Xem mẫu

  1. Bài viết đã công bằng chưa? Chính xác và trung thực là những đặc điểm thường được nhắc tới khi nói về tin tức. Nhưng không hiểu sao yếu tố công bằng thì không được nhấn mạnh cho lắm - kể cả ở các tòa báo lẫn trong giảng đường của chúng ta. Đưa tin sai thì rõ là không được rồi, nhưng đưa tin đúng và đảm bảo độ chính xác thôi vẫn chưa đủ. Đặc điểm "fairness" trong báo chí có thể hiểu là "công bằng và cân bằng". Khi một sự kiện xảy ra, phóng viên cần phải tìm hiểu nhiều chiều chứ không thể tự động đứng về một phía nào đó. Thậm chí, tiêu chuẩn công bằng còn ở độ dài: không nên nói về bên này nhiều hơn bên kia.
  2. Đứng trước tin một nhóm công nhân đình công phản đối lối cư xử của Ban giám đốc, phóng viên không thể gán cho mình cái nhiệm vụ bảo vệ người lao động hoặc bênh vực người chủ công ty. Khi một liên doanh bị đổ bể, phóng viên chớ vội lên án phía nước ngoài mưu mô mà hãy xem người nhà chúng ta có "tiểu xảo" nào với đối tác không. Đừng thấy một nghệ sĩ đóng thuế thu nhập mà vội mừng, có khi là động tác "nghi binh" đấy. Nhưng hãy luôn nhớ rằng nhiệm vụ của phóng viên chỉ là "đưa tin" - nghĩa là tìm hiểu tất cả những chi tiết nào liên quan đến vụ việc xảy ra, và không bình luận. Để xác định bài viết của mình có công bằng hay không quả thực
  3. không đơn giản chút nào. Nhưng phóng viên cần phải lưu tâm điều đó để đảm bảo bài báo của mình khách quan. Sau khi hoàn tất bài viết, bạn hãy thử đặt cho mình những câu hỏi sau đây: Việc nhấn mạnh quá nhiều hoặc quá ít vào một vấn đề gì đó  có khiến cho thông tin của bài viết bị bóp méo không? Các sự kiện và lời trích dẫn có phù hợp với bối cảnh của bài  viết không?
  4. Độ dài của bài viết có thể hiện hết tầm quan trọng của nó  không? Bạn đã thực sự thể hiện hết trình độ nghiệp vụ của mình khi viết bài không? Phần tít có phù hợp với toàn bộ bài viết không?  Bạn đã thực sự cố gắng để phản ánh sự việc từ tất cả các  phía chưa? Liệu tất cả những người có liên quan trong bài viết của bạn,  đặc biệt những người bị ảnh hưởng trực tiếp có cơ hội bày tỏ ý kiến của họ không? Nếu họ không có được cơ hội ấy
  5. hoặc họ không có ý kiến gì, bạn có đưa ra lý do giải thích trong bài viết của mình không? Nếu các nguồn tin không được đề cập đầy đủ, bạn có thể  đưa ra một lý do xác đáng nào không? Nếu xuất hiện lỗi hoặc thông tin bị bóp méo trong bài viết  cũng như trong các thông tin phát trên đài, trên truyền hình, bạn có sẵn sàng và nhanh chóng đính chính lại những thông tin đó không?
  6. Bạn có sẵn sàng đối thoại với độc giả và khán, thính giả  không? Liệu những người khác, cả bên ngoài và bên trong tòa soạn, có thấy bài viết công bằng đối với tất cả mọi người có liên quan đến bài viết không? Nếu còn thấy lấn cấn về một câu hỏi tức là bài viết chưa được. Biên tập viên có thể cho qua bài này, nhưng bản thân bạn đã mắc một sai lầm. Và có thể sai lầm của bạn đã làm ảnh hưởng đến một ai đó, ở một nơi nào đó./.
nguon tai.lieu . vn