ chức vào năm 2018, 36 nhà tài trợ quốc tế đã cam kết hỗ trợ 4,4 tỉ USD để hỗ trợ cho công tác hỗ trợ nhân đạo của Liên hợp quốc và các đối tác. Số tiền này nhằm hỗ trợ cho người dân đang bị ảnh hưởng bởi các cuộc xung đột tại Syria và các nước láng giềng. Vào năm 2017, một cuộc thi được sáng tạo ra bởi chính phủ Na Uy kết hợp với cơ quan sáng tạo NaUy (Norab) và một số đối tác phi lợi nhuận trên toàn cầu mang tên EduApp4Syria, mà 02 giải nhất của cuộc thi này là 02 ứng 1876
  6. dụng học tập thông qua các điện thoại di động mang tên "Antura and the Letters" và "Feed the Monster" giúp cho trẻ em Syria có thể đáp ứng các nhu cầu học tập của các em. Mới đây vào 18/11, thông qua hình thức họp trực tuyến, 02 quốc gia là Mỹ và Đài Loan đã ký kết “Hiệp định hỗ trợ ổn định cho khu vực Syria” giữa phòng đại diện Mỹ (TECRO) và Hiệp Hội Mỹ tại Đài Loan (AIT) phía Đài Loan sẽ quyên tặng 50.000 USD cho chương trình giáo dục cơ bản (Basic Education) của Liên Minh Toàn Cầu đánh bại tổ chức Hồi giáo IS tự xưng để thúc đẩy ổn định hóa khu vực Syria. Chương trình bao gồm xây dựng lại trường học, đào tạo bồi dưỡng lại công đoàn giáo viên,… nhằm hỗ trợ cho trẻ em được trở lại trường học sau thời gian dài xảy ra nội chiến. Bên cạnh đó, các Hội Giáo Hoàng trên toàn thế giới cũng kêu gọi hỗ trợ trẻ em Syria bằng nhiều cách khác nhau, tiêu biểu là Phân bộ Tây Ban Nha của Giáo Hoàng mang tên “Trợ giúp các Giáo Hội đau khổ” đã đưa ra lời kêu gọi khẩn thiết hỗ trợ tiếp tục dự án “Drop Of Milk” là dự án hỗ trợ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ em ở tỉnh Aleppo (Syria), sáng kiến này được các giáo hội Kito giáo khác nhau lên kế hoạch và thực hiện vào năm 2015 để cung cấp sữa cho trẻ em dưới 10 tuổi. Không chỉ thế, Liên minh châu Âu – EU đã cấp khoản viện trợ trị giá 1 triệu EURO qua UNICEF để thực hiện chương trình tiêm chủng bại liệt đang hoành hành tại Syria, hành động này đã giúp 2,5 triệu trẻ em đất nước này tại các vùng sâu vùng xa được tiêm phòng. Theo số liệu thống kê của Tổ chức UN Humanitarian (Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc) được dịch và đăng trên diễn đàn điện tử Baoquocte.vn thì có hơn 11 triệu người dân Syria cần được viện trợ nhân đạo, trong đó với hơn 80% dân số đang ở mức nghèo đói. Song song với đó, Liên hợp quốc vẫn đang tiếp tục kêu gọi sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm để cứu trợ những trường hợp khẩn cấp, viện trợ duy trì cuộc sống của người dân Syria. Theo báo cáo của UNESSO đăng tải tại diễn đàn, Tổ chức UNESCO đồng hành cùng với Chương trình Phát triển Năng lực Giáo dục (CapED) – một trong những nền tảng của Chương trình Nghị sự 2030, đã thực hiện cung cấp các cơ hội giáo dục và hỗ trợ tâm lý xã hội cho trẻ em và trẻ vị thành niên bị tác động bởi các các cuộc tấn công. Nhằm hạn chế đến mức tối thiểu trẻ bị mất học hoặc không có khả năng được đến trường, CapED đã phối hợp với các nhân viên giáo dục ở các cơ sở giáo dục cấp trường và cấp chính quyền để bảo đảm mang giáo dục đến các ngõ ngách của xã hội đồng thời là một người đại diện để hàn gắn những vết thương, những mất mát của chiến tranh.Với phương pháp mà chương trình mang lại, các giáo viên sẽ được đào tạo để có thể làm bạn với học sinh và tìm cách trao cho các em tình yêu thương, xoa dịu những tổn thương tâm lý của các em. Và cũng dưới sự hỗ trợ của CapED, Chương trình Cơ hội Thứ hai đã được khởi động vào năm 2017 nhằm giúp đỡ trẻ em, học sinh cấp tiểu học không đạt được kết quả tốt vào kỳ thi cuối năm. Trong quãng thời gian mùa hè, Chương trình này sẽ tạo điền kiện cho các em được tham dự lại kỳ thi, cung cấp các hoạt động hỗ trợ tâm lý xã hội, với sự tư vấn của các cố vấn chuyên gia, các em sẽ được tiếp cận với các buổi học trong lớp và các hoạt động ngoại khóa, âm nhạc, thể thao, trò chơi với sự giúp đỡ của chính các thành viên trong gia đình và các tổ chức cộng đồng. 1877
  7. Đến năm 2018, 14 chính quyền đã cùng nhau mở rộng tham gia chương trình này. Cho đến ngày nay, Chương trình Cơ hội Thứ hai đã tác động rõ rệt vào xã hội của Syria với các con số đáng kinh ngạc gồm 113.228 học viên, trong đó hơn một nửa là trẻ em gái. Và để củng cố phát triển cho chương trình này UNESCO đã tổ chức gây quỹ phục hồi 12 cơ sở giáo dục cũng như nhân rộng những sáng kiến mới cho Chương trình. Chính những điều này đã giúp cho các em được đến trường được học các kiến thức bổ ích và quan trọng hơn trong một ngày không xa Syria sẽ được phục hồi bởi chính những bộ óc, những con người được phát triển từ các chương trình ý nghĩa này. 2.3 Góc độ nhân văn Đứng trước hậu quả của nội chiến, Syria còn phải đối mặt với nhiều vấn đề khác phát sinh như thiếu thuốc men, thiếu lương thực, dịch bệnh tái phát. Có thể thấy, dưới sự phối hợp của Bộ Y tế của các quốc gia đã và đang tiếp nhận công dân tị nạn từ Syria, WHO và UNICEF, chiến dịch tiêm chủng bệnh bại liệt cho trẻ em Syria đã được tiến hành và ngăn chặn kịp thời sự bùng phát của loại dịch bệnh xuất hiện trở lại sau 14 năm. Bên cạnh đó, nhiều sự viện trợ về các mặt khác như ngoại giao, kinh tế cũng được tiến hành, Syria như được san sẻ và bù đắp nỗi đau chiến tranh mang lại. Có thể thấy, sự can thiệp từ các nguồn khác nhau đem đến ý nghĩa lớn, thúc đẩy nhân quyền và đưa con người lên hàng đầu, cũng như ngăn chặn những hành vi vi phạm ở mức độ nghiêm trọng. Tuy nhiên, với sự can thiệp nhân đạo đến từ các tổ chức đến từ các quốc gia khác nhưng vẫn không thực sự hiệu quả, thì bên cạnh những sự hỗ trợ về mọi mặt mà Syria được nhận hiện tại, thì vẫn mong đợi trong tương lai Syria có thể được hỗ trợ tiếp tục và trên hết là đủ khả năng để bảo hộ cho trẻ em – những nạn nhân đáng thương của nội chiến thảm khốc kéo dài gần một thập kỷ này. 3 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Nhìn chung, can thiệp nhân đạo đã đáp ứng được phần nào về mặt hỗ trợ cho trẻ em tị nạn Syria để có thể hàn gắn nỗi đau chiến tranh, cho những mầm non tương lai của đất nước có thể hưởng cuộc sống đáng được nhận. Nội chiến để lại những hậu quả thảm khốc, và trên đà nghiêm trọng hơn sau một thập kỷ không có hồi kết, Syria vẫn là vùng đất với tên gọi “ác mộng giữa đời thường” mà nạn nhân chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vẫn là trẻ em. Chính vì những con số khủng khiếp về số người thiệt mạng, trong đó phải kể đến số lượng trẻ bị tước đoạt đi quyền được sống mà chiến tranh để lại đã như một hồi chuông báo động về tình trạng nguy cấp tại Syria. Rất nhiều tổ chức đến từ nhiều quốc gia trên thế giới điển hình như Nhật Bản, Na Uy, Canada, Luxembourg,… cũng như UNICEF đã và đang ra sức kêu gọi sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm, mạnh thường quân để hồi sinh vùng đất cũng như những mảnh đời chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh. Một lời nhắc nhở vô cùng đau buồn về một thế hệ trẻ em sinh ra và lớn lên, kể cả phải bỏ mạng trong cuộc chiến mà thậm chí chúng không hề có tội lỗi gì. Nhờ viện trợ từ các nguồn khác nhau, trẻ em của đất nước này đã nhận được sự bảo hộ tốt hơn và cải thiện môi trường sống cũng như quyền được học tập, quyền được sống đầy đủ và hạnh phúc. Theo các thông tin được tổng hợp và phân tích trên bài, có thể thấy những sự viện trợ về mọi mặt đến từ Liên hợp quốc cũng như một số nguồn, quốc gia khác đã và đang được áp 1878
