Xem mẫu

  1. Hội thảo “Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới hoạt động thông tin khoa học và công nghệ", do Hội Thông tin KH&CN Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 18/12/2018 BÀN VỀ NĂNG LỰC CÁN BỘ THÔNG TIN TRONG THỜI ĐẠI CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Phạm Văn Vu Phó Chủ tịch Hội Thông tin KH&CN Việt Nam 1. Hoạt động thông tin KH&CN trong Thời đại thông tin và Cách mạng Công nghiệp 4.0 1.1 Thời đại thông tin Vào cuối thập niên 70 của thế kỷ 20, Thế giới bắt đầu chứng kiến hiện tượng bùng nổ thông tin (TT) với các chỉ báo về tốc độ gia tăng theo cấp số nhân của các ấn phẩm, tạp chí sau 8-10 năm, thì nay, xu hướng phát triển của xã hội thông tin được đặc trưng bởi sự nở rộ của TT như vũ bão. Thực tế là vào năm 2002, nhân loại đã tạo ra 18x1018 byte thông tin (18 Exabyte), rồi sau 5 năm, đã tạo ra nhiều thông tin hơn trong toàn bộ lịch sử trước đó. Lượng thông tin trên thế giới tăng hàng năm 30%, trung bình mỗi người sản xuất tới 2,5x108 byte/năm. Hiện tượng bùng nổ thông tin chính là sự gia tăng liên tục về tốc độ và khối lượng ấn phẩm trên phạm vi toàn cầu. Sự gia tăng giống như tuyết lở, như vũ bão về khối lượng và dạng thức thông tin trong xã hội hiện đại được gọi là vụ nổ thông tin, mà sau này Stanislav Lem, nhà văn Ba Lan, đã mô tả vấn đề này là lạm phát văn hóa. Những chỉ báo về sự bùng nổ TT còn xuất phát từ cuộc cách mạng công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại với các đặc trưng: có tới 6 tỷ điện thoại trên 7 tỷ người (Ericsson, 2012), 6 tỷ cài đặt truyền hình (Guinnes Today, 2012), 2 tỷ máy tính (Gartner, 2012), 2,3 tỷ người dùng Internet (Số liệu thống kê Internet, 2012), bùng nổ các ấn phẩm tư nhân khác nhau trên World Wide Web, số lượng blog tăng gấp đôi cứ sau 6 tháng. Theo thống kê, lượng thông tin kỹ thuật số tăng gấp đôi cứ sau 18 tháng. Từ những năm 1980, khả năng lưu trữ thông tin của thế giới đã tăng bình quân gấp đôi sau mỗi 40 tháng. Ước tính năng lực lưu giữ thông tin trên thế giới đã đạt đến 5 zettabyte vào năm 2014. Đây là lượng thông tin tương đương 4.500 giá sách in, có chiều dài từ Trái Đất đến Mặt Trời???. Trong báo cáo nghiên cứu năm 2001 của META Group (hiện nay là công ty nghiên cứu Gartner), nhà phân tích Doug Laney, Phó chủ tịch Garner, định nghĩa những 1
  2. Hội thảo “Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới hoạt động thông tin khoa học và công nghệ", do Hội Thông tin KH&CN Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 18/12/2018 thách thức và cơ hội tăng dữ liệu theo 3 chiều, còn gọi là 3Vs – chữ viết tắt của Volume (Khối lượng), Velocity (Tốc độ), Variety (Đa dạng). Song đến nay, nhiều nhà phân tích dữ liệu còn bổ sung thêm nhiều V nữa, chẳng hạn Value (Giá trị), Veracity (Xác thực), Visualisation (Trực quan), … Cụ thể, những đặc trưng của dữ liệu ngày nay tạo nên khái niệm bùng nổ TT là: - Khối lượng (Volume): Số lượng dữ liệu được tạo ra; Dữ liệu có thể được truyền đưa, giao dịch trực tuyến hoặc ngoại tuyến; Dung lượng của dữ liệu không còn tính bằng kilobyte hoặc terabyte; Dữ liệu được thể hiện trong hồ sơ, sách báo, dưới dạng bảng biểu hay tập tin. Một câu hỏi đặt ra là liệu ta có thể tìm thấy thông tin mà ta đang tìm kiếm hay không. - Tốc độ (Velocity): Tốc độ tạo ra dữ liệu; Dữ liệu được tạo ra trong thời gian thực; Dữ liệu trực tuyến và ngoại tuyến; Dữ liệu truyền trong luồng, theo lô hoặc bit. Có nghĩa là: Thông tin tăng mạnh và khủng hoảng & cơ hội phát triển trong thời gian thực. Vậy, triển vọng cho ngày hôm nay như thế nào? tốc độ các dữ liệu được tạo ra và xử lý để đáp ứng các nhu cầu và thách thức trên con đường tăng trưởng và phát triển - Đa dạng (Variety): Dữ liệu dưới dạng cấu trúc và phi cấu trúc; Dữ liệu dưới dạng hình ảnh và video trực tuyến; Dữ liệu do con người tại ra dưới dạng văn bản; Dữ liệu do máy tao ra – bài đọc. Một bức tranh đáng giá một ngàn lời nói bằng 70 ngôn ngữ? Liệu thông tin của bạn có sánh bằng không? Dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau và các kiểu dữ liệu cũng có rất nhiều cấu trúc khác nhau - Giá trị (Value): Liệu bạn có thể tìm thấy nó khi bạn cần nó nhất? - Xác thực (Veracity): Bạn đang xử lý thông tin hay không phải là thông tin? Chất lượng của dữ liệu thu được có thể khác nhau rất nhiều, ảnh hưởng đến sự phân tích chính xác - Trực quan (Visualisation): Dữ liệu trực quan chẳng hạn dưới dạng biểu bảng, đồ thị và các hiển thị dữ liệu khác mà ta có thể nhận biết trực tiếp, nắm bắt ngay ý nghĩa trong “nháy mắt” và lập tức kích hoạt quyết đinh, giải pháp. Do những đặc tính trên đây, hiện nay hầu hết các dữ liệu thu thập được đều không có cấu trúc và có yêu cầu lưu trữ và xử lý khác nhau nên không thể tìm thấy trong các cơ sở dữ liệu truyền thống. Dữ liệu ở dạng thô của nó không có giá trị. Dữ liệu cần được xử lý để có giá trị. Vì vậy, những dữ liệu được trích xuất từ các nguồn tin khác nhau cần phải được xử lý bằng các công cụ tiên tiến (phân tích và thuật toán) để cho ra các thông 2
  3. Hội thảo “Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới hoạt động thông tin khoa học và công nghệ", do Hội Thông tin KH&CN Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 18/12/2018 tin có ý nghĩa và có giá trị đối với người dùng tin. Các thuật toán tạo thông tin phải phát hiện và giải quyết các vấn đề không nhìn thấy bằng trực quan, nếu không cần phải có cán bộ xử lý phân tích TT có năng lực. 1.2. Cách mạng công nghiệp 4.0 Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ (KH&CN) đang diễn ra trên toàn thế giới và tiếp tục phát triển với nhịp độ ngày càng nhanh, tạo ra những thành tựu mang tính đột phá, khó dự đoán trước và có ảnh hưởng vô cùng to lớn tới mọi mặt của đời sống xã hội loài người. Kinh tế tri thức phát triển mạnh, con người và tri thức càng trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia. Nhờ những thành tựu to lớn đó, đặc biệt là thành tựu của các ngành công nghệ cao: Công nghệ thông tin và viễn thông, Công nghệ sinh học, Công nghệ Nano, Vật liệu mới, Năng lượng phi truyền thống, Tự động hoá, Vũ trụ,..., xã hội loài người đang trong quá trình chuyển từ thời đại văn minh công nghiệp sang thời đại văn minh thông tin, từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào tài nguyên thiên nhiên sang nền kinh tế dựa vào tri thức, mở ra cơ hội mới cho các nước đang phát triển có thể rút ngắn quá trình công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH). Cách mạng khoa học và công nghệ kết hợp trong Cách mạng Công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) là tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. CMCN 4.0 đang diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm Kỹ thuật số, Công nghệ sinh học và Vật lý. Theo đó: o Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT) và Dữ liệu lớn (Big Data). o Trong lĩnh vực Công nghệ sinh học, CMCN 4.0 tập trung vào nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong Nông nghiệp, Thủy sản, Y dược, Chế biến thực phẩm, Bảo vệ môi trường, Năng lượng tái tạo, Hóa học và Vật liệu. o Trong lĩnh vực Vật lý đang phát triển mạnh mẽ Robot thế hệ mới, Máy in 3D, Xe tự lái, Vật liệu mới (graphene, skyrmions…) và Công nghệ nano. Kết quả là, CMCN 4.0 cho ra đời của một loạt các công nghệ mới, kết hợp tất cả các kiến thức trong lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số, sinh học, và tác động đến tất cả các lĩnh vực, các ngành kinh tế và ngành công nghiệp. Hiện nay CMCN 4.0 đang diễn ra tại các nước phát triển như Mỹ, châu Âu, một phần châu Á. Bên cạnh những cơ hội mới, cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra cho nhân loại nhiều thách thức phải đối mặt. Trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh có thể tối ưu hóa mọi quy trình, phương thức sản xuất, cũng như trong các hoạt động xã hội. Trên thực tế, 3
  4. Hội thảo “Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới hoạt động thông tin khoa học và công nghệ", do Hội Thông tin KH&CN Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 18/12/2018 đây là xu thế tự động hóa và trao đổi dữ liệu đang được triển khai mạnh mẽ trong các công nghệ sản xuất tiên tiến hiện nay, bao gồm các hệ thống mạng vật lý, Internet vạn vật và điện toán đám mây. Trong cuộc cách mạng lần này, không chỉ các hệ thống máy móc, hệ thống thông minh được kết nối với nhau, mà còn với quy mô và phạm vi bao quát rộng lớn hơn nhiều trong các hệ thống thực - ảo (cyber – physical systems), vật thể - phi vật thể (material – immaterial). Trong nền sản xuất xã hội, cuộc CMCN 4.0 đang làm thay đổi toàn bộ nền kinh tế với nhiều kiểu loại mô hình kinh doanh mới ra đời. Điều đó đã làm thay đổi hoàn toàn cách thức quản trị doanh nghiệp và làm việc hằng ngày, phương thức tương tác giữa doanh nghiệp với nhau, cũng như với khách hàng; từ phân tích nhu cầu, tiếp thị, bán hàng, đến chăm sóc khách hàng, chuỗi cung ứng, hệ sinh thái. Ngày nay CMCN 4.0 với công nghệ Big Data sẽ là một phương tiện cứu cánh khắc phục bùng nôt thông tin. Một định nghĩa năm 2016 nói rằng "Big Data thể hiện các tài sản thông tin được đặc trưng bởi khối lượng, vận tốc và sự đa dạng cao đáp ứng yêu cầu công nghệ và phương pháp phân tích cụ thể để chuyển đổi thành giá trị". Big Data đề cập đến một quá trình được sử dụng khi việc khai thác dữ liệu truyền thống và vận dụng các kỹ thuật xử lý cũ không thể khám phá những hiểu biết và ý nghĩa của dữ liệu nền tảng cơ bản. Dữ liệu không có cấu trúc hoặc dễ biến động theo thời gian hay đơn giản là rất lớn không thể xử lý được bằng các công cụ cơ sở dữ liệu liên quan. Loại dữ liệu này yêu cầu một phương pháp xử lý khác được gọi là Big Data, ở đó sẽ sử dụng song song trên quy mô lớn các phần cứng có sẵn. Công nghệ Big Data có thể có nhiều đóng góp quan trọng nhưng cũng là thách thức đối với sự phát triển. Những tiến bộ trong phân tích Big Data giúp giảm chi phí cho việc ra quyết định trong các lĩnh vực quan trọng như chăm sóc sức khoẻ, việc làm, năng suất kinh tế, tội phạm, an ninh, thiên tai và quản lý tài nguyên. Tuy nhiên, những thách thức đối với các nước đang phát triển như cơ sở hạ tầng công nghệ không đầy đủ và sự khan hiếm về tài chính và nguồn nhân lực sẽ làm nghiêm trọng thêm các mặt trái của Big Data như sự riêng tư hoặc các vấn đề khác. Đặc biệt, trong Big Data có nhiều dữ liệu còn ở dạng thô, không có giá trị nên cần được xử lý phân tích-tổng hợp để có giá trị đối với người dùng. Chẳng hạn, đối với một doanh nghiệp, việc tiếp cận được kho dữ liệu khổng lồ về khách hàng chỉ mới giải quyết được một nửa bài toán kinh doanh, nửa còn lại phụ thuộc vào chiến lược hành động sau khi có được thông tin đó. 4
  5. Hội thảo “Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới hoạt động thông tin khoa học và công nghệ", do Hội Thông tin KH&CN Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 18/12/2018 Big Data và IoT hoạt động cùng nhau. Dữ liệu được trích xuất từ các thiết bị IoT cung cấp một bản đồ về khả năng kết nối của thiết bị. Hiện nay IoT cũng ngày càng được sử dụng như một phương tiện thu thập dữ liệu đã được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, như y tế, sản xuất, vận chuyển,… Cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra hiện nay mang lại nhiều cơ hội phát triển đối với Việt Nam. Việc nắm bắt các lĩnh vực công nghệ mới và hòa nhập kịp thời vào làn sóng công nghiệp 4.0 lần này sẽ góp phần nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu kinh tế và mô hình kinh tế nước ta theo hướng từ phát triển theo chiều rộng, thâm dụng cao về lao động và tài nguyên, sang mô hình kinh tế mới, có hàm lượng khoa học và tri thức cao. CMCN 4.0 trong thời đại bùng nổ thông tin tạo ra cơ hội và một số thách thức cho ngành thông tin KHCN, đó là: - Về cơ hội: Nhu cầu thông tin được xác định rõ ràng hơn; Có đối tượng dùng tin (Khách hàng-Người dùng tin) xác định và rộng mở, nhất là đôi với các lĩnh vực công nghệ mới như AI, Big Data, IoT, CN sinh học, Công nghệ Vật lý; Công nghệ của CMCN 4.0 giúp lưu trữ TT mật độ cao, kết nối hệ thống thông tin online và offline, tao ra nhiều sản phẩm và dịch vụ TT thích hợp người dùng tin,…Tận dụng Big Data để dễ dàng tìm kiếm tối đa dữ liệu và thông tin để cung cấp thắng tới Khách hàng – Người dùng tin hoặc để xử lý, chế biến lại cho thích hợp Khách hàng – Người dùng tin, Sử dụng công nghệ Big Data và IoT để xây dựng các hệ thống TT chuyên biệt theo nhóm người dùng tin, theo chuyên ngành ứng với từng ngóm đối tượng dùng tin. - Về thách thức: Người dùng tin tự mình trực tiếp sử dùng Big Data để tìm kiếm thông tin; Ngành thong tin chậm tạo ra những hệ thống (đảm bảo) thông tin phù hợp trên cơ sở tận đụng các công nghệ của CMCN 4.0, chậm nắm bắt các công nghệ mới và đặt hàng các chuyên gia của CMCN 4.0 sáng tạo những công nghệ giúp xây dựng,tạo lập các sản phẩm và dịch vụ thích hợp với người dùng tin-khách hàng TT,… 2. Hoạt động thông tin KH&CN định hướng người dùng tin Ngày nay, hoạt động kinh tế trong phạm vi cả nước, cũng như ở từng ngành, từng địa phương, từng doanh nghiệp đều chứa đựng những yếu tố mới và mang tính cạnh tranh quyết liệt, đòi hỏi phải nắm bắt thời cơ và tận dụng lợi thế từ trong nước và quốc tế, phải biết cách đương đầu với nhiều khó khăn và thử thách to lớn để tồn tại và phát triển. CMCN 4.0 có thể tạo ra nhiều cơ hội to lớn cho phát triển miễn là biết tận dụng. Như vậy, hoạt động kinh tế đòi hỏi phải nhanh hơn, toàn diện hơn, khôn ngoan hơn, chính xác 5
  6. Hội thảo “Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới hoạt động thông tin khoa học và công nghệ", do Hội Thông tin KH&CN Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 18/12/2018 hơn. Điều đó có nghĩa là hoạt động kinh tế cần được đảm bảo thông tin dưới các định dạng phù hợp một cách kịp thời, chính xác và đầy đủ. Theo Luật Khoa học và Công nghệ 2013, hoạt động thông tin KHCN là một dạng dịch vụ KHCN. Do vậy, hoạt động thông tin KHCN phải định hướng người dùng tin (NDT), phải xây dựng và hình thành các hệ thống đảm bảo TT, cung ứng các sản phẩm và dịch vụ TT thích hợp với NDT – khách hàng thông tin. Công cuộc phát triển kinh tế trong điều kiện CMCN 4.0 đang đặt ra những yêu cầu mới và cấp bách đối với việc đảm bảo thông tin, vừa phải đáp ứng các yêu cầu thông tin trong quản lý và vận hành nền kinh tế, vừa phải đáp ứng các yêu cầu thông tin của các hoạt động sự nghiệp, NCPT và sản xuất kinh doanh. Hoạt động thông tin (bao hàm cả công tác tư vấn và phản biên) phải trở thành một bộ phận của hoạt động kinh tế, của sản xuất kinh doanh, của nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (NCPT) trong hoạch định chiến lược và chính sách, lập quy hoạch và kế hoạch, thúc đẩy phát triển và duy trì các hoạt động hàng ngày. Ở đây, việc hình thành các hệ thống thông tin (cung cấp/đảm bảo thông tin) thích hợp và mạng lưới thông tin ở quy mô quốc gia có ý nghĩa đột phá và rất cấp thiết. Để đảm bảo thông tin một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời cho phát triển kinh tế (PTKT) đòi hỏi xây dựng được những hệ thống thông tin thích hợp và năng động, trong đó việc nắm bắt được thực chất nhu cầu thông tin của các chủ thể thực hiện quá trình PTKT có tính quyết định. Trong khi đó, nhu cầu thông tin của các chủ thể này chỉ xuất hiện khi họ thực hiện những chức năng và nhiệm vụ cụ thể trong tiến trình PTKT, nghĩa là nhu cầu thông tin luôn luôn gắn liền với việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ cụ thể của từng chủ thể (cá nhân và tập thể) PTKT. Theo ISO/IEC 2382:2015, hệ thống (đảm bảo/cung ứng) thông tin là hệ thống được tạo ra để bảo quản/lưu giữ, tìm kiếm và xử lý thông tin trên cơ sở các nguồn lực tổ chức tương ứng (con người/ nhân lực, tài chính/tài lực, công cụ kỹ thuật/vật lực, ) để đảm bảo và phổ biến thông tin. Hệ thống phải tạo ra được sản phẩm thông tin cung cấp cho đúng người đúng lúc đúng những thông tin họ cần. Một hệ thống thông tin như vậy bao gồm các thành tố chủ yếu: Nguồn tin + Con người (Cán bộ TT) + Cơ sở vật chất – kỹ thuật (thiết bị, công nghệ, phần mềm,…) + Người dùng tin - Khách hàng của SP&DV thông tin do hệ thống tạo ra. - Về nguồn tin: Trong hệ thống đó, do tính tính đa dạng của nguồn tin cùng với tính đa dạng của dữ liệu và tốc độ tạo ra dữ liệu, kết hợp với mức độ xác thực, mức 6
  7. Hội thảo “Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới hoạt động thông tin khoa học và công nghệ", do Hội Thông tin KH&CN Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 18/12/2018 độ giá trị khác nhau của dữ liệu đòi hỏi công tác xử lý thông tin cần có những công cụ và kỹ thuật mới kết hợp với năng lực cao của người cán bộ thông tin. Ngày nay, nguồn tin của hệ thống thông tin có thể trích xuất từ Big Data, tuy nhiên Big Data còn đang xử lý dữ liệu từ định dạng đối tượng gốc, chưa thể cung cấp TT phân tích thích hợp đáp ứng nhu cầu. Mặt khác, dù Internet đã giúp dễ dàng truy cập tới các nguồn dữ liệu, tăng dần dữ liệu có sẵn, song cũng sản xuất ngày càng nhiều dữ liệu thô. Dữ liệu ở dạng thô thường ít giá trị do đó cần được xử lý để có giá trị gia tăng. Tuy nhiên, đây là vấn đề vốn có của Big Data. Với các công nghệ của CMCN 4.0, khả năng tính toán khả dụng tăng vọt, có nhiều cơ hội hơn để xử lý dữ liệu lớn, song vẫn cần cán bộ thông tin chuyên nghiệp biết lựa chọn, sàng lọc thông tin loại bỏ các dữ liệu “rác”. Thực tiễn hiện nay trên thế giới, Big Data được coi như một hệ thống thông tin toàn diện, tập hợp dữ liệu với kích thước vượt xa khả năng của các công cụ phần mềm thông thường để thu thập, hiển thị, quản lý và xử lý dữ liệu trong một thời gian có thể chấp nhận được, và sử dụng phân tích dự đoán, phân tích hành vi người dùng hoặc một số phương pháp phân tích dữ liệu nâng cao. Thực tế ứng dụng Big Data cho thấy, những tiến bộ trong phân tích dữ liệu lớn giúp giảm chi phí cho việc ra quyết định trong các lĩnh vực quan trọng như chăm sóc sức khoẻ, việc làm, năng suất kinh tế, tội phạm, an ninh, thiên tai và quản lý tài nguyên. Phân tích dữ liệu lớn đã đóng một vai trò lớn trong chiến dịch bầu cử lại thành công của Barack Obama năm 2012, cũng như việc phân tích số liệu lớn đã được thử nghiệm cho Đảng BJP để giành chiến thắng trong Tổng tuyển cử Ấn Độ năm 2014. Mặt khác, hiện nay cũng có nhiều quan niệm khác nhau về Big Data, phụ thuộc vào khả năng của người dùng và công cụ họ dùng, cũng như khả năng mở rộng làm cho Big Data luôn thay đổi. Vì vây, ngành thông tin KHCN cũng cần xem xét việc xây dựng “Big Data chuyên ngành”, phải có “Data Scientist” kết hợp với cán bộ thông tin chuyên nghiệp. Cán bộ xử lý thông minh giúp phân tích và tổng hợp thông tin thành thông tin mới, giúp người sử dụng chuẩn bị và ra quyết định, hoặc sử dụng để làm luận cứ cho các báo cáo, thiết lập các bảng biểu báo cáo, hoặc giả cung cấp kiến thức mới, nhận thức mới. - Về Người dùng tin: Người dùng tin (NDT) là thành phần chủ đông của bất cứ hệ thống thông tin nào. Trong kinh tế, các chủ thể của phát triển kinh tế là NDT, là tất cả những ai có sử dụng thông tin và cần thiết phải sử dụng thông tin (NDT tiềm năng) trong hoạt động thực tiễn của mình, hoặc cùng một lúc hay vào những thời điểm khác 7
  8. Hội thảo “Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới hoạt động thông tin khoa học và công nghệ", do Hội Thông tin KH&CN Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 18/12/2018 nhau, đều là người dùng tin. Người dùng tin là mắt xích quan trọng trong các hệ thống thông tin. Còn các hệ thống thông tin tồn tại là để thoả mãn nhu cầu thông tin của người dùng tin, tùy thuộc vào mức độ sử dụng thông tin của họ. Họ chính là những nhân sự chủ chốt làm việc sáng tạo trong các tổ chức nghiên cứu phát triển, trong các doanh nghiệp và các cơ quan/tổ chức lãnh đạo và quản lý nhà nước các cấp và ở các ngành. Trong CMCN 4.0, NDT nói chung là những nhà NCPT và đổi mới sáng tạo các công nghệ tương ứng, là những nhà ứng dụng các công nghệ của CMCN 4.0 vào phát triển sản xuất trong doanh nghiệp và những nhà quản lý/lãnh đạo chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện các chiến lược phát triển và ứng dụng các công nghệ của CMCN 4.0 trong phát triển kinh tế- xã hội. Một hệ thống thông tin hoạt động có hiệu quả phải năm bắt được nhu cầu thông tin của NDT. Nhu cầu thông tin chủ yếu của NDT thường được biểu đạt theo 3 khía cạnh sau: o Về Nội dung thông tin: Họ quan tâm và mong muốn nhận thông tin (dữ liệu, dữ kiện, tri thức), chẳng hạn đối với NDT trong hoạt động kinh tế, họ cần thông tin không chỉ về tất cả các lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế, mà cả về tình hình và các diễn biến bên ngoài nền kinh tế. o Về Hình thức biẻu đạt/thể hiện thông tin: NDT mong muốn nhận được thông tin dưới hình thức biểu đạt khá đa dạng và phong phú, từ nguyên bản hoặc bản sao, bản dịch, thư mục, bài chú thích, bài tóm tắt tư liệu gốc đến những thông tin đã được xử lý phân tích-tổng hợp dưới dạng dữ liệu, dữ kiện, thông tin phân tích, tổng quan và tổng luận phân tích phù hợp với nhu cầu TT ở thời điểm cụ thể. o Về Phương thức tiếp nhận thông tin: Do đặc thù chuyên môn nghề nghiệp mà phương thức tiếp nhận thông tin của họ phần lớn phụ thuộc vào sở thích (thói quen) cá nhân và năng lực tự xử lý thông tin. Nói chung, họ có thể tự tìm kiếm thông tin và tư liệu tại các cơ quan thông tin hay thư viện, tự tra cứu và truy cập từ xa qua mạng tới các CSDL/NHDL (Ngân hàng dữ liệu) và nhiều khi tự xử lý thông tin cho mình. CMCN 4.0 với các công nghệ BigData, IoTgiúp cung cấp quyền truy cập để tìm kiếm dữ liệu/thông tin mọi lúc mọi nơi. Như vậy, hoạt động thông tin phải nắm bắt được nhu cầu thông tin và hiểu rõ NDT cần gì (SP TT), vào lúc nào, ở đâu và thông tin dưới hình thức biểu đạt nào cũng như cách thức đưa tin đến cho họ (DV TT). 8
  9. Hội thảo “Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới hoạt động thông tin khoa học và công nghệ", do Hội Thông tin KH&CN Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 18/12/2018 3. Một số năng lực chính của cán bộ thông tin chuyên nghiệp Như đã trình bày ở trên, chúng ta sống trong một thế giới, nơi dữ liệu có số lượng rất lớn và với tốc độ tăng chóng mặt - từ mạng xã hội và cửa hàng trực tuyến đến các bộ thu biến trong phòng thí nghiệm và máy đo đếm thông minh. Để hệ thống hóa các dữ liệu này và rút ra lợi ích tối đa từ chúng, cần phải có các cán bộ thông tin chuyên nghiệp. Như vậy, trong hoạt động thông tin KHCN ở thời đại bùng nổ thông tin và CMCN 4.0, người cán bộ thông tin chuyên nghiệp phải là chuyên gia trong việc thu thập, lưu trữ, tổ chức xử lý và xử lý, truy xuất và phổ biến thông tin in hoặc thông tin số. Họ cũng là chuyên gia trong tìm kiếm chiến lược, định vị và tìm ra những câu trả lời cho các vấn đề thông tin chung và riêng của NDT, đồng thời hỗ trợ người khác, nhất là NDT-khách hàng trong việc tìm kiếm và truy xuất các đối tượng thông tin. Vào cuối Thế kỷ 20, dưới tác động và ảnh hưởng của những thay đổi xã hội, công nghệ và môi trường làm việc, các thành viên của Hội Thư viện chuyên ngành (Special Libraries Association-SLA) đã tiến hành các nghiên cứu về năng lực và những kỹ năng cần thiết trong việc quản trị các nguồn tài nguyên và dịch vụ thông tin chuyên môn hóa. Một Ủy ban chuyên môn được thành lập đã biên soạn tài liệu mang tựa đề “The Competencies for Information Professionals of the 21st Century” (Các năng lực của cán bộ thông tin chuyên nghiệp Thế kỷ 21). Những cán bộ thông tin chuyên nghiệp của Thế kỷ 21 này thật thích hợp với nhiệm vụ sẽ phải thực hiện trong CMCN 4.0 và sau nữa. Theo định nghĩa nêu trong “The Competencies for Information Professionals of the 21st Century”, Cán bộ thông tin chuyên nghiệp (CTC) được hiểu là chuyên gia có chiến lược sử dụng thông tin trong công việc của mình để thúc đẩy các nhiệm vụ của tổ chức, thông qua việc phát triển, triển khai và quản trị tài nguyên và dịch vụ thông tin. Các CTC luôn coi việc sử dụng công nghệ như là những công cụ quan trọng để thực hiện mục tiêu đặt ra. CTC còn phải là cán bộ quản trị tri thức, cán bộ lãnh đạo thông tin, cán bộ phát triển web, các cán bộ môi giới và tư vấn thông tin. CTC làm việc trong các tổ chức thông tin, những thực thể chuyên cung cấp các giải pháp dựa trên thông tin cho một thị trường nhất định nhóm hoặc/và cá nhân NDT. CTC có thể đảm nhiệm nhiều chức trách khác nhau, như: 9
  10. Hội thảo “Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới hoạt động thông tin khoa học và công nghệ", do Hội Thông tin KH&CN Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 18/12/2018 • Xây dựng và duy trì một danh mục các dịch vụ thông tin có hiệu quả về mặt chi phí, có giá trị đối với khách hàng, phù hợp với định hướng chiến lược của tổ chức và các nhóm khách hàng nhất định. • Xây dựng một bộ sưu tập “ động” các nguồn tài nguyên thông tin dựa trên một sự hiểu biết sâu sắc về nhu cầu thông tin của khách hàng. • Thu thập chứng cứ để hỗ trợ ra quyết định về phát triển các dịch vụ và sản phẩm mới của cơ quan/tổ chức cấp trên. • Duy trì và nắm bắt kiến thức về những công nghệ mới, nổi trội. • Biết đánh giá và truyền đạt các giá trị của tổ chức thông tin, bao gồm cả các dịch vụ, sản phẩm và chính sách thông tin, tới cơ quan quản lý cấp trên, cho các bên liên quan và các nhóm khách hàng. • Đóng góp có hiệu quả vào các chiến lược và các quyết định của cơ quan quản lý cấp trên liên quan đến các ứng dụng thông tin, các công cụ và công nghệ thông tin, và các chính sách của tổ chức. Trong thời đại thông tin và tri thức ngày nay, cụ thể trong CMCN 4.0 rất cần các chuyên gia quản trị thông tin. Họ làm nhiệm vụ cung cấp các lợi thế cạnh tranh cho những tổ chức lấy tri thức làm nền tảng bằng cách đáp ứng nhu cầu thông tin cấp thiết và quan trọng với một ý thức khẩn cấp, kịp thời. CTC đóng vai trò duy nhất trong việc thu thập, tổ chức và điều phối quyền truy cập vào các nguồn thông tin có sẵn tốt nhất, đồng thời cũng là người chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện các tiêu chuẩn về sử dụng thông tin một cách thích hợp và có đạo đức. Ngày nay, nói chung các tổ chức (cơ quan, doanh nghiệp) phải đấu tranh giành quyền kiểm soát một lượng rất lớn thông tin dưới nhiều định dạng lưu trữ và ngày càng gia tăng. Sự tăng trưởng đáng kinh ngạc của dịch vụ Internet và sự gia tăng của truyền thông điện tử và các phương tiện lưu trữ nói chung đã làm thay đổi công việc của chúng ta và cuộc sống của mỗi cá nhân. Quá tải thông tin như đã nêu khái quát ở trên là vấn đề ngày càng gay cấn, do đó, hơn bao giờ hết, cần có CTC để chắt lọc chất lượng và cung cấp thông tin cần thiết dưới một hình thức có thể sử dụng, hành động ngay (chẳng hạn đưa vào báo cáo, chuẩn bị và lựa chọn giải pháp, ra quyết định, bổ sung luận cứ cho các công trình nghiên cứu phát triển,…). Để thực hiện được mục tiêu này, các CTC cần phải có năng lực cốt lõi, bao hàm năng lực chuyên môn và năng lực cá nhân: 10
  11. Hội thảo “Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới hoạt động thông tin khoa học và công nghệ", do Hội Thông tin KH&CN Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 18/12/2018 - Năng lực chuyên môn liên quan đến kiến thức thực tiễn của người thực hành về các nguồn tài nguyên thông tin, về cách thức truy cập tìm kiếm TT, về các công cụ, kỹ thuật và công nghệ mới có thể ứng dụng và về quản trị thông tin, cũng như khả năng sử dụng kiến thức này để làm cơ sở cho việc cung cấp các dịch vụ thông tin chất lượng cao nhất. Năng lực chuyên môn gồm bốn loại năng lực chính: Quản lý Tổ chức thông tin, Quản trị Nguồn lực thông tin, Quản trị Dịch vụ thông tin, Ứng dụng các công cụ và công nghệ thông tin, trong đó mỗi loại năng lực này lại cần những kỹ năng cụ thể. - Năng lực cá nhân là một tập hợp các thái độ, kỹ năng và năng suất lao động, cho phép CTC từ việc giao tiếp, luôn quan hệ thân thiết, gần gũi NDT – khách hàng TT và thể hiện mình là một thành phần chức năng của cơ quan/tổ chức/doanh nghiệp – đối tượng tiếp nhận, sử dụng các SP/DV TT, từ việc biết truyền đạt giỏi đến việc có thể trình bày, chứng minh những SP/DV họ đưa ra, cung cấp có giá trị gia tăng, trong khi vẫn giữ được khả năng linh hoạt và tính tích cực trong một môi trường luôn thay đổi. A. Về năng lực quản lý tổ chức thông tin CTC có khả năng quản lý tổ chức thông tin ở các quy mô khác nhau, từ một nhân viên đến vài trăm nhân viên. Những tổ chức thông tin này có thể nằm trong bất kỳ cơ quan/tổ chức nào, như trong công ty, trung tâm NCPT, tổ chức dịch vụ công cộng, cơ quan chính quyền,… hay trong các tổ chức phi lợi nhuận. Đó có thể là những cơ quan/tổ chức có các dịch vụ vô hình, có thị trường thay đổi liên tục. Năng lực quản lý tổ chức thông tin bao gồm: - Sắp xếp tổ chức thông tin phù hợp; - Đánh giá và tuyên truyền những giá trị của tổ chức thông tin - Nắm bắt nhu cầu của thị trường TT, nhu cầu người dùng tin – khách hàng TT; - Tìm kiếm các cơ hội để làm việc với khách hàng về các dự án hoặc trong môi trường của dự án hoặc các hoạt động của dự án để nắm bắt và hiểu được đầy đủ các quy trình của dự án, các hành xử thông tin của khách hang TT và để biết, làm thế nào để các dịch vụ thông tin có thể được sử dụng một cách hiệu quả nhất; 11
  12. Hội thảo “Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới hoạt động thông tin khoa học và công nghệ", do Hội Thông tin KH&CN Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 18/12/2018 - Tạo lập và chỉ đạo thực hiện các dịch vụ thông tin hiệu quả, cụ thể là xây dựng các hệ thống TT thích hợp với NDT trên cơ sở ứng dụng các công nghệ hiện đại, trước hết là các công nghệ của CMCN 4.0; - Đưa ra thị trường các sản phẩm và dịch vụ thông tin, cả chính thức và không chính thức, thông qua trang web, các tài liệu tuyên truyền và quảng cáo, thông qua các buổi thuyết trình và các cuộc trò chuyện; - Thu thập các bằng chứng tốt nhất để hỗ trợ ra quyết định về phát triển các dịch vụ và sản phẩm mới, sửa đổi hoặc loại bỏ các dịch vụ hiện tại kém hiệu quả, nhằm liên tục cải tiến các mảng dịch vụ cung cấp thông tin đã định hình; - Đào tạo người dùng tin –khách hàng TT về kiến thức thông tin, về các nguồn gốc của thông tin, cách xác định vị trí và diễn giải về khả năng đáp ứng TT, các sản phẩm và dịch vụ thong tin và lợi ích mang lại cho NDT; Hướng dẫn NDT truy cập và tìm kiếm TT qua mạng, biết đặt yêu cầu cung cấp SP và dịch vụ TT (tương tác NDT và CTC/Cơ quan, tổ chức TT). B. Quản trị Nguồn lực thông tin CTC là người thành thạo trong việc quản trị toàn bộ các nguồn lực thông tin (nguồn tài nguyên thông tin) dưới bất kỳ phương tiện truyền thông và/hoặc bất kỳ định dạng nào, bao gồm cả việc xác định, lựa chọn, đánh giá, bảo vệ và cung cấp quyền truy cập vào các nguồn lực thông tin thích hợp. Trong đó, quản trị toàn bộ vòng đời của thông tin từ khi thông tin được tạo ra hoặc được bổ sung cho tới khi chúng bị loại bỏ (tổ chức, sắp xếp, định loại, biên mục, phân loại, phổ biến, cũng như tạo lập và quản trị hệ thống phân loại, đưa nội dung lên mạng nội bộ - intranet và mạng ngoại vi - extranet, lập bộ từ chuẩn, v.v… ), xây dựng bộ sưu tập “động” thích hợp với nhu cầu TT của NDT-khách hang TT, có kiến thức chuyên môn về nội dung và định dạng của các nguồn thông tin (bao gồm cả khả năng đánh giá có phê phán, lựa chọn và sàng lọc chúng), 12
  13. Hội thảo “Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới hoạt động thông tin khoa học và công nghệ", do Hội Thông tin KH&CN Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 18/12/2018 C. Về quản trị Dịch vụ thông tin Cán bộ thông tin chuyên nghiệp quản lý toàn bộ vòng đời của các dịch vụ thông tin, từ giai đoạn hình thành khái niệm, đưa ra ý tưởng đến việc thiết kế, phát triển, thử nghiệm, tiếp thị, bao gói, phân phối và gỡ bỏ các dịch vụ này. CTC phải là người giám sát, bao quát toàn bộ quá trình này hoặc cũng có thể tập trung vào một số công đoạn cụ thể, nhưng những ý kiến chuyên môn của họ là không thể bàn cãi khi cung cấp các dịch vụ giúp khách hàng có thể tích hợp và áp dụng ngay lập tức những thông tin này vào công việc của họ. Năng lực quản trị dịch vụ thông tin bao gồm: - Tiến hành nghiên cứu mang tính chất thị trường về các hành xử đối với thông tin và các vấn đề thông tin của các nhóm khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng để xác định xem những giải pháp thông tin mới hoặc được nâng cao cần được nhận thức, quan niệm như thế nào để có thể phục vụ tốt nhất cho các nhóm khách hàng này. Sau đó, chuyển những quan niệm và nhận thức này vào việc xây dựng những hệ thống TT cụ thể, đưa ra các sản phẩm và dịch vụ thông tin đã và sẽ được đặt hang; - Nghiên cứu, phân tích và tổng hợp thông tin để trả lời chính xác hoặc cung cấp thông tin hành động cho khách hàng, và đảm bảo rằng khách hàng có các công cụ và khả năng áp dụng ngay các thông tin đó; - Phát triển và áp dụng hệ đo lường thích hợp để liên tục đo lường chất lượng và giá trị của các dịch vụ thông tin được cung cấp, và có hành động thích hợp để đảm bảo tính thích hợp của mỗi lần cung cấp nằm trong phạm vi danh mục TT; - Sử dụng chức năng quản lý dựa trên bằng chứng để chứng minh giá trị của các nguồn thông tin và các dịch vụ thông tin, cũng như liên tục cải tiến chúng. D. Về năng lực ứng dụng công cụ thông tin và công nghệ thông tin Cán bộ thông tin chuyên nghiệp khai thác, sử dụng các công cụ của công nghệ thích hợp và hiện đại để cung cấp những dịch vụ tốt nhất, cung cấp các nguồn tin phù hợp và dễ tiếp cận nhất, phát triển và cung cấp các công cụ giúp khách hàng sử dụng thông tin một cách tối đa, và tận dụng môi trường thông tin của CMCN 4.0. 13
  14. Hội thảo “Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới hoạt động thông tin khoa học và công nghệ", do Hội Thông tin KH&CN Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 18/12/2018 Năng lực ứng dụng công cụ thông tin và công nghệ thông tin bao gồm: - D.1 Đánh giá, lựa chọn và áp dụng các công cụ thông tin hiện đại và đang nổi lên như Iot, AI, Blockchain, Thực tế-ảo,.. và tạo lập quyền truy cập thông tin và các giải pháp phân phối/cung cấp thông tin; - Áp dụng trình độ chuyên môn của mình vào việc xây dựng cơ sở dữ liệu, lập chỉ mục, lập siêu dữ liệu, và phân tích và tổng hợp thông tin để cải tiến và nâng cao khả năng tìm kiếm và sử dụng thông tin trong tổ chức; - Duy trì và nắm bắt kiến thức về các công nghệ mới phát sinh, đặc biêt các công nghệ của CMCN 4.0: Big Data, IoT, AI, Thực tế ảo, Blockchain, Công nghệ truyền thông số, mà có thể hiện tại chưa phù hợp, nhưng có thể trở thành công cụ thích hợp trong tương lai để tạo ra các nguồn thông tin, các dịch vụ hoặc các ứng dụng, như hệ thống thông tin tự động hóa và hệ thống TT tự động với AI và IoT, tự động hóa các công đoạn xử lý thông tin: phân loại, định từ khóa, biên mục, xây dựng CSDL tư liệu, CSDL dữ kiện, CSDL chuyên gia – Data Scientisst, dịch vụ phân phối thông tin chọn lọc – SDI, Dịch vụ Hỏi –Đáp và tìm kiếm thông tin theo yêu cầu đột xuất/1 lần, biên soạn tổng quan tư liệu và tổng quan trích dẫn,…. Như vậy, năng lực của cán bộ thông tin chuyên nghiệp trong thời đại bùng nổ thông tin và CMCN 4.0 phải bao gồm cả năng lực chuyên môn cốt lõi và năng lực cá nhân. CTC phải nhận thức và nắm bắt được bản chất rộng mở của lĩnh vực thông tin và những thách thức phải đối mặt. Ngoài ra, trong một công bố của Jeffrey Hammerbacher và Patil (Nhà toán học và máy tính người Mỹ) trên Harvard Business Review nhấn mạnh, nghề nghiệp quyến rũ nhất thế kỷ 21 là nhà phân tích thông tin (còn gọi là data scientist - nhà khoa học dữ liệu). Khái niệm này được đưa ra khi không muốn gọi họ là cán bộ làm việc với dữ liệu 14
  15. Hội thảo “Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới hoạt động thông tin khoa học và công nghệ", do Hội Thông tin KH&CN Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 18/12/2018 lớn, với các nhà phân tích kinh doanh hoặc các nhà khoa học nghiên cứu. Kể từ đó, thuật ngữ này đã trở nên phổ biến rộng rãi. Ở đây, Nhà phân tích thông tin được hiểu là người ham hiểu biết và biết cách xác định xu hướng dựa trên dữ liệu. Họ không chỉ biết sàng lọc dữ liệu và tạo lập cấu trúc dữ liệu cho khách hàng-NDT, mà còn là một phần của nhóm chức năng chéo, cung cấp cho các bộ phận khác nhau của cơ quan/tổ chức những thông tin cần thiết để tối ưu hóa quy trình làm việc và để ứng dụng các đổi mới, sáng kiến. Những phẩm chất và kỹ năng mà một nhà phân tích thông tin cần có là Công nghệ CNTT, Toán học, Kinh doanh, Cảm tính trực quan, Đổi mới sang tạo và Giao tiếp. - Về Công nghệ thông tin: Tất nhiên, nhà phân tích thông tin nên nắm bắt và làm quen với các nền tảng và công cụ phần mềm mở, cũng như cần có hiểu biết và khái niệm về các cơ sở dữ liệu NoQuery, HBase, CouchDB. - Về Toán học: Nhà phân tích thông tin đòi hỏi kiến thức về thống kê, thuật toán phân tích dữ liệu, cũng như học máy - Về Kinh doanh: Nhà phân tích thông tin phải có kỹ năng kinh doanh. Hàng ngày họ thường phải giao tiếp với những người khác nhau trong tổ chức, hiểu các yêu cầu kinh doanh, biết diễn giải các quy luật, xem xét các mối quan hệ, truyền đưa cà cung cấp thông tin chính xác, biết tương tác với các nhà phát triển và quản lý của công ty. Tất cả điều này đòi hỏi kỹ năng kinh doanh thực sự. - Về Trực quan: Kỹ năng quan trọng đối với nhà phân tích thông tin là biết tập trung vào các sản phẩm thực và làm cho dữ liệu thích hợp và tới được với người dùng. Nói cách khác, nhà phân tích thông tin sẽ xem khi nào và làm thế nào để dữ liệu có thể tăng mức doanh thu của doanh nghiệp. Sau đó, điều quan trọng là phải biết trình bày thông tin một cách trực quan, dễ hình dung, cũng như cần biết sử dung các công cụ trực quan hóa dữ liệu: lập biểu bảng, đồ thị, hình vẽ,.. - Về Đổi mới sáng tạo: Nhà phân tích thông tin không chỉ có thể làm việc với khối lượng thông tin lớn, mà còn một người đam mê thực sự - một người sáng tạo, phấn đấu để học hỏi những điều mới. Nhà phân tích thông tin phải biết cách giải quyết vấn đề. Kỹ năng này là rất rõ ràng, tuy nhiên, cần nhấn mạnh lại rằng nhà phân tích thông tin không chỉ nỗ lực để giải quyết các nhiệm vụ được đặt ra, mà còn phải suy nghĩ kỹ lưỡng về lợi ích của công việc họ làm ra, về đối tượng sử dụng họ và xem họ sẽ được sử dụng như thế nào. 15
  16. Hội thảo “Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới hoạt động thông tin khoa học và công nghệ", do Hội Thông tin KH&CN Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 18/12/2018 - Về Giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp là chìa khóa để làm việc hiệu quả với các thành viên khác trong nhóm, cũng như với người lãnh đạo và khách hàng. Nói cách khác, dù nếu bạn có là chuyên gia hàng trăm lần trong tất cả các lĩnh vực được liệt kê ở trên, mà không có khả năng tìm một ngôn ngữ chung với mọi người, thì bạn sẽ không bao giờ trở thành một nhà phân tích thông tin tốt. Như vậy, mặc dù cốt lõi của nghề nghiệp thông tin khoa học vẫn không mấy biến động, nhưng các phương pháp và công cụ cung cấp thông tin, cũng như phạm vi hoạt động của Nhóm và cá nhân NDT (trong các doanh nghiệp, các tổ chức/cơ quan) liên tục phát triển và có những thay đổi đáng kể, nhất là trong CMCN 4.0 đang rất sôi động ngày nay. Trong khi vẫn phải giữ khách hàng và cách tiếp cận định hướng nội dung, những CTC hay nhà phân tich TT – những người thực hành nghề thông tin ngày càng đòi hỏi phải có kiến thức tiên tiến về công nghệ thông tin để hiện thực hóa đầy đủ tiềm năng của mình. Những cơ hội mới liên tục xuất hiện thúc đẩy người làm nghề cần được đạo tạo và nâng cao năng lực, chuẩn bị sẵn sàng tìm kiếm thông tin tiên tiến và thích hợp, xử lý phân tích-tổng hợp, phát triển cả sản phẩm và dịch vụ thực và ảo đáp ứng đúng chỗ và đúng lúc nhu cầu TT của khách hàng-NDT./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Gia Minh / Xây dựng nguồn lực thong tin phục vụ phát triển kinh tế//TC TT&PT, 2016, No8 2. Gia Minh /Một số định hướng sản phẩm và dịch vụ thong tin KHCN đến 2020//TC TT&PT, 2017, No7 3. http://datareview.info/article/kto-on-spetsialist-po-obrabotke-dann/ 4. http://www.sla.org/about-sla/competencies/#sthash.xzK4cSO9.dpuf và Competencies for Information Professionals of the 21st Century/Revised edition, June 2003/PDF Version 5. https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_nghi%E1%BB%87p_4.0 6. https://vi.wikipedia.org/wiki/D%E1%BB%AF_li%E1%BB%87u_l%E1%BB%9Bn 7. https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%9Di_%C4%91%E1%BA%A1i_Th%C3%B 4ng_tin 8. Luật Khoa học và Công nghệ, 2013 16
  17. Hội thảo “Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới hoạt động thông tin khoa học và công nghệ", do Hội Thông tin KH&CN Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 18/12/2018 9. Prasad H / Nhu cầu thong tin và người dung tin//TC TT&PT, 2016, No11 10. TS Trần Thanh Phương / Cách mạng Công nghiệp 4.0: Tác động, thách thức và định hướng đối với Việt Nam// TC TT&PT. 2018, No 5, No6 11. ThS. Phạm Thị Phương Thùy / Quản lý: Lãnh địa cần được đảm bảo thong tin//TC TT&PT, 2016, No12 17
nguon tai.lieu . vn