Xem mẫu

GVHD : TRƯƠNG MINH ĐỨC BÀI TIỂU LUẬN QUY TRÌNH KHAI THAC CẢNG_NHÓM 7 Page 1 GVHD : TRƯƠNG MINH ĐỨC BÀI TIỂU LUẬN QUY TRÌNH KHAI THÁC CẢNG A. GIỚI THIỆU BÀI TIỂU LUẬN QUY TRÌNH KHAI THAC CẢNG_NHÓM 7 Page 2 GVHD : TRƯƠNG MINH ĐỨC Trong xu thế hội nhập hiện nay, nền kinh tế thế giới đang vận động không ngừng,bước sang giai đoạn hội nhập đa dạng và xu hướng hội nhập hết sức mạnh mẽ.Trong tình hình chung đó, Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất đáng kể. Đáng kể nhất là gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào tháng 11 năm 2006. Việc này có ý nghĩa hết sức to lớn đối với nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là hoạt động ngoại thương trong đó dịch vụ khai thác cảng đóng vai trò hết sức quan trọng.Nhưng nhắc đến hoạt động ngoại thương thì không thể không nhắc đến giao thông vận tải thủy vì hầu hết hoạt động giao nhận ngoại thương đều chọn phương thức vận tải biển. Cảng biển là một bộ phân không thể thiếu của hệ thống giao thông vận tải thuỷ trong thương mại quốc tế, 80% hàng hoá được vận chuyển bằng đường biển. Cảng không những phục vụ cho nhu cầu đi lại cho con người mà còn là nơi trao đổi hàng hoá cho nhu cầu nội địa và cho nhu cầu xuất nhập khẩu góp phần không nhỏ thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Việc phát triển giao thông vận tải thủy luôn đòi hỏi phải đi đôi với việc phát triển của cảng. Có thể nói nếu vận tải thủy được xem là mạch máu của nền kinh tế quốc dân thì hệ thống cảng được xem như là quả tim vậy. Một bên đóng vai trò lưu thông, còn một bên giữ vai trò cung ứng. Từ đó mới có thể thúc đẩy quá trình hoạt động thương mại, giao lưu văn hóa, kinh tế, chính trị nhằm phát triển nền kinh tế quốc dân, tạo ra một nền kinh tế thị trường năng động. Vấn đề đặt ra là để khai thác hiệu quả tương xướng với công suất thiết kế của cảng thì cần phải có quy trình khai thác cho hợp lý.vì vậy trong bài luận này nhóm mình sẽ đưa ra một số quy trình khai thác các loại hàng qua cảng hiện nay mà việt nam và các nước trên thế giới đang áp dụng. Tuy nhiên, do còn hạn chế về lý luận và kinh nghiệm thực tiễn nên đề tài nghiên cứu này không thể tránh khỏi những thiếu sót.nhóm Em rất mong nhận được sự góp ý từ phía thầy cô,các bạn bè để bài viết được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn ! I. MỞ ĐẦU 1. Một số khái niệm chung về giao thông vận tải và cảng 1.1. Vận tải và các dạng vận tải ­ Giao thông vận tải là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân tuy nó không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội nhưng nó đảm nhận khâu vận chuyển hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng, do đó nó là một trong những bộ phận quan trọng nhất của lực lượng sản xuất. ­ Các hình thức vận tải hiện nay: + Giao thông đường bộ: đường sắt, đường ô tô. BÀI TIỂU LUẬN QUY TRÌNH KHAI THAC CẢNG_NHÓM 7 Page 3 GVHD : TRƯƠNG MINH ĐỨC + Giao thông thuỷ: đường biển, đường sông. + Giao thông hàng không. + Giao thông đường ống. ­ Mỗi một hình thức vận tải đều có đặc điểm nhất định và sẽ phát huy tác dụng tốt trong những điều kiện nhất định. 1.2. Đặc điểm của giao thông vận tải thủy ­ Sức chở của phương tiện rất lớn mang tính siêu trường, siêu trọng. ­ Phạm vi hoạt động của giao thông vận tải thuỷ mang tính toàn cầu. ­ Chi phí cho phương tiện nhỏ nhất được thể hiện ở 2 khía cạnh: + Chi phí nhiên liệu cho phương tiện là thấp nhất. + Vốn đầu tư cho xây dựng, bảo quản, khai thác là thấp nhất. ­ Tốc độ giao hàng đến nơi tiêu thụ tương đối nhanh. II . TỔNG QUAN VỀ CẢNG 1.khái niệm về cảng Cảng có nhiệm vụ tổ chức và điều hoà mọi hoạt động của đầu mối giao thông giữa vận tải thuỷ với các dạng vận tải khác để vận chuyển hàng hoá, hành khách từ trên bờ xuống tàu và ngược lại. Như vậy cảng là một tập hợp các công trình, thiết bị cho phép tàu đỗ để xếp dỡ hàng hoá, đưa đón hành khách một cách thuận lợi và an toàn, đồng thời có khả năng tập trung, phân loại, đóng gói, bảo quản hàng hoá và phục vụ các nhu cầu cho tàu khi đỗ ở cảng ( cung cấp nước ngọt, thực phẩm, sửa chữa,..) Cảng gồm có 2 bộ phận chính: khu đất và khu nước + Khu nước gồm: tuyến kênh dẫn tàu vào cảng và các vùng nước để cho tàu quay trở, neo đậu tạm thời, truyền tải và neo đậu trước bến để bốc xếp hàng hoá giữa tàu với bờ. Khu nước của cảng được giới hạn bởi tuyến đê chắn sóng ( nếu có ). BÀI TIỂU LUẬN QUY TRÌNH KHAI THAC CẢNG_NHÓM 7 Page 4 GVHD : TRƯƠNG MINH ĐỨC + Khu đất: là nơi bố trí kho, bãi, hệ thống giao thông, thiết bị xếp dỡ và các công trình phụ trợ khác như nhà làm việc, hệ thống cấp thoát nước … Phân cách giữa khu đất và khu nước là tuyến bến, là nơi để tàu neo đậu, bốc xếp hàng hoá giữa tàu với bờ, một cảng có thể có nhiều bến để phục vụ cho một hoặc nhiều loại hàng hoá khác nhau. 2.vai trò của cảng ­Là nơi lánh nạn của tàu, điều này xảy ra khi do ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu,tàu cần phải lánh nạn vào Cảng để đảm bảo an toàn. ­ Là nơi xếp dỡ hàng hoá và ga hành khách.Đây là vai trò nguyên thủy của Cảng. ­ Cung cấp dịch vụ cho tàu: lương thực, thực phẩm, nước ngọt, sửa chữa tàu. ­ Là cơ sở cho sự phát triển công nghiệp. Điều này liên quan đến yêu cầu của công nghiệp và cơ sở hạ tầng của chúng, làm thuận tiện cho việc phát triển thương mại thông qua Cảng. Quan điểm phát triển gần đây là các cảng tự do. ­ Là một mắt xích trong dây truyền vận tải, là điểm nối giữa sự phục vụ của tàu và các dạng vận tải khác để cung cấp một mạng lưới phân phối hàng hoá quốc tế nói chung, thường là quan điểm vận chuyển liên hợp. Nó có thể liên quan đến đường sắt, đường ô tô, đường sông, đường ống. 3.phân loại cảng 3.1.theo công dụng 3.1.1­ Cảng quân sự: Là cơ sở phục vụ cho các hạm đội tàu của hải quân (cảng hải quân,cảng biên phòng, cảng cảnh sát biển...). 3.2.2­ Cảng dân sự: ­ Thương cảng: Dùng chủ yếu để bốc xếp, vận chuyển hàng hoá và hành khách, thường cảng này có nhiều loại hàng khác nhau như cảng Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định.... ­ Cảng chuyên dùng: Chỉ phục vụ cho một mặt hàng duy nhất và được trang bị cho những công trình mang tính đặc thù như cảng Cửa Ông, Hòn Gai, cảng xăng BÀI TIỂU LUẬN QUY TRÌNH KHAI THAC CẢNG_NHÓM 7 Page 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn