Xem mẫu

TIỂU LUẬN MÔN HỌC PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG ÁN LỆ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TP. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2015 TIỂU LUẬN ÁN LỆ - LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN . LỜI NÓI ĐẦU Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong chương trình cải cách hiện nay. Việc quản lý nhà nước và xã hội bằng pháp luật chỉ là một yếu tố cần nhưng chưa đủ của một nhà nước pháp quyền. Trong một nhà nước pháp quyền, ngoài các tiêu chí khác, thì cần đòi hỏi phải áp dụng pháp luật một cách thống nhất. Việc áp dụng thống nhất pháp luật của tòa án thể hiện ở chỗ những vụ án giống nhau thì phải được xử một cách giống nhau. Có thể nói, trong chừng mực nào đó, pháp luật Việt Nam mang truyền thống pháp luật Châu Âu lục địa, hay còn gọi là hệ thống dân luật (Civil Law). Điều này có nghĩa là án lệ (precedent) không phải là nguồn luật được áp dụng ở Việt Nam và do đó, nó không mang tính ràng buộc đối với tòa án. Mặc dù vậy, khi nói đến sự thống nhất trong công tác xét xử là nói đến việc thống nhất trong giải quyết các vụ án có tình tiết tương tự nhau, hay nói cách khác là việc xét xử “bây giờ” phải giống với việc xét xử “trước đây”. Vì thế, nghiên cứu để phát triển án lệ là một trong những ưu tiên quan trọng của ngành tư pháp nước ta hiện nay. Vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật tổ chức Toà án nhân dân 2014, có hiệu lực từ tháng 6, 2015 với những điều khoản về vai trò của Toà án nhân dân tối cao trong việc chuẩn bị, công bố và phát triển án lệ. Đây là một tín hiệu đáng vui mừng cho ngành tư pháp Việt Nam, tạo ra một nguồn luật mới đa dạng và phong phú. Đề tài tiểu luận “Án lệ - Lí luận và thực tiễn” là một chủ đề “nóng hổi”, mang đậm tính thời sự. Là một tiểu luận môn học của sinh viên, nghiên cứu sẽ không tránh khỏi một số thiếu sót nhất định, nhóm hi vọng sẽ được sự góp ý chân thành của mọi người, đặc biệt là cô Thu Trang – giảng viên phụ trách môn. Trên hết, việc nghiên cứu đề tài này đã cho chúng em một lượng kiến thức vô cùng quan trọng và có giá trị cao trong điều kiện thực tiễn hiện nay. Thay mặt nhóm nghiên cứu Nguyễn Hữu Cường 2 TIỂU LUẬN ÁN LỆ - LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN MỤC LỤC Lời nói đầu...........................................................................................................................2 MỤC LỤC ...........................................................................................................................3 Phần I. Khái quát về án lệ.................................................................................................4 CHƯƠNG 1: Khái niệm và nguồn gốc ra đời của án lệ .............................................4 Phần II. Lí luận về án lệ....................................................................................................8 CHƯƠNG 2: Lí luận về sự hình thành án lệ...............................................................8 CHƯƠNG 3: Học thuyết về án lệ.............................................................................18 CHƯƠNG 4: Ý nghĩa và hạn chế của án lệ..............................................................21 Phần III. Án lệ với tình hình thực tiễn thế giới và Việt Nam ......................................23 CHƯƠNG 5: Án lệ trong các hệ thống pháp luật.....................................................23 CHƯƠNG 6: Sự phát triển của án lệ tại Việt Nam...................................................26 Phần IV. Mở rộng............................................................................................................29 CHƯƠNG 7: So sánh Thông luật và Dân luật..........................................................29 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................33 3 TIỂU LUẬN ÁN LỆ - LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Phần I. KHÁI QUÁT VỀ ÁN LỆ CHƯƠNG 1 KHÁI NIỆM VÀ NGUỒN GỐC RA ĐỜI CỦA ÁN LỆ 1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM ÁN LỆ Theo từ điển Black’s Law thì án lệ được hiểu như sau: “Án lệ là việc làm luật của tòa án khi công nhận và áp dụng các quy tắc mới trong quá trình xét xử; vụ việc đã được giải quyết làm cơ sở để đưa ra phán quyết cho những trường hợp có tình tiết hoặc vấn đề tương tự sau này ”1. Từ đó, có thể chỉ ra một số đặc điểm cơ bản của án lệ như sau: Thứ nhất, án lệ do tòa án tạo ra trong qua trình xét xử nên nguồn luật án lệ còn được gọi là luật được hình thành từ vụ việc ("case law”) hay luật do thẩm phán ban hành ("judge make law”)2. Trong khi đó, nguồn luật văn bản chủ yếu được tạo ra bằng con đường nghị viện ban hành. Thứ hai, án lệ được hình thành phải mang tính mới. Vụ việc đó phải liên quan tới các vấn đề chưa từng được đề cập thì khi này tòa án mới tạo ra án lệ khi giải quyết. Thứ ba, việc xây dựng và vận hành là dựa vào yếu tố tương tự. Các thẩm phán khi giải quyết một vụ việc cần phải xác định và đánh giá lý lẽ tương tự, từ đó để xác định áp dụng hoặc không áp dụng lý lẽ trong bản án trước để giải quyết vụ việc hiện tại. 2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH 2.1. Cuộc chinh phạt nước Anh của William I Năm 1066, dưới sự chỉ huy của công tước William (còn được gọi là William – kẻ chinh phục) quân Norman đã đánh bại quân Anglo-Saxon của vua Harold II, thống nhất 1 Black`s Law Dictionary, 1979, 5th edition, tr.1059. 2 Đỗ Thành Trung, 2013, Án lệ: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Trường Đại học Luật Tp.HCM, truy cập 29 tháng 11 năm 2015, 4 TIỂU LUẬN ÁN LỆ - LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN nước Anh. William lên ngôi vua, lấy tên gọi là William I, cai trị vương quốc cho đến khi mất (1066 – 1087)3. William I là người có tinh thần hoà giải nhân dân, ông tự xưng mình là người thừa kế hợp pháp của các vị vua Anglo-Saxon, đồng thời không áp đặt luật lệ của người Norman lên cư dân bản địa, không hủy bỏ các tập quán truyền thống của Anh. Nhà vua vẫn cho giữ nguyên pháp luật ở Anh và hệ thống tòa án ở các địa phương vì vậy mà ở Anh không có một bộ luật chung nhất. 2.2. Tòa án Hoàng gia được thiết lập Tại nước Anh lúc đó tồn tại nhiều vùng miền khác nhau, ở mỗi vùng lại có những tập quán riêng biệt, người Anh coi những tập quán này là luật. Ở mỗi địa phương đều có những tòa địa hạt (County court) được chủ trì bởi các giám mục và các hạt trưởng. Việc xét xử dựa theo tập quán của từng địa phương4. Ở Anh lúc bấy giờ không hề có luật để xét xử cho người Norman nên khi lên ngôi, nhà vua đã lập nên một tòa án đặt tại cung điện Buckingham (gọi là tòa Hoàng gia) chuyên dùng để giải quyết các vấn đề có liên quan đến những người Norman đã đến Anh cùng ông. Tới thế kỉ XII, tòa Hoàng gia đã thay mặt nhà vua giải quyết được nhiều vấn đề khác như thuế, đất đai, trừng phạt những tội phạm nguy hiểm, các vấn đề tranh chấp có thể ảnh hưởng tới sự thịnh vượng của vương triều… Từ đó nó dần được mở rộng cả về mặt thẩm quyền lẫn cơ cấu, quy mô tổ chức. Theo thời gian, tòa Hoàng gia ngày càng chiếm được nhiều ưu thế do tính hiện đại và chuyên nghiệp. Tòa Hoàng gia cứ thể mở rộng thẩm quyền cũng như uy tín đến mức các tòa địa phương không còn có thể cạnh tranh được nữa (mất tác dụng)5 và cuối cùng trở thành cơ quan xét xử duy nhất trên toàn nước Anh. 2.3. Tiền lệ pháp ra đời Nhằm củng cố uy tín cho tòa Hoàng gia cũng như có thể giải quyết thấu đáo hơn các vấn đề người dân khiếu nại, các thẩm phán của tòa Hoàng gia đã được phái đi thực tế tại các địa phương từ thời của William I. Những thẩm phán này trở thành các thẩm phán 3 Fromont, M. 2001, Các hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới, Trương Quang Dũng dịch, Nguyễn Văn Bình hiệu đính, Hà Nội: Nhà xuất bản Tư pháp. 4 Bogdan, M. 2002, Comparative law, Nhà xuất bản Kluwer, Norstedts Juridik, Tano. 5 Bell, G. 1996, The U.S. Legal Traditions in the Westerrn Legal Systems, New York: Foundation Press. 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn