Xem mẫu

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM KHOA: KINH TẾ MÔN: KINH TẾ CÔNG CỘNG ĐỀ TÀI: THẤT BẠI THỊ TRƯỜNG TRONG CUNG CẤP HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ Y TẾ CÔNG Giảng viên hướng dẫn : Th.S TRẦN THU VÂN Sinh viên thực hiện (nhóm 10) : NGUYỄN ĐÌNH CHIẾN­DT03 : PHAN THỊ PHƯƠNG UYÊN­DT03 : PHAN MINH NGHỊ­DT01 : DƯƠNG THỊ QUYÊN –DT01 : TRẪN THỊ MỸ UYÊN­DT02 : H JI BUÔN KRÔNG­DT03 : LÊ HOÀNG HẢO­DT03 2 I. : 3 4 Đặt vấn đề Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “ Con người là nhân tố hàng đầu, là nguồn tài nguyên quý báu nhất quyết định sự phát triển của đất nước”. Vì thế từ xưa đến nay, dịch vụ chăm sóc sức khỏe luôn là vấn đề được xã hội quan tâm. Tuy nhiên hệ thống chính sách và cơ chế cung ứng dịch vụ y tế ở Việt Nam hiện nay còn rất nhiều vấn đề bất cập, nguồn lực đầu tư lớn nhưng hiệu quả sử dụng nguồn lực này để cung ứng dịch vụ y tế chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra, tạo ra sự bất bình đẳng trong cung ứng dịch vụ, hàng hóa y tế công. Mà nguyên nhân chủ yếu tạo ra sự bất bình đẳng đó là do thông tin bất cân xứng và ngoại tác. Chính vì thế nhóm chúng tôi chọn đề tài “ thất bại thị trường trong cung ứng dịch vụ, hàng hóa y tế công” nhằm đưa ra chi tiết những thất bại thị trường trong y tế công: thông tin bất cân xứng và ngoại tác. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm khắc phục tình trạng trên, tạo ra tính công bằng xã hội. I.Lý thuyết về cung cấp dịch vụ hàng hóa y tế công 1.Hàng hóa công 1.a.Khái niệm Hàng hóa công là loại hàng hóa mà tất cả các thành viên trong xã hội có thể dùng chung với nhau. Việc sử dụng của người này không ảnh hưởng tới người khác. Hàng hóa công thỏa mãn một hoặc hai điều kiện: Không dành riêng cho một ai Người này sử dụng không ảnh hưởng tới người khác. 1.b.Tính chất Không có tính cạnh tranh: khi có thêm một người tiêu dùng hàng hóa này không làm lợi ích tiêu dùng của người đang tiêu dùng hàng hóa đó. Chi phí tối đa cho việc công cấp hàng hóa này là bằng không. Không có tính loại trừ: người tiêu dùng không loại trừ nhau trong việc sử dụng cùng một loại hàng hóa. 1.c.Phân loại Hàng hóa công được chia làm 2 loại chính 1.c.i)Hàng hoá công thuần túy Là những hàng hoá công không thể hoặc rất khó định suất được. Hàng hoá công thuần túy chia làm 2 loại: + Không bị ảnh hưởng khi sử dụng: nghĩa là khi người này sử dụng không gây ảnh hưởng hoặc gây ảnh hưởng không đáng kể đến người khác. 5 Ví dụ: ngọn hải đăng, việc con tàu của bạn có sử dụng hay không sử dụng sự chiếu sáng ngọn hải đăng thì cũng không ảnh hưởng tới những con tàu khác. + Bị ảnh hưởng khi sử dụng: nghĩa là lượng sử dụng của người này sẽ gây ảnh hưởng đến người sử dụng khác. Ví dụ: không khí trong căn phòng, giao thông trên đường vào giờ cao điểm… 1.c.ii)Hàng hoá công không thuần túy: Là hàng hoá công có thể định suất được nhưng phải tốn chi phí. Ví dụ: chi phí khám bệnh, giáo dục vẫn có thể tính được, ai sử dụng thì người nấy trả tiền nhưng giá cả có sự quản lý của nhà nước để không dẫn đến quá cao. 2.Hàng hóa dịch vụ y tế 2.a.Khái niệm: Hàng hóa dịch vụ y tế là “hàng hóa công cộng” vì nó mang tính không cạnh tranh, mọi người ai cũng có thể đến các cơ sở y tế để khám chữa bệnh không phân biệt bất kì ai Nó cũng mang tính không loại trừ vì mọi người đều được hưởng dịch vụ mà không phải tiền (việc tiêm phòng) nhưng đối với dịch vu y tế điều này chỉ mang tính tương đối. Mang tính chất “ngoại lai”. Khái niệm “ngoại lai” ở đây là lợi ích không chỉ giới hạn ở những người trả tiền để hưởng dich vụ mà kể cả những người không trả tiền cũng được hưởng những lợi ích này. Ví dụ : Các dịch vu y tế dự phòng , giáo dục sức khỏe có lợi cho mọi người dân trong khi họ không phải trả tiền để mua các loại dich vụ này. Chính điều này không tạo ra được động cơ lợi nhuận cho nhà sản xuất.không khuyến khích được việc cung ứng các dịch vụ này. Do vậy, để đảm bảo đủ cung đáp ứng đủ cho cầu cần có sự can thiệp của nhà nước trong cung ứng các dịch vu y tế mang tính công cộng. 2.b.Tầm quan trọng của việc cung cấp hàng hóa dịch vụ y tế : Ta thường hay nghe câu nói “sức khỏe là vàng”, sức khỏe là một trạng thái về cơ thể của một con người khoẻ mạnh, không bị đau yếu. Nếu người dân khỏe mạnh thì có thể tạo ra của cải vật chất cao hơn cho họ và gia đình, mà “dân giàu thì nước mới mạnh”, vậy sức khỏe là một trong các vấn đề quan trọng không chỉ của riêng ai, mà còn là của đất nước. Vì vậy chúng ta luôn luôn phải chú ý quan tâm đến việc cung cấp hàng hóa dịch vụ y tế để đảm báo sức khỏe cho người dân. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn