Xem mẫu

  1. Lê Hà Như Thảo, Võ Văn Cương 345 Bàn luận về công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Lê Hà Như Thảo1, Võ Văn Cương2 1 Khoa Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Đại học Đà Nẵng 2 Kiểm toán Nhà nước khu vực III lhnthao@sict.udn.vn Tóm tắt: Thực hiện trách nhiệm xã hội, hướng đến phát triển bền vững đang là một trong những mục tiêu quan trọng được các doanh nghiệp quan tâm và hướng đến. Trong đó, các vấn đề thể hiện trách nhiệm xã hội như bảo vệ môi trường, hoạt động cộng đồng, chế độ cho nhân viên… luôn được các nhà quản lý chú trọng. Vì vậy, việc công bố thông tin trên các Báo cáo phát triển bền vững nói chung hay công bố thông tin về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp thu hút sự chú ý của nhiều nhà quản lý cũng như các nhà kinh tế học. Bài nghiên cứu này trình bày cơ sở lý thuyết đặt nền tảng cho việc cần thiết phải công bố thông tin trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. Qua đó, thực trạng chung về việc công bố thông tin liên quan đến các hoạt động môi trường, xã hội trên các báo cáo phát triển bền vững trên thế giới và ở Việt Nam. Từ khóa: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, Công bố thông tin trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, Lý thuyết những người liên quan. 1 Đặt vấn đề Trên thế giới, đặc biệt ở những quốc gia có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Anh, Úc… các doanh nghiệp đã quan tâm nhiều đến vấn đề công bố thông tin về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở Việt Nam, trong những năm gần đây, các doanh nghiệp đang ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các hoạt động thể hiện trách nhiệm xã hội trong hoạt động kinh doanh. Các hoạt động gắn liền với xã hội có thể kể đến như chú ý đến an toàn lao động, bảo vệ môi trường, phòng chống tham nhũng, hoặc các vấn đề liên quan đến nhân quyền. Việc thực hiện những hoạt động này không chỉ góp phần giải quyết một số vấn đề kinh tế - xã hội mang tính cấp bách mà còn giúp doanh nghiệp gia xây dựng hình ảnh và gia tăng danh tiếng. Vì vậy, doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của việc công bố thông tin trách nhiệm xã hội. Những công bố liên quan đến trách nhiệm xã hội tại Việt Nam hiện nay vẫn dựa trên cơ sở công bố tự nguyện, đa số tập trung ở các doanh nghiệp lớn. Để có cơ sở chặt chẽ cho việc xây dựng nội dung và cách trình bày các báo cáo công bố thông tin trách nhiệm xã hội, việc xây dựng cơ sở lý thuyết là điều cần thiết. 2 Những vấn đề chung về công bố trách nhiệm xã hội 2.1 Trách nhiệm xã hội Các công ty ngày càng nhận thức được rằng thành công trong hoạt động kinh doanh không chỉ xuất phát từ việc tối đa hóa lợi nhuận ngắn hạn, mà thay vào đó cần thêm những yêu cầu về việc củng cố trách nhiệm xã hội. Theo Capron (2000), kế toán xã hội được hiểu theo nhiều cách khác nhau tùy theo mục đích nghiên cứu và thực hiện. Một số nhầm lẫn tồn tại bởi vì các thuật ngữ tương tự được sử dụng theo những cách khác nhau ở các quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, nói chung, kế toán xã hội
  2. 346 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CITA 2017 “CNTT VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC LĨNH VỰC” được xem xét như một hệ thống thông tin hơn là mục đích thể hiện sự đóng góp tiêu cực hoặc tích cực của công ty đối với môi trường. Kế toán xã hội đã được phát hiện trong những năm 60, bao gồm những vấn đề liên quan đến công bố thông tin trách nhiệm xã hội như các lý thuyết giải thích và khung khái niệm liên quan đến khía cạnh con người. Sau đó, vào những năm 1980, nó được mở rộng đến vấn đề bảo vệ môi trường với tên gọi kế toán môi trường. Do đó, đối tượng của kế toán xã hội bao gồm các mối quan tâm về môi trường và xã hội. Những nghiên cứu về chủ đề trách nhiệm xã hội tập trung giải quyết các vấn đề khác nhau liên quan đến hành vi doanh nghiệp thông qua thông tin mà họ công bố. Như vậy, báo cáo trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã trở thành chủ đề nghiên cứu có liên quan để tìm hiểu các hoạt động xã hội; tuy nhiên, các báo cáo chủ yếu liên quan đến kế toán tài chính. Bởi vì, các báo cáo tài chính nhằm mục đích trình bày những thông tin tài chính của doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin cần thiết cho những đối tượng sử dụng khác nhau (Gray và cộng sự, 1997). Do đó, các báo cáo tài chính thường hạn chế việc cung cấp thông tin về sự tương tác giữa tổ chức và xã hội. Đứng ở góc độ này, báo cáo trách nhiệm xã hội được xác định dựa theo các yếu tố chi phối các mối quan hệ trong kinh doanh của doanh nghiệp, các sáng kiến về xã hội quốc tế quan trọng, các quy tắc ứng xử, luật pháp trong nước và quốc tế, quản trị doanh nghiệp, áp lực của công chúng, uy tín, rủi ro và áp lực của nhà đầu tư. Những cấp bậc về trách nhiệm mà doanh nghiệp thực hiện được thể hiện trong mô hình về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp như Hình 1. Hình 1. Mô hình thể hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (Nguồn: Caroll (1991), Hemphill (2004) và Windsor (2001)) 2.2 Công bố thông tin trách nhiệm xã hội Công bố xã hội có thể được định nghĩa là những công bố thông tin tài chính và phi tài chính liên quan những hoạt động của công ty trong những vấn đề liên quan đến xã hội. Nó có thể
  3. Lê Hà Như Thảo, Võ Văn Cương 347 thường được coi là cách doanh nghiệp thể hiện hình ảnh của mình trước công chúng liên quan đến các hoạt động về môi trường, cộng đồng, nhân viên và vấn đề người tiêu dùng. Trong bối cảnh này, Haron và cộng sự (2004) chỉ ra rằng xã hội công bố thông tin cung cấp thông tin tích cực xác nhận rằng hoạt động của công ty là hài hoà với môi trường. Một mặt, tiết lộ này cho thấy là doanh nghiệp đã tổ chức các chương trình đào tạo cho nhân viên, và các chính sách về quản lý chất thải có hiệu quả. Mặt khác, công khai xã hội có thể là tiêu cực khi phản ảnh rằng hoạt động của công ty gây tổn hại cho môi trường, chẳng hạn như không có khả năng kiểm soát, giảm ô nhiễm, hoặc không giải quyết được vấn đề xã hội. Aaronson và Reeves (2002) nêu ý kiến rằng các bên liên quan có thể gây áp lực cho các công ty phát triển hoạt động về xã hội. Áp lực này được xem như chất xúc tác cho các chính phủ và các tổ chức khác chuẩn bị các hướng dẫn, quy định và các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội và có cơ chế báo cáo thông tin về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc công bố thông tin xã hội không trở nên bắt buộc vì các công ty có quyền được tự quyết định trong vấn đề này. Do đó, Van der Lann (2004) khuyến cáo hình thức công bố xã hội mới nổi lên, công bố thông tin mà tất cả các bên liên quan đòi hỏi các công ty phải báo cáo về các vấn đề xã hội và các hoạt động môi trường. Hope (2003) giải thích rằng cam kết về các hoạt động CSR được dựa trên năm yếu tố ở cấp quốc gia: chi phí kiểm toán, luật pháp, hiệu quả của hệ thống pháp luật, quyền lực của luật pháp và bảo vệ cổ đông. Aerts et al. (2006) phân tích các yếu tố quyết định để giải thích sự khác biệt trong việc thực hiện công bố thông tin môi trường trên một số quốc gia. Nghiên cứu cho thấy rằng các công ty ở Hoa Kỳ mức độ công bố cao nhất, tiếp theo là Canada, Hà Lan, Pháp, Bỉ và Đức. Thật vậy, đối với các quốc gia thực hiện nhiều hoạt động xã hội, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng việc cung cấp thông tin bắt buộc được quy định rất nhiều, dẫn đến mức độ công bố cao hơn. Kết quả là, các công ty ở Bắc Mỹ hoạt động trong môi trường pháp lý so chặt chẽ hơn so với các công ty trong châu Âu lục địa, họ tiết lộ nhiều thông tin chi tiêu về môi trường liên quan đến rủi ro môi trường, giảm thiểu ô nhiễm và vệ sinh môi trường. Nội dung công bố thông tin trách nhiệm xã hội theo ISO 26000 (2013) bao gồm các phần chính như sau: - Trách nhiệm môi trường; - Trách nhiệm người lao động; - Trách nhiệm kinh doanh trung thực; - Trách nhiệm với người tiêu dùng; - Vấn đề quản trị và nhân quyền; - Sự tham gia của cộng đồng. 3 Cơ sở lý thuyết Việc sử dụng một cơ sở lý thuyết phù hợp làm rõ việc công bố thông tin về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là cần thiết để giải thích tại sao chính phủ ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của các vấn đề không mang tính kinh tế. Thật vậy, khung lý thuyết này có hai cấp độ ở cấp quốc gia và ở cấp doanh nghiệp. Ở cấp quốc gia, chúng ta tìm ra các yếu tố xác định sự nhạy cảm của cộng đồng đối với tầm quan trọng của trách nhiệm xã hội, do đó gây áp lực đến các doanh nghiệp. Đối với cấp độ doanh nghiệp bao gồm việc xác định các yếu tố phản ứng lại áp lực xã hội và mức độ công bố. Bên cạnh đó, ở cấp độ này cũng xác định lợi ích của việc công
  4. 348 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CITA 2017 “CNTT VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC LĨNH VỰC” bố thông tin cho các công ty. Hai cấp độ được liên kết theo cách mà các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ trong các công ty là như nhau ở các nước. Việc công bố thông tin trách nhiệm xã hội được nghiên cứu trên cơ sở bốn lý thuyết chính: Lý thuyết đại diện (Agency Theory), Lý thuyết kế toán thực chứng (Positive Accounting Theory), Lý thuyết những người liên quan (Stakeholders Theory). 3.1 Lý thuyết đại diện (Agency Theory) Lý thuyết đại diện xem xét các công ty như là một hư cấu pháp lý, một tập hợp các hợp đồng (chính thức và không chính thức) hoặc mối quan hệ với các đối tác (các bên liên quan). Watts và Zimmerman (1978) dựa trên nguyên tắc các bên liên quan thực hiện các hoạt động trong mối quan hệ để tối đa hóa tiện ích cá nhân của họ. Hệ thống điều phối các hành động cá nhân dựa trên về các đại diện và các mối quan hệ (rõ ràng hoặc tiềm ẩn). Như vậy, việc bất đối xứng thông tin của những người tham gia trong các mối quan hệ này, giới hạn và điều khoản khuyến khích là cần thiết để giảm chênh lệch lợi ích giữa các chủ thể. Lý thuyết đại diện được phát triển bởi Jensen & Meckling (1976), lý thuyết này nghiên cứu mối quan hệ giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền. - Quan hệ nhà quản lý và cổ đông: Các giải pháp để giảm chi phí là thông qua hợp đồng giữa các cổ đông và nhà quản lý theo hướng khuyến khích nhà quản lý tối đa hóa giá trị thị trường của công ty và tối đa hóa lợi nhuận công ty. Phần lớn các kế hoạch khen thưởng này dựa trên các con số kế toán, do đó nhà quản lý sẽ tìm cách tác động vào báo cáo tài chính thông qua vận dụng chính sách kế toán để đạt được mục đích được hưởng lợi cá nhân của mình. - Quan hệ cổ đông và chủ nợ: Để giảm chi phí ủy quyền, chủ nợ có thể đưa vào hợp đồng các điều khoản hạn chế như: kiểm soát việc chia cổ tức, kiểm soát hoạt động đầu tư, yêu cầu thông tin để giám sát tình hình hoạt động doanh nghiệp. Việc sử dụng các điều khoản hạn chế nói trên phải dựa trên số liệu kế toán của doanh nghiệp. - Lý thuyết đại diện cho rằng xung đột sẽ phát sinh khi có thông tin không đầy đủ và bất cân xứng giữa chủ thể và đại diện trong công ty. Cả hai bên có lợi ích khác nhau và vấn đề này được giảm thiểu bằng cách sử dụng các cơ chế thích hợp để có thể hạn chế sự phân hóa lợi ích giữa cổ đông và người quản lý công ty, thông qua thiết lập những cơ chế đãi ngộ thích hợp cho các nhà quản trị, và thiết lập cơ chế giám sát hiệu quả để hạn chế những hành vi không bình thường, tư lợi của người quản lý công ty. Vì vậy, công bố thông tin xã hội là một công cụ quan trọng trong bối cảnh hợp đồng quản lý cổ đông - người quản lý. Các cổ đông chịu chi phí giám sát để tăng cường thông tin của họ trên hoạt động của các nhà lãnh đạo. Như vậy, họ sẽ cố gắng sử dụng thông tin kế toán được công bố để bảo vệ lợi ích riêng của họ, và chứng minh với cổ đông rằng sự quản lý là có hiệu quả Watts & Zimmerman (1978). 3.2 Lý thuyết kế toán thực chứng (Positive Accounting Theory) Lý thuyết kế toán thực chứng được hai giáo sư người Mỹ, Ross Watts và Jerold Zimmerman, đẩy mạnh phát triển từ những năm cuối thập niêm 1960s cho đến nay qua hàng loạt các công trình nghiên cứu của mình. Hai ông cũng là đồng tác giả cuốn sách nổi tiếng “Positive Accounting Theory” được xuất bản vào năm 1986 với những khái niệm và định hướng nghiên cứu là: giải thích sự lựa chọn các phương pháp kế toán của các nhà quản lý dựa trên lợi ích cá
  5. Lê Hà Như Thảo, Võ Văn Cương 349 nhân; mối quan hệ giữa các cổ đông và cách thức họ sử dụng kế toán tài chính để tối thiểu hóa chi phí để thỏa mãn lợi ích. Theo các tác giả này, các báo cáo tài chính phải cung cấp thông tin kế toán cho thị trường. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu cho thấy những báo cáo tài chính không cung cấp đầy đủ thông tin về dòng tiền thực sự của doanh nghiệp. Để xây dựng giả thuyết giải thích hành vi của người sử dụng thông tin kế toán, lý thuyết đại diện và lý thuyết quy luật có thể được sử dụng. Theo các lý thuyết này, quy trình chính trị được xem như là sự thỏa thuận giữa các bên muốn tối đa hóa lợi ích cá nhân thông qua việc chuyển đổi tài sản. Do đó, có sự tồn tại của chi phí chính trị và chi phí tài chính - những điều mà các quản lý thường đã lường trước được khi lựa chọn các phương pháp kế toán. 3.3 Lý thuyết những người liên quan (Stakeholders Theory) Lý thuyết các bên liên quan giải thích mối quan hệ giữa hoạt động công ty và các bên liên quan được xây dựng bởi tác giả Friedman từ những năm 1970s. Theo lý thuyết này, doanh nghiệp được xem xét như một chủ thể trong một tập thể lớn với nhiều thành phần. Các tác giả đã cho rằng, công ty hoạt động không chỉ vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông mà còn cần phải quan tâm, xem xét đến các bên có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Các bên liên quan của doanh nghiệp, gồm: - Trong nội bộ doanh nghiệp: Người lao động, Hội đồng quản trị, Ban quản lý… - Các bên liên quan có quan hệ trực tiếp (đối tác): Cổ đông, khách hàng, nhà cung cấp, nhà tài trợ, chủ nợ... - Các tổ chức, cá nhân bên ngoài doanh nghiệp: Chính phủ, các hiệp hội, cộng đồng, các tổ chức quan trọng khác… Các bên liên quan có nhu cầu và lợi ích khác nhau, thể hiện ở 03 thuộc tính chính: Tính hợp pháp (Legitimacy), tính quyền lực (Power) và tính khẩn cấp (Urgency) (Agle và Mitchel, 2008). Hình 2. Phân loại các bên có liên quan (Nguồn: Agle và Mitchell (2008))
  6. 350 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CITA 2017 “CNTT VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC LĨNH VỰC” - Quyền lực liên quan đến khả năng mang lại kết quả như mong muốn hoặc ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Sức mạnh của các bên liên quan có thể phát sinh từ khả năng huy động các lực lượng xã hội - chính trị cũng như khả năng của họ trong việc lấy lại những nguồn lực từ công ty. - Tính hợp pháp là nhận thức hay niềm tin rằng các bên có liên quan “là đúng hoặc thích hợp” (Thorne và cộng sự, 1993). - Tính khẩn cấp liên quan đến việc gây áp lực từ phía các đơn vị quản lý. Tính khẩn cấp bao gồm hai yếu tố là thời gian nhạy cảm và tầm quan trọng của yêu cầu bồi thường cho các bên liên quan (Thorne và cộng sự, 1993). Khi doanh nghiệp đang theo đổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận thì việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp khó thực hiện, nếu công ty chấp nhận thực hiện trách nhiệm xã hội thì lợi nhuận sẽ không còn là mục tiêu chính, và sẽ có sự can thiệp của cơ chế chính trị và kinh tế. 4 Công bố thông tin trách nhiệm xã hội trên Thế Giới và Việt Nam Ngày nay, các bên liên quan luôn quan tâm tới các hoạt động mang tính bền vững đem lại lợi ích cho hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp. Đối với nội bộ doanh nghiệp, quá trình xác định các khía cạnh phát triển bền vững, trong đó có vấn đề về thực hiện trách nhiệm xã hội và lập báo cáo bền vững giúp doanh nghiệp, cân nhắc lợi ích của các bên có liên quan, nhận biết các rủi ro và cơ hội kinh doanh, từ đó chuẩn bị cho xu thế phát triển mới, phân cấp trách nhiệm và cải tiến hệ thống quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động. Khung báo cáo phát triển bền vững phổ biến nhất trên thế giới được xây dựng bởi Sáng kiến Global Reporting Initiative (GRI). Báo cáo phát triển bền vững theo Sáng kiến GRI được coi là hữu ích nhất vì được sử dụng và công nhận một cách rộng rãi. Khung GRI đề cập đến các vấn đề cốt lõi của phát triển bền vững bao gồm tác động tới kinh tế, xã hội và môi trường với hướng dẫn kỹ thuật về cách thức đo lường và báo cáo các vấn đề này. 98% 96% 94% Đưa vào chiến lược 92% Xác định là vấn đề 90% then chốt 88% Lồng ghép chuỗi cung 86% ứng 84% Ý kiến của Giám đốc điều hành Hình 3. Kết quả về ý kiến của Giám đốc điều hành về việc lập báo cáo phát triển bền vững (Nguồn: Báo cáo Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp toàn cầu năm 2013 của Mạng lưới Hiệp ước Toàn cầu của Liên Hợp quốc) Theo nguồn số liệu thống kê, trên thế giới hiện nay đã có trên 600 doanh nghiệp từ 65 quốc gia tham gia lập báo cáo phát triển bền vững trong năm 2014. Trong đó, các nước có số doanh
  7. Lê Hà Như Thảo, Võ Văn Cương 351 nghiệp tham gia lập báo cáo bền vững nhiều nhất là Australia, Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi, Mỹ. Thực tế đã có trên 30 quốc gia đưa ra quy định pháp lý về báo cáo bền vững, trong đó 65% là quy định mang tính bắt buộc. Dựa trên thông tin từ Báo cáo Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp toàn cầu năm 2013 của Mạng lưới Hiệp ước Toàn cầu của Liên Hợp quốc đã cung cấp những con số ấn tượng về ý kiến của Ban Giám đốc về những vấn đề liên quan đến phát triển bền vững, trong đó có trách nhiệm xã hội. Trên 95% các Giám đốc điều hành nên đưa những hoạt động phát triển bền vững vào chiến lược hoạt động của công ty; 93% Giám đốc điều hành cho rằng những vấn đề bền vững sẽ là then chốt đối với sự thành công của doanh nghiệp trong tương lai; 88% Giám đốc điều hành cho rằng, nên lồng ghép vấn đề bền vững vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Một khảo sát khác của Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Thế giới về cách trình bày báo cáo bền vững cho thấy 80% các thành viên trình bày các báo cáo bền vững riêng biệt với các báo cáo khác của doanh nghiệp, nghĩa là toàn bộ nguồn thông tin về các vấn đề bền vững được trình bày riêng biệt, không chung với bất cứ một báo cáo; số ít doanh nghiệp đưa báo cáo bền vững vào trong Báo cáo lồng ghép hoặc Báo cáo tích hợp; gần 75% báo cáo bền vững được lập theo hướng dẫn của Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu (Global Reporting Initiative). Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp, tập đoàn đã tiên phong trong lập báo cáo phát triển bền vững ngay từ khi chưa có quy định pháp lý yêu cầu bắt buộc lập báo cáo bền vững như Tập đoàn Bảo Việt (BVH), Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (VNM), Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (DHG), Tổng Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí (PVD), Công ty Cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HNG), Công ty TNHH Nhà máy Bia Việt Nam, Công ty Cổ phần Vicostone, Tổng Công ty POSCO E&C… Về cơ sở pháp lý, Nhà nước đã ban hành văn bản đầu tiên yêu cầu công bố thông tin về phát triển bền vững của các doanh nghiệp niêm yết là Thông tư số 155/2015/TT-BTC ngày 6/10/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Thông tư này quy định rõ: Báo cáo tác động đến môi trường và xã hội của công ty, công ty đại chúng phải báo cáo các nội dung liên quan tới phát triển bền vững bao gồm: quản lý nguồn nguyên liệu, tiêu thụ năng lượng, tiêu thụ nước, tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, chính sách liên quan đến người lao động, báo cáo liên quan đến trách nhiệm với cộng đồng địa phương, báo cáo liên quan đến thị trường vốn xanh. Công ty có thể lập riêng báo cáo phát triển bền vững hoặc trình bày tích hợp trong Báo cáo thường niên. Thông tư số 155/2015/TT-BTC chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016, do đó các công ty đại chúng phải công bố báo cáo bền vững của năm 2015. Theo các chuyên gia kinh tế, báo cáo phát triển bền vững là một sản phẩm báo cáo phi tài chính hữu ích. Nhưng trên thực tế, quá trình lập báo cáo bền vững còn quá mới mẻ, tương đối lạ lẫm đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Để báo cáo bền vững trở thành phổ biến, có chất lượng trước hết các doanh nghiệp cần nhận thức được vai trò quan trọng của quá trình phát triển bền vững và báo cáo bền vững. Chỉ khi doanh nghiệp đảm bảo phát triển bền vững về môi trường, xã hội thì mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp mới ổn định và phát triển. 5 Kết luận Công bố thông tin về trách nhiệm xã hội được xem như một trong những công cụ để đo lường, ghi nhận và công bố các mục tiêu, trách nhiệm của doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững. Bởi bên cạnh những thông tin về tài chính, thông tin về hoạt động của doanh nghiệp xét trên khía cạnh môi trường, xã hội ngày càng được quan tâm. Báo cáo phát triển bền vững là
  8. 352 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CITA 2017 “CNTT VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC LĨNH VỰC” một công cụ mới, giúp doanh nghiệp tổ chức và công bố thông tin về hoạt động mang tính bền vững theo cách tương tự như báo cáo tài chính. Báo cáo bền vững có vai trò quan trọng đối với các bên có liên quan và chính nội bộ doanh nghiệp. Thông qua việc báo cáo công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình và nỗ lực của mình trong các hoạt động cụ thể nhằm phát triển bền vững, doanh nghiệp củng cố lòng tin của các bên có liên quan, làm gia tăng uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp. Các cơ sở lý thuyết đặt nền tảng cho nghiên cứu liên quan đến công bố trách nhiệm xã hội như Lý thuyết người đại diện, Lý thuyết kế toán thực chứng, Lý thuyết những bên có liên quan… đã tạo ra cơ sở lý luận chặt chẽ, tạo cơ sở để các nhà quản lý đặt nhiều quyết tâm cho việc thực hiện các hoạt động đóng góp cho môi trường, cộng đồng, xã hội. Điều này được thể hiện qua nhiều thông tin được các doanh nghiệp công bố trên các báo cáo phát triển bền vững. Hiện nay, việc công bố báo cáo phát triển bền vững đang trở thành thông lệ quốc tế. Báo cáo phát triển bền vững không chỉ giúp các doanh nghiệp củng cố tăng cường mối hợp tác với các bên liên quan, với nhà đầu tư và cộng đồng mà còn giúp các doanh nghiệp tăng cường quản lý rủi ro kinh doanh, nâng cao khả năng thích nghi trong môi trường thay đổi nhanh chóng và cạnh tranh hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cho thấy, đã có minh chứng xác thực về mối tương quan giữa phát triển bền vững và hiệu quả hoạt động và mức lợi nhuận thu được của doanh nghiệp. Việc thiếu thông tin về phát triển bền vững có thể làm mất cơ hội hợp tác kinh doanh, thu hút nguồn vốn đầu tư từ các nhà đầu tư có trách nhiệm với phát triển bền vững. Báo cáo bền vững là một điều kiện cần để các doanh nghiệp tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Tài liệu tham khảo 1. Aerts, W. Ledoux ; M. Magnan. & Cormier, D. W. Attributes of social and human capital disclosure and information asymmetry between managers and investors. Canadian Journal of Administrative Sciences, 2, 71-87, (2006). 2. Aaronson, S. A. & Reeves, J., The European Response to Public Demands for Global Corporate Responsibility. National Policy Association, pp. 1-52, 2002. 3. Agle B. and Mitchell R. Introduction: Recent Research and New Questions, Business Ethics Quarterly 18(2), 153-90 (2008). 4. Capron M. & Quairel F. Les dynamiques relationnelles entre les firmes et les parties prenantes. Cahier de Recherche - CREFIGE - Université Paris Dauphine (2000). 5. Dierkes, M. & Peterson, A. B. The Usefulness and Use of Social Reporting Information Accounting Organizations and Society, 10(1), 29-34 (1997). 6. Freedman, M. & Patten, D. M. Evidence on the pernicious effect of financial report environmental disclosure. Accounting Forum, 28(1), 27-41 (2004). 7. Gray R. Thirty years of social accounting, reporting and auditing: what (if anything) have we learnt? Business Ethics: A European Review, 10 (1), 9-15 (2001). 8. Gray, W.R., Kothari S.P., & WATTS R.L. A market-based evaluation of accrual models. Journal of Accounting Research, 34, 83-105 (1996). 9. Harte, G. & Owen, D. Environmental Disclosure in the Annual Reports of British Companies: A Research Note. Accounting, Auditing and Accountability Journal, 4 (3), 13-20 (1991).
  9. Lê Hà Như Thảo, Võ Văn Cương 353 10. Hasseldine, J., Salama, A. I. & Toms, J. S. Quantity versus quality: the impact of environmental disclosures on the reputations of UK Plcs. The British Accounting Review, 37(2), 231-248 (2005). 11. Haron, H., Yahya, S. Chambers, A., Manasseh, S., & Ismail, I. Level of Corporate Social Disclosure in Malaysia. Fourth Asia Pacific Interdisciplinary Research in Accounting Conference, 4-6, July, Singapore, (2004). 12. Hope, O.K. Disclosure Practices, Enforcement of Accounting Standards, and Analysts’ Forecast Accuracy: An International Study. Journal of Accounting Research, 41(2), 235-272. (2003). 13. Guidry, R. P. & Patten, D. M., Voluntary disclosure theory and financial control variables: An assessment of recent environmental disclosure research. Accounting Forum, 36(2), pp. 81-90 (2012). 14. Jensen, M. C. & Meckling, W. H., Theory of the firm: Managerial behavior, agency costs and ownership structure. Journal of financial economics, 3(4), pp. 305-360 (1976). 15. Thorne D., Ferrell O. and Ferrell C. Business and Society: A Strategic Approach to Corporate Citizenship Houghton Mifflin Co.: Boston (1993). 16. Van Der Laan, S. L. The Role of Theory in Explaining Motivation for Corporate Social Disclosures: Voluntary Disclosures vs. Solicited Disclosures. Fourth Asia Pacific Interdisciplinary Research in Accounting Conference, 4-6 (July), Singapore. (2004). 17. Watts, R. L. & Zimmerman, J. L. Towards a Positive Theory of the Determination of Accounting Standards. Accounting Review, 53, 112-134, (1978). 18. Accounting for Business Sustainability: An Overview, http://ssrn.com, last accessed 30/5/2017.
nguon tai.lieu . vn