Xem mẫu

Mục lục Lời mở đầu Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, hội nhập với nền kinh tế của thế giới. Vì vậy, các mối quan hệ xã hội, kinh doanh trong thương trường quốc tế ngày càng được gia tăng và phát triển. Khi các quan hệ kinh doanh càng phát triển, những tranh chấp xảy ra là điều không tránh khỏi những lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp nào vừa đảm bảo có lợi cho thương nhân vừa duy trì được mối quan hệ làm ăn là việc mà các thương nhân cần cân nhắc. Pháp luật hiện hành công nhận các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh sau: thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án. Theo đó, khi xảy ra tranh chấp kinh doanh các bên có thể giải quyết tranh chấp thông qua việc trực tiếp thương lượng với nhau. Trong trường hợp không thương lượng được, việc giải quyết tranh chấp có thể được thực hiện với sự trợ giúp của bên thứ ba thông qua phương thức hòa giải, trọng tài hoặc tòa án. Việc giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh dựa trên nguyên tắc quan trọng là quyền tự định đoạt của các bên. Cơ quan nhà nước và trọng tài thương mại chỉ can thiệp theo yêu cầu của các bên tranh chấp. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh, thương mại ngày càng đa dạng và không ngừng phát triển trong tất cả mọi lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ, đầu tư… Vấn đề lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại phải được các bên cân nhắc, lựa chọn phù hợp dựa trên các yếu tố như mục tiêu đạt được, bản chất của tranh chấp, mối quan hệ làm ăn giữa các bên, thời gian và chi phí dành cho việc giải quyết tranh chấp. Chính vì vậy, khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp, các bên cần hiểu rõ bản chất và cân nhắc các ưu điểm, nhược điểm của một phương thức để có quyết định hợp lý. Đây chính là lý do em chọn đề tài “giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại”. Chương 1 Khái quát về giải quyết tranh chấp kinh tế 1. Khái quát về giải quyết tranh chấp kinh tế 1.1. Khái niệm: - Tranh chấp trong kinh doanh là một dạng tranh chấp kinh tế được hiểu là sự bất đồng chính kiến hay xung đột về quyền, nghĩa vụ giữa các nhà đầu tư, các doanh nghiệp với tư cách là chủ thể kinh doanh; là những phát sinh trong các khâu từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi Phát sinh trong cả quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội. - Đặc trưng: gắn liền với hoạt động kinh doanh và chủ thể tham gia chủ yếu là các nhà doanh nghiệp. - Bản chất: phản ánh những xung đột về lợi ích kinh tế giữa các bên. 1.2. Các yêu cầu trong giải quyết tranh chấp kinh tế Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh là cách thức, phương pháp cũng như các hoạt động để khắc phục và loại trừ các tranh chấp đã phát 2 sinh nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh doanh, bảo vệ trật tự, kỷ cương xã hội. Các yêu cầu trong giải quyết tranh chấp trong kinh doanh: - Nhanh chóng, thuận lợi, không hạn chế, cản trở hoạt động kinh doanh; - Khôi phục và duy trì các quan hệ hợp tác, tín nhiệm giữa các bên trong kinh doanh - Giữ bí mật kinh doanh và uy tín của các bên trên thương trường; - Chi phí ít tốn kém nhất - Phán quyết phải chính xác và có khả năng thi hành cao 1.3. Ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp trong kinh doanh - Giải tỏa các mâu thuẫn, bất đồng, xung đột lợi ích giữa các bên, tạo lập lại sự cân bằng về mặt lợi ích mà các bên có thể chấp nhận được. - Đảm bảo về mặt lợi ích giữa các chủ thể trong kinh doanh, giữa các công nhân trước pháp luật, góp phần thiết lập sự cân bằng, giữ gìn trật tự kỉ cương, pháp luật. - Giải quyết nhanh chóng, thuận tiện là điều kiện để tạo dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, đảm bảo quyền tự do của công dân. - Ngoài ra thông qua việc giải quyết tranh chấp còn đánh giá được việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn kinh doanh, chỉ ra những bất cập, tạo định hướng cho việc hòan thiện pháp luật về hoạt động kinh doanh, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kinh tế phát triển. 3 Chương 2 Các hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại Giải quyết tranh chấp được quy định trong Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 (còn hiệu lực đến ngày 30/6/2016, kể từ ngày 01/7/2016, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 sẽ có hiệu lực thi hành); và hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại được quy định hình thức giải quyết tranh chấp tại Điều 317 - Luật Thương mại năm 2005 với nội dung như sau: “1. Thương lượng giữa các bên. 2. Hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hòa giải. 3. Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án. Thủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Trọng tài, Toà án được tiến hành theo các thủ tục tố tụng của Trọng tài, Toà án do pháp luật quy định”. 1. Thương lượng 1.1. Khái niệm: Thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp không cần đến vai trò tác động của bên thứ ba. 4 1.2. Đặc điểm: - Các bên cùng nhau bàn bạc, thoả thuận để tự giải quyết các bất đồng mà không có sự can dự của bất cứ bên thứ 3 nào, các bên tự bàn bạc, thoả hiệp và đi đến chấm dứt xung đột. - Là hình thức mang tính tự phát không bị ràng buộc bởi các thủ tục pháp lý. 1.3. Ưu điểm - Tiết kiệm chi phí và thời gian, tiền bạc - Giữ bí mật được trong hoạt động kinh doanh - Giữ uy tín cho các bên - Đáp ứng cơ hội của các hoạt động kinh doanh - Không gây phiền hà và không bị ràng buộc bởi các thủ tục pháp lý 1.4. Nhược điểm - Kết quả của thương lượng còn phụ thuộc vào mức độ hiểu biết, thái độ, thiện chí, và hợp tác của các bên tranh chấp; - Kết thúc thương lượng không phải cuộc thương lượng nào cũng giải quyết được xung đột; - Kết quả của thương lượng không được đảm bảo bởi các cơ chế pháp lý bắt buộc mà phụ thuộc vào sự tự nguyện thi hành của các bên; - Có 1 số chủ thể với sự không hợp tác và thiện chí đã trì hoãn quá trình thương lượng để kéo dài thời gian vụ tranh chấp. 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn