Xem mẫu

  1. BÀN VỀ ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH CỦA TRẺ MỒ CÔI GIAI ĐOẠN TỪ 6 ĐẾN 11 TUỔI Nguyễn Thanh Kiều Xuân, Nguyễn Thị Kim Sang* Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Trần Văn Thảo TÓM TẮT Nghiên cứu tìm hiểu đặc điểm nhân cách của trẻ mồ côi giai đoạn từ 6 đến 11 tuổi. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là nghiên cứu tài liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân cách của trẻ mồ côi, có những nét đặc trưng, khác biệt so với các đối tượng khác. Sự khác biệt này biểu hiện trên nhiều mặt khác nhau như: nhận thức, cảm xúc và hành vi, các thuộc tính tâm lý. Có mối tương quan giữa môi trường và cách giáo dục của trung tâm, nhà trường. Trong đó, nhân cách của trẻ ảnh hưởng chủ yếu do sự giáo dục của trung tâm, người hướng dẫn. Từ khóa: nhân cách; trẻ mồ côi, tuổi từ 6 đến 11 tuổi. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, tỷ lệ trẻ em mồ côi lại đang có xu hướng gia tăng và tình cảnh sống của các em đang ở mức báo động. Theo số liệu thông kê của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, khi tiếp đoàn đại biểu Làng trẻ em SOS quốc tế và các nhà tài trợ cho biết hiện tại Việt Nam có 157.000 trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi và trẻ em không nơi nương tựa. Trong tổng số 1,4 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, 1,9 triệu cháu sống trong các gia đình nghèo (Hoàng Hải, 2018). Trẻ mồ côi tên gọi dành cho những đứa trẻ mất cha, mẹ, không rõ nhân thân, hoặc bị bỏ rơi. Các nghiên cứu gần đây về trẻ mồ côi, đều đã đưa ra những kết luận, các em thường có một số niềm tin đưa các em tới chỗ cư xử hoặc suy nghĩ, theo những hướng có hại cho các em. Nghiên cứu của Larin A.N (2016) về Đặc điểm tính cách của trẻ em trong trại trẻ mồ côi là tiêu chí để phát triển thái độ chủ động và hòa nhập xã hội thành công. Nghiên cứu đưa ra một phân tích so sánh về đặc điểm tính cách ở 18 bé trai và 14 bé gái từ 12 đến 17 tuổi ở trại trẻ mồ côi, cũng như tìm ra các đặc điểm tính cách làm suy yếu sự phát triển của thái độ chủ động trẻ con. Nghiên cứu sử dụng một phiên bản dành cho trẻ em của "Bảng câu hỏi đánh máy cá nhân" của L.N. Sobchik và Cattell 14 và Phương pháp nghiên cứu tính cách đa biến. Kết quả nghiên cứu cho thấy các bé trai và bé gái trong các nhóm thử nghiệm có sự khác biệt về tính cách (p 0,05). Và các đặc điểm cá nhân ảnh hưởng tiêu cực đến sự thành công của việc thích nghi sau khi tốt nghiệp trại trẻ mồ côi (Attachment, 1969, 1982). Tuổi nhi đồng được xác định vào khoảng từ 6 đến 11 tuổi, tương ứng với những năm học từ lớp 1 đến lớp 6. Là độ tuổi tâm sinh lý cơ thể phát triển chưa toàn diện, và nhân cách của các em dần hình thành. Đây là lứa tuổi thường dễ bị tác động về mặt cảm xúc, và khó kiềm chế được cảm xúc của mình (Dương Thị Diệu Hoa và cộng sự, 2015). Đồng thời, những nét tính cách của trẻ trong giai đoạn này, mới được hình thành, có thể thay đổi dưới tác động 2729
  2. giáo dục của gia đình. Tuy nhiên do đặc thù của bản thân, và môi trường sống, trẻ mồ côi vẫn phải chịu các thiệt thòi về sự phát triển trí tuệ cũng như nhân cách của các em gặp rất nhiều trở ngại, vì vậy trẻ mồ côi được xếp vào các đối tượng rất cần nhiều sự giúp đỡ. Như vậy, có thể nói sự hụt hẫng nhất định về mặt tâm lý của trẻ mồ côi cùng với những thay đổi về mặt tâm sinh lý, nhân cách của lứa tuổi mang đến cho trẻ những biến đổi rất mạnh mẽ trong đời sống tâm lý. Việc tìm hiểu về đặc điểm nhân cách của trẻ mồ côi giai đoạn từ 6 đến 11 tuổi là cần thiết góp phần vào việc đưa ra những cách thức can thiệp kịp thời, giúp các em vượt qua trở ngại để phát triển toàn vẹn. Thực tế, trên thế giới có rất nhiều các công trình nghiên cứu về nhân cách và đặc điểm nhân cách, tuy nhiên vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu về tâm lý trẻ mồ côi một cách sâu sắc. Mặc dù, đây là một vấn đề có ý nghĩa rất lớn cả về mặt lý luận và thực tiễn. Từ những vấn đề đặt ra, đề tài “Bàn về đặc điểm nhân cách của trẻ mồ côi giai đoạn từ 6 đến 11 tuổi” được nhóm chúng tôi lựa chọn thực hiện nghiên cứu. 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu lý luận đọc và phân tích các quan điểm, công trình nghiên cứu về phong cách quản lý của các nhà lãnh đạo, của các nhà tâm lý, trong và ngoài nước để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Khái niệm trẻ mồ côi Theo Merriam Webster Dictionary 1 đứa trẻ mồ côi là một đứa trẻ bị tước đoạt bởi cái chết của một hoặc thường là cả hai cha mẹ (Trần Sỹ Phán 1999). Tại Việt Nam theo khoản 1, điều 4, Nghị định 67/2007/NĐ/CP ngày 13/4/2007: Trẻ em mồ côi là trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng, trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, hoặc không đủ năng lực, khả năng nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật hoặc đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trạm giam, không còn người nuôi dưỡng. 3.1.1 Đặc điểm tâm lý trẻ mồ côi Đến nay vẫn chưa có một kết quả nghiên cứu hay tài liệu cụ thể nào nói rõ về tâm lý trẻ mồ côi, tuy nhiên dựa trên tâm lý của trẻ em và những biểu hiện thực tế của trẻ mồ côi đã phác họa một số nét tâm lý cơ bản của trẻ mồ côi như sau: - Cảm giác cô đơn trống trải, trẻ tự ti, dễ tủi thân, sống thầm lặng mặc cảm với số phận... Trẻ xa lo lắng, sợ hãi, xa lánh không muốn quan hệ với bạn bè. Một số trẻ trở nên liều lĩnh, gan lỳ, mánh khóe. Một số trẻ lại có khả năng tự lập từ rất sớm. - Tâm lý hoài nghi: các em hoài nghi với mọi người, hoài nghi cuộc sống, thù ghét mà không có lý do với những trẻ ở bên ngoài trường học hơn nó về gia thế và có đầy đủ cha mẹ. - Tâm lý thù hằn: trẻ sẽ hằn thù sâu đậm đàn ông nếu bố là nguyên nhân gây ra cái chết của mẹ, thù hằn đàn bà nếu mẹ là nguyên nhân gây ra cái chết của bố. 2730
  3. 3.2 Khái niệm nhân cách Trong tâm lý học, nhân cách có rất nhiều các quan điểm tiếp cận, mỗi quan điểm đều đưa ra khái niệm nhân cách khác trên góc độ nghiên cứu của mình. Hiện nay, tồn tại hơn 200 định nghĩa nhân cách trong tâm lý học, tùy theo các cách tiếp cận, tùy theo mục đích và phương tiện nghiên cứu của mình. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về nhân cách trong khoa học tâm lý. Nhân cách là cụm từ ghép từ hai từ. Nhân có nghĩa là người, cách có nghĩa là cách làm người. Nhân cách là một khái niệm chỉ cách làm người (Ngô Công Hoàn, Trương Thị Khánh Hà 2015). Về mặt thuật ngữ, nhân cách trong tiếng Hy Lạp cổ đại “persona” dùng để chỉ cái mặt nạ của diễn viên sân khấu cổ đại, tiếp đến dùng để chỉ người diễn viên và vai trò mà người đó đóng. Sau đó dùng để chỉ vai trò thực sự của con người trong đời sống xã hội. Theo Từ điển Nga - Việt, từ “litrnost” nghĩa là: nhân cách, nhân phẩm, con người, nhân vật, cá nhân. Còn trong từ điển tiếng Việt, từ nhân cách được hiểu là tư cách và phẩm chất của con người (Hoàng Phê, 1994). Theo A.N. Leonchiev “Nhân cách chính là kết quả của quá trình chín muồi của những nét di truyền dưới tác động của môi trường xã hội” (Phạm Minh Hạc, 2003). Nghiên cứu về nhân cách, tác giả Warren cho rằng: “Nhân cách là tổ chức hòa hợp của tất cả mọi đặc điểm tri thức, tình cảm, hoạt động và vất chất nhờ đó ta phân biệt các cá nhân khác nhau”. Eysenck và nhiều nhà tâm lý học phương Tây thừa nhận, với định nghĩa này nhân cách bao gồm các yếu tố: Nhân cách là một toàn thể; Nhân cách có tính riêng biệt; Nhân cách thay đổi mọi chủ thể của ý thức; Nhân cách bao hàm một giá trị (Vĩnh An,2007). Các nhà tâm lý học khoa học cho rằng khái niệm nhân cách là một phạm trù xã hội, có bản chất xã hội lịch sử. Các học thuyết phương Tây coi trọng các đặc điểm, động cơ của nhân cách, xem xét nhân cách trong mối quan hệ môi trường xã hội. Tại Việt Nam các nhà nghiên cứu khi đưa ra định nghĩa về nhân cách đều căn cứ vào các quan điểm của tâm lý học Macxit, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về con người, đạo đức cách mạng. Các tác giả Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thuỷ đưa ra định nghĩa: "Nhân cách không phải là tổng hoà không phải mọi đặc điểm cá thể của con người mà chỉ là những đặc điểm nào qui định con người như là thành viên của xã hội, như là một công dân, một người lao động, một nhà hoạt động có ý thức… nhân cách là toàn bộ những đặc điểm, phẩm chất tâm lý của cá nhân, qui định giá trị xã hội và hành vi của họ" (Phạm Thu Trang 2016). Như vậy, các nhà tâm lý học có quan niệm khác nhau về khái niệm nhân cách nhưng họ đều thống nhất với quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: Nhân cách là một phạm trù xã hội có tính lịch sử, Nhân cách không phải có sẵn hay bẩm sinh mà được hình thành và phát triển như những quan hệ xã hội mà trong đó cá nhân đang lớn lên và đang biến đổi. Nhân cách là sự tổng hòa không phải các đặc điểm cá thể của con người. Mặc dù có rất nhiều định nghĩa về nhân cách, nhưng nhân cách thường được xác định như là một hệ thống các quan hệ của con người đối với thế giới xung quanh và đối với bản thân mình. Nhân cách được hình thành và phát triển nhờ những quan hệ xã hội mà trong đó cá nhân lớn lên và được biến đổi. 3.3 Đặc điểm nhân cách của trẻ mồ côi giai đoạn từ 6 đến 11 tuổi Do đặc thù của bản thân và môi trường sống, trẻ mồ côi vẫn phải chịu nhiều thiệt thòi về sự phát triển trí tuệ cũng như nhân cách của các em. 2731
  4. Mất đi sự ham thích và sinh lực: trẻ dễ đau khổ, lo lắng hoặc sợ sệt, có thể ngồi im một chỗ suốt ngày, không ham thích một hoạt động nào. Ít tập chung và hay bứt rứt: trẻ dễ buồn bã và hay lo lắng, nên thường khó tập chung đôi khi căng thẳng quá lại trở nên hiếu động, và dễ bị kích động Hung hăng, phá phách: trẻ dễ có thái độ hung hăng, phá phách. Vì trẻ khó có thể diễn tả cảm xúc bằng lời, trẻ thích đánh nhau khi chúng cảm thấy căng thẳng. Những niềm nhận thức sai lệch về bản thân: “Em khó ưa, em là nguời xấu”, niềm tin bị hủy hoại. Mặc cảm tội lỗi tự trách mình: trẻ em thấy xấu hổ những gì xảy đến cho mình, bị cưỡng dâm, bị làm nhục hoặc các em tự làm trách mình vì không tự bảo vệ được. Hoài nghi, thiếu tin tưởng: trẻ sống trong hoàn cảnh khó khăn thường có đủ lú do để ngờ vực. những người lớn mà các em hay gặp thường có vẻ xa cách với trẻ và không hiểu được những khó khăn này. Khó diễn tả cảm xúc bằng lười: có thể do bị choáng ngợp bởi chính tâm trạng của mình và muốn đè nén tâm trạng đó, hoặc trẻ chưa bao giờ được khuyến khích để tự nói về mình và không có đủ lời để diễn tả tâm trạng. Không nói thật: vì trẻ ước mơ một hoàn cảnh khác, tránh né những đề tài đau thương, sợ bị hệ quả xấu, trẻ cố gắng lấy lòng người lớn (cố gắng nói ra những điều hay và những điều người lớn muốn nghe), cố ý nói dối để tránh câu chuyện, không muốn tiếp xúc với người khác hoặc để gây sự chú ý của người nghe. 4 KẾT LUẬN Theo các nghiên cứu, những trẻ em và thanh thiếu niên này phát triển một số đặc điểm tiêu cực như: tốc độ phát triển tinh thần chậm, IQ thấp (Bardyshevskaya & Lebedinsky, 2003), rối loạn cảm xúc và điều tiết (Koltinova, 2013), lòng tự trọng không ổn định và không đầy đủ (Shugla, 2016; Pillay, 2018). Tình trạng tâm lý và tâm sinh lý của trẻ em trong các tổ chức dành cho trẻ mồ côi và trẻ em mà không có sự chăm sóc của cha mẹ được đặc trưng bởi một loạt các bệnh lý (Shulga, 2013). Thiếu sót kinh nghiệm của cuộc sống gia đình từ khi còn nhỏ có ảnh hưởng khủng khiếp đến sự phát triển của lĩnh vực tình cảm (Shulga, 2016; Ribakova, 2015) và ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ (Gupta và cộng sự, 2014) và lời nói (Shulga,2016). Các nhà tâm lý học cũng nhận thấy rối loạn giao tiếp và suy yếu tinh thần chức năng của trẻ mồ côi, sự ảnh hưởng của các neron thần kinh gốc đến tình cảm của họ bị thiếu hụt (Tottenham et al., 2011). Nghiên cứu tâm sinh lý do N.Tottenham điều hành và cộng sự (2011) cho thấy các sự kiện thời thơ ấu đau thương tiếp tục ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của một thanh thiếu niên, thể hiện bản thân trong các giai đoạn trầm cảm cấp tính (Tottenham et al., 2011). Theo Ahmad và cộng sự (2005) kết luận rằng trẻ em sống trong trại trẻ mồ côi có nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần hơn so với trẻ em trong chăm sóc nuôi dưỡng (Ahmad, 2005). Hầu hết các nghiên cứu tiết lộ rằng trẻ mồ côi phải chịu các vấn đề tâm lý xã hội cao hơn so với các bạn đồng trang lứa không phải là trẻ mồ côi. Cụ thể, trẻ mồ côi mẹ và mồ côi cả cha và mẹ có nhiều khả năng gặp khó khăn về hành vi và cảm xúc, bị lạm dụng và tỷ lệ tin cậy thấp. Zhao, Li, Barnett, Lin, Fang & Zhao, đã thực hiện một nghiên cứu về tâm lý trẻ em mồ côi ở Trung Quốc. Phát hiện của họ cho thấy trẻ mồ côi và trẻ em dễ bị tổn thương cho thấy sức khỏe tâm lý thấp hơn so với các nhóm so sánh. Một 2732
  5. nghiên cứu của Imam và Shaikh (2005) chỉ ra rằng sự chấp nhận của cha mẹ có liên quan đến sự điều chỉnh tâm lý của trẻ em. Ở Pakistan, Farooqi và Intezar (2009) phát hiện ra rằng những đứa trẻ ở trại trẻ mồ côi báo cáo mức độ tự trọng thấp hơn những đứa trẻ sống với cha mẹ (Attachment, 1982). Tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu về trẻ mồ côi, cũng được các nhà nghiên cứu quan tâm. Nghiên cứu của (Lê Thu Hà, 2011) về “Tình hình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và các dự báo đến năm 2020”. Nghiên cứu phản ánh được thực trạng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở nước ta đến năm 2010, và các dự báo đến năm 2020. Chuyên đề của tác giả Nguyễn Hồng Thái “Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng – những cơ sở xã hội và thách thức”. Tác giả đã nêu rõ cách chăm sóc thay thế trẻ em đặc biệt khó khăn được cộng đồng chuyển đổi từ cách tiếp cận truyền thống sang cách tiếp cận dựa trên cơ sở quyền trẻ em. Nguyễn Văn Sinh (2016) “Tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi từ thực tiễn Làng trẻ em SOS Hà Nội”. Tác giả đã giúp người đọc nhận thấy được những thực trạng về tổ chức và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em đã và đang sinh hoạt ở Làng trẻ em từ thực tiễn Làng trẻ em SOS. Có thể thấy nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đang rất cần đến sự hỗ trợ Cộng đồng cần ý thức việc chăm sóc, gúp đờ và giáo dục trẻ em ở hoàn cảnh này. Tuy nhiên, Ở Việt Nam, đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào tiến hành nghiên cứu về đặc điểm nhân cách của trẻ mồ côi. Các nghiên cứu chỉ nghiên cứu về nhân cách chung, hoặc đăc điểm nhân cách của môt số đối tượng khác, mà không nghiên cứu về nhân cách trẻ mồ côi. Khi nghiên cứu lý luận về tâm lý trẻ mồ côi giai đoạn từ 6 đến 11 tuổi. Chúng tôi nhận thấy rằng: nhân cách của trẻ chịu nhiều tác động từ các yếu tố: yếu tố di truyền, yếu tố môi trường, yếu tố giáo dục và hoạt động cá nhân của trẻ. Nhân cách của trẻ mồ côi, có những nét đặc trưng, khác biệt so với các đối tượng khác. Sự khác biệt này biểu hiện trên nhiều mặt khác nhau như: nhận thức, cảm xúc và hành vi, các thuộc tính tâm lý. Có mối tương quan giữa môi trường và cách giáo dục của trung tâm. Trong đó, nhân cách của trẻ ảnh hưởng chủ yếu do sự giáo dục của trung tâm, người hướng dẫn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt [1] Vĩnh An (2007), Hỏi đáp triết học (Tập 4) – Tâm lý học và Đạo đức học, Nxb. Trẻ. [2] Phạm Minh Hạc (2003), Một số công trình tâm lý học A.N. Leonchiep, NXB. giáo dục. [3] Dương Thị Diệu Hoa, Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Nguyễn Kế Hào (2015). Giáo trình Tâm lý học phát triển-In lần thứ 4. [4] Hoàng Hải (2019) Cả nước có 157.000 trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa http://www.vnmedia.vn/dan-sinh (truy cập ngày 10/10/2019). [5] Lê Thu Hà (2011), Tình hình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và các dự báo đến năm 2020, Tạp chí Dân số và Phát triển, số 05 (122). [6] Ngô Công Hoàn, Trương Thị Khánh Hà (2015), Tâm lý học khác biệt, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. [7] Hoàng Phê (Chủ biên) (1994), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Khoa học xã hội, Trung tâm từ điển học Hà Nội. 2733
  6. [8] Trần Sỹ Phán (1999), “Giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Luận án Tiến sỹ Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. [9] Nguyễn Văn Sinh (2016), Tổ chức và hoạt động chăm sóc trẻ em mồ côi từ thực tiễn Làng trẻ em SOS Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ Công tác xã hội. [10] Phạm Thu Trang (2016) Các hướng nghiên cứu về nhân cách con người Việt Nam, Viện Thông tin KHXH. Tài liệu tiếng Anh [11] Attachment, 1969, 1982. Attachment. Attschment and Loss. Vol,I (2nd.ed) New York: Basic Book, 1999. [12] Bardyshevskaya, M. K., & Lebedinsky, V. V. (2003). Diagnosis of emotional disorders in children. Moscow, UMK «Psikhologiya [13] Gupta, D., & Gupta, N. (2014). Risk of Post Traumatic Stress Disorder (PTSD) in children living in foster care and institutionalised settings. Institutionalised Children Explorations and Beyond, 1(1), 45-56 [14] Koltinova, V. V. (2013). PROFESSIONAL MAINTENANCE OF THE REPLACING FAMILY. Modern scientific research and their practical application, 21308, 340-350 [15] Pillay, J. (2018). Levels of depression experienced by grade six orphaned and non- orphaned learners [16] Ribakova, L. A., Parfilova, G. G., Karimova, L. S., & Karimova, R. B. (2015). Evolution of Communicative Competence in Adolescents Growing up in Orphanages. International Journal of Environmental and Science Education, 10(4), 589-594 [17] Shulga, T. I., Savchenko, D. D., & Filinkova, E. B. (2016). Psychological Characteristics of Adolescents Orphans with Different Experience of Living in a Family. International journal of environmental and science education, 11(17), 10493-10504.; [18] Tottenham, N., Hare, T. A., & Casey, B. J. (2011). Behavioral assessment of emotion discrimination, emotion regulation, and cognitive control in childhood, adolescence, and adulthood. Frontiers in psychology, 2, 39. 2734
nguon tai.lieu . vn