Xem mẫu

  1. BÀN THÊM VỀ VẤN ĐỀ THỪA THẦY THIẾU THỢ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY Hiển Duy Quảng* TÓM TẮT: Chất lượng nguồn nhân lực là một trong những nhân tố có tính chất quyết định đối với thành công của sự nghiệp đổi mới của Việt Nam trong hơn 30 năm qua. Tuy nhiên, một vướng mắc lớn còn tồn tại trong quá trình đào tạo, phát triển, và sử dụng lực lượng lao động của Việt Nam hiện nay chính là vấn đề thừa thầy thiếu thợ. Vấn đề này xuất hiện không chỉ ngay từ cách hiểu và sử dụng khái niệm thầy và thợ trong thuật ngữ nêu trên, mà còn trong thực tiễn vận hành và cơ chế hoạt động của thị trường lao động việc làm của Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở kế thừa các các thành quả nghiên cứu của các học giả, số liệu thống kê của các cơ quan chức năng, và thông tin của giới báo chí, bài viết chỉ ra rằng cho dù có được hiểu theo bất cứ cách thức nào đi chăng nữa, về mặt bản chất Việt Nam hiện nay không hề thừa cả thầy lẫn thợ. Hàng năm có hàng loạt doanh nghiệp cả trong lẫn ngoài nước có nhu cầu tuyển dụng một số lượng không hề nhỏ đội ngũ nhân lực thực hành có trình độ chuyên môn đã qua đào tạo để phục vụ cho công việc sản xuất kinh doanh của mình, nhưng số lượng lao động mà các doanh nghiệp này tuyển dụng được theo đúng yêu cầu không đáng kể. Thực tế đó cho thấy Việt Nam đang thiếu cả thầy lẫn thợ, nhưng chỉ thiếu thợ và thầy có trình độ chuyên môn và đội ngũ nhân lực chất lượng cao. Ngược lại, Việt Nam hiện nay không chỉ thừa thầy mà còn thừa cả thợ xét trên phương diện chất lượng nguồn nhân lực và cơ hội phát triển nghề nghiệp trong một số lĩnh vực cụ thể. Bản chất của vấn đề thừa này chính là lãng phí nguồn lực xã hội, vì một bộ phận nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn kỹ thuật vững chắc, và kỹ năng nghề nghiệp chuyên sâu, nhưng không có cơ hội phát triển và thậm chí không thể tìm được việc làm ở Việt Nam, trong khi một số lượng tương đối đông đảo lực lượng lao động chưa được đào tạo nghề nghiệp dù chỉ ở những mức độ sơ đẳng nhất có thể. Khái niệm thừa thầy thiếu thợ của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay chính vì thế chỉ có thể được hiểu theo cách thừa những người lắm lời, nhưng không có khả năng tạo ra sản phẩm đích thực cho cuộc sống, trong khi lại thiếu hẳn những người làm nhiều nói ít nhưng có khả năng sáng tạo giá trị thực tế cho xã hội cả trước mắt lẫn lâu dài không phân biệt giàu nghèo, nghề nghiệp, và thành phần xã hội. Từ khóa: Thừa thầy, thiếu thợ, lao động, nhân lực, doanh nghiệp * Goethe University-Frankfurt am Main, Germany 199
  2. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong quá trình phát triển đội ngũ nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa của đất nước cũng như hội nhập với thế giới, lực lượng lao động của Việt Nam gặp phải một vấn đề mang tính đặc thù. Đó chính là hiện tượng thừa thầy thiếu thợ ở mọi cấp độ ngành nghề, trình độ đào tạo, và lĩnh vực chuyên môn nghề nghiệp của thực tiễn cuộc sống. Mặc dù vậy, bản chất của vấn đề không phải lúc nào cũng hoàn toàn chính xác giống như những gì thường được hiểu trong khái niệm thừa thầy thiếu thợ. Vậy tại sao lại có tình trạng này, bản chất của vấn đề là gì, và phương hướng giải quyết như thế nào? Trả lời các câu hỏi này không chỉ góp phần làm sáng tỏ thêm thực tiễn của đội ngũ nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay, mà còn giúp chúng ta có thêm một cái nhìn chính xác, toàn diện, và nhiều chiều hơn về các ưu thế và hạn chế của lực lượng lao động của đất nước để có các chính sách phù hợp hơn cũng như biện pháp sử dụng hiệu quả hơn trong thời gian tới. Vấn đề này thực tế đã được một số cơ quan chức năng và báo chí đề cập bằng nhiều hình thức và mức độ khác nhau thời gian gần đây. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào đặt câu chuyện thừa thầy thiếu thợ vào đúng trọng tâm vốn có, nêu được bản chất thực sự của vấn đề, và đưa ra các phương hướng giải quyết một cách triệt để. Trên cơ sở sử dụng các phương pháp định tính và định lượng cũng như chuyên ngành và liên ngành từ số liệu thống kê của các cơ quan chức năng, các nhà nghiên cứu, và báo chí thời gian gần đây, bài viết không chỉ bàn thêm về khái niệm thầy và thợ, mà còn phân tích thực trạng của vấn đề thừa thầy thiếu thợ ở Việt Nam hiện nay đồng thời đưa ra một vài giải pháp tháo gỡ mang tính tham khảo với hy vọng góp phần giải quyết một trong những nút thắt quan trọng nhất trong câu chuyện đội ngũ nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển và hội nhập của đất nước trong thời gian tới. 2. VẤN ĐỀ THỪA THẦY THIẾU THỢ CỦA VIỆT NAM 2.1. Khái niệm thầy và thợ trong vấn đề thừa thầy thiếu thợ của Việt Nam Hiện nay có rất nhiều cách hiểu khái niệm thầy và thợ khác nhau và các cách hiểu này lại có ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức chung về vấn đề thừa thầy thiếu thợ của Việt Nam. Thầy là một khái niệm vừa thiêng liêng vừa cao quý trong xã hội Việt Nam truyền thống. Người thầy về mặt nguồn gốc để chỉ những người có trình độ chuyên môn hơn người (mặc dù lúc đó chủ yếu là văn chương chữ nghĩa) thường làm công tác dạy học. Mặc dù khái niệm này hiện nay thường được dùng để chỉ giáo viên nam đang công tác trong tất cả các cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc đủ mọi loại hình và trình độ đào tạo để phân biệt với giáo viên nữ thường được gọi là cô giáo trên phương diện giới tính, nhưng trong một thời gian dài và thậm chí cả hiện nay trong một số trường hợp cần tính biểu tượng và trừu tượng, hình ảnh người thầy thường được dùng để chỉ tất cả những người làm công tác giáo dục và đào tạo mà thuật ngữ chuyên môn thường hay gọi là người dạy, thầy 200
  3. cô, nhà giáo, giáo viên, hoặc giảng viên. Xét trên phương diện chuyên môn, người thầy thông thường phải được đào tạo trong một khoảng thời gian nhất định nào đó và có trình độ chuyên môn hơn người bình thường mới có thể được phép hành nghề. Xét trên phương diện nghề nghiệp, người thầy thường chủ yếu lao động trí óc và sản phẩm mà học tạo ra thông thường không chỉ có hàm lượng kỹ thuật cao hơn, mà nhiều lúc còn mang tính trừu tượng rất khó có thể cân đo đong đếm bằng các phương pháp thông thường. Xét trên phương diện năng lực, người thầy thường phải có tài năng hơn người trong một số khía cạnh và lĩnh vực cụ thể của cuộc sống. Xét trên phương diện thực tiễn cuộc sống, người thầy thường phải có một số đóng góp nhất định nào đó cho sự phát triển chung của xã hội bằng năng lực thực tế của mình và được xã hội tự nguyện công nhận bằng nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Xét trên phương diện trật tự xã hội, người thầy thường cũng có một địa vị cao hơn phần lớn giới bình dân trong cộng đồng. Xét trên phương diện tự nhiên, ai cũng có thể là thầy và tất nhiên cũng có thể là trò tùy theo bản chất của mối quan hệ mà họ đang tham gia. Việc tìm hiểu khái niệm người thầy theo các khía cạnh nêu trên sẽ cho phép chúng ta phân biệt một cách rõ ràng sự khác biệt giữa thầy và thợ. Tuy nhiên, đó không hẳn và chưa chắc lúc nào cũng là những gì mà khái niệm thừa thầy thiếu thợ muốn ám chỉ. Trong so sánh với khái niệm thầy, khái niệm thợ không thực sự quá phức tạp và đa nghĩa. Trong sự khác biệt với người thầy, người thợ thường sử dụng lao động tay chân nhiều hơn để tạo ra các sản phẩm vật chất mang tính ứng dụng trực tiếp cho thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Mặc dù người thợ ngày xưa không phải lúc nào cũng cần phải trải qua các khóa đào tạo bài bản và cần phải có một trình độ chuyên môn nhất định, nhưng ngày nay yêu cầu của cuộc sống buộc người thợ không chỉ phải được đào tạo mà còn phải có trình độ chuyên môn và kỹ năng thực hành chuyên nghiệp. Người thợ ở đây chính vì thế không phải là tất cả những người không phải thầy, mà trong thực tế là những người tạo ra sản phẩm bằng lao động chân tay nhiều hơn trí óc. Mặc dù vậy, có một điều cần phải lưu ý là không phải tất cả những người lao động chân tay nhiều hơn trí óc đều là thợ, mà quan trọng hơn là sản phẩm mà họ tạo ra phải có tính thực tiễn và mang tính vật chất nhiều hơn trừu tượng cũng như đáp ứng các nhu cầu cấp thiết hàng ngày của cuộc sống. Về lý thuyết, tất cả mọi người đều có thể là thầy hoặc thợ trên một số phương diện nhất định. Thực tế đó cho thấy việc phân định một cách rõ ràng sự khác biệt giữa thầy và thợ với những người không phải thầy và thợ đã rất khó khăn, nhưng việc phân định một cách rạch ròi sự khác biệt giữa thầy và thợ còn phức tạp hơn nhiều. Điều đó có nghĩa là khái niệm thầy và thợ có thể được hiểu theo khía cạnh 201
  4. bằng cấp, nghề nghiệp chuyên môn, công việc đang làm, sản phẩm tạo ra, phương pháp kiếm sống, phương thức lao động, chức năng xã hội, tầm quan trọng đối với cuộc sống, trình độ kỹ năng, hay quan niệm xã hội. Tuy nhiên, theo quan niệm thông thường của người Việt Nam, thợ là những người làm những công việc đòi hỏi thực hành nhiều hơn, còn thầy là những người kiếm sống bằng những nghề thiên về lý thuyết nhiều hơn. Mặc dù quan niệm này không phải lúc nào cũng hợp lý, nhưng nó đã góp phần phản ánh một hiện tượng có thật của xã hội. Thừa thầy thiếu thợ ở đây ám chỉ việc Việt Nam thừa những người nói nhiều hơn làm, trong khi lại thiếu những người làm nhiều hơn nói. Thợ ở đây chính vì thế không phải là tất cả những người không phải thầy và thầy ở đây cũng không phải tất cả những người không phải thợ, mà đơn giản là thợ tạo ra các sản phẩm mang tính ứng dụng trực tiếp cho thực tiễn cuộc sống hàng ngày bằng lao động tay chân là chủ yếu, trong khi thầy thường tạo ra các sản phẩm có hàm lượng chất xám và trình độ kỹ thuật cao hơn, có tính ứng dụng lâu dài, và mang tính trừu tượng thường nhiều hơn thông qua lao động trí óc. Điều đó không có nghĩa là thợ không sử dụng trí óc, còn thầy không lao động tay chân, mà cơ bản là những giá trị mà họ tạo ra chủ yếu do trí óc hay tay chân làm nên mà thôi. Khái niệm thầy và thợ ở đây chính vì thế phản ánh một hiện tượng có tính đặc thù của xã hội Việt Nam trong những bối cảnh lịch sử, không gian xã hội, và thời gian nhất định. Khái niệm này tất nhiên không thể áp dụng cho các cộng đồng khác một cách rập khuôn, máy móc, và nguyên xi. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và cơ chế thị trường, cơ cấu ngành nghề cũng như cấu trúc xã hội đã có nhiều biến chuyển làm cho khái niệm thầy và thợ của Việt Nam nhiều lúc không còn phù hợp và giữ nguyên nghĩa gốc trong bối cảnh thực tế của một đất nước đang vươn mình mạnh mẽ như hiện nay. Một khi mang khái niệm này sang áp dụng đối với các xã hội khác, vấn đề sẽ còn trở nên phức tạp và khó thống nhất hơn nữa. 2.2. Vấn đề thừa thầy và thiếu thợ của Việt Nam Vấn đề thừa thầy của Việt Nam hiện nay chủ yếu xuất phát từ thực tiễn của 3 vấn đề lớn. (1) Số người thất nghiệp đã qua đào tạo và có trình độ chuyên môn kỹ thuật còn nhiều Về số lượng, giai đoạn 2001 - 2013, tỷ lệ thất nghiệp rất cao ở những người có trình độ chuyên môn kỹ thuật: nhóm có trình độ cao đẳng nghề là 7,68%, trình độ cao đẳng là 6,74%, và trình độ đại học là 4,25%.129 Đến cuối năm 2017, có hơn 129 Lê Thị Hồng Điệp (2014), Những hạn chế về lao động và việc làm trên thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 30, Số 4 (2014), tr. 52. 202
  5. 200.000 cử nhân thất nghiệp.130 Quý 4 năm 2018, số người thất nghiệp có trình độ đại học trở lên là 135.800 người, trình độ trung cấp là 68.800 người. Ngược lại, nhóm trình độ cao đẳng có 81.400 người thất nghiệp. Nhóm có trình độ sơ cấp nghề có 27.000 người thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp cao nhất vẫn ở nhóm có trình độ cao đẳng (4,1%), tiếp đến là trung cấp (2,61%), đại học trở lên (2,57%), sơ cấp nghề (1,51%)131. Bên cạnh số lượng những người đó qua đào tạo, có trình độ chuyên môn kỹ thuật, và bằng cấp chứng chỉ chưa tìm được việc làm còn cao, tình trạng thừa thầy còn diễn ra cục bộ giữa các ngành nghề đào tạo. Quý 2 năm 2018, có đến gần 743.800 lao động thiếu việc làm và gần 1,1 triệu lao động thất nghiệp. Trong đó, 26,7% số lao động thất nghiệp đó qua đào tạo chuyên nghiệp hoặc nghề từ 3 tháng trở lên. 6 nhóm ngành nghề có tỷ trọng lao động thất nghiệp có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ 3 tháng trở lên cao nhất là kinh doanh và quản lý: 31,4%, khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên: 12,5%, công nghệ kỹ thuật: 11,9%, sức khỏe: 11,2%, dịch vụ vận tải: 7,2%, và máy tính và công nghệ thông tin: 4,2%.132 Tuy nhiên, đến quý 4 năm 2018, theo nhóm ngành nghề, thì kế toán, nhân sự, và tài chính ngân hàng có số người tìm việc cao nhất. Lao động phổ thông tìm việc cũng tăng 30,4% so với quý 3 năm 2018.133 Nếu tính cả năm 2018, có đến 19% số người ra trường chưa tìm được việc làm từng học các ngành khoa học cơ bản, giáo dục, và giáo viên. Tỷ lệ này cũng đúng đối với những người tốt nghiệp các ngành dịch vụ xã hội. Cùng lúc đó, các ngành nghề về môi trường đóng góp 17%, còn những người có bằng luật cũng chẳng kém cạnh gì (17%). Trong bối cảnh “của khó người khôn” đó, những người học về văn hóa và thể thao chỉ đóng góp 16% tổng số người thất nghiệp. Chính vì thế, việc điều chỉnh cơ cấu ngành nghề đào tạo và trình độ chuyên môn giữa các cấp học một cách hợp lý có ý nghĩa quyết định đối với khả năng thích ứng với thực tiễn cuộc sống của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam134 trong những năm tới. Cơ hội việc làm của người lao động vừa lệ thuộc vào bản thân chính người lao động, nhưng đồng thời cũng lệ thuộc không nhỏ vào khả năng cung ứng việc làm của nền kinh tế cũng như sự phát triển của thị trường lao động. Việc một số lượng không nhỏ những người có trình độ từ đại học trở lên không thể kiếm được việc làm trong thời gian qua chính là một biểu hiện rõ ràng cho sự méo mó của cơ chế thị trường. Cụ thể, năm 2018, các cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn Thành 130 Xem thêm: https://dantri.com.vn/viec-lam/sinh-vien-gioi-ra-truong-kho-xin-viec-hon-nguoi-khong-gioi-co-o du- 20180818082457187.html (truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2019). 131 Tổng cục Thống kê (2018), Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam, Số 20, Quý 4 năm 2018, Hà Nội, tr. , 4, 5. 132 Tổng cục Thống kê (2018), Báo cáo điều tra lao động việc làm quý 2 năm 2018, Hà Nội, tr. 13-14. 133 Tổng cục Thống kê (2018), Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam, Số 20, Quý 4 năm 2018, Hà Nội, tr. 6. 134 Viện Khoa học Giáo dục nghề nghiệp (2017), Báo cáo Giáo dục nghề nghiệp Việt Nam 2015, Hà Nội, tr. 139. 203
  6. phố Hồ Chí Minh cung cấp cho thị trường lao động hơn 130.000 lao động, nhưng nhu cầu nhân lực có trình độ đại học và cao đẳng của trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước chỉ ở mức khoảng 60.000 mỗi năm135. Về phía người lao động, tính chủ động sáng tạo của một bộ phận lao động vẫn chưa cao. Không ít sinh viên sau khi ra trường thường không muốn đi công tác ở những nơi xa, trong khi các vùng miền còn nhiều khó khăn đang thiếu nhân lực trầm trọng, nhưng không thể tuyển được người như mong muốn.136 Đây quả là một sự lãng phí vô cùng lớn137 không chỉ về chất xám, mà còn lãng phí thời gian và công sức của bản thân các em, tiền bạc của gia đình, đặc biệt là các em có hoàn cảnh khó khăn, và để lại nhiều hệ lụy xấu cho tương lai138 mỗi người cũng như toàn xã hội. Bên cạnh các con số về tỷ lệ người thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm cần nhiều suy ngẫm, an sinh nghề nghiệp là một câu chuyện cũng không kém phần phức tạp. Đến cuối năm 2018, có đến 60% lực lượng lao động có trình độ đại học đang phải làm những công việc không phù hợp với các chuyên ngành được đào tạo. Trong thực tế, chỉ có khoảng 15% sinh viên tốt nghiệp tìm được việc làm đúng với chuyên ngành mà mình được đào tạo trước đó139. Hệ quả tất yếu của vấn đề này là vào quý 2 năm 2018, có đến 3,0% trong tổng số hơn 11,75 triệu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật được đào tạo từ 3 tháng trở lên xem công việc hiện tại là tạm thời.140 Tóm lại, ngoài việc tỷ lệ những người lao động chưa tìm được việc làm cũng như cơ hội việc làm cho những người đó qua đào tạo chưa cao, người lao động Việt Nam cũng phải đối mặt với một vấn đề rất đáng quan ngại nữa là an sinh nghề nghiệp. Một bộ phận không nhỏ những người qua đào tạo không tìm được những công việc đúng với chuyên ngành được đào tạo mặc dù tỷ lệ lực lượng lao động qua đào tạo không cao. Không ít người có trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp không làm đúng với trình độ đã được đào tạo. Một số có bằng cấp chứng chỉ làm những công việc thấp hơn trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp mà mình đang có, nhưng cũng không ít trường hợp người lao động phải làm những công việc vượt quá khả năng có thể cũng như trình độ được đào tạo. 135 Đông Gia (2018), Thực trạng “thừa thầy thiếu thợ”: xa rời thực tế, trong: http://saigondautu.com.vn/kinh-te/thuc-trang- thua-thay-thieu-tho-nang-tam-ly-xa-roi-thuc-te-60809.html (truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2019). 136 Xem thêm: https://tgm.vn/63-sinh-vien-that-nghiep-khi-ra-truong/ (truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2019). 137 Nguyễn Cao (2016), Chuyện “thừa thầy, thiếu thợ” và nghịch lý chọn nghề, trong: https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/ chuyen-thua-thay-thieu-tho-va-nghich-ly-chon-nghe-post165050.gd (truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2019). 138 Nguyễn Văn Khánh (2016), Một nửa giảng viên sẽ thất nghiệp, 342.800 thạc sỹ, cử nhân chưa có việc, trong: https:// giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Mot-nua-giang-vien-se-that-nghiep-342800-thac-sy-cu-nhan-chua-co-viec-post164836.gd (truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2019). 139 Cử nhân thất nghiệp: quá lãng phí nguồn lực, trong: https://www.thesaigontimes.vn/273812/Cu-nhan-that-nghiep-qua- lang-phi-nguon-luc.html (truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2019). 140 Tổng cục Thống kê (2018), Báo cáo điều tra lao động việc làm quý 2 năm 2018, Hà Nội, tr. 12. 204
  7. Tất cả các hiện tượng trên đều là một biểu hiện của sự lãng phí nguồn lực của xã hội cũng như cơ hội của người lao động. 2.3 Thực tiễn đội ngũ lao động Việt Nam hiện nay Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo còn thấp Mặc dù hệ thống giáo dục và đào tạo của Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực trong thời gian gần đây, nhưng tỷ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo vẫn còn hết sức hạn chế. Năm 2003, lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật mới chỉ chiếm 21,22%141. Năm 2009, mới chỉ có 1,6% số người trong độ tuổi lao động tốt nghiệp cao đẳng, 4,2% đại học, và 0,21% sau đại học142. Năm 2013, chỉ có 38,3% của gần 18 triệu người lao động làm công ăn lương có bằng cấp chứng chỉ, cả nước là 17,9%.143 Năm 2015, trong tổng số 54,6 triệu người trong lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên (78,8% dân số), mới chỉ có 11,02 triệu người (20,2% lực lượng lao động) có chuyên môn kỹ thuật và bằng cấp chứng chỉ trong các khóa đào tạo nghề từ 3 thông trở lên. Trong số này, 4,84 triệu người có trình độ đại học trở lên (43,9%), hơn 1,47 triệu người có trình độ cao đẳng (13,3%), khoảng 180.000 người có trình độ cao đẳng nghề (1,6%), gần 2,14 triệu người có trình độ trung cấp chuyên nghiệp (19,4%), 710.000 người có trình độ trung cấp nghề (6,4%), và 1,68 triệu người có trình độ sơ cấp nghề (15,3%)144. Điều đó có nghĩa là lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật ở trình độ đại học trở lên chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số lao động đó qua đào tạo ở Việt Nam. Đến quý 4 năm 2018, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo và có bằng cấp chứng chỉ từ 3 tháng trở lên tăng lên 12,36 triệu người (22,22%). Trong số này, trình độ cao đẳng tăng (8,02%), tiếp đến là nhóm trung cấp (3,23%), nhóm sơ cấp nghề (1,95%), và nhóm đại học trở lên (1,04%). Trong số 55,64 triệu người lao động của Việt Nam vào quá 4 năm 2018, 9,76% có trình độ đại học trở lên, 3,68% cao đẳng, 5,35% trung cấp, và 3,43% sơ ấp nghề145. Tính chung cả năm 2018, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt khoảng 58,6%, trong đó: tỷ lệ lao động có bằng cấp chứng chỉ đạt 23-23,5%.146 Lê Thị Hồng Điệp (2014), Những hạn chế về lao động và việc làm trên thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí 141 Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 30, Số 4 (2014), tr. 48-49. 142 Tổng cục Thống kê (2011), Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009, Giáo dục ở Việt Nam: Phân tích chỉ số chủ yếu, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, tr. 53. 143 Viện Khoa học Lao động và Xã hội và Tổ chức Lao động Quốc tế (2014), Lao động làm công ăn lương, Bản tin Tóm tắt chính sách, Số 3 năm 2014, tr. 1. 144 Viện Khoa học Giáo dục nghề nghiệp (2017), Báo cáo Giáo dục nghề nghiệp Việt Nam 2015, Hà Nội, tr. 133-134. 145 Tổng cục Thống kê (2018), Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam, Số 20, Quý 4 năm 2018, Hà Nội, tr. 2. Lý Hằng (2019), Tập trung cao độ cho giáo dục nghề nghiệp, trong: http://vneconomy.vn/tap-trung-cao-do-cho-giao-duc- 146 nghe-nghiep-20190427132941444.htm (truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2019). 205
  8. Cũng trong năm 2018, trong số 11,73 triệu người lao động đã qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ từ sơ cấp và tương đương trở lên, chỉ có 5,12 triệu người có trình độ đại học trở lên, 1,80 triệu người cao đẳng, 3,03 triệu người trình độ trung cấp, và 1,78 triệu người trình độ sơ cấp147. Đến quý 1 năm 2019, trong số 54,3 triệu người từ 15 tuổi trở lên có việc làm, chỉ có 12,1 triệu người đã qua đào tạo từ trình độ sơ cấp nghề trở lên, chiếm 22,2% tổng số lao động có việc, tăng 0,1 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,7 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.148 Tóm lại, nguồn nhân lực của Việt Nam còn trẻ và dồi dào, nhưng trình độ tay nghề và chuyên môn kỹ thuật còn thấp149. Chính tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp đã làm cho năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn nhiều lần so với các nước trong khu vực150. Trước tình hình đó, các hoạt động GDNN đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo trong cả nước lên đáng kể trong những năm gần đây. Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn thiếu lao động có trình độ tay nghề bậc cao151 trầm trọng. Chính vì thế, bên cạnh việc tăng cường công tác tuyển sinh đầu vào và mở rộng quy mô đào tạo, hệ thống các cơ sở GDNN cần phải tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo và đổi mới cơ chế hoạt động. Số người thất nghiệp và thiếu việc làm còn cao Trong giai đoạn những năm 2001-2013, tỷ lệ thất nghiệp chung dao động từ 2,12% (2002) đến 2,37% (2013)152. Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2015, tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chưa tìm được việc làm chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng số 1,09 triệu người thất nghiệp (39,7%). Chỉ có 1/5 lao động có việc làm đã qua đào tạo từ 3 tháng trở lên có trình độ chuyên môn trong tổng số 53,5 triệu người có việc làm. Trong khi đó, gần một phần ba số lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp là lao động phổ thông và không có trình độ chuyên môn kỹ thuật (31,0%)153. Quý 2 năm 2017, cả nước có 1.081.600 lao động trong độ tuổi thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi giảm còn 2,26%, thấp nhất trong 5 quý 147 Nguyễn Đình Bắc (2018), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong: http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu-Traodoi/2018/50924/Phat-trien-nguon-nhan- luc-chat-luong-cao-o-nuoc-ta-truoc.aspx (truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2019). 148 Tổng cục Thống kê (2019), Thông cáo báo chí về tình hình Lao động việc làm quý I năm 2019, trong: https://www.gso.gov. vn/default.aspx?tabid=382&idmid=2&ItemID=19136 (truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2019). 149 Tổng cục Thống kê (2015), Báo cáo điều tra lao động việc làm năm 2014, Hà Nội, tr. 17. Lê Thị Hồng Điệp (2014), Những hạn chế về lao động và việc làm trên thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí 150 Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 30, Số 4 (2014), tr. 51. 151 Minh Thư (2017), Giáo dục nghề nghiệp đang đứng trước rất nhiều thách thức, trong: https://infonet.vn/giao-duc-nghe- nghiep-dang-dung-truoc-rat-nhieu-thach-thuc-post249482.info (truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2019). 152 Lê Thị Hồng Điệp (2014), Những hạn chế về lao động và việc làm trên thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 30, Số 4 (2014), tr. 52. 153 Viện Khoa học Giáo dục nghề nghiệp (2017), Báo cáo Giáo dục nghề nghiệp Việt Nam 2015, Hà Nội, tr. 139. 206
  9. gần đây. Số người thất nghiệp có trình độ đại học trở lên là 183.100 người, tăng 44.200 người so với quý 1 năm 2017. Tỷ lệ thất nghiệp của nhóm này là 3,63%, trong khi quý trước chỉ là 2,79%. Nhóm trình độ cao đẳng có 82.600 người thất nghiệp, giảm 21.600 người so với quý 1 năm 2017. Tỷ lệ thất nghiệp của nhóm này giảm còn 4,96% nhưng vẫn ở mức cao nhất. Nhóm trình độ trung cấp có 92.700 người thất nghiệp, tăng 9.400 người, tỷ lệ thất nghiệp là 3,5%154. Đến quý 2 năm 2018, có gần 743.800 lao động thiếu việc làm và gần 1,1 triệu lao động thất nghiệp. Trong đó, có tới hơn 26,7% số lao động thất nghiệp cả nước là đã qua đào tạo chuyên nghiệp hoặc đào tạo nghề từ 3 tháng trở lên. Nhóm lao động có trình độ từ đại học trở lên chiếm khoảng 43,7% tổng số lao động thất nghiệp. 6 nhóm ngành nghề đào tạo hiện có tỷ lệ lao động thất nghiệp có trình độ chuyên môn kỷ thuật từ 3 tháng trở lên cao nhất theo thứ tự lần lượt là kinh doanh và quản lý: 31,4%, khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên: 12,5%, công nghệ kỹ thuật: 11,9%, sức khỏe: 11,2%, dịch vụ vận tải: 7,2%, và máy tính và công nghệ thông tin: 4,2%.155 Tính chung cả năm 2018, tỷ lệ thất nghiệp cả nước là 2,0%.156 Quý 1 năm 2019, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động ước gần 1,1 triệu người (2,17%)157. Mặc dù tỷ lệ lao động không có việc làm thấp, nhưng lại chủ yếu rơi vào lao động có chuyên môn kỹ thuật158. Trong lúc số người có trình độ chuyên môn kỹ thuật và đã qua đào tạo chưa tìm thấy việc làm tương đối lớn, tỷ lệ thiếu việc làm của cả nước biến động không nhiều qua các năm. Năm 2010, tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động Việt Nam là 1,52%, năm 2011 lên 1,58%, năm 2012 là 1,56%.159 Quý 1 năm 2017, có gần 918.000 lao động thiếu việc làm, trong đó: lao động thanh niên thiếu việc làm chiếm khoảng 20,8%.160 Quý 4 năm 2018, cả nước có 543.200 lao động trong độ tuổi thiếu việc làm, chiếm 1,13%161. Tính chung cả năm 2018, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ước tính là 1,46%162. Con số này trong quý 1 năm 2019 là 1,21%.Tỷ lệ người 154 Tổng cục Thống kê (2017), Bản tin Cập nhật thị trường lao động hằng quý, Số 14, quý 2 năm 2017, Hà Nội, tr. 4. 155 Tổng cục Thống kê (2018), Báo cáo điều tra lao động việc làm quý 2 năm 2018, Hà Nội, tr. 13-14. 156 Tổng cục Thống kê (2018), Tình hình kinh tế - xã hội năm 2018, trong: https://www.gso.gov.vn/default. aspx?tabid=621&ItemID=19037 (truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2019). 157 Tổng cục Thống kê (2019), Thông cáo báo chí về tình hình Lao động việc làm quý I năm 2019, trong: https://www.gso.gov. vn/default.aspx?tabid=382&idmid=2&ItemID=19136 (truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2019). 158 Lê Thị Hồng Điệp (2014), Những hạn chế về lao động và việc làm trên thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 30, Số 4 (2014), tr. 52. Dương Ngọc Thành và Nguyễn Minh Hiếu (2014), Thực trạng lao động và việc làm nông thôn Việt Nam, Tạp chí Khoa học 159 Trường Đại học Cần Thơ Phần D: Khoa học Chính trị, Kinh tế và Pháp luật: 30 (2014), tr. 43 160 Tổng cục Thống kê (2017), Báo cáo điều tra lao động việc làm quý 1 năm 2017, Hà Nội, tr. 5, 13. 161 Tổng cục Thống kê (2018), Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam, Số 20, Quý 4 năm 2018, Hà Nội, tr. 5. 162 Tổng cục Thống kê (2018), Tình hình kinh tế - xã hội năm 2018, trong: https://www.gso.gov.vn/default. aspxtabid=621&ItemID=19037 (truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2019). 207
  10. lao động thiếu việc làm trong khu vực nông, lâm nghiệp, và thủy sản là 2,4%, cao gấp 6 lần tỷ lệ thiếu việc làm của người lao động trong khu vực dịch vụ và khu vực công nghiệp và xây dựng.163 Tóm lại, trong khi tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của Việt Nam chưa cao, số người có trình độ chuyên môn và năng lực nghề nghiệp chưa tìm được việc làm còn lớn, thì lực lượng lao động thiếu việc làm cũng không hề nhỏ. Một bộ phận rất lớn lực lượng lao động của Việt Nam đang làm việc trong các ngành nghề phi chính quy và phi chính thức. Các số liệu thống kê đối với các lĩnh vực sản xuất này thường gặp rất nhiều khó khăn. Một bộ phận không nhỏ lao động nông nghiệp bán thời vụ làm nhiều nghề tự do không rõ thời gian và thường cũng không có hợp đồng lao động cụ thể. Chính vì thế, mặc dù theo các báo cáo của cơ quan chức năng tỷ lệ người thiếu việc làm của Việt Nam hiện nay không lớn, nhưng trong thực tế con số này không hề khiêm tốn. 2.4 Nhu cầu nguồn nhân lực và khả năng đáp ứng của Việt Nam Đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những tài sản quý giá nhất của mọi quốc gia164. Tuy nhiên, Diễn đàn kinh tế thế giới lại xem số lượng và chất lượng của lực lượng lao động đã qua đào tạo là một trong 3 trở ngại lớn nhất trong việc phát triển sản xuất và kinh doanh ở Việt Nam165. Về mặt chất lượng, Việt Nam đang thiếu hụt các nhà khoa học, chuyên gia trình độ cao, đội ngũ quản lý, nhà kinh doanh giỏi, lao động lành nghề trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội166. Nguồn nhân lực của nước ta trẻ và dồi dào, nhưng trình độ tay nghề và chuyên môn kỹ thuật còn thấp167. Năm 2019, 2/3 người lao động đang thiếu hụt kỹ năng và kỹ thuật168. Điều đó có nghĩa là Việt Nam đang thiếu lao động có trình độ tay nghề và lao động kỹ thuật bậc cao169 thuộc nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau. 163 Tổng cục Thống kê (2019), Thông cáo báo chí về tình hình Lao động việc làm quý I năm 2019, trong: https://www.gso.gov. vn/default.aspx?tabid=382&idmid=2&ItemID=19136 (truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2019). 164 Hải Phòng (2018), Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội, trong: https://giaoducthoidai. vn/thoi-su/dao-tao-nguon-nhan-luc-chat-luong-cao-dap-ung-yeu-cau-phat-trien-xa-hoi-3967292-b.html (truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2019). 165 Trần Thị Tuyết (2017), Có phải thực sự Việt Nam đang thừa thầy, thiếu thợ, trong: https://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/ Co-phai-thuc-su-Viet-Nam-dang-thua-thay-thieu-tho-post180227.gd (truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2019). 166 Nguyễn Đình Bắc (2018), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong: http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu-Traodoi/2018/50924/Phat-trien-nguon-nhan- luc-chat-luong-cao-o-nuoc-ta-truoc.aspx (truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2019). 167 Tổng cục Thống kê (2015),Báo cáo điều tra lao động việc làm năm 2014, Hà Nội, tr. 17. 168 Hương Giang (2019), Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam thời kỳ hội nhập: Cơ hội và thách thức, trong: http:// tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/chat-luong-nguon-nhan-luc-viet-nam-thoi-ky-hoi-nhap-co-hoi-va-thach- thuc-304052.html (truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2019). 169 Minh Thư (2017), Giáo dục nghề nghiệp đang đứng trước rất nhiều thách thức, trong: https://infonet.vn/giao-duc-nghe- nghiep-dang-dung-truoc-rat-nhieu-thach-thuc-post249482.info (truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2019). 208
  11. Về mặt số lượng, năm 2018, có đến gần 80% lực lượng lao động của Việt Nam từ 15 tuổi trở lên chưa được đào tạo nghề có văn bằng chứng chỉ bằng bất cứ hình thức và mức độ nào170. Đến quý 1 năm 2019, số lao động có việc làm đã qua đào tạo từ trình độ sơ cấp nghề trở lên chỉ là 12,1 triệu người (22,2%)171. Hàng năm nguồn nhân lực cung cấp cho thị trường lao động được đào tạo ở trình độ cao đẳng và trung cấp còn rất thấp.172 Chính vì thế, một trong những khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là lực lượng lao động đã qua đào tạo còn quá nghèo nàn173. Về ngành nghề, quý 1 năm 2019, một số ngành có nhu cầu tuyển dụng tăng là sản xuất và phân phối điện, khí đốt, và điều hòa không khí (18,4%), hoạt động tài chính, ngân hàng, và bảo hiểm (5,8%), nghệ thuật vui chơi và giải trí (8,5%)174. Theo dự báo, từ năm 2019 đến năm 2025, Việt Nam cần 10.000 cán bộ quản lý nông nghiệp, 80.000 cán bộ hợp tác xã nông nghiệp, 10 vạn nông dân có trình độ đào tạo, 6 vạn người làm dịch vụ kỹ thuật, sản xuất, kinh doanh các vật tư nông nghiệp, 1.000 tiến sĩ và 8000 thạc sĩ nghiên cứu175. Việt Nam hiện nay đang thiếu lao động trong một số ngành dịch vụ như ngân hàng, tài chính, thông tin-viễn thông, du lịch… và công nghiệp mới.176 Về nhu cầu của doanh nghiệp, đầu năm 2019, 55% số doanh nghiệp cho rằng rất khó tìm kiếm nguồn lao động có chất lượng cao177, 69% doanh nghiệp FDI cho rằng họ gặp khó khăn trong việc tuyển dụng được cán bộ kỹ thuật có tay nghề cao178. Thực tế cho thấy nhu cầu tuyển dụng lao động có kỹ năng trên thị trường lao động còn rất cao. Việc khát nhân lực có kỹ năng của thị trường vẫn còn hiện hữu khá rõ ràng179 trong thời gian tới. Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn nhận một 170 Nguyễn Đình Bắc (2018), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong: http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu-Traodoi/2018/50924/Phat-trien-nguon-nhan- luc-chat-luong-cao-o-nuoc-ta-truoc.aspx (truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2019). 171 Tổng cục Thống kê (2019), Thông cáo báo chí về tình hình Lao động việc làm quý I năm 2019, trong: https://www.gso.gov. vn/default.aspx?tabi=d=382&idmid=2&ItemID=19136 (truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2019). 172 Viện Khoa học Giáo dục nghề nghiệp (2017), Báo cáo Giáo dục nghề nghiệp Việt Nam 2015, Hà Nội, tr. 57. Trần Thị Tuyết (2017), Có phải thực sự Việt Nam đang thừa thầy, thiếu thợ, trong: https://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/ 173 Co-phai-thuc-su-Viet-Nam-dang-thua-thay-thieu-tho-post180227.gd (truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2019). 174 Tổng cục Thống kê (2018), Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam, Số 20, Quý 4 năm 2018, Hà Nội, tr. 8. Trung tâm Truyên thông Giáo dục (2019), Giải pháp phát triển nhân lực trình độ cao, chất lượng cao, trong: https://moet. 175 gov.vn/tintuc/Pages/tin-tong-hop.aspx?ItemID=5846 (truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2019). 176 Lê Thị Hồng Điệp (2014), Những hạn chế về lao động và việc làm trên thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 30, Số 4 (2014), tr. 49. 177 Hương Giang (2019), Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam thời kỳ hội nhập: Cơ hội và thách thức, trong: http:// tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/chat-luong-nguon-nhan-luc-viet-nam-thoi-ky-hoi-nhap-co-hoi-va-thach- thuc-304052.html (truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2019). 178 Phương Nam (2018), ‘Khát’ nguồn nhân lực chất lượng cao, trong: http://thoibaonganhang.vn/khat-nguon-nhan-luc-chat- luong-cao-75855.html (truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2019). 179 Trần Thị Tuyết (2017), Có phải thực sự Việt Nam đang thừa thầy, thiếu thợ?, trong: https://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/ Co-phai-thuc-su-Viet-Nam-dang-thua-thay-thieu-tho-post180227.gd (truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2019). 209
  12. thực tế rằng mức độ tăng việc làm chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Giai đoạn 2001-2013, hệ số co dãn việc làm chung chỉ đạt mức 0,28, tức là khi GDP tăng thêm 1% thì việc làm chỉ tăng 0,28%.180 Về khả năng đào tạo, năm 2012, cả nước có 2,2 triệu sinh viên181. Năm 2015, con số này tăng lên thành 2.118.500 sinh viên và 314.800 học sinh trung cấp chuyên nghiệp182. Năm học 2018 - 2019, cả nước có 1,5 triệu sinh viên đại học, cao đẳng, và trung cấp. Năm 2018, đào tạo nghề đã tuyển được 2.210.000 người, trong khi số học sinh tốt nghiệp các lớp đào tạo nghề là 2.100.000 người183. Lực lượng này rất cần thiết cho đất nước cũng như sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa của đất nước184 trong tương lai. Tuy nhiên, năm 2015, chỉ có khoảng 10% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đăng kí học nghề. Số còn lại thi vào các trường đại học và cao đẳng chuyên nghiệp185. Mặc dù vậy, năm 2011, Việt Nam mới có 250 sinh viên/một vạn dân, trong khi tỷ lệ này ở Thái Lan là 374, Hàn Quốc 674, Anh 380, Mỹ 576186. Số sinh viên/1 vạn dân ở Việt Nam tháng 11 năm 2016 là 200/1, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực như Hàn Quốc hay Singapore187. Cùng lúc đó, chất lượng đào tạo của hệ thống giáo dục Việt Nam cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm188. Việt Nam vì thế đang cần một đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao, cả thầy và thợ đều cần có trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, và khả năng thực hành189. Đứng trước tình hình đó, ở cấp độ trung ương, Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 dự kiến thực hiện trong 11 năm (2010- 180 Lê Thị Hồng Điệp (2014), Những hạn chế về lao động và việc làm trên thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 30, Số 4 (2014), tr. 50. 181 Xuân Trung (2012), Thủ tướng: ‘Việt Nam chúng ta đang thiếu cả thầy và thợ’, trong: https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/ thu-tuong-viet-nam-chung-ta-dang-thieu-ca-thay-va-tho-post102568.gd (truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2019). 182 Thực trạng nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay - 2018 (2018), trong: http://vnresource.vn/hrmblog/thuc-trang-nguon- nhan-luc-cua-viet-nam-hien-nay/ (truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2019). 183 Tổng cục Thống kê (2018), Tình hình kinh tế - xã hội năm 2018, trong: https://www.gso.gov.vn/default. aspxtabid=621&ItemID=19037 (truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2019). Xuân Trung (2012), Thủ tướng: ‘Việt Nam chúng ta đang thiếu cả thầy và thợ’, trong: https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/ 184 thu-tuong-viet-nam-chung-ta-dang-thieu-ca-thay-va-tho-post102568.gd (truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2019). 185 Nguyễn Cao (2016), Chuyện “thừa thầy, thiếu thợ” và nghịch lý chọn nghề, trong: https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/ chuyen-thua-thay-thieu-tho-va-nghich-ly-chon-nghe-post165050.gd (truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2019). 186 Xuân Trung (2012), Thủ tướng: ‘Việt Nam chúng ta đang thiếu cả thầy và thợ’, trong: https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/ thu-tuong-viet-nam-chung-ta-dang-thieu-ca-thay-va-tho-post102568.gd (truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2019). 187 Nguyễn Đình Bắc (2018), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong: http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu-Traodoi/2018/50924/Phat-trien-nguon-nhan- luc-chat-luong-cao-o-nuoc-ta-truoc.aspx (truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2019). 188 Trần Thị Tuyết (2017), Có phải thực sự Việt Nam đang thừa thầy, thiếu thợ?, trong: https://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/ Co-phai-thuc-su-Viet-Nam-dang-thua-thay-thieu-tho-post180227.gd (truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2019). 189 Xuân Trung (2012), Thủ tướng: ‘Việt Nam chúng ta đang thiếu cả thầy và thợ’, trong: https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/ thu-tuong-viet-nam-chung-ta-dang-thieu-ca-thay-va-tho-post102568.gd (truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2019). 210
  13. 2020) nhằm dạy nghề cho khoảng 10,6 triệu lao động nông thôn, trong đó: hỗ trợ dạy nghề cho 6,54 triệu người theo chính sách và bồi dưỡng 1,1 triệu lượt cán bộ và công chức cấp xã190. Cùng với đó, Chính phủ đã giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì nhiều chương trình đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ cao ở nước ngoài qua các Đề án 322, 911, 356, và gần nhất là đề án 12.000 tỷ đồng đào tạo 9.000 tiến sỹ ở nước ngoài giai đoạn 2018 - 2025. Cùng lúc đó, các bộ ngành và địa phương cung tích cực chuẩn bị và triển khai thực hiện hàng loạt các chương trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cả trong và ngoài nước. Tiêu biểu nhất trong số này chính là Đề án 922 của thành phố Đà Nẵng và Chương trình Mekong 1000 của đồng bằng sông Cửu Long nhằm đào tạo cán bộ có trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cao cho các địa phương. Bên cạnh đó, Việt Nam còn có nhiều chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài bằng nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Rất nhiều chính phủ các nước cấp học bổng cho công dân Việt Nam. Các tổ chức quốc tế và mối quan hệ song phương cũng như đa phương cũng tạo điều kiện cho không ít người học Việt Nam có cơ hội tham gia học tập và nghiên cứu ở nước ngoài. Đến năm 2009, có khoảng 100.000 người Việt Nam đang theo học nhiều chương trình đào tạo khác nhau trên thế giới trong tổng số khoảng 4 triệu người Việt đang sinh sống ở nước ngoài191. Tóm lại, Việt Nam hiện nay không hề thừa thầy cho dù được hiểu trên bất cứ phương diện nào của khái niệm này, mà trong thực tế đang còn thiếu thầy nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực của cuộc sống. Vấn đề thừa thầy được đặt ra trong thời gian qua là xuất phát từ thực tiễn số người được đào tạo bài bản và có trình độ chuyên môn không tìm được việc làm tương đối lớn. Thực tiễn xin việc của những người có bằng cấp và trình độ vô cùng khó khăn và phức tạp. Đó không chỉ là một sự lãng phí nguồn lực của cá nhân người lao động, gia đình, xã hội, và các bên liên quan, mà còn là một đòn tấn công trực diện vào chất lượng đào tạo của hệ thống giáo dục trên một số khía cạnh nhất định. Mặc dù vậy, công tác tuyển dụng vào hệ thống các cơ quan công quyền của nhà nước, thực tiễn nhu cầu việc làm của nền kinh tế, và hệ thống cơ chế làm việc, môi trường công tác, và chế độ chính sách cũng đóng góp một phần không nhỏ vào tình trạng thừa thầy thiếu thợ một cách rất có vấn đề của Việt Nam hiện nay. 3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT MANG TÍNH THAM KHẢO Trên cơ sở các phân tích mang tính định tính và định lượng nêu trên, bài viết mạnh dạn đề xuất một số gợi ý mang tính chất tham khảo cho các bên liên quan như sau: 190 Viện Khoa học Giáo dục nghề nghiệp (2017), Báo cáo Giáo dục nghề nghiệp Việt Nam 2015, Hà Nội, tr. 108. 191 Xuân Trung (2012), Thủ tướng: ‘Việt Nam chúng ta đang thiếu cả thầy và thợ’, trong: https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/ thu-tuong-viet-nam-chung-ta-dang-thieu-ca-thay-va-tho-post102568.gd (truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2019). 211
  14. Đối với khái niệm thầy và thợ nên được hiểu một cách chính xác và sử dụng một cách linh hoạt cho từng trường hợp cụ thể, vì cả hai khái niệm này đều có nhiều ý nghĩa khác nhau. Nếu không được vận dụng một cách linh hoạt và chính xác vào từng hoàn cảnh cụ thể, rất khó để có thể giải quyết vấn đề một cách thấu đáo. Chính vì thế, khái niệm thầy và thợ có thể thay đổi và biến thiên liên tục tùy theo mục đích và phương thức sử dụng của mỗi người. Đối với các cơ quan chức năng quản lý nhà nước, bên cạnh việc tiếp tục rà soát và hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo nghề cũng như đào tạo các trình độ đại học trở lên, cần phải có sự phối hợp một cách đồng bộ để giải quyết các công việc có liên quan mật thiết với nhau. Trước hết, là phải đề ra được một chiến lược phát triển có tính dài hơi trên cơ sở thực tiễn khách quan của từng bộ ngành và địa phương, nhưng phải phù hợp với quy hoạch phát triển tổng thể chung của cả nước và theo hướng hội nhập dần dần với các tiêu chuẩn quốc tế. Thứ hai, các cơ quan chức năng phải có cơ chế phối hợp hoạt động hiệu quả để làm tốt công tác dự báo nhu cầu nhân lực cho từng lĩnh vực ngành nghề cụ thể, trình độ đào tạo, và quy mô tuyển sinh để tránh trường hợp ngành nghề và trình độ đào tạo này thì quá thiếu, trong khi ngành nghề khác thì lại quá thừa. Thứ ba, các bên có liên quan phải làm tốt công tác định hướng nghề nghiệp và phân luồng càng sớm chừng nào tốt chừng đó để tránh lãng phí nguồn lực của toàn xã hội. Tất nhiên, việc phân luồng phải dựa trên nguyên tắc tự nguyện và nhu cầu thực tiễn của thị trường lao động trong cũng như ngoài nước. Đối với hệ thống các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân, con đường duy nhất để tồn tại và phát triển là phải chuyển đổi mô hình đào tạo từ chỗ dựa vào những gì mình có sang dựa vào nhu cầu thực tiễn của nền kinh tế của đất nước, nhưng phải đặc biệt chú trọng hội nhập với các tiêu chuẩn của thế giới càng sâu rộng chừng nào tốt chừng đó. Quá trình này tất nhiên đòi hỏi các cơ sở GDNN cũng như các cơ sở giáo dục đại học phải chuẩn bị mọi điều kiện tối cần thiết để có thể ra ở riêng và tự đứng trên đôi chân của mình càng sớm chừng nào tốt chừng đó. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là phần lớn các cơ sở giáo dục công lập vẫn phải dựa vào nguồn ngân sách nhà là chủ yếu để hoạt động. Chính vì thế, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học và GDNN ở đây chính là nâng cao hiệu quả cung ứng các gói dịch vụ cho các khách hàng có nhu cầu sử dụng các dịch vụ đó. Đối với hệ thống các doanh nghiệp, tiềm lực về vốn và khoa học kỹ thuật là một lợi thế. Tuy nhiên, chính con người mới có thể sử dụng vốn và tiềm lực khoa học công nghệ để kiếm ra tiền cho các doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là nhân tố con người đóng vai trò quyết định đối với thành bại của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, mức độ gắn kết giữa các doanh nghiệp và cơ sở GDNN cũng như giáo dục đại học của Việt Nam chưa thực sự đáp ứng yêu cầu và mong đợi. Chính vì 212
  15. thế, việc mở đường cho các doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào các hoạt động đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học và GDNN là một hướng đi hứa hẹn nhiều triển vọng. Đối với những người làm thầy và làm thợ, vấn đề không phải ở chữ thầy hoặc thợ. Thực tế cho thấy không có ngành nghề chân chính nào lại không có giá trị cả, mà chỉ có những hành động phi giá trị mới thực sự đáng lo ngại. Việc mình được làm thầy hay làm thợ trong thực tế không quá quan trọng bằng việc mình thực ra có thể tạo ra được giá trị gì cho cộng đồng mà mình đang chung sống. Điều đó có nghĩa là cho dù làm bất cứ ngành nghề gì chân chính, người lao động cũng không cần phải quá bận tâm với nghề nghiệp của mình. Việc lựa chọn nghề nghiệp của người học chính vì thế không chỉ phải căn cứ vào nhu cầu thực tế của thị trường lao động và thiên hướng phát triển của các ngành nghề trong tương lai, mà còn xuất phát từ khả năng thực tế của người học trên tất cả các phương diện. 4. KẾT LUẬN Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau đối với khái niệm thầy và thợ, nên không phải lúc nào cũng trùng khớp với ý nghĩa của thầy và thợ trong khái niệm thừa thầy thiếu thợ. Điều này một mặt là vì Việt Nam hiện nay không hề thừa thầy cho dù được hiểu trên bất cứ phương diện nào của khái niệm thầy. Hiện tượng một số lượng tương đối lớn những người có trình độ chuyên môn kỹ thuật, được đào tạo bài bản, có bằng cấp, và trình độ học vấn, nhưng không thể kiếm được việc làm ngày càng tăng trong xã hội là một thực tiễn làm cho nhiều người nghĩa rằng Việt Nam đang thừa thầy. Tuy nhiên, thực tiễn đã chứng minh rằng quá trình phát triển của Việt Nam hiện nay ở cả cấp vĩ mô mang tầm quốc gia lẫn cấp địa phương và lĩnh vực cụ thể đòi hỏi phải có một đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật và được đào tạo một cách chính quy bài bản với số lượng ngày càng đông và chất lượng ngày càng tiệm cận với các tiêu chuẩn của khu vực và thế giới. Gần như chưa có lĩnh vực cụ thể nào của Việt Nam hiện có thể khẳng định đã thừa nguồn nhân lực trình độ cao, mặc dù có thể thừa nguồn nhân lực không cần dùng đến. Điều đó có nghĩa là Việt Nam đang thiếu thầy nghiêm trọng, chứ không phải thừa thầy. Vấn đề thiếu nguồn nhân lực chất lượng này còn được thể hiện rõ hơn đối với thợ. Hàng năm có hàng loạt doanh nghiệp cả trong lẫn ngoài nước có nhu cầu tuyển dụng một số lượng không hề nhỏ đội ngũ nhân lực thực hành có trình độ chuyên môn và đã qua đào tạo để phục vụ cho công việc sản xuất kinh doanh của mình, nhưng số lượng mà các doanh nghiệp này tuyển được không đáng kể. Trong khi đó, số người thất nghiệp vẫn còn tương đối lớn và một bộ phận không nhỏ trong số họ buộc phải tìm kiếm cơ hội việc làm ở xứ người bằng các công việc lao động giản đơn và không cần trình độ chuyên môn đã từng được đào tạo. Thực tế đó cho thấy Việt Nam đang thiếu cả thầy lẫn thợ một cách nghiêm trọng, nhưng thợ và thầy ở đây là thợ và thầy có trình độ chuyên môn và đội ngũ nhân lực chất 213
  16. lượng cao thực sự. Ngược lại, Việt Nam hiện nay không chỉ thừa thầy mà còn thừa cả thợ xét trên phương diện chất lượng nguồn nhân lực và cơ hội phát triển nghề nghiệp trong một số trường hợp cụ thể. Thừa ở đây là thừa một đội ngũ nguồn nhân lực chưa qua đào tạo và không có trình độ chuyên môn sâu để có thể được sử dụng vào những công việc hợp lý không những góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân, mà còn tạo ra giá trị cho toàn xã hội và tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia. Thừa ở đây là thừa một đội ngũ nhân lực đã qua đào tạo, nhưng chưa được sử dụng hết năng lực của họ để phục vụ cho quốc kế dân sinh. Bản chất của vấn đề thừa này chính là lãng phí, vì một bộ phận nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn kỹ thuật vững chắc, và kỹ năng nghề nghiệp chuyên sâu, nhưng không có cơ hội phát triển và thậm chí tìm được việc làm ở Việt Nam. Khái niệm thừa thầy thiếu thợ của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay chính vì thế chỉ có thể được hiểu theo cách thừa những người chỉ biết nói nhiều những điều vô bổ, nhưng không có khả năng hành động trong thực tiễn để sáng tạo ra của cải vật chất cho xã hội và mang lại hiệu quả như mong muốn, trong khi lại thiếu hẳn những người làm nhiều nói ít nhưng có khả năng tạo ra nhiều giá trị thực tế cho xã hội. Đây là một vấn đề không hề nhỏ, vì nó không chỉ ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng lao động của mỗi người dân đất Việt, mà còn cả khả năng hội nhập và cơ hội phát triển của Việt nam trong thời gian tới./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đông Gia. (2018). Thực trạng “thừa thầy thiếu thợ”: Nặng tâm lý, xa rời thực tế, trong: http://saigondautu.com.vn/kinh-te/thuc-trang-thua-thay-thieu-tho-nang-tam-ly-xa-roi- thuc-te-60809.html (truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2019). 2. Dương Ngọc Thành và Nguyễn Minh Hiếu. (2014).Thực trạng lao động và việc làm nông thôn Việt Nam, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Phần D: Khoa học Chính trị, Kinh tế và Pháp luật: 30 (2014). 3. Hải Phong. (2018). Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội, trong: https://giaoducthoidai.vn/thoi-su/dao-tao-nguon-nhan-luc-chat-luong-cao-dap- ung-yeu-cau-phat-trien-xa-hoi-3967292-b.html (truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2019). 4. https://dantri.com.vn/viec-lam/sinh-vien-gioi-ra-truong-kho-xin-viec-hon-nguoi-khong- gioi-co-o-du-20180818082457187.htm (truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2019). 5. https://tgm.vn/63-sinh-vien-that-nghiep-khi-ra-truong/ (truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2019). 6. Hương Giang. (2019). Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam thời kỳ hội nhập: Cơ hội và thách thức, trong: http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/chat-luong-nguon-nhan- luc-viet-nam-thoi-ky-hoi-nhap-co-hoi-va-thach-thuc-304052.html (truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2019). 214
  17. 7. Lê Thị Hồng Điệp. (2014). Những hạn chế về lao động và việc làm trên thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 30, Số 4 (2014), tr. 52. 8. Lệ Thu. (2018). Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: “200.000 cử nhân thất nghiệp là bình thường,” trong: https://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/pho-thu-tuong-vu-duc-dam-200000-cu- nhan-that-nghiep-la-binh-thuong-20180606135153626.htm (truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2019). 9. Lý Hằng. (2019), Tập trung cao độ cho giáo dục nghề nghiệp, trong: http://vneconomy.vn/ tap-trung-cao-do-cho-giao-duc-nghe-nghiep-20190427132941444.htm (truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2019). 10. Minh Thư (2017), Giáo dục nghề nghiệp đang đứng trước rất nhiều thách thức, trong: https://infonet.vn/giao-duc-nghe-nghiep-dang-dung-truoc-rat-nhieu-thach-thuc- post249482.info (truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2019). 11. Nguyễn Cao (2016), Chuyện “thừa thầy, thiếu thợ” và nghịch lý chọn nghề, trong: https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/chuyen-thua-thay-thieu-tho-va-nghich-ly-chon-nghe- post165050.gd (truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2019). 12. Nguyễn Đình Bắc (2018), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong: http://www.tapchicongsan.org. vn/Home/Nghiencuu-Traodoi/2018/50924/Phat-trien-nguon-nhan-luc-chat-luong-cao-o- nuoc-ta-truoc.aspx (truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2019). 13. Nguyễn Văn Khánh (2016), Một nửa giảng viên sẽ thất nghiệp, 342.800 thạc sỹ, cử nhân chưa có việc, trong: https://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Mot-nua-giang-vien-se-that- nghiep-342800-thac-sy-cu-nhan-chua-co-viec-post164836.gd (truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2019). 14. Phương Nam (2018), ‘Khát’ nguồn nhân lực chất lượng cao, trong: http://thoibaonganhang. vn/khat-nguon-nhan-luc-chat-luong-cao-75855.html (truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2019). 15. Thực trạng nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay - 2018 (2018), trong: http://vnresource. vn/hrmblog/thuc-trang-nguon-nhan-luc-cua-viet-nam-hien-nay/ (truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2019). 16. Tổng cục Thống kê (2011), Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009, Giáo dục ở Việt Nam: Phân tích các chỉ số chủ yếu, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 17. Tổng cục Thống kê (2015), Báo cáo điều tra lao động việc làm năm 2014, Hà Nội. 18. Tổng cục Thống kê (2017), Bản tin Cập nhật thị trường lao động hằng quý, Số 14, quý 2 năm 2017, Hà Nội. 19. Tổng cục Thống kê (2017), Báo cáo điều tra lao động việc làm quý 1 năm 2017, Hà Nội. 20. Tổng cục Thống kê (2018), Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam, Số 20, Quý 4 năm 2018, Hà Nội. 215
  18. 21. Tổng cục Thống kê (2018), Báo cáo điều tra lao động việc làm quý 2 năm 2018, Hà Nội. 22. Tổng cục Thống kê (2018), Tình hình kinh tế - xã hội năm 2018, trong: https://www.gso. gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=19037 (truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2019). 23. Tổng cục Thống kê (2019), Thông cáo báo chí về tình hình Lao động việc làm quý I năm 2019, trong: https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=382&idmid=2&ItemID=19136 (truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2019). 24. Trần Thị Tuyết (2017), Có phải thực sự Việt Nam đang thừa thầy, thiếu thợ?, trong: https://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Co-phai-thuc-su-Viet-Nam-dang-thua-thay-thieu- tho-post180227.gd (truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2019). 25. Trung tâm Truyền thông Giáo dục (2019), Giải pháp phát triển nhân lực trình độ cao, chất lượng cao, trong: https://moet.gov.vn/tintuc/Pages/tin-tong-hop.aspx?ItemID=5846 (truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2019). 26. Viện Khoa học Giáo dục nghề nghiệp (2017), Báo cáo Giáo dục nghề nghiệp Việt Nam 2015, Hà Nội. 27. Viện Khoa học Lao động và Xã hội và Tổ chức Lao động Quốc tế (2014), Lao động làm công ăn lương, Bản tin Tóm tắt chính sách, Số 3 năm 2014. 28. Võ Đình Trí (2018), Cử nhân thất nghiệp: quá lãng phí nguồn lực, trong: https://www. thesaigontimes.vn/273812/Cu-nhan-that-nghiep-qua-lang-phi-nguon-luc.html (truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2019). 29. Xuân Trung (2012), Thủ tướng: ‘Việt Nam chúng ta đang thiếu cả thầy và thợ’, trong: https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/thu-tuong-viet-nam-chung-ta-dang-thieu-ca-thay-va- tho-post102568.gd (truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2019). 216
nguon tai.lieu . vn