Xem mẫu

Mục lục Lời mở đầu Nội dung • I. Các khái niệm • II. Mối quan hệ biện chứng • III. Ý nghĩa phương pháp luận • IV. Liên hệ giữa bản thân với gia đình, nhà trường, xã hội Kết luận. Tài liệu tham khảo: • Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác ­ Lê nin, Bộ giáo dục và Đào tạo, nhà xuất bản chính trị quốc gia, năm 2014 • Wikipedia “Cái chung và cái riêng” • LỜI MỞ ĐẦU Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của tri thức, đòi hỏi mỗi con người phải được đào tạo trình độ học vấn, năng lực; tu dưỡng và rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý thức lao động, ý thức cộng đồng, bảo vệ tài nguyên, môi trường… để đáp ứng yêu cầu của sự biến đổi khoa hoc công nghệ cũng như sự biến đổi ngày càng nhanh của xã hội. Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Hiện nay, con người và nguồn nhân lực được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của đất nước. Chúng ta phải khẳng định rằng con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời những con người ấy phải có tri thức, có đạo đức. Đặt mỗi cá nhân vào mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội ta lại càng thấy tầm quan trọng giữa mối liên hệ chung – riêng. Theo quan điểm triết học Mác – Lê nin: “Cái riêng xuất hiện chỉ tồn tại được trong một khoảng thời gian nhất định và khi nó mất đi sẽ không bao giờ xuất hiện lại, cái riêng là cái không lặp lại.Cái chung tồn tại trong nhiều cái riêng, khi một cái riêng nào đó mất đi thì những cái chung tồn tại ở cái riêng ấy sẽ không mất đi, mà nó vẫn còn tồn tại ở nhiều cái riêng khác.” Để tìm hiểu một cách rõ ràng hơn về mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng, cái chung và cái đơn nhất cũng như áp dụng vào cuộc sống nhóm 7 chúng em chon đề tài “ Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng. Từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận và xác định mối quan hệ giữa bản thân với gia đình, nhà trường, xã hội.” NỘI DUNG I. Các khái niệm. Thế giới vật chất xung quanh con người tồn tại bằng muôn vàn các sự vật, hiện tượng rất khác nhau về màu sắc, trạng thái, tính chất, hình dáng, kích thước,… nhưng đồng thời giữa chúng cũng có rất nhiều những đặc điểm, thuộc tính chung giống nhau. + Cái riêng là phạm trù triết học dung dể chỉ một sự vật, hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định trong thế giới khách quan. Ví dụ: ngôi nhà, cái bàn, hiện tượng ô nhiễm môi trường, quá trình nghiên cứu thị trường của một công ti. Sự tồn tại cá thể của cái riêng cho thấy nó chứa đựng trong các cấu trúc sự vật khác. Tính chất này được diễn đạt bằng khái niệm cái đơn nhất. Cái đơn nhất là một phạm trù triết học dung để chỉ những nét, những mặt, những thuộc tính chỉ tồn tại ở một kết cấu vật chất nhất định và không lặp lại ở kết cấu vật chất khác. Tính cách của một người, vân tay, nền văn hóa của một dân tộc,… là những cái đơn nhất. Như vậy, cái đơn nhất không phải là một sự vật, một hiện tượng đơn lẻ mà nó tồn tại trong cái riêng. Nó chỉ là đặc trưng của cái riêng. + Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những thuộc tính chung không những có ở một kết cấu vật chất nhất định, mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác. Ví dụ : Cái chung của người Việt Nam là có một lòng lồng nàn yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc, sẵn sàng hi sinh tất cả để bảo vệ nền độc lập của nước nhà. Cái chung của chủ nghĩa tư bản là bóc lột giá trị thặng dư của công nhân làm thuê. + Cái đơn nhất là một phạm trù triết học chỉ những mặt, những thuộc tính… chỉ có ở một sự vật mà không lặp lại ở sự vật khác. Ví dụ: Đều là cây nhưng sao mỗi loại cây lại có những đặc điểm khác nhau. Chẳng hạn đều là hoa hồng nhưng tại sao hồng nhung lại có mùi hương quyến rũ, hoa hồng vàng lại nhẹ nhàng, hồng xanh kiêu sa. Đó chính là đặc điểm riêng – “cái đơn nhất” của nó. *) Phân biệt giữa cái chung bản chất và cái chung không bản chất: + Cái chung không bản chất là cái chung thường do sự ngẫu hợp mà có. Chẳng hạn cái chung bản chất với phạm trù vật chất của chủ nghĩa duy vật là vật chất luôn vận động. Như vậy, tính lặp lại là đặc trưng của của cái chung. Tính chất này cho thấy những mặt, những mối liên hệ cơ bản chi phối nhiều quá trình vật chất khác nhau. Nó cho ta một cách nhìn sự vật trong mối liên hệ qua lại, gắn liền với nhau. Ví dụ : Cuộc cách mạng là cái chung, đó là sự thay đổi từ cái này sang cái khác tiến bộ hơn. Nhưng trong các cuộc cách mạng thì có nhiều loại (cách mạng tư sản, cách mạng dân tộc dân chủ),đó là những cái riêng. + Còn cái chung bản chất lại là cái chung giống nhau của rất nhiều sự vật hiện tượng mang tính cơ bản là đặc trưng để nhận dạng một sự vật hiện tượng nào đó. Ví dụ: Cái chung của các loại cây là quá trình quang hợp, hô hấp, trao đổi chất với môi trường xung quanh. Nếu một cái cây nào mà không có những đặc điểm đấy sao con gọi là cây nữa. Hay như ở con người cái chung bản chất chính là tình cảm, mối quan hệ với gia đình, xã hội. II. Quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng : Những nhà nghiên cứu triết học Mác­Lenin đề cập đến có hai quan điểm trái ngược nhau về mối quan hệ giữa "cái riêng" và "cái chung", đó là phái duy thực và phát duy danh. Triết học Mác­Lenin cho rằng, cả quan niệm của phái duy thực và phái duy danh đều sai lầm ở chỗ họ đã tách rời cái riêng khỏi cái chung, tuyệt đối hóa cái riêng, phủ nhận cái chung, hoặc ngược lại. Họ không thấy sự tồn tại khách quan và mối liên hệ khăng khít giữa chúng. Phái duy thực Phái duy thực là trường phái triết học có ý kiến về mối quan hệ giữa "cái chung" và "cái riêng", theo phái này thì "cái riêng" chỉ tồn tại tạm thời, thoáng qua, không phải là cái tồn tại vĩnh viễn, chỉ có "cái chung" mới tồn tại vĩnh viễn, thật sự độc lập với ý thức của con người. "Cái chung" không phụ thuộc vào "cái riêng", mà còn sinh ra "cái riêng". Cái chung là những ý niệm tồn tại vĩnh viễn bên cạnh những cái riêng chỉ có tính chất tạm thời, cái riêng do cái chung sinh ra. Ví dụ: Con người là một khái niệm chung và chỉ có khái niệm con người mới tồn tại mãi mãi, còn những con người cụ thể là khái niệm tạm thời vì những con người cụ thể (cá nhân) này có thể mất đi (chết đi) Phái duy danh Phái duy danh cho rằng, chỉ có cái riêng tồn tại thực sự, còn cái chung là những tên gọi trống rỗng, do con người đặt ra, không phản ánh cái gì trong hiện thực. Quan điểm này không thừa nhận nội dung khách quan của các khái niệm. Những khái niệm cụ thể đôi khi không có ý nghĩa gì trong cuộc sống của con người, chỉ là những từ trống rỗng, không cần thiết phải bận tâm tìm hiểu. Ranh giới giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm bị xóa nhòa và con người không cần phải quan tâm đến cuộc đấu tranh giữa các quan điểm triết học nữa. Ví dụ: Không thể nhận thấy, nắm bắt một "con người" chung chung mà "con người" chỉ có thể được nhận thấy, nắm bắt qua những con người thực thể cụ thể, thông qua các cá nhân cụ thể. Như vậy ranh giới giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm bị xóa nhòa và con người không cần phải quan tâm đến cuộc đấu tranh giữa các quan điểm triết học. Cả hai quan điểm của phái duy thực và phái duy danh đều sai lầm ở chỗ họ đã tách rời cái riêng khỏi cái chung, tuyệt đối hóa cái riêng, phủ nhận cái chung hoặc ngược lại. Họ không thấy được sự tồn tại khách quan và mối liên hệ khăng khít giữa chúng. Phép biện chứng duy vật của Triết học Marx­Lenin cho rằng cái riêng, cái chung và cái đơn nhất đều tồn tại khách quan, giữa chúng có mối liên hệ hữu cơ với nhau; phạm trù cái riêng được dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định, còn phạm trù cái chung được dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính chung không những có ở một kết cấu vật chất nhất định, mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác. Trong tác phẩm Bút ký Triết học, Lênin đã viết rằng: “Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng. Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái chung. Bất cứ cái riêng [nào cũng] là cái chung. Bất cứ cái chung nào cũng là [một bộ phận, một khía cạnh, hay một bản chất] của cái riêng. Bất cứ cái chung nào cũng chỉ bao quát một cách đại khái tất cả mọi vật riêng lẻ. Bất cứ cái riêng nào cũng không gia nhập đầy đủ vào cái chung” _Lê­nin_ Cụ thể là: Thứ nhất, cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình. Nghĩa là không có cái chung thuần túy tồn tại bên ngoài cái riêng. Chẳng hạn, không có sinh viên nói chung nào tồn tại bên cạnh sinh viên ngành kinh tế đầu tư, sinh viên ngành kinh tế phát triển… nào cũng phải đến trường học tập, nghiên cứu, thi cử theo nội quy nhà trường. Những đặc tính chung này lặp lại ở những sinh viên riêng lẻ và được phản ánh trong khái niệm “sinh viên”. Hay như quy luật bóc lột giá trị thặng dư của nhà tư bản là một cái chung, không thế thì không phải là nhà tư bản, nhưng quy luật đó được thể hiện ra ngoài dưới những biểu hiện của các nhà tư bản (cái riêng). Rõ ràng, cái chung tồn tại thực sự nhưng không tồn tại ngoài cái riêng mà phải thông qua cái riêng để biểu thị sự tồn tại của mình. Thứ hai, cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung. Nghĩa là không có cái riêng nào tồn tại tuyệt đối độc lập, không có liên hệ với cái chung. Ví dụ, mỗi con người là một cái riêng, nhưng mỗi người không thể tồn tại ngoài mối liên hệ với xã hội và tự nhiên. Không cá nhân nào không chịu sự tác động của các quy luật sinh học và các quy luật xã hội. Đó là những cái chung trong mỗi con người. Một ví dụ khác, nền kinh tế của mỗi quốc gia, dân tộc với tất cả những đặc điểm phong phú của nó là một cái riêng. Nhưng nền kinh tế nào cũng bị chi phối bởi quy luật cung cầu, quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đó là cái chung. Như vậy, sự vật hiện tượng nào cũng bao hàm cái chung. Thứ ba, cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung, cái chung là cái bộ phận nhưng sâu sắc hơn cái riêng. Cái riêng phong phú hơn cái chung, vì ngoài những đặc điểm chung, cái riêng còn có đơn nhất. Cái chung sâu sắc hơn cái riêng, vì cái chung phản ánh những thuộc tính, những mối liên hệ ổn định, tất nhiên, lặp lại nhiều cái riêng cùng loại. Do vậy, cái chung là cái gắn liền với cái bản chất, quy định phương hướng tồn tại và phát triển cảu cái riêng. Cái riêng là sự kết hợp giữa cái chung và cái đơn nhất. Cái chung chỉ giữ phần bản chất, hình thành nên chiều sâu của sự vật, còn cái riêng là cái toàn bộ vì nó là tập thể sống động, trong mỗi cái riêng luôn tồn tại đồng thời cả cái chung và cái đơn nhất. Nhờ thế, giữa những cái riêng luôn có sự tách biệt, vừa có thể tác động qua lại lẫn nhau, chuyển hóa lẫn nhau, sự “va chạm” giữa những cái riêng vừa làm cho những sự vật xích lại gần nhau bởi cái chung, vừa làm cho sự vật tách xa bởi cái đơn nhất. Cũng nhờ sự tương tác này giữa những cái riêng mà cái chung có thể được phát hiện… Ví dụ, người nông dân Việt Nam bên cạnh cái chung với nông dân của các nước trên thế giới là có tư hữu nhỏ, sản xuất nông nghiệp, sống ở nông thôn… Còn đặc điểm riêng là chịu ảnh hưởng của văn hóa làng xã, của các tập quán lâu đời của dân tộc, của điều kiện tự nhiên, của đất nước, nên rất cần cù lao động, có khả năng chịu đựng được những khó khăn trong cuộc sống. Thứ tư, cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật. Sở dĩ như vậy vì trong hiện thực cái mới không bao giờ xuất hiện đầy đủ ngay, mà lúc đầu xuất hiện dưới dạng cái đơn nhất. Về sau theo quy luật, cái mới hoàn thiện dần và thay thế cái cũ trở thành cái chung, cái phổ biến. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn