Xem mẫu

  1. BÀN VỀ NHỮNG ĐIỂM BẤT HỢP LÝ Khoa Ngữ văn, Trƣờng Đại TRONG PHẦN học Sƣ phạm Đà Nẵng TIẾNG VIỆT CỦA CHƢƠNG Điện thoại: 0905 203 371 TRÌNH VÀ Email: SÁCH GIÁO diemtruong0502@gmail.com KHOA NGỮ PGS.TS. TRƢƠNG THỊ DIỄM VĂN TRUNG HỌC CƠ SỞ HIỆN HÀNH TÓM TẮT Thực hiện Đề án đổi mới chƣơng trình – sách giáo khoa phổ thông sau 2015, việc nhìn lại chƣơng trình và các bộ sách giáo khoa đã đƣợc sử dụng nhằm kế thừa ƣu điểm, khắc phục những nhƣợc điểm đáng tiếc, tiến tới xây dựng một bộ sách tốt là công việc cần làm. Bài viết này tập trung bàn về những điểm bất hợp lý trong cấu trúc chƣơng trình, dung lƣợng bài học, những nội dung chƣa chuẩn xác về kiến thức ở phần Tiếng Việt của sách Ngữ văn trung học cơ sở hiện hành. Từ khóa: trung học cơ sở, chƣơng trình, sách giáo khoa, tiếng Việt, ngữ văn ABSTRACT Revisiting the Vietnamese Language Content in the Current Language Art & Literature Curriculum and Textbooks for Junior Secondary Schools To implement the Project of Curriculum and Textbook Renovation for Elementary and Secondary Schools for the Post-2015 Period, it is necessary to review the curriculum and textbooks in use in order to inherit achievements and overcome weaknesses to develop efficient textbooks. This article aims to find out irrelevant issues in the structure of the curriculum, the scope of content, the problematic Vietnamese 214
  2. language knowledge of the current language arts and literature textbooks for junior secondary schools. Key words: junior secondary school, curriculum, textbook, Vietnamese language, language arts & literature. Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội khoá X, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã ban hành chƣơng trình các môn học bậc Tiểu học (2001), Trung học cơ sở (2002) và Trung học phổ thông (2006). Sau khi chƣơng trình đƣợc ban hành, các sách giáo khoa (SGK) tƣơng ứng cũng đã đƣợc biên soạn, đƣợc dạy thử nghiệm, đƣợc chỉnh sửa và hiện đang đƣợc triển khai dạy đại trà ở tất cả các cấp học phổ thông. Trong quá trình sử dụng SGK, nhiều vấn đề bất cập đã bộc lộ. Từ năm 2008, Bộ đã tổ chức rà soát chƣơng trình, SGK, tập hợp kiến nghị của các giáo viên trực tiếp đứng lớp. Trên cơ sở rà soát chƣơng trình, SGK các môn học, Bộ chủ trƣơng giảm tải các bài, các chủ đề và các chƣơng của các cấp học, lớp học theo hƣớng hợp lý. Các kiến thức cần giảm tải là: những nội dung yêu cầu năng lực tƣ duy vƣợt quá khả năng của lứa tuổi học sinh; những bài có khối lƣợng kiến thức lớn hơn so với thời lƣợng chƣơng trình; những kiến thức bị lặp lại… Tuy nhiên, chủ trƣơng giảm tải chỉ là một giải pháp tạm thời, đôi khi giảm tải chỉ là sự cắt xén kiến thức một cách cơ học. Việc bỏ một số bài đôi khi lại dẫn đến phá vỡ tính hệ thống của kiến thức. Chẳng hạn, việc lƣợc bỏ nội dung lý thuyết về một vấn đề nào đó ở bài trƣớc lại gây khó khăn cho ngƣời dạy và ngƣời học khi chạm đến nội dung liên quan đến nó ở bài sau. Hơn lúc nào hết, cần phải có sự thay đổi về chƣơng trình và SGK một cách toàn diện, mạnh mẽ. Cuối năm 2013, Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN và hội nhập quốc tế. Theo Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận, Nghị quyết này là ý chí không chỉ riêng của Đảng mà của cả xã hội, trong đó có các nhà khoa học, chuyên gia giáo dục, thầy cô giáo, học sinh, sinh viên trong và ngoài nƣớc đã tham gia góp ý, đánh giá, hiến kế để chấn hƣng nền giáo dục nƣớc nhà. Để đƣa Nghị quyết này vào cuộc sống, một trong những giải pháp mà Bộ GD&ĐT đề ra là xây dựng và thực hiện Đề án đổi mới chƣơng trình – SGK phổ thông sau 2015. Đây là nhiệm vụ cao cả mà toàn xã hội tin tƣởng, trông cậy vào các nhà giáo dục. Báo chí cho rằng, chúng ta đang hối hả chuẩn bị cho cuộc “đại phẫu” nền giáo dục nƣớc nhà, đang chuẩn bị bƣớc vào một “trận đánh lớn”… [9, xem: http://www.sggp.org.vn/giaoduc/ 2014/2/339396/]. Bộ GD&ĐT đã đề ra Quy trình Biên soạn sách giáo khoa gồm 9 bƣớc hết sức khoa học, hợp lý [5, tr.4] và nếu tập hợp đƣợc các nhà giáo dục thực sự có tâm huyết, có 215
  3. kiến thức, năng lực tốt và tổ chức phân bổ thời gian hợp lý để triển khai thực hiện thì sau 2015, chúng ta có quyền hy vọng về một bộ SGK mới ƣu việt hơn, một sản phẩm mới có giá trị cho giáo dục nƣớc nhà. Để có bộ sách tốt, việc nhìn lại để kế thừa những ƣu điểm, tránh những nhƣợc điểm đáng tiếc của bộ sách trƣớc đây là công việc cần làm. Ở bài viết này, từ góc độ chuyên môn của mình, chúng tôi tập trung bàn đến sách Ngữ văn trung học cơ sở hiện hành, mà cụ thể hơn là phần Tiếng Việt của bộ sách này (từ đây chúng tôi gọi là SGK). Phải nhìn nhận rằng, bộ SGK Ngữ văn hiện hành đã có rất nhiều ƣu điểm. SGK đã cung cấp đầy đủ, toàn diện các kiến thức cơ bản về tiếng Việt cho học sinh; phát huy đƣợc tác dụng tích hợp từ các ngữ liệu trong đơn vị bài học; câu hỏi hƣớng dẫn ở từng bài học tƣơng đối tƣờng minh, cơ bản đáp ứng đƣợc yêu cầu qui nạp kiến thức; cấu trúc bài luyện tập trong mỗi đơn vị kiến thức đảm bảo tính hệ thống từ thấp đến cao, từ nhận diện đến phân tích và sáng tạo. Trong các ƣu điểm kể trên, ƣu điểm lớn nhất là việc “lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo tổ chức nội dung chƣơng trình, biên soạn SGK và lựa chọn phƣơng pháp giảng dạy” (SGV 6, tr.5). Theo tinh thần này, cả ba phân môn Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn có mối liên hệ hết sức chặt chẽ, phụ thuộc vào nhau, bổ trợ lẫn nhau. Kiến thức Tiếng Việt đƣợc trình bày theo hƣớng quy nạp, “từ các ví dụ cụ thể HS sẽ rút ra kết luận và từ đó luyện tập bằng hệ thống bài tập. Ngữ liệu ƣu tiên trƣớc hết lấy ở phần văn bản chung đã và đang học, trƣờng hợp cần thiết sẽ lấy thêm ở văn bản phụ”. (SGV 6, tr.21). Chƣơng trình Ngữ văn THCS, đối với phần Tiếng Việt, về kiến thức, đã đặt ra yêu cầu: làm cho HS “nắm đƣợc những đặc điểm hình thức và ngữ nghĩa của các loại đơn vị tiêu biểu của từng bộ phận cấu thành tiếng Việt (đơn vị cấu tạo từ, đơn vị từ vựng, từ loại chính, kiểu câu thƣờng dùng”, “nắm đƣợc những tri thức về ngữ cảnh, về ý định, về mục đích, về hiệu quả giao tiếp, nắm đƣợc các quy tắc chi phối việc sử dụng tiếng Việt để giao tiếp trong nhà trƣờng cũng nhƣ ngoài xã hội”; về kỹ năng, “làm cho HS có kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt khá thành thạo theo các kiểu văn bản” (SGV 6, tr.4). Vấn đề cần bàn là SGK đã thực sự đạt đƣợc mục tiêu đề ra chƣa? Bài viết của chúng tôi tập trung chỉ ra những điểm bất hợp lý trong phần Tiếng Việt của sách Ngữ văn trung học cơ sở hiện hành mà chủ yếu là ở sách Ngữ văn 6. 1. Về cấu trúc và phân bố dung lƣợng kiến thức của chƣơng trình 1.1. Về cấu trúc chương trình Trong phần “Một số vấn đề chung về chƣơng trình và SGK môn Ngữ văn trung học cơ sở”, nhóm biên soạn đã nêu rõ mục tiêu là “nhằm khắc phục một nhƣợc điểm lớn của Chƣơng trình và SGK Tiếng Việt và Tập làm văn trƣớc đây là quá thiên về dạy lí 216
  4. thuyết và dạy quá hệ thống” (SGV 6, tr.4). Theo thiển nghĩ của chúng tôi, “quá hệ thống” không thể là một nhƣợc điểm, mà phá vỡ tính hệ thống mới là một nhƣợc điểm. Những chỗ rời rạc, thiếu hệ thống trong cấu trúc chƣơng trình của SGK lần này làm ngƣời dạy và ngƣời học khó có một cái nhìn tổng quát về từng nội dung kiến thức môn học: học bài nào biết bài đó, học năm nào biết năm đó, mãi cho đến lớp 9 mới có thể nhìn lại từng mảng kiến thức về cấu tạo từ, từ loại tiếng Việt, các lớp từ vựng, các thành phần câu tiếng Việt... Vì các bộ phận của từng mảng kiến thức đó nằm rải rác ở cả 4 lớp, đan xen lẫn nhau. Có thể đƣa ra các dẫn chứng sau: Vấn đề cấu tạo từ đƣợc dạy 1 tiết ở Bài 1, SGK 6 - tập 1 (trình bày khái niệm từ, dựa vào số lƣợng tiếng để chia từ ra làm 2 loại là từ đơn và từ phức) và phải đến Bài 1, 3 của SGK 7 – tập 1 (một năm sau) mới trở lại với việc phân chia từ phức ra làm 2 loại: từ ghép và từ láy. Theo chúng tôi, nội dung kiến thức phần này không khó, hoàn toàn có thể triển khai ngay ở SGK 6. Hoặc, nội dung kiến thức về từ loại tiếng Việt đƣợc rải ở 3 khối lớp. Ở lớp 6, danh từ đƣợc dạy ở bài 8, 10; bài 12: số từ và lƣợng từ; bài 13: chỉ từ; bài 14: động từ; bài 15: tính từ; bài 18: phó từ. Ở lớp 7, bài 4: đại từ; bài 7: quan hệ từ. Ở lớp 8, bài 6: trợ từ, thán từ; bài 7: tình thái từ. Khoảng cách quá xa nhau giữa các bài học về từ loại tạo sự rời rạc, khó nắm bắt, khó đối sánh lẫn nhau giữa các từ loại. Vấn đề đáng nói nhất về tính thiếu khoa học trong cấu trúc nội dung là việc sắp xếp dạy học cụm danh từ trƣớc khi dạy học số từ và lƣợng từ; dạy học cụm động từ và cụm tính từ trƣớc khi dạy học phó từ. Theo chúng tôi, cần sắp xếp lại các tiết dạy học về từ loại và cụm từ, cụ thể: nội dung về Cụm từ đặt sau các nội dung về Từ loại (danh từ, động từ, tính từ, số từ, lƣợng từ, chỉ từ, phó từ) để học sinh dễ dàng nắm và vận dụng đƣợc sự kết hợp các từ thuộc các từ loại khác nhau thành cụm từ. Tính rời rạc về kiến thức cũng xảy ra tƣơng tự với các bài học về thành phần câu. Cấu trúc chƣơng trình không hợp lý trong môn Ngữ văn khiến học sinh ở mỗi học kỳ, mỗi năm học không thể tự hệ thống những nội dung đã đƣợc học. Có giáo viên than rằng: “Cứ nhƣ đang học cộng trừ thì sang nhân chia, đang nhân chia hơi thạo thạo lại quay về cộng trừ. Loạn cả lên!”. 1.2. Về dung lượng kiến thức Hầu hết GV dạy Ngữ văn THCS đƣợc hỏi đều cho rằng kiến thức của nhiều bài học trong SGK THCS còn mang tính hàn lâm, chƣa phù hợp với năng lực tiếp thu của đối tƣợng và yêu cầu giao tiếp. Một số bài có dung lƣợng kiến thức khá nặng nhƣng thời lƣợng dành cho bài dạy là quá ít. Ví dụ nhƣ các bài: Từ nhiều nghĩa và hiện tƣợng chuyển nghĩa của từ, 217
  5. Danh từ, Động từ và Cụm động từ, Tính từ và Cụm tính từ, Ẩn dụ, Hoán dụ, So sánh, Các thành phần chính của câu… Cụ thể, ở SGK6, tập 1, bài Các thành phần chính của câu gồm 3 đơn vị kiến thức nhỏ: phân biệt thành phần chính với thành phần phụ của câu; vị ngữ; chủ ngữ (SGK6, tập 1, tr. 92-94). Việc dạy các nội dung này cần có sự dẫn dắt thật kĩ mới đảm bảo đƣợc phƣơng pháp quy nạp và mới đảm bảo việc HS nắm đƣợc kiến thức cần có nhƣng chƣơng trình chỉ bố trí trong 1 tiết học là khá nặng. Hầu hết GV đều cho rằng nội dung Tính từ và Cụm tính từ khó có thể chuyển tải trong 1 tiết học, cần tách nội dung Tính từ và Cụm tính từ thành hai tiết học riêng. Tƣơng tự, tách nội dung Động từ và Cụm động từ thành hai tiết học riêng. Hay ở nội dung Các biện pháp tu từ, kiến thức của bài Ẩn dụ và Hoán dụ là khá khó so với trình độ HS lớp 6. Để khắc phục tình trạng này, Chƣơng trình giảm tải đã cho phép GV dừng lại ở mức dạy cho HS bƣớc đầu nhận diện, phân tích tác dụng của 2 biện pháp tu từ đó (bỏ nội dung kiến thức về các kiểu ẩn dụ, hoán dụ) nhƣng chính việc giảm tải này lại làm cho HS khó có thể tạo phép ẩn dụ, hoán dụ trong từng trƣờng hợp cụ thể… Nên chăng, Chƣơng trình có thể chuyển nội dung này lên dạy ở lớp 7 đồng thời bổ sung thời lƣợng luyện tập cho nội dung Ẩn dụ và Hoán dụ thành 2 tiết nhƣ nội dung So sánh. Và cũng để đảm bảo tính hệ thống cho nội dung Các biện pháp tu từ, cần đƣa thêm một số biệp pháp tu từ ngữ pháp vào chƣơng trình của hai lớp 8 và 9 ở mức độ sơ giản: Đảo ngữ, Tƣơng phản, Câu hỏi tu từ. Đối với các bài học về kiểu câu, cần có một tiết giới thiệu chung về các kiểu câu tiếng Việt: kiểu câu chia theo cấu trúc (gồm cấu trúc cố định và cấu trúc có biến đổi); kiểu câu chia theo mục đích giao tiếp. Trong bài học về câu ghép, cần giới thiệu đầy đủ và cụ thể các kiểu quan hệ giữa các vế trong câu ghép. Trong Chƣơng trình lớp 9, các tiết tổng kết từ vựng của Tiếng Việt khá rƣờm rà, trùng lặp khiến ngƣời dạy khó hệ thống hóa cho học sinh. Theo nhiều giáo viên, chƣơng trình quá tải có thể do các tác giả biên soạn chƣơng trình – SGK không hình dung đƣợc công việc tổng thể mà một học sinh phải làm. Chẳng hạn, SGK nhấn mạnh yêu cầu giáo viên phải dạy cho học sinh chủ động tiếp nhận kiến thức bằng cách tự đọc tự học, nhƣng lại không lƣờng đƣợc học sinh có bao nhiêu thời gian cho việc đó và có đủ khả năng để làm việc đó hay không. 2. Về nội dung kiến thức Về những bất hợp lý ở nội dung kiến thức, có thể chỉ ra 3 khả năng sau đây: Nội dung kiến thức có chỗ còn quá phức tạp gây khó khăn cho cả ngƣời dạy và ngƣời học; Nội dung kiến thức của SGK có chỗ còn chƣa chuẩn xác; Một số gợi ý trong SGV còn 218
  6. sơ sài, các kiến giải mâu thuẫn nhau gây nhầm lẫn cho ngƣời dạy. Chúng tôi đƣa ra các trƣờng hợp sau để minh họa cho nhận xét của mình: 2.1. Nội dung kiến thức có chỗ còn quá phức tạp gây khó khăn cho cả người dạy và người học Ở bài Danh từ, việc phân biệt danh từ thành danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật, danh từ riêng và danh từ chung là cần thiết nhƣng không nên quá chi li và phức tạp. SGK lớp 6 cần khai thác nội dung danh từ tinh giản hơn. (Tuy nhiên, cũng không thể dùng giải pháp lƣợc bỏ danh từ đơn vị nhằm đơn giản hóa kiến thức nhƣ cách Chƣơng trình giảm tải đã làm vì đến khi học bài Cụm danh từ, HS khó xác định đƣợc thành phần phụ trƣớc của cụm từ này). Tính chi li của nội dung kiến thức về từ loại cũng thể hiện ở bài học về Phó từ. Sách Ngữ văn 6, tập 2, Bài 18 phân chia phó từ ra làm các loại sau: chỉ quan hệ thời gian, chỉ mức độ, chỉ sự tiếp diễn tƣơng tự, chỉ sự phủ định, chỉ kết quả và hƣớng, chỉ khả năng. Trƣớc hết, theo chúng tôi, loại phó từ "chỉ sự tiếp diễn tƣơng tự" (không có dấu phẩy) nên ghi lại là "chỉ sự tiếp diễn, so sánh" thì đúng hơn. Vì cũng chỉ sự so sánh tƣơng tự nhƣng lại thì so sánh khác biệt chứ không tƣơng tự (VD: Tôi về nhƣng anh ấy lại đi). Thứ hai, phó từ được chỉ khả năng nên nhập vào phó từ chỉ kết quả và hƣớng để bớt phức tạp. Vì loại chỉ khả năng này chỉ có một từ được và suy cho cùng, ý nghĩa khả năng hay kết quả là do văn cảnh quy định. (Cho rằng từ được trong "soi gƣơng được" chỉ khả năng và được trong "đã xâu được" thì chỉ kết quả là chƣa thỏa đáng vì ý nghĩa chỉ kết quả, chỉ sự hoàn thành này phải chăng do từ đã mang lại. Nếu nói "có thể xâu được" thì cụm này sẽ mang nghĩa chỉ khả năng ngay thôi!). Và đối với trình độ học sinh lớp 6, theo chúng tôi, chỉ nên cho các em học phần Ghi nhớ: Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ (tr.12) và nêu một vài loại ý nghĩa mà phó từ bổ sung cho động từ, tính từ, cho ví dụ minh họa là đủ. Hoặc SGK có đƣa ra một từ loại mà hầu hết các sách Ngữ pháp tiếng Việt đều không có là Chỉ từ. Đây là tên gọi khác của đại từ chỉ định (phân biệt với đại từ nhân xƣng): đây, đấy, đó, kia, kìa, nọ… Theo chúng tôi, việc tách ra thêm một từ loại Chỉ từ nữa là không cần thiết và sẽ thiếu nhất quán khi dạy đến Phép thế trong bài Các phƣơng thức liên kết câu, chúng ta vẫn phải xác định “Đó” trong: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nƣớc. Đó là một truyền thống quý báu của ta” là yếu tố liên kết của “Phép thế đại từ” chứ không nói là “Phép thế chỉ từ”. Trong Chƣơng trình lớp 7, bài Dùng cụm chủ vị mở rộng câu, Rút gọn câu hoặc Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động, các ví dụ để dẫn đến hình thành lý thuyết còn rƣờm rà, gây khó hiểu cho HS. Ví dụ, SGK7, tập 1, tr.96 có yêu cầu tìm cụm C-V trong câu: “Khi các cô gái Vòng đỗ gánh, giở từng lớp lá sen, chúng ta thấy hiện ra 219
  7. từng lá cốm, sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may một chút bụi nào”. Câu trên đòi hỏi phải vận dụng kiến thức về từ loại và kĩ năng phân tích câu theo sơ đồ bậc thang mới xác định chính xác các thành phần đƣợc mở rộng. Nội dung kiến thức ở phần Luyện tập này rất khó hiểu (ngay cả với GV). Khi biên soạn SGK mới, cần chọn lại ngữ liệu tƣờng minh hơn, chuẩn mực hơn, bỏ ngữ liệu quá phức tạp cho các bài tập về thành ngữ, câu đặc biệt, câu ghép… 2.2. Nội dung kiến thức của SGK có chỗ chưa thật chuẩn xác Sách Ngữ văn 6, tập 1: Bài 02: Từ mƣợn, ở phần Ghi nhớ viết: “Bộ phận từ mƣợn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mƣợn tiếng Hán (gồm từ gốc Hán và từ Hán Việt)” (SGK6, tr.25). Cách diễn đạt của nội dung trong ngoặc đơn này không ổn khi khiến ngƣời ta cho rằng từ Hán Việt không phải là từ gốc Hán mà là một loại độc lập với từ gốc Hán. Thêm vào đó, SGK đƣa ví dụ từ mƣợn tiếng Hán gan (SGK6, tr.24) theo chúng tôi là rất khó giải thích cho học sinh lớp 6. Những từ Hán Việt đã đƣợc Việt hóa về ngữ âm nhƣ: gan (can), gần (cận), gấp (cấp), gƣơng (kính), dao (đao), nhà (gia)… [7, tr.247] ngày nay đã mang đầy đủ đặc điểm ngữ pháp nhƣ các từ thuần Việt cùng loại thì đối với học sinh phổ thông không nên giới thiệu chúng ở bộ phận từ mƣợn. Trong bài tập 1b của phần Luyện tập (SGK 6, tập 2, tr.120), câu: “Bên hàng xóm tôi có cái hang của Dế choắt”, cách xác định C-V nhƣ trong SGV6, tập 2, tr.140 là không hợp lí (Bên hàng xóm tôi có / cái hang của Dế choắt ). V C Đây là câu đặc biệt tồn tại chứ không phải câu có kết cấu chủ vị đảo. 2.3. Một số gợi ý trong sách giáo viên còn hoặc quá sơ sài hoặc thiếu chuẩn xác, các kiến giải mâu thuẫn nhau gây nhầm lẫn cho người dạy Ở Sách Ngữ văn 6, tập 1: Bài 8: Danh từ, trong Hoạt động 1, khi yêu cầu HS tìm danh từ trong cụm danh từ đƣợc in đậm trong SGK, SGV đã gợi ý: “Ngoài danh từ con trâu, trong câu còn có các danh từ khác nữa…”. Ở Hoạt động 3: Phân loại danh từ, SGV đã xếp từ con vào danh từ chỉ đơn vị. Vậy, con trâu là 2 từ chứ không thể là một từ. (SGV 6, tr.137). Ở Bài 10, SGK6 -Tập 1, trong phần Danh từ (tt), khi cho HS luyện tập nhằm phân biệt danh từ chung và danh từ riêng, "Ngày xƣa" đƣợc cho là một từ (Ngày xƣa,/ ở / miền / đất / Lạc Việt / cứ / nhƣ / bây giờ / là / Bắc Bộ / nƣớc / ta,…) (SGK6, tập 1, tr. 109). Nhƣng sang Bài 11, trong phần Cụm danh từ (CDT), "Ngày xƣa” đƣợc xếp vào CDT (SGK6, tập 1, tr.116) và SGV6, tập 1 cũng xác định phần trung tâm của CDT này là “ngày”, phần phụ ngữ của cụm là “xƣa” (SGV6, tập 1, tr.172). 220
  8. Tƣơng tự, ở lớp 7, khi dạy về thành phần câu, bài "Thêm trạng ngữ cho câu", có câu: “Về môn Hoá, ông xếp hạng 15/22 học sinh của lớp” (SGK7, tập 2, tr. 47), SGV đã xác định nội dung này là Trạng ngữ (SGV7, tập 2, tr.58). Đến kiến thức ở Chƣơng trình Ngữ văn 9 (Tập 2), "Về môn Hoá" lại là Khởi ngữ SGV9, tập 2, tr.08). Nội dung kiến thức của SGV có chỗ còn sơ sài. Chẳng hạn đối với bài học về từ loại, SGK và SGV cần có ngữ liệu đối chiếu để phân biệt các từ đồng âm khác từ loại. Ví dụ trong bài trợ từ, để phân biệt các trợ từ những, cứ, lại, đích, chỉ, ngay, chính,… với các từ đồng âm thuộc các từ loại khác thì cần đƣa ra các ví dụ để minh họa. Ở Bài 11, Chƣơng trình lớp 6: Cụm danh từ, SGV6, tập 1 cũng gợi ý cho GV hƣớng dẫn HS điền các cụm danh từ vào mô hình sao cho đúng vị trí của từng thành tố nhƣ sau: (SGV6, tập 1, tr.173). Phần trƣớc Phần trung tâm Phần sau t2 t1 T1 T2 s1 s2 làng ấy ba thúng gạo nếp ba con trâu đực ba con trâu ấy chín con năm sau cả làng Ở Hoạt động 3: Phân loại lƣợng từ. SGV6 cũng đã đƣa ra Mô hình của các cụm danh từ có lƣợng từ nhƣ sau: (SGV6-Tập 1, tr.184) Phần trƣớc Phần trung tâm Phần sau t2 t1 T1 T2 s1 s2 các hoàng tử những kẻ thua trận 221
  9. cả mấy vạn tƣớng lĩnh, quân sĩ Tuy nhiên, điều đặc biệt là ở cả SGK lẫn SGV tuyệt nhiên không có chỗ nào hƣớng dẫn cụ thể về mô hình các Cụm từ hay giải thích, phân biệt T1 và T2; s1 và s2. Tại sao làng là T1 mà hoàng tử là T2?; hay cả trong cả làng là t1 mà cả trong cả mấy vạn tƣớng lĩnh, quân sĩ lại là t2? Đây là điều mà GV và HS đều rất lúng túng. Hầu hết GV đƣợc hỏi đều cho rằng, với trình độ lớp 6, việc tách riêng t1-t2, T1-T2, s1-s2, là không cần thiết, gây phức tạp, khó hiểu cho học sinh và không thống nhất, đồng bộ với bài học về cấu tạo của Cụm động từ, Cụm tính từ. Theo chúng tôi, khi dạy phần cụm từ, cần có phần kiến thức khái quát về cụm từ trƣớc khi cung cấp kiến thức cụ thể về cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ; cần chỉ ra cho HS nắm cấu tạo đầy đủ của cụm từ gồm 3 bộ phận phụ ngữ trƣớc (t), trung tâm (T) và phụ ngữ sau (s) một cách đơn giản nhất và chỉ ra chức năng của cụm từ: làm thành phần câu là đủ. Có lẽ, phần cụm từ là phần mà ngƣời làm SGK tỏ ra có nhiều chỗ lúng túng, khá mơ hồ và thiếu thống nhất. Bàn về Cụm danh từ, SGV đã cố gắng chỉ ra những nét khác biệt giữa phụ ngữ trƣớc và phụ ngữ sau: a) Về mặt từ loại, phụ ngữ trƣớc thƣờng do các từ không có nghĩa chân thực đảm nhiệm, trong khi đó phụ ngữ sau lại do các từ có nghĩa chân thực đảm nhiệm… c) Về mặt sắp xếp vị trí, phụ ngữ trƣớc có vị trí rất rõ ràng và đƣợc sắp xếp theo trật tự ổn định, trong khi đó, phụ ngữ sau khó có thể quy về những vị trí ổn định được (SGV 6, tr.171). Những điểm mà sách chỉ ra khá chung chung, mơ hồ, không giúp phân biệt rõ phụ ngữ trƣớc và phụ ngữ sau. Hơn nữa, cho rằng phụ ngữ sau do các từ có nghĩa chân thực đảm nhiệm là thiếu chuẩn xác vì các từ ấy, đó, kia, nọ cũng không có nghĩa chân thực; và việc quy vị trí s1, s2 về những vị trí ổn định cũng không phải là khó. Có một số bài luyện tập khá khó trong SGK mà SGV bỏ qua không hƣớng dẫn nên đôi lúc GV còn dựa vào các sách giải bài tập bên ngoài dẫn đến thiếu chính xác, không thống nhất. Trƣớc thềm năm mới Giáp Ngọ, Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Sài Gòn Giải Phóng. Ông khẳng định: “Trong năm 2014, những công việc đang triển khai sẽ đƣợc đẩy mạnh, tăng tốc. Trọng tâm có hai việc: thiết kế xây dựng chƣơng trình - SGK phổ thông và cấu trúc lại các cơ sở đào tạo giáo viên” [9, xem http://www.sggp.org.vn/giaoduc/2014/2/339396]. Để đáp ứng đƣợc nhiệm vụ nêu trên, việc nhìn lại các bộ sách giáo khoa đã đƣợc sử dụng nhằm kế thừa ƣu điểm, khắc phục những nhƣợc điểm đáng tiếc, tiến tới xây dựng một bộ sách tốt là một trong những công việc cần làm. 222
  10. Trong khuôn khổ một bài viết nhỏ, chúng tôi mới thử bàn về những điểm bất hợp lý trong cấu trúc chƣơng trình, dung lƣợng bài học, những nội dung chƣa chuẩn xác, thiếu thống nhất về kiến thức ở phần Tiếng Việt của sách Ngữ văn trung học cơ sở hiện hành. Chúng tôi sẽ tiếp tục khảo sát phần Văn học và Tập làm văn để có một cái nhìn toàn diện hơn về nội dung của sách Ngữ văn THCS với mong muốn đƣợc góp tiếng nói phản biện để Chƣơng trình và SGK mới sẽ đƣợc thiết kế, xây dựng cẩn trọng hơn, hoàn hảo hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. BCH Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, BCH Trung ƣơng khóa XI (ngày 4/11/2013) về: "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế". Nguồn: website Đảng Cộng sản Việt Nam, http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/details.asp?topic=191& subtopic=9&leader_topic=990&id=BT7111340696 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chƣơng trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (Ban hành kèm theo Quyết định số 16/1006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Báo cáo kết quả đánh giá chƣơng trình giáo dục và sách giáo khoa phổ thông, công văn số 146/BC-BGDĐT ban hành ngày 29 tháng 5 năm 2008, Hà Nội. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Công văn số 7608/BGDĐT-GDTrH (ngày 31/8/2009) V/v: Khung phân phối chƣơng trình THCS, THPT năm học 2009-2010 (nguồn: website Thƣ viện pháp luật, http://thuvienphapluat.vn/archive/Cong-van/Cong- van-7608-BGDDT-GDTrH-khung-phan-phoi-chuong-trinh-trung-hoc-co-so-trung-hoc- pho-thong-nam-hoc-2009-2010-vb94498t3.aspx). 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Báo cáo kết quả thực hiện các ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi tới kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XII, công văn số695/ BC -BGDĐT ban hành ngày 23 tháng 9 năm 2009, Hà Nội. 6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Ngữ văn 6, 7, 8, 9, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Ngữ văn - Sách giáo viên 6, 7, 8, 9, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 8. Nguyễn Thiện Giáp (1999), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 223
  11. 9. Sài Gòn Giải phóng online ngày 01 tháng 02 năm 2014, Bộ trƣởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận: Đổi mới giáo dục bắt đầu từ con ngƣời, http://www.sggp.org.vn/giaoduc/2014/2/339396. 224
nguon tai.lieu . vn