  8. dụng trên thực tế. Trên hết, là đã cải thiện và đáp ứng phần nào nhu cầu cần thiết về viện trợ cho các vấn đề về lương thực, y tế và giáo dục. Với đà phát triển của xung đột, bạo lực lan rộng trên mảnh đất mà ước tính trung bình cứ 10 tiếng lại có 1 trẻ em bị giết, chúng ta cần có những biện pháp lâu dài nhằm dập tắt những mầm mống bạo loạn vẫn còn tồn tại trong xã hội. Để đạt được điều này là một quá trình đòi hỏi các lực lượng tham gia xung đột hãy chấm dứt ngay lập tức vòng xoáy của các hành động trả đũa quân sự đang đưa không chỉ Syria mà cả thế giới đến bờ vực của chiến tranh. Bên cạnh đó cần phải có những biện pháp dứt khoát hơn, phù hợp với quy định luật pháp quốc tế về việc cấp quyền hỗ trợ cũng như bảo hộ đặc biệt cho trẻ em trong xung đột. Với tình hình chiến tranh đang dần phức tạp hơn hiện tại, 5.000 là con số trẻ em bị tuyển chọn phải cầm súng ra chiến trường. Vì vậy cần chặn kịp thời và chấm dứt việc tuyển quân đối với trẻ em và cân nhắc các quy định về quyền trẻ em trong thời điểm hiện tại. Đồng thời, cải cách các quy định để phù hợp hơn với Công ước về Quyền trẻ em tại Syria thời điểm hiện tại và trong tương lai là một sự cần thiết. Chúng ta cần phải phát đi thông điệp kêu gọi các tổ chức quốc tế các quốc gia trên toàn Thế giới tiến tới ký kết các hiệp ước hòa bình, các công ước và mọi thủ tục có thể để ngăn chặn triệt để mọi hành vi tranh chấp và lan rộng xung đột giữa các bên, các lực lượng vũ trang trên toàn lãnh thổ Syria. Thông điệp này phải nhấn mạnh đến các nước, các lực lượng vũ trang để có thể nhìn nhận được rằng bạo lực, chiến tranh không phải là giải pháp tối ưu nhất để giải quyết các xung đột. Các bên tham chiến cần có hướng giải quyết hòa bình nhất, hòa đàm với nhau nhằm đi đến một thống nhất hòa giải có lợi cho tất cả. Và trên hết họ phải trả lại bình yên vốn dĩ phải có cho mảnh đất này, cho những con người tị nạn đã phải rời xa quê hương chỉ vì ảnh hưởng chiến tranh. Chỉ mới một phần tư trẻ em Syria không được đến trường được hưởng hỗ trợ giáo dục từ các Chương trình do UNICEF tổ chức, và vẫn còn nhiều mảnh đời khác vẫn đang chờ đợi sự viện trợ để trở lại đúng hướng cuộc sống vốn có của họ và một cơ hội để có một tương lai tươi sáng hơn. Nên có nhiều Chương trình tái phục hồi để hàn gắn vết thương chiến tranh và quan trọng là phải nhận thức được rằng chiến tranh, bạo lực đi qua chỉ để lại nỗi đau thương, sự mất mát mà người hứng chịu nặng nề nhất không ai khác chính là con người, trẻ em của quốc gia. Khi một quốc gia lâm vào tình trạng nội chiến dai dẳng không hồi kết, lúc đó rất cần sự quan tâm, can thiệp, hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế. Hy vọng trong tương lai gần, Syria có thể tiếp tục nhận nhiều sự quan tâm của quốc tế hơn để có thể cung cấp viện trợ về mọi mặt để phục hồi cuộc sống cho trẻ em Syria – những nạn nhân bất đắc dĩ của cuộc xung đột vô nhân đạo kéo dài một thập kỷ đem đến bao đau thương này. Để trả lại cho trẻ em Syria những gì chúng đáng được nhận thay vì sống trong đấu tranh mỗi ngày với hiện thực chỉ có bom đạn, tang thương, chết chóc. Và có lẽ rằng đáp án chính đáng nhất cho câu hỏi về phương án tối ưu giải quyết các vấn đề do xung đột gây ra hiện tại đối với trẻ em đất nước này vẫn là: “Hãy chấm dứt cuộc chiến ở Syria!”. 1879
  9. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] UNESSCO, unessco.org (2019). A Second Chance at education for children in Syria. [2] Báo Thời đại (2017). UNICEF: 2016 là năm tồi tệ nhất đối với trẻ em Syria. [3] Báo Thời nay – ấn phẩm của Báo Nhân dân (2020). Số phận của trẻ em tị nạn Syria. [4] Children of Syia (2017). Cash support programe offers lifeline to Syrian children with disabilities. [5] Middle East Monitor (2017). Syria: 8 out of 10 are “Children of war”. [6] Sputnik News (2018). Nga đưa lô hàng viện trợ y tế đến Latakia. [7] UNICEF, unicef.org (2019). UNICEF supports early chilhood education in Aleppo, Syria. [8] UNICEF UNITED KINGDOM, unicef.org.uk (2018). No end in sight to seven years of war in Syria: Children with disabilities at risk of exclusion. [9] UN News, Syria war: Average of one child injured or killed every eight hours over past 10 years – UNICEF. [10] United Nations, Human Rights, “They have erased the dreams of my children”: children’s rights in the Syrian Arab Republic. [11] Vatican News (2021). Caritas Quốc tế phát động chiến dịch viện trợ cho trẻ em Syria. 1880
nguon tai.lieu . vn