Xem mẫu

  1. BÀN VỀ KHÁI NIỆM VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN Nguyễn Thanh Kiều Xuân, Nguyễn Thị Kim Sang, Nguyễn Diệp Hà Xuyên* Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Trịnh Viết Then TÓM TẮT Trong nghiên cứu này, chúng tôi nghiên cứu cơ sở lý luận ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến động lực làm việc của nhân viên. Từ khái niệm công cụ, nghiên cứu đã xác định những khía cạnh phong cách lãnh đạo như: lãnh đạo, phong cách lãnh đạo, động lực làm việc. Đồng thời, đề tài cũng chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến động lực làm việc của nhân viên. Động lực của nhân viên chịu nhiều tác động của các yếu tố như: môi trường làm việc, phong các lãnh đạo, sự ham mê và niềm hi vọng của nhân viên. Từ khóa: động lực; động lực làm việc; lãnh đạo; phong cách lãnh đạo; nhân viên. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thế kỷ XXI, thế giới đã có những biến đổi to lớn mang tính toàn cầu. Chỉ trong hai thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, loài người đã có những phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, cuộc cách mạng trong kỹ thuật sinh học và đặc biệt là những biến đổi trong quan niệm về mối quan hệ người - người trong các quan hệ xã hội, vai trò của con người được đề cao hơn bao giờ hết. Trong bối cảnh mới của sự phát triển toàn cầu, trong đó Việt Nam đang thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước và hội nhập, đã đặt ra yêu cầu cơ bản đối với các doanh nghiệp muốn thành công trong kinh doanh, bên cạnh việc thay đổi về kỹ thuật, công nghệ, đào tạo còn cần phải có những tư duy mới trong công tác lãnh đạo - quản lý. Lãnh đạo là một yếu tố quan trọng trong sự thành công của bất kỳ tổ chức nào. Trong quản lý, việc tạo động lực cho nhân viên là việc rất quan trọng, đòi hỏi sự khéo léo, và đó là cả một nghệ thuật của nhà lãnh đạo. Động lực là vấn đề được nhiều ngành khoa học, lĩnh vực quan tâm nghiên cứu. Theo cuộc khảo sát hơn 20,000 nhân viên trên toàn cầu và phân tích trên 50 công ty, thực hiện nhiều thí nghiệm và nghiên cứu học thuật theo nhiều nguyên tắc, trường doanh nhân Pace đi đến kết luận: Động lực làm việc quyết định hiệu quả làm việc [3]. Theo Trần Ngọc Quyền (2015) nghiên cứu động lực làm việc của người lao động tại khách sạn Hương Giang, qua điều tra, phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại khách sạn Hương Giang tác giả nhận thấy có 6 nhân tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên đó là: Phong cách lãnh đạo và đào tạo; Điều kiện làm việc; Đặc điểm của công việc; Cơ hội thăng tiến; Chính sách lương thưởng và kỷ luật [4]. Phong cách lãnh đạo của người quản lý là một trong những yếu tố có vai trò rất quan trọng trong việc khuyến khích tạo động lực cho nhân viên, là “chìa khoá” quan trọng để có thể khai thác hiệu quả tiềm năng của nhân viên và kích thích sự sáng tạo trong công việc của nhân viên. Khi động lực của nhân viên cao, có vai trò quan 2735
  2. trọng trong việc góp phần tạo nên thành công và phát triển bền vững cho tổ chức. Tạo động lực cho người lao động là vấn đề mang tính hiệu quả đối với tổ chức đồng thời cũng mang tính nhân văn đối với người lao động. Điều này càng đặc biệt quan trọng đối với những doanh nghiệp tại Việt Nam, khi mà tiềm lực còn yếu và phải chịu sự cạnh tranh gay gắt với các công ty nước ngoài trong việc thu hút, giữ gìn lao động chất lượng cao. 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu lý luận đọc và phân tích các quan điểm, công trình nghiên cứu về phong cách quản lý của các nhà lãnh đạo, của các nhà tâm lý, nhà kinh doanh trong và ngoài nước để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Khái niệm phong cách lãnh đạo Có rất nhiều khái niệm về phong cách lãnh đạo dưới các góc độ khác nhau dựa trên các tài liệu về khoa học quản lý và tâm lý học quản lý như theo Hersey (1982), Goldman (1998) phong cách lãnh đạo chính là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo. Ngoài ra còn một số khái niệm khác là “Phong cách lãnh đạo là một hệ thống các cách thức tác động đặc trưng của người lãnh đạo đối với những người thừa hành” [13], [14]. Còn trong quản trị học, phong cách lãnh đạo được định nghĩa cụ thể hơn “Phong cách lãnh đạo là cách thức theo đó người lãnh đạo cư xử đối với các nhân viên dưới quyền và phạm vi các vấn đề mà họ được phép ra quyết định” [8]. Nhưng dù là trong quản trị học hay tâm lý học quản lý thì các nhà nghiên cứu vẫn chú trọng hai nhân tố quan trọng trong phong cách lãnh đạo: 1. Nhân tố khách quan (là yếu tố biến động và có tính tình huống); 2. Nhân tố chủ quan (là yếu tố mang tính cá nhân, tương đối ổn định khó thay đổi). Tóm lại, phong cách lãnh đạo chính là phương pháp, cách thức quản lý của người lãnh đạo với người dưới quyền, được hình thành dựa trên sự kết hợp giữa yếu tố tâm lý cá nhân với yếu tố môi trường xã hội bên trong tổ chức. 3.2 Các loại phong cách lãnh đạo Hiện nay, có rất nhiều cách phân loại phong cách lãnh đạo khác nhau, ví dụ như phân loại theo mức độ quan tâm đến công việc và con người của Đại học bang OHIO, đã chia phong cách lãnh đạo thành 4 loại: 1. Quan tâm công việc nhiều, con người ít; 2. Quan tâm công việc nhiều, con người nhiều; 3. Quan tâm công việc ít, con người nhiều; 4. Quan tâm công việc ít, con người ít. Các nhà nghiên cứu của Đại học cho rằng phong cách số 2 là tốt nhất nhưng trên thực tế thì rất khó chuẩn xác trong việc xác nhận đâu mới là phong cách đúng nhất [5, tr.80]. Ngoài ra, còn có một số phong cách lãnh đạo khác như: phong cách chỉ thị; Phong cách dẫn dắt; Phong cách trợ giúp; Phong cách quan liêu;… nhưng phong cách lãnh đạo theo quan điểm của Kurt Lewin đã trở thành tiêu biểu trong tâm lý học quản lý căn cứ theo mức độ tập trung 2736
  3. quyền lực gồm ba loại: phong cách lãnh đạo dân chủ; Phong cách lãnh đạo độc đoán; Phong cách lãnh đạo; Phong cách lãnh đạo tự do [14]. Trong xã hội ngày này, bất kỳ một tổ chức nào cũng mong muốn người lao động của mình hoàn thành công việc với hiệu quả cao để góp phần thực hiện các mục tiêu của tổ chức đã đề ra. Tuy nhiên, trong tập thể lao động mỗi người đều có những tâm lý khác nhau khi làm việc. Các nhà kinh tế học cũng đã chỉ ra rằng động lực lao động của mỗi cá nhân người lao động, rất quan trọng. Khi một người lao động làm việc hăng say nhiệt tình, có kết quả thực hiện công việc cao nhưng cũng có những người lao động làm việc trong trạng thái uể oải, thiếu hứng thú trong lao động, đó là do động lực lao động của mỗi cá nhân khác nhau. Thực tế có rất nhiều quan niệm khác nhau về động lực lao động. 3.3 Động lực làm việc của nhân viên Theo từ điển tiếng Việt, động lực là cái thúc đẩy, làm cho phát triển [7]. Trong tâm lý học quản lý, động lực được định nghĩa là “tất cả những gì những gì thôi thúc, khuyến khích động viên con người thực hiện những hành vi theo mục tiêu” [1, tr.124]. Vì trong tâm lý học có rất nhiêu trường phái khác nhau nên chúng ta cũng có một số khái niệm động lực hay động cơ của các nhà tâm lý tuy nhiên chúng ta chỉ đề cập đến một số khái niệm sau. Theo nhà tâm lý học người Mỹ Abraham Maslow (1908-1970), hệ thống nhu cầu con người được chia theo 5 cấp bậc hình kim tự tháp từ thấp lên cao: 1. Nhu cầu thể chất; 2. Nhu cầu an toàn; 3. Nhu cầu tình cảm, giao lưu; 4. Nhu cầu tôn trọng; 5. Nhu cầu tự hoàn thiện [1, tr.120]. Khi con người mong muốn được thỏa mãn các nhu cầu họ sẽ càng nỗ lực cố gắng để đạt được các nhu cầu đó, khi đó, nhu cầu chính là động lực thúc đẩy con người hoạt động và đạt được mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó, Alfred Adler (1870-1937) đã cho rằng động cơ hay động lực là thứ khuyến khích chi phối tất cả hành vi kinh nghiệm hay còn gọi là “quá trình phấn đấu để hoàn thiện” chính là động lực thúc đẩy con người chúng ta [8]. Ông cũng cho rằng mỗi cá nhân đều có vấn đề, thiếu sót trong đời sống vì thế ông đã đưa khái niệm bù đắp thiếu hụt (compensation) vào trong học thuyết của mình hay còn gọi là phấn đấu để vượt qua trở ngại (strive to overcome), nhân cách con người phụ thuộc vào cách thức người đó làm để thay đổi khiếm khuyết thiếu sót của mình nghĩa là cá nhân người đó có hay không có động lực để hoàn thiện bản thân. Theo Bùi Anh Tuấn “Động lực lao động là những nhân tố bên trong kích thích con người tích cực làm việc trong điều kiện cho phép tạo ra năng suất, hiệu quả cao. Biểu hiện của động lực là sẵn sàng, nỗ lực, say mê làm việc nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức cũng như người lao động” [8]. Còn theo Nguyễn Văn Sơn “Động lực là tất cả những gì nhằm thôi thúc, khuyến khích động viên con người thực hiện những hành vi theo mục tiêu” [5]. Qua các khái niệm trên, ta có thể nhận thấy: Khi người lao động tham gia vào quá trình sản xuất có nghĩa là họ muốn thỏa mãn nhu cầu, những đòi hỏi, mong muốn mà họ đã có hoặc có nhưng chưa đủ. Mỗi hoạt động của con người đều hướng vào mục đích nhất đích. Động 2737
  4. lực xuất phát từ bản thân của mỗi con người. Động lực làm việc bao giờ cũng là những nhân tố xuất phát từ bên trong người lao động. Do vậy động lực làm việc luôn mang tính tự nguyện. Tuy nhiên các yếu tố bên ngoài hoàn toàn có thể tác động đến mỗi cá nhân con nguời làm hình thành, làm tăng, làm giảm hoặc biến mất động lực làm việc. Động lực trong lao động là nỗ lực, cố gắng từ chính bản thân mỗi người lao động mà ra, như vậy mục tiêu của các nhà quản lý là làm sao tạo ra được động lực để người lao động có thể làm việc đạt kết quả cao nhất phục vụ cho tổ chức. Bản chất của động lực xuất phát từ nhu cầu và sự thoả mãn nhu cầu của con người. Khi nhà lãnh đạo biết cách thực hiện công tác tạo động lực tốt sẽ làm dịu đi những căng thẳng không cần thiết, tăng cường sự hấp dẫn của tiền lương, tiền thưởng,… Người lao động hăng hái làm việc, gắn bó với tổ chức, sẵn sàng cống hiến hết mình vì tổ chức. Chính vì động lực của mỗi con người khác nhau nên nhà quản lý cần có những cách tác động khác nhau để người lao động có thể làm việc đạt kết quả cao nhất cho tổ chức. 3.4 Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến động lực làm việc của nhân viên. Các nhà khoa học các học giả ở các lĩnh vực khác nhau, dưới góc nhìn khác nhau đã đưa ra những nhận định khác nhau về việc tạo động lực cho người lao động. Đứng trên góc độ nhà quản lý để đưa ra những nhận định khác nhau về việc tạo động lực cho người lao động cũng là một góc nhìn không mới nhưng mang tính đổi mới và quan trọng. Drucker (1993) đã khẳng định phong cách lãnh đạo là một trong các yếu tố quan trọng nhất cho sự thành công của tổ chức [12]. Bass & Avolio (1990) cụ thể hóa rõ hơn tầm quan trọng của phong cách lãnh đạo khi chỉ ra rằng phong cách lãnh đạo quyết định từ 45% đến 65% sự thành công hay thất bại của một công ty, tổ chức [10]. Trong nghiên cứu tương quan định lượng của Anas Al Haj (2017) khám phá mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo nhận thức và động lực nhân viên cho nhân viên làm việc trong lĩnh vực cộng đồng tại Qatar. Nghiên cứu chỉ ra rằng áp dụng một phong cách lãnh đạo sẽ làm cho cá nhân nhân viên tuân thủ môi trường hiện tại thúc đẩy sự bền vững của tổ chức. Hơn thế nữa, còn duy trì động lực tham gia vào các hoạt động của các chương trình đề ra để đạt mục tiêu của tổ chức [9]. Đứng trên góc độ nào, nhìn nhận các phong các lãnh đạo với các tên gọi khác nhau, chung quy lại thì để một tổ chức một công ty có thể đi vào vận hành rồi từng bước phát triển, đem lại lợi ích không chỉ về mặt kinh tế mà còn lợi ích về nhiều mặt khác trong xã hội thì không thể thiếu một nhà quản lý biết dùng nghệ thuật lãnh đạo để thúc đẩy toàn bộ nhân viên trong tổ chức, công ty cùng nỗ lực cùng làm việc và cùng tạo ra giá trị. Mai Ngọc Khương và Đặng Thúy Hoàng nghiên cứu: “Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến động lực của nhân viên kiểm toán tại Thành phố Hồ Chí Minh” phong cách lãnh đạo có tác động tiềm năng đến động lực của nhân viên, nghiên cứu cũng chỉ ra các cách để nhà lãnh đạo nắm rõ các phong cách lãnh đạo áp ụng cho công ty này [15]. Đỗ Thị Bích Ngọc, với nghiên cứu “Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến ý định nghỉ việc của lao động ngành bán lẻ” khẳng định được phong cách lãnh đạo chuyển đổi và phong cách lãnh đạo giao dịch có ảnh hưởng đáng kể đến việc giảm ý định nghỉ việc của người lao động. Trong khi đó, phong cách lãnh đạo tự do có xu hướng làm tăng ý định nghỉ việc của người lao động. Không tạo được động lực làm việc cho nhân viên, giúp nhân viên duy trì làm việc thì ý định nghỉ việc là điều hiển nhiên. Lại một lần nữa cho thấy phong cách lãnh đạo có tầm quan trọng đối với việc gắn bó của nhân viên đối với công ty, tổ chức [3]. 2738
  5. Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đối với một doanh nghiệp thể hiện ở 2 khía cạnh: Vai trò của phong cách lãnh đạo ở môi trường hoạt động bên trong doanh nghiệp và những hoạt động liên quan đến môi trường bên ngoài doanh nghiệp. Điều này được thể hiện ở chỗ: - Phong cách lãnh đạo có tác dụng khơi gợi những tiềm lực bên trong người nhân viên. Một phong cách lãnh đạo thích hợp sẽ tạo điều kiện cho nhân viên phát huy tối đa tiềm lực của mình trong quá trình thực hiện công việc của tổ chức, có tác dụng phá bỏ rào cản để nhân viên thực hiện công việc một cách trôi chảy, cung cấp cho họ những thông tin và kĩ năng làm việc cần thiết để họ tự quản lý, làm chủ được công việc của mình với sự nhiệt tình và động lực làm việc cao. - Giúp xây dựng lòng tin ở nhân viên, phong cách lãnh đạo của người quản lý có một tác dụng rất lớn là xây dựng lòng tin, cổ vũ, khuyến khích người lao động thực hiện công việc bằng những hành động và chính sách thích hợp khi có những công việc khó khăn tưởng chừng như không thể hoàn thành được, hay những công việc với xác suất thành công là hạn chế. Thậm chí sẵn sàng chấp nhận tình huống xấu có thể xảy ra nếu công việc thất bại. Giúp người lao động cảm thấy tự tin khi thực hiện công việc, đề cao tầm quan trọng công việc của họ đối với tổ chức. 4 KẾT LUẬN Từ khái niệm công cụ, nghiên cứu đã xác định những khía cạnh phong cách lãnh đạo như: Lãnh đạo, phong cách lãnh đạo. Đồng thời, đề tài cũng chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến động lực làm việc của nhân viên. Động lực của nhân viên chịu nhiều tác động của các yếu tố như: môi trường làm việc, phong các lãnh đạo, sự ham mê và niềm hi vọng của nhân viên. Phong cách lãnh đạo có tác dụng khơi gợi những tiềm lực bên trong người nhân viên. Một phong cách lãnh đạo thích hợp sẽ tạo điều kiện cho nhân viên phát huy tối đa tiềm lực của mình trong quá trình thực hiện công việc của tổ chức. Giúp xây dựng lòng tin ở nhân viên, phong cách lãnh đạo của người quản lý có một tác dụng rất lớn là xây dựng lòng tin, cổ vũ, khuyến khích người lao động thực hiện công việc bằng những hành động và chính sách thích hợp. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trần Thị Minh Đức, Giáo trình tham vấn tâm lý, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. [2] HRIS (2018) Công thức giúp gia tăng động lực nhân viên. [3] Đỗ Thị Bích Ngọc (2019) “Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến ý định nghỉ việc của lao động ngành bán lẻ”. Đại học Hàng hải Việt Nam. [4] Trần Ngọc Quyền (2015) Nghiên cứu “Động lực làm việc của người lao động tại khách sạn Hương Giang”. Luận văn Thạc sỹ Kinh tế. Đại học Huế. Trường Đại học Kinh tế. [5] Nguyễn Văn Sơn, Những vấn đề chung về tạo động lực cho người lao động. [6] Nguyễn Thơ Sinh (2008), Các học thuyết Tâm lý nhân cách, Nhà xuất bản Lao động Hà Nội. [7] Trung tâm Từ điển học (2011), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng. 2739
  6. [8] Bùi Anh Tuấn; Phạm Thúy Hương (2011), Giáo trình hành vi tổ chức, NXB. Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 85. [9] Al Haj, A. (2017). Leadership styles and employee motivation in Qatar organizations. [10] Bass, B.M. & Avolio, B.J. (1990). Developing transformational leadership: 1992 and beyond. Journal of European Industrial Training, 14(5), 21 - 27. [11] Cherry, K. (2006). Leadership styles. Retrieved from. [12] Drucker, P.F. (1992). The new society of organizations. Havard Business Review, 70(5): 95-105. [13] Goldman, E. (1998). The Significance of Leadership Style. Educational leadership, 55(7), 20-22. [14] Hersey, P., & Blanchard, K. H. (1982). Leadership style: Attitudes and behaviors. [15] Mai Ngoc Khuong and Dang Thuy “The Effects of Leadership Styles on Employee Motivation in Auditing Companies in Ho Chi Minh City, Vietnam” Hoang International Journal of Trade, Economics and Finance, Vol. 6, No. 4, August 2015 2740
nguon tai.lieu . vn