Xem mẫu

Đề tài: Phân tích cơ chế hoạt động của dịch vụ Video Confference (dựa trên bộ giao thức RTP, RTCP) Mục lục Lời mở đầu………………………………...1 I. Tổng quan về Video Conference……………………….2 1.Khái niệm, lịch sử, lợi ích……………………………….3 1.1. Khái niệm……………………………. 1.2. Lịch Sử……………………….. 1.3. Lợi ích……………………………. 2.Các thành phần của Video Conference………………..4 2.1. Các thiết bị cơ bản…………………... 2.2. Hệ thống điều khiển chính của Hội nghị truyền hình…………………. 2.3. Hệ thống hình ảnh………………. 2.4. Hệ thống âm thanh………………….. 2.5. Hệ thống kết nối mạng và đường truyền…………………………… 2.6. Các thiết bị phụ trợ ……………………………. 3.Các kiểu video conference…………………………...5 3.1 Điểm­điểm (Site to site)................... 3.2 Đa điểm (Multisites)........................... 4. Hệ thống Video Conference………………………. II. Các giao thức hoạt động của video conference………………...6 Giao thức truyền thời gian thực RTP & RTCP……………….. 1. Giao thức RTP (Real­time transport protocol)................. 1.1. Vai trò của RTP…………………………... 1.2. Các ứng dụng sử dụng RTP…………………. 1.2.1. Hội nghị đàm thoại đơn giản………………… 1.2.2. Hội nghị điện thoại truyền hình…………. 1.2.3. Translator (bộ dịch) và Mixer (bộ trộn)..................... 2. RTCP(Real­time Transport Control Protocol)..................... 2.1. Đặc điểm của RTCP………………. 2.2. Các dịch vụ mà RTCP cung cấp…………………….. 2.3. Các loại gói điều khiển RTCP…………………. 2.4. Cấu trúc packet RTCP………………… 2.5.Khoảng thời gian giữa hai lần phát hợp gói RTCP……………… III. Cơ chế hoạt động của video conference………………….. IV. Ứng dụng video conference ở Việt Nam……………………. Kết luận……………… 2 – Nhóm VT2H ­ December 1, 2013 Đề tài: Phân tích cơ chế hoạt động của dịch vụ Video Confference (dựa trên bộ giao thức RTP, RTCP) Tài liệu tham khảo……………………... Lời mở đầu Hiện nay hội nghị thông thường gặp rất nhiều hạn chế, tốn nhiều chi phí và thời gian. So với sự phát triển của công nghệ nó đã dần lạc hậu để có thể phát triển tốt hiệu quả và tiết kiệm cho mỗi lần tổ chức hội nghị. Tính cấp bách về việc ứng dụng Video conference vào hội nghị và sử dụng là vấn đề quan tâm hang đầu cho mỗi doanh nghiệp, công ty, tổ chức. Thậm chí trong cuộc sống, con người không thể họp mặt với người thân để tham dự một buổi lễ trọng đại hay các bữa tiệc quan trọng như lễ cưới, tết,…vì lí do bất khả kháng nào đó thì Video conference có thể một phần khắc phục được điều này. Đây là dịch vụ đang rất được phát triển ở nước ngoài và ở VIệt Nam, các công ty hàng đầu thế giới đang bắt đầu cung cấp dịch vụ, thiết bị này, điển hình là Polycom, Tandberg, Lifesize… Vậy Video Conference là gì? Cơ chế hoạt động của nó ra sao?...Nội dung về Video Conference Sẽ được trình bày trong các phần dưới đây. 3 – Nhóm VT2H ­ December 1, 2013 Đề tài: Phân tích cơ chế hoạt động của dịch vụ Video Confference (dựa trên bộ giao thức RTP, RTCP) I. Tổng quan về Video Conference 1.Khái niệm, lịch sử, lợi ích 1.1. Khái niệm: Video Conference là một phương thức thông tin liên lac mới, được kết hợp bởi nhưng đăc tinh cua công nghệ viễn thông và công nghê thông tin nhằm đem đến cho người sử dụng nhiều tiện ích hơn một cuộc điện thoại bình thường. Về cơ bản Video Conference giống như liên lạc bằng điện thoại nhưng được bổ xung hàng loạt các tiện ích khác như: ● Những người đàm thoại có thể nhìn thấy nhau. ● Cùng chia sẻ dữ liệu trên máy tính như văn bản, bảng tính, cơ sơ dưliêu. ● Có thể kết nối bằng bất kỳ phương thức nào như: kênh thuê riêng (Leased­Line), ISDN hay IP (Internet Protocol). Hội nghị truyền hình (video conference) cho phép người dùng (user) ở các địa điểm khác nhau có thể tiến hành trao đổi thông tin về âm thanh và hình ảnh. Phương thức thông tin theo thời gian thực với cả 2 chiều đầy đủ. Các tín hiệu âm thanh và hình ảnh được truyền trực tiếp trên hiện trường trong thời điểm đang xảy ra và không bị một sự hạn chế nào trong việc truyền đạt theo 2 chiều. Có thể nói 2 đặc tính: hai chiều và thời gian thực cho thấy sự khác biệt của Hệ thống hội nghị truyền hình VCS (Video conferencing System) với Hệ thống truyền hình quảng bá TV (Television). 1.2. Lịch sử Từ những năm 60 của thế kỷ 20, hội nghị truyền hình đã được nghiên cứu và ứng dụng tại các nước tiên tiến. Đến những năm 1970 hội nghị truyền hình ứng dụng công nghệ số hóa. Đến những năm 1980, công nghệ nén hình ảnh có bước nhảy vọt, kênh truyền tín hiệu hình số ra đời không chiếm nhiều dải thông rộng như kênh truyền hình analog. Với tốc độ truyền thấp hơn 34Mbit/s, tín hiệu hình đã được nén, chất lượng của hình ảnh vẫn thỏa mãn nhu cầu của người dùng. Từ những năm 1990 đến nay công nghệ máy tính và mạng Internet phát triển rất nhanh và có ảnh hưởng tới hệ thống hội nghị truyền hình. ● Thế hệ đầu tiên của hệ thống thiết bị hội nghị truyền hình được thực hiện qua mạng kỹ thuật số đa dịch vụ ISDN dựa trên tiêu chuẩn H.230 của Tổ chức ITU; ● Thế hệ thứ hai của hệ thống thiết bị hội nghị truyền hình ứng dụng cho máy tính cá nhân và công nghệ thông tin, và vẫn dựa vào mạng ISDN và các thiết bị mã hoá/giải mã, nén/giải nén – CODEC; 4 – Nhóm VT2H ­ December 1, 2013 Đề tài: Phân tích cơ chế hoạt động của dịch vụ Video Confference (dựa trên bộ giao thức RTP, RTCP) ● Thế hệ thứ ba của hệ thống thiết bị hội nghị truyền hình ra đời trên cơ sở mạng cục bộ LAN phát triển rất nhanh và có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới. 1.3. Lợi ích Hội nghị truyền hình là một bước phát triển đột phá của công nghệ thông tin, nó cho phép những người tham dự tại nhiều địa điểm từ những quốc gia khác nhau có thể nhìn thấy và trao đổi trực tiếp với nhau qua màn hình tivi như đang họp trong cùng một hội trường. Công nghệ này đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong hội họp và hội thảo. Ngoài ra, Hội nghị truyền hình còn được ứng dụng rộng rãi trong giáo dục đào tạo, an ninh quốc phòng, y tế và chăm sóc sức khỏe. Lợi ích: ● Tiết kiệm thời gian di chuyển; ● Tiết kiệm kinh phí;. ● Thực hiện cuộc họp trực tuyến giữa nhiều địa điểm khác nhau; ● Nhanh chóng tổ chức cuộc họp; ● Lưu trữ toàn bộ nội dung cuộc họp; ● An toàn bảo mật; ● Chất lượng hội nghị ổn định. 2. Các thành phần video conference Hệ thống thiết bị hội nghị truyền hình là một hệ thống thiết bị điện tử (bao gồm cả phần cứng và phần mềm) sử dụng công nghệ kỹ thuật số, nén (coder/decoder) âm thanh và video trong thời gian thực. Giải pháp hội nghị truyền hình dựa trên công nghệ IP với sự hỗ trợ nhiều giao thức (H.320, H.323, SIP, SCCP) cho phép triển khai hệ thống Hội nghị truyền hình tiên tiến nhưng vẫn tận dụng được cơ sở hạ tầng có sẵn. 2.1. Các thiết bị cơ bản: Thiết bị cơ bản bao gồm: 1. Camera – Thu tín hiệu hình ảnh. 2. Micro – Thu tín hiệu âm thanh. 3. DECODE – Xử lý mã hóa nhận và truyền tín hiệu âm thanh và hình ảnh và truyền qua đường truyền. 4. Màn hình hiển thị – Hiển thị hình ảnh của các phòng họp từ xa. 5. Loa – Phát tín hiệu âm thanh của các phòng họp từ xa. 6. MCU – Thiết bị quản lý và xử lý đa điểm 7. Lưu Trữ – Ghi lại nội dung cuộc họp. 5 – Nhóm VT2H ­ December 1, 2013 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